Bài giảng Chương 1: Kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền
lượt xem 22
download
Bài giảng Chương 1: Kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền trình bày các nội dung chính sau: Nội dung và đặc điểm của khoản mục tiền, kiểm soát nội bộ đối với tiền, các thủ tục kiểm toán khoản mục tiền.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Chương 1: Kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN CHƢƠNG 1 KIỂM TOÁN TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƢƠNG ĐƢƠNG TIỀN Bộ môn Kiểm toán 1
- KIỂM TOÁN VỐN BẰNG TIỀN • Nội dung và đặc điểm của khoản mục tiền • Kiểm soát nội bộ đối với tiền • Các thủ tục kiểm toán khoản mục tiền Bộ môn Kiểm toán 2
- KIỂM TOÁN VỐN BẰNG TIỀN Nội dung và đặc điểm của khoản mục tiền Tiền được trình bày ở phần tài sản (Phần A: Tài sản ngắn hạn, khoản I: Tiền và tương đương tiền, mục I: Tiền). Tiền được trình bày trên bảng cân đối kế toán theo số tổng hợp và các nội dung chi tiết được công bố trong Bảng thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm: Bộ môn Kiểm toán 3
- Tiền mặt Tiền mặt là số tiền được lưu trữ tại két của doanh nghiệp. Bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý. Số liệu được trình bày trên báo cáo tài chính của khoản mục này là số dư của tài khoản Tiền mặt vào thời điểm khóa sổ sau khi đã được đối chiếu với số thực tế và tiến hành các điều chỉnh cần thiết. Bộ môn Kiểm toán 4
- Tiền gửi ngân hàng Bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý được gửi tại ngân hàng. Số dư của tài khoản Tiền gửi ngân hàng trình bày trên Bảng cân đối kế toán phải được đối chiếu và điều chỉnh theo sổ phụ ngân hàng vào thời điểm khóa sổ. Bộ môn Kiểm toán 5
- Tiền đang chuyển Bao gồm các khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ mà doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, kho bạc Nhà nước,…hay tuy đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản Tiền gửi ngân hàng để trả cho các đơn vị khác, thế nhưng đến ngày khóa sổ thì doanh nghiệp vẫn chưa nhận được giấy báo hay bảng sao kê của ngân hàng, hoặc giấy báo của kho bạc. Bộ môn Kiểm toán 6
- 2. Đặc điểm Tiền là khoản mục được trình bày đầu tiên trên Bảng cân đối kế toán và là một khoản mục quan trọng trong Tài sản ngắn hạn. Do thường được sử dụng để phân tích khả năng thanh toán của một doanh nghiệp, nên đây là khoản có thể bị cố tình làm sai lệch. Tiền còn là khoản mục bị ảnh hưởng và có ảnh hưởng đến nhiều khoản mục quan trọng như thu nhập, chi phí, công nợ và hầu hết các tài sản khác của doanh nghiệp. Do số phát sinh của các tài khoản tiền thường lớn hơn số phát sinh của nhiều tài khoản khác, vì thế những sai phạm trong các nghiệp vụ liên quan đến tiền có nhiều khả năng xảy ra và khó bị phát hiện nếu không có một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu. Bộ môn Kiểm toán 7
- 2. Đặc điểm Tiền còn là tài sản rất “nhạy cảm” nên khả năng xảy ra gian lận biển thủ thường cao hơn các tài khoản khác. Do tất cả những lý do trên, rủi ro tiềm tàng của khoản mục này thường được đánh giá là cao. Vì vậy kiểm toán viên thường dành nhiều thời gian để kiểm tra tiền mặc dù khoản mục này thường chiếm một tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản. Bộ môn Kiểm toán 8
- 3. RỦI RO VÀ SAI SÓT THƢỜNG GẶP 3.1 Tiền mặt - Kiểm kê: Không kiểm kê quỹ thường xuyên, không lập biên bản kiểm kê/ hoặc không có thành phần độc lập tham gia kiểm kê; kiểm kê mang tính hình thức, thường xuyên có các chênh lệch kiểm kê, chênh lệch kiểm kê không được xử lý kịp thời… - Hạch toán khi thực tế chưa nhập xuất quỹ. - Có nghiệp vụ thu, chi tiền mặt dồn dập dập trước và sau ngày khóa sổ. - Đối với các khoản thu chi bằng ngoại tệ: Không theo dõi nguyên tệ, sử dụng tỷ giá không đúng, không đánh giá chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện đối với số dư cuối năm. Bộ môn Kiểm toán 9
- 3. RỦI RO VÀ SAI SÓT THƢỜNG GẶP 3.1 Tiền mặt - Phiếu thu, phiếu chi chưa lập đúng quy định (thiếu dấu, chữ ký của thủ trưởng đơn vị, kế toán trưởng, thủ quỹ,…); không có hoặc không phù hợp với chứng từ hợp lý hợp lệ kèm theo; chưa đánh số thứ tự, phiếu viết sai không không lưu lại đầy đủ; nội dung chi không đúng hoạt động kinh doanh. - Chi quá định mức tiền mặt theo quy chế tài chính của Công ty nhưng không có quyết định hoặc phê duyệt của thủ trưởng đơn vị. - Vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm: kế toán tiền mặt đồng thời là thủ quỹ, chứng từ kế toán xếp chung với chứng từ quỹ, sổ quỹ và sổ kế toán không tách biệt… Bộ môn Kiểm toán 10
- 3. RỦI RO VÀ SAI SÓT THƢỜNG GẶP 3.1 Tiền mặt - Phiếu chi trả nợ người bán hàng mà người nhận là cán bộ công nhân viên trong Công ty nhưng không có phiếu thu hoặc giấy nhận tiền của người bán hàng kèm theo để chứng minh số tiền này đã được trả tới người bán hàng. - Có hiện tượng chi khống hoặc hạch toán thiếu nghiệp vụ thu chi phát sinh. - Cùng một hóa đơn nhưng thanh toán hai lần, thanh toán tiền lớn hơn số ghi trên hợp đồng, hóa đơn. - Hạch toán thu chi ngoại tệ theo các phương pháp không nhất quán. -… Bộ môn Kiểm toán 11
- 3. RỦI RO CỦA KHOẢN MỤC TIỀN 3.2 Tiền gửi ngân hàng - Không đối chiếu thường xuyên giữa sổ kế toán và Sổ phụ ngân hàng. - Không lập phiếu hạch toán đối với các khoản thu, chí TGNH, không đính kèm các chứng từ liên quan với phiếu hạch toán. - Hạch toán không đầy đủ, không kịp thời các khoản thu, chi TGNH. - Có nhiều tài khoản tiền gửi ở nhiều ngân hàng khác nhau, nhiều tài khoản không được sử dụng nhưng không tất toán trong năm. Bộ môn Kiểm toán 12
- 3. RỦI RO CỦA KHOẢN MỤC TIỀN 3.2 Tiền gửi ngân hàng - Mở nhiều tài khoản ở nhiều ngân hàng nên khó kiểm tra, kiểm soát số dư. - Có hiện tượng tài khoản ngân hàng bị phong tỏa. - Người kí sec không phải là những thành viên được ủy quyền. - Phát sinh quá nhiều nghiệp vụ chuyển tiền tại ngày khóa sổ để lợi dụng sự chậm trễ gửi giấy báo của ngân hàng. Bộ môn Kiểm toán 13
- 3. RỦI RO VÀ SAI SÓT THƢỜNG GẶP 3.2 Tiền gửi ngân hàng - Chuyển tiền sai đối tượng hay người nhận không có quan hệ kinh tế đối với đơn vị. - Không theo dõi nguyên tệ đối với các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ. - Chưa đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm hoặc áp dụng sai tỷ giá đánh giá lại. - Chưa hạch toán đầy đủ lãi tiền gửi ngân hàng hoặc hạch toán lãi tiền gửi NH không khớp với sổ phụ NH. -… Bộ môn Kiểm toán 14
- 3. MỤC TIÊU KIỂM TOÁN Đảm bảo các khoản tiền và tương đương tiền là có thực; thuộc quyền sở hữu của DN; được ghi nhận và đánh giá đầy đủ, chính xác, đúng niên độ; và trình bày trên BCTC phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. Bộ môn Kiểm toán 15
- Kiểm soát nội bộ đối với tiền 1. Yêu cầu của kiểm soát nội bộ Muốn kiểm soát nội bộ hữu hiệu đối với tiền cần phải đáp ứng những yêu cầu sau: Kiểm soát các chu trình nghiệp vụ có ảnh hưởng đến thu chi tiền (bán hàng, mua hàng…). Kiểm tra độc lập: kiểm kê quỹ, đối chiếu sổ phụ. Thu đủ, chi đúng, duy trì số dư tồn quỹ hợp lý Bộ môn Kiểm toán 16
- 2. Các nguyên tắc kiểm soát nội bộ Nhân viên phải có đủ khả năng và liêm chính. Áp dụng nguyên tắc phân chia trách nhiệm. Tập trung đầu mối thu. Ghi chép kịp thời và đầy đủ số thu. Nộp ngay số tiền thu được trong ngày vào quỹ hay ngân hàng. Có biện pháp khuyến khích các người nộp tiền yều cầu cung cấp biên lai hoặc phiếu thu tiền. Thực hiện tối đa những khoản chi qua ngân hàng, hạn chế chi tiền mặt. Cuối mỗi tháng thực hiện đối chiếu giữa số liệu trên sổ sách và thực tế. Bộ môn Kiểm toán 17
- 3. Kiểm soát nội bộ đối với thu tiền a) Thu tiền trực tiếp: - Cần tách chức năng bán hàng và thu tiền; - Đánh số thứ tự liên tục trước trên phiếu thu tiền, hóa đơn; - Sử dụng máy tính tiền, giao phiếu tính tiền cho khách hàng; - Đối chiếu tổng tiền thu của hàng bán theo sổ sách với tiền nhân viên nộp vào trong ngày; - Lập báo cáo bán hàng hàng ngày. Bộ môn Kiểm toán 18
- 3. Kiểm soát nội bộ đối với thu tiền b) Thu nợ của khách hàng: - Khách hàng đến nộp tiền: phiếu thu, biên lai; - Đến công ty khách hàng thu tiền: giấy giới thiệu, đối chiếu công nợ; - Thu qua bưu điện: phân công nhiệm vụ cho nhân viên: lập hóa đơn – theo dõi công nợ - đối chiếu sổ tổng hợp với chi tiết – liệt kê Cheque nhận được – nộp Cheque vào ngân hàng – thu tiền; Bộ môn Kiểm toán 19
- 4. Kiểm soát nội bộ đối với chi tiền Một số thủ tục kiểm soát nội bộ thường được sử dụng đối với chi quỹ như sau: Sử dụng các hình thức thanh toán qua ngân hàng, hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Vận dụng đúng nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn. Xây dựng các thủ tục xét duyệt các khoản chi. Đối chiếu hàng tháng với sổ phụ của ngân hàng. Bộ môn Kiểm toán 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - TS. Lê Văn Luyện
179 p | 2419 | 1374
-
Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Chương 1: Những vấn đề cơ bản của kiểm toán
21 p | 391 | 44
-
Bài giảng Chương 1: Tổng quan về kiểm toán
22 p | 266 | 28
-
Bài giảng Lý thuyết kiểm toán: Chương 1 Tổng quan về kiểm toán
66 p | 184 | 24
-
Bài giảng Chương 1: Các đặc trưng cơ bản của kiểm toán tài chính
31 p | 282 | 14
-
Bài giảng Lý thuyết kiểm toán: Phần 1 - CĐ Kinh tế Kỹ thuật Vĩnh Phúc
42 p | 169 | 13
-
Bài giảng Lý thuyết kiểm toán: Chương 1 - TS. Lê Văn Luyện
66 p | 155 | 10
-
Bài giảng Tổng quan kiểm toán (TS Trần Phước) - Chương 1
35 p | 162 | 10
-
Bài giảng Tổng quan kiểm toán (TS Trần Phước) - Chương 4.1 Lập kế hoạch kiểm toán
17 p | 139 | 9
-
Bài giảng Lý thuyết kiểm toán (Đinh Thế Hùng) - Chương 1: Tổng quan về kiểm toán
36 p | 101 | 6
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính 2 - Chương 1: Kiểm toán doanh thu và thu nhập
16 p | 13 | 6
-
Bài giảng Lý thuyết kiểm toán: Chương 1
13 p | 99 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính 1: Chương 2 - Kiểm toán nợ phải thu
38 p | 10 | 5
-
Bài giảng học phần Kiểm toán ngân hàng: Chương 1 - Đại học Ngân hàng TP.HCM
43 p | 31 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán báo cáo tài chính 1: Chương 1 - Kiểm toán tiền và các khoản tương đương tiền
38 p | 26 | 4
-
Bài giảng Tổng luận kiểm toán - Chương 1: Tổng quan về kiểm toán và lý thuyết kiểm toán
21 p | 33 | 3
-
Bài giảng Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam - Chương 1: Tổng quan về Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
40 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn