Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 5 - TS. Nguyễn Việt Hồng Anh
lượt xem 1
download
Bài giảng Đầu tư tài chính - Chương 5: Phân tích công ty và định giá cổ phiếu, được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên hiểu và nắm rõ các nội dung phân tích kinh tế vĩ mô, phân tích ngành và phân tích công ty; hiểu và vận dụng các phương pháp định giá cổ phiếu; vận dụng viết báo cáo phân tích kinh tế vĩ mô, phân tích ngành, phân tích công ty và định giá cổ phiếu;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 5 - TS. Nguyễn Việt Hồng Anh
- 14/10/2021 CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH CÔNG TY VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU TS. Nguyễn Việt Hồng Anh LET’S GO! Mục tiêu chương Hiểu và nắm rõ các nội dung phân tích kinh tế vĩ mô, phân tích ngành và phân tích công ty; Hiểu và vận dụng các phương pháp định giá cổ phiếu; Vận dụng viết báo cáo phân tích kinh tế vĩ mô, phân tích ngành, phân tích công ty và định giá cổ phiếu. 1
- 14/10/2021 Nội dung 5.1 5.3 Phân tích kinh tế Phân tích công ty vĩ mô 5.2 5.4 Phân tích ngành Định giá cổ phiếu KHỞI ĐỘNG 2
- 14/10/2021 GIỚI THIỆU Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau, gọi là cổ phần (share) Công ty cổ phần Cổ đông Người mua (Corporation) (Shareholder) cổ phần Giấy chứng Cổ phiếu nhận sở hữu cổ (Stock) phần Các vấn đề cơ bản của Cổ đông là người sở hữu ít nhất cổ phiếu một cổ phần đã phát hành của công ty cổ phần. Cổ phiếu là giấy chứng nhận Cổ phần là phần vốn nhỏ nhất quyền sở hữu cổ phần đối với của công ty cổ phần. Vốn điều lệ công ty cổ phần, chứng nhận về của công ty cổ phần được chia việc đóng góp vào CTCP, đem lại thành những phần bằng nhau cho người chủ của nó quyền được gọi là cổ phần. chiếm hữu một phần lợi nhuận Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng dưới hình thức lợi tức cổ phần và được trả cho mỗi cổ phần bằng được quyền tham gia quản lý tiền mặt hoặc bằng tài sản khác công ty. Cổ phiếu không có kỳ từ nguồn lợi nhuận còn lại của hạn, không được hoàn lại vốn, công ty sau khi thực hiện nghĩa được quyền hưởng cổ tức. vụ tài chính. 3
- 14/10/2021 ● Các đặc điểm của cổ phiếu: ○ Quyền bầu cử, ứng cử ○ Ủy quyền biểu quyết ○ Các quyền cơ bản khác Sở hữu một phần giá trị công ty tương ứng với giá trị cổ phiếu nhà đầu tư đang nắm giữ. Hưởng cổ tức tương ứng phần cổ phiếu nắm giữ Quyền ưu tiên mua cổ phiếu theo tỷ lệ nắm giữ trong trường hợp công ty phát hành tăng vốn. Thị trường cổ phiếu Thị trường sơ cấp – Nhằm huy động vốn dài hạn cho các tổ chức phát hành – Thị trường phát hành và giao dịch các loại chứng khoán mới phát hành. – Khi công ty quyết định phát hành tăng vốn, sẽ lựa chọn phát hành giữa vốn cổ phần hoặc nợ (trái phiếu). – Nhà đầu tư tham gia đấu giá mua cổ phiếu công ty đầu tiên sẽ tạo nên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp – Nhằm tạo khả năng thanh khoản cho nhà đầu tư – Thị trường giao dịch các loại chứng khoán đã phát hành – Sau khi cổ phiếu được phát hành và niêm yết, nó sẽ được giao dịch tại thị trường thứ cấp. Hầu như khi chúng ta muốn tham gia thị trường chứng khoán là chúng ta quan tâm đến thị trường này 4
- 14/10/2021 Phân loại cổ phiếu Căn cứ theo khả năng thu nhập: Cổ phiếu hàng đầu (Blue chips) Căn cứ theo quyền lợi cổ đông: Cổ phiếu tăng trưởng (Growth Cổ phiếu thường (Common stock) stock) Cố phiếu thu nhập (Income stock) Cổ phiếu ưu đãi (Preferred Cổ phiếu chu kỳ (Cyclical stock) stock) Cổ phiếu theo mùa (Seasonal stock) Cổ phiếu quỹ (Treasury stock): Cổ phiếu phòng vệ (Defensive Là cổ phiếu do công ty đại stock) chúng đã phát hành và được Cổ phiếu giá trị (Concept stock) chính công ty mua lại bằng Cổ phiếu hạng xu (Penny stock) nguồn vốn của mình. Cổ phiếu thường (CP phổ thông) Cổ phiếu ưu đãi Được hưởng cổ tức không cố Được hưởng cổ tức cố định bất kể định, có thể cao hay thấp tùy kết quả kinh doanh cao hay thấp theo kết quả kinh doanh Được hưởng cổ tức trước cổ phiếu Được hưởng cổ tức sau cổ phiếu phổ thông ưu đãi Được chia tài sản trước khi chia Được chia tài sản sau cùng trong cho cổ đông phổ thông trong trường hợp công ty bị thanh lý trường hợp công ty bị thanh lý Giá cả thường dao động mạnh Giá cả thường ít dao động hơn cổ hơn cổ phiếu ưu đãi phiếu phổ thông Lợi nhuận và rủi ro cao hơn cổ Lợi nhuận và rủi ro thấp hơn cổ phiếu ưu đãi phiếu phổ thông 5
- 14/10/2021 Giá trị của cổ phiếu Mệnh giá (par value): Là giá trị ghi trên giấy chứng nhận cổ phiếu. Mệnh giá của mỗi cổ phiếu chỉ có giá trị danh nghĩa. Ví dụ: Năm 2011, công ty cổ phần ABC đăng ký thành lập với vốn điều lệ là 50 tỷ đồng, số cổ phần đăng ký phát hành là 5 triệu cổ phần. Mệnh giá cổ phiếu của công ty ABC = 50 tỷ đồng/5.000.000 = 10.000 đồng/cổ phiếu Giá trị sổ sách (booked value): Là giá cổ phiếu ghi trên sổ sách kế toán phản ánh tình trạng vốn cổ phần của công ty ở một thời điểm nhất định. Giá trị của cổ phiếu Giá trị nội tại (Intrinsic value): Là giá trị thực của cổ phiếu ở thời điểm hiện tại. Đây là căn cứ quan trọng để nhà đầu tư quyết định đầu tư vào cổ phiếu, so sánh với giá thị trường và lựa chọn phương án đầu tư. Giá trị thị trường (Market value): Là giá cổ phiếu được xác định thông qua giao dịch mua bán trên thị trường tại thời điểm nhất định. Tùy theo quan hệ cung cầu mà giá cổ phiếu có thể thấp, cao hoặc bằng với giá trị thực của cổ phiếu tại thời điểm mua bán. Trong điều kiện thị trường hiệu quả thì giá cả thị trường của cổ phiếu sẽ phản ánh gần đúng giá trị nội tại của cổ phiếu. 6
- 14/10/2021 Phân tích cổ phiếu Phương pháp Bottom – up: Phương pháp này cho rằng có thể tìm ra các cổ phiếu định giá thấp so với thị trường và những cổ phiếu này sẽ cho tỷ suất sinh lợi cao mà không xét đến yếu tố thị trường và ngành. Phương pháp Top – down (Lý thuyết định giá 3 bước): Phương pháp này cho phép nhà đầu tư phân tích thị trường từ 1 bức tranh tổng thể (nền kinh tế) đến từng cổ phiếu riêng lẻ. Các yếu tố nội tại Các yếu tố Yếu tố ngành công ty vĩ mô Đầu tư? Không Có 7
- 14/10/2021 Các bước đưa ra quyết định đầu tư theo phương pháp Top - down Phân tích nền kinh tế và thị trường chứng khoán (phân tích vĩ mô): Quyết định đầu tư trái phiếu, cổ phiếu hay tiền vào thị trường trong nước hay nước ngoài. Phân tích ngành: Dựa vào nền kinh tế và sự phân tích thị trường chứng khoán xác định xem ngành tăng trưởng, ngành kém tăng trưởng ở quốc gia và phạm vi toàn cầu. Phân tích công ty và phân tích cổ phiếu: Dựa vào sự phân tích ngành, xác định công ty nào trong những ngành tăng trưởng mạnh và cổ phiếu nào đang bị định giá thấp. 5.1 Phân tích kinh tế vĩ mô 8
- 14/10/2021 Mục đích và ý nghĩa của phân tích kinh tế vĩ mô Mục đích: Phân tích các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế có ảnh hưởng đến thị trường tài chính và cổ phiếu cần quan tâm. Ý nghĩa: Nhận diện được rủi ro hệ thống; Nhận diện được xu hướng biến động của giá cổ phiếu. 5.1. Phân tích kinh tế vĩ mô 5.1.1 5.1.2 Phân tích nền Phân tích kinh kinh tế toàn cầu tế vĩ mô nội địa 9
- 14/10/2021 5.1.1. Phân tích nền Rủi ro chính trị: môi trường kinh tế toàn cầu toàn cầu mang theo rủi ro chính trị có quy mô lớn hơn Nền kinh tế ở đa số các so với trong nước. Ví dụ: thị nước được gắn kết với trường cổ phiếu của Hong nhau trong một nền kinh Kong cực kỳ nhạy cảm trước tế vĩ mô toàn cầu; sự chuyển giao quyền lực về Trung Quốc năm 1997. Rủi ro kinh tế vĩ mô: Các Tùy mức độ hội nhập giữa các công ty phải đối mặt với nước, môi trường kinh tế triển vọng xuất khẩu, sự chính trị quốc tế tác động cạnh tranh giá từ những nhiều hay ít đến nền kinh tế đối thủ cạnh tranh nước của một quốc gia. ngoài; 5.1.2. Phân tích Môi trường kinh tế kinh tế vĩ mô nội địa vĩ mô trong nước Phân tích các chỉ báo kinh tế, yếu Môi trường chính trị tố vĩ mô có ảnh hưởng đến thị - xã hội trong nước trường chứng khoán: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Thị trường chứng khoán rất Tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, lãi nhạy cảm với môi trường chính trị xã hội trong nước. suất, thâm hụt ngân sách, tỷ giá Những biến động chính trị xã hối đoái,… Các cú sốc cung-cầu hội có thể tác động tích Chính sách của Chính phủ cực/tiêu cực đến thị trường chứng khoán. (chính sách tài chính, tiền tệ,…) 10
- 14/10/2021 5.2 Phân tích ngành Mục đích và ý nghĩa của phân tích ngành Mục đích: Phân tích xu hướng thay đổi của ngành, các chỉ số trung bình ngành của công ty cần quan tâm đang hoạt động. Ý nghĩa: Nhận diện xu hướng hoạt động; Nhận diện vị trí của công ty trong ngành; Nhận diện rủi ro của ngành. 11
- 14/10/2021 5.2. Phân tích ngành 5.2.1 Sự cần thiết phải phân tích ngành 5.2.2 Nội dung phân tích ngành 5.2.1. Sự cần thiết phải phân tích ngành Xác định những ngành có triển vọng trong dài hạn, hoặc trong môi trường vĩ mô đã được dự báo trước. Có rất nhiều ngành khác nhau trong nền kinh tế: ngân hàng, tài chính, bất động sản, công nghệ thông tinh, du lịch, dịch vụ, cơ khí,… Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế và các nhân tố phi kinh tế đến hoạt động của các công ty trong những ngành cụ thể. 12
- 14/10/2021 5.2.2. Nội dung phân tích ngành Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của ngành; Chu kỳ sống của ngành; Xác định mức lợi nhuận của từng ngành vì rủi ro của mỗi ngành là khác nhau; Yếu tố cạnh tranh trong từng ngành; Yếu tố chính sách có khuyến khích hay không như chính sách thuế, xuất nhập khẩu,… Phân tích rủi ro của từng ngành trong quá khứ để dự đoán rủi ro của ngành đó trong tương lai. 5.2.2. Nội dung phân tích ngành Các nhân tố định tính phân tích ngành Tìm hiểu về ngành, lĩnh vực hoạt động để có cái nhìn sâu hơn về sức khoẻ tài chính của công ty: ● Đặc điểm ngành: Ngành mới nổi hay đã trưởng thành? Nhu cầu tương lai trong ngành sẽ là gì? Mức độ phụ thuộc vào ngành? ● Tăng trưởng ngành: Dung lượng thị trường của ngành? Có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh trong ngành đó? Thị phần gia tăng như thế nào? ● Mức độ cạnh tranh: Có bao nhiêu công ty trong ngành cùng cạnh tranh? Sự khác biệt của công ty như thế nào? 13
- 14/10/2021 5.2.2. Nội dung phân tích ngành Thông tin đánh giá thu thập từ đâu? ● Internet (các trang web tài chính chính thống) ○ Đọc tiêu đề và lọc các thông tin liên quan đến cổ phiếu ○ Tham khảo: Reuters, MarketWatch, Yahoo Finance, Investors.com, Google Finance, Forbes, MSN Money ● Tham khảo các báo cáo thường niên được đăng trên các trang web của công ty niêm yết hoặc các tổ chức tài chính ● Các tạp chí, sách báo, tin tức về công ty … Lợi thế cạnh tranh cao hay thấp? KHẢ NĂNG CẠNH TRANH Cạnh tranh Các đối thủ mới Các sản phẩm giữa các công gia nhập ngành thay thế ty trong ngành LỢI NHUẬN CỦA NGÀNH SỨC MẠNH ĐÀM PHÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG Sức mạnh của Sức mạnh của người mua nhà cung cấp 14
- 14/10/2021 Cạnh tranh giữa các công ty trong ngành Mức độ cạnh tranh càng cao: Giá sẽ bằng chi phí sản xuất biên; Những yếu tố khác giá sẽ trở nên quan trọng; Những nhân tố quyết định mức độ cạnh tranh giữa các công ty trong ngành: Tốc độ tăng trưởng ngành; Số lượng và độ lớn của các công ty trong ngành. Mức độ khác biệt sản phẩm/ dịch vụ và chi phí chuyển đổi Qui mô tỷ lệ chi phí cố định và chi phí biến đổi Những rào cản và công suất của thị trường Các đối thủ mới gia nhập ngành Một công ty mới dễ dàng gia nhập ngành sẽ tác động đến lợi nhuận của các công ty khác trong ngành. Những nhân tố tác động đến việc gia nhập ngành: Qui mô kinh tế Lợi thế người dẫn đầu Mối quan hệ với nhà cung cấp và khách hàng Những rào cản pháp lý 15
- 14/10/2021 Các sản phẩm thay thế Mức độ các sản phẩm hay dịch vụ thay thế ảnh hưởng đến sức mạnh đàm phán với các nhà cung cấp, khách hàng và lợi nhuận. Mức độ thay thế dựa vào tương quan giá, chức năng (hiệu suất) của các sản phẩm/ dịch vụ cạnh tranh, và mong muốn sử dụng sản phẩm thay thế của khách hàng. Sức mạnh của người mua Sức mạnh của người mua có thể làm giảm giá sản phẩm/ dịch vụ: Những nhân tố ảnh hưởng sức mạnh của người mua: Mức độ nhạy cảm giá của người mua đối với sản phẩm/ dịch vụ Sức mạnh đàm phán của người mua Sức mạnh của nhà cung cấp Nhà cung cấp có sức mạnh khi có ít các sản phẩm thay thế hoặc ít các nhà cung cấp đối với nhu cầu của khách hàng về một sản phẩm/ dịch vụ. 16
- 14/10/2021 Các bước phân tích ngành 1. Tiến hành phân tích hiện trạng của ngành và tiềm năng của ngành. 2. Đánh giá tiềm năng lợi nhuận của ngành mà doanh nghiệp tham gia, sự bền vững của mô hình kinh tế doanh nghiệp => Dự đoán doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai Các bước phân tích ngành Lựa chọn các tiêu chí bình quân ngành, số doanh nghiệp trong ngành để so sánh: Nếu công ty nào sản xuất, kinh doanh đa ngành, thì xu hướng lựa chọn ngành nghề có mức doanh thu cao nhất. So sánh các doanh nghiệp có quy mô tương xứng về tổng tài sản, giá trị doanh nghiệp trên thị trường, số lượng nhân công, hệ thống chi nhánh, kênh phân phối... Đối với các công ty trong nước, tuỳ theo tính sẵn có của ngành nghề, số lượng so sánh có thể dao động từ 2- 4. Đối với các công ty nước ngoài cùng khu vực, số lượng có thể là 8-10. 17
- 14/10/2021 Ví dụ: Thông tin về ngành sữa Việt Nam 1. Ngành sữa tăng 19,1% trong năm 2020 về giá trị vốn hóa. 2. Từ mức đáy 24/3/2020, ngành sữa tăng Sản phẩm mạnh 60% bơ sữa nhưng vẫn thấp hơn so với mức phục hồi của toàn thị trường là +67,5% FMCG (Fast Moving Consumer Goods): ngành hàng tiêu dùng nhanh. 18
- 14/10/2021 19
- 14/10/2021 5.3 Phân tích công ty Các nhân tố định tính Mô hình kinh doanh là gì? ● Câu hỏi: Công ty hoạt động như thế nào và làm thế nào để tạo ra dòng tiền trong tương lai? ○ Giúp chúng ta hiểu rõ hơn về công ty và các định hướng chiến lược phát triển trong tương lai ○ Ví dụ: Apple, dẫn đầu về công ty đổi mới nhất, sản phẩm: iMac, iPod, iPhone, iPad ... ● Lưu ý: Warren Buffett không đầu tư vào cổ phiếu kỹ thuật bởi có quá nhiều vấn đề ông ta không nắm rõ 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Phần 2 - PGS.TS. Hà Quang Đào, ThS. Lữ Nhật Thư
30 p | 382 | 84
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Phần 1 - PGS.TS. Hà Quang Đào, ThS. Lữ Nhật Thư
24 p | 244 | 70
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 1 - TS. Phạm Hữu Hồng Thái
22 p | 150 | 34
-
Bài giảng Đầu tư tài chính - ĐH Phạm Văn Đồng
81 p | 80 | 19
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 5
12 p | 119 | 14
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 4
15 p | 95 | 10
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 1 - Trần Tuấn Vinh
7 p | 45 | 9
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 0 - ThS. Nguyễn Thị Hải Bình
8 p | 16 | 7
-
Bài giảng Đầu tư tài chính - Chương 1: Tổng quan về đầu tư tài chính
25 p | 14 | 7
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 3
7 p | 119 | 7
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 1 - ThS. Nguyễn Thị Hải Bình
23 p | 19 | 6
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 2
7 p | 108 | 6
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 1 - ThS. Nguyễn Thị Kim Anh
21 p | 54 | 6
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 3 - ThS. Nguyễn Thị Kim Anh
24 p | 40 | 5
-
Bài giảng Đầu tư tài chính - Chương 4: Phân tích đầu tư cổ phiếu
26 p | 9 | 5
-
Bài giảng Đầu tư tài chính - Chương 3: Phân tích đầu tư trái phiếu
37 p | 9 | 4
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 4 - ThS. Nguyễn Thị Kim Anh
16 p | 61 | 4
-
Bài giảng Đầu tư tài chính: Chương 1 - TS. Trần Thị Kim Oanh
83 p | 13 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn