Bài giảng Động vật có xương sống
lượt xem 14
download
Bài giảng Động vật có xương sống gồm 2 phần lý thuyết và thực hành về các nội dung: Ngành nửa dây sống, ngành dây sống, lớp cá miệng tròn, lớp cá sụn, lớp cá xương, lớp lưỡng cư,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Động vật có xương sống
- MỤC LỤC PHẦN I: LÝ THUYẾT Chương 1. Ngành Nửa dây sống (Hemichordata)................................................................3 1.1 Đặc điểm chung...................................................................................................................3 1.2 Đại diện ngành Nửa dây sốngSun dải (Balanoglossus)....................................................3 1.3 Phân loại ngành Nửa sống (Hemichordata).........................................................................3 1.4 Sự thích nghi của ngành Nửa dây sống (Hemichordata).....................................................3 1.5 Mối quan hệ giữa ngành Nửa dây sống, Da gai, Dây sống...............................................4 Chương 2. Ngành Dây sống (Chordata)................................................................................5 2.1 Ngành Dây sống (Chordata).................................................................................................5 2.2 Phân ngành Có bao (Tunicata)..............................................................................................6 2.3 Phân ngành Sống đầu (Cephalochordata)............................................................................7 2.4 Phân ngành Động vật có xương sống(Vertebrata)..............................................................8 Chương 3. Lớp cá Miệng tròn (Cyclostomata)..................................................................10 3.1 Đặc điểm chung.................................................................................................................10 3.2 Đại diện lớp cá Miệng tròn Cá Bám đá (Lampetra).......................................................10 3.3 Sự đa dạng của lớp cá Miệng tròn....................................................................................12 3.4 Nguồn gốc và hướng tiến hóa của lớp cá Miệng tròn.....................................................12 Chương 4. Lớp Cá sụn (Chondrichthyes)...........................................................................13 4.1 Đặc điểm chung.................................................................................................................13 4.2 Cấu tạo, chức năng và thích nghi sinh thái........................................................................13 4.3 Sự đa dạng của lớp Cá sụn................................................................................................16 4.4 Nguồn gốc và hướng tiến hóa của lớp Cá sụn.................................................................17 Chương 5. Lớp Cá xương (Osteichthyes)...........................................................................18 5.1 Đặc điểm chung.................................................................................................................18 5.2 Cấu tạo, chức năng và thích nghi sinh thái........................................................................18 5.3 Sự đa dạng của lớp Cá xương...........................................................................................21 5.4 Nguồn gốc và các mối quan hệ giữa các nhóm cá............................................................22 5.5 Một số đặc điểm sinh học và sinh thái cá.........................................................................22 5.6 Tầm quan trọng của các lớp cá..........................................................................................23 Chương 6. Lớp Lưỡng cư (Amphibia)...............................................................................24 6.1 Đặc điểm chung.................................................................................................................24 6.2 Cấu tạo, chức năng và thích nghi sinh thái........................................................................24 6.3 Sự đa dạng của lớp Lưỡng cư..........................................................................................27 6.4 Nguồn gốc và hướng tiến hóa của lớp Lưỡng cư............................................................28 6.5 Một số đặc điểm sinh thái học của Lưỡng cư................................................................28 6.6 Tầm quan trọng của lớp Lưỡng cư...................................................................................29 Chương 7. Lớp Bò sát (Reptilia)..........................................................................................30 7.1 Đặc điểm chung.................................................................................................................30 1
- 7.2 Cấu tạo, chức năng và thích nghi sinh thái........................................................................30 7.3 Sự đa dạng của lớp Bò sát.................................................................................................31 7.4 Nguồn gốc và hướng tiến hóa của lớp Bò sát..................................................................33 7.5 Một số đặc điểm sinh thái học của Bò sát.......................................................................34 7.6 Tầm quan trọng của lớp Bò sát.........................................................................................35 Chương 8. Lớp Chim (Aves).................................................................................................36 8.1 Đặc điểm chung.................................................................................................................36 8.2 Cấu tạo, chức năng và thích nghi sinh thái........................................................................36 8.3 Sự đa dạng của lớp Chim..................................................................................................39 8.4 Nguồn gốc và hướng tiến hóa của lớp Chim...................................................................40 8.5 Một số đặc điểm sinh học và sinh thái học của Chim....................................................40 8.6 Tầm quan trọng của lớp Chim..........................................................................................41 Chương 9. Lớp Thú (Mammalia).........................................................................................42 9.1 Đặc điểm chung.................................................................................................................42 9.2 Cấu tạo, chức năng và thích nghi sinh thái........................................................................42 9.3 Sự đa dạng của lớp Thú.....................................................................................................45 9.4 Nguồn gốc và hướng tiến hóa của lớp Thú......................................................................47 9.5 Một số đặc điểm sinh học và sinh thái học của Thú.......................................................47 9.6 Tầm quan trọng của lớp Thú.............................................................................................50 Chương 10. Tóm tắt sự phát triển tiến hóa của Động vật có xương sống..................52 10.1 Nguồn gốc của động vật dây sống.................................................................................52 10.2 Sự phát triển tiến hóa của nhóm Không hàm (Agnatha)................................................52 10.3 Sự phát triển tiến hóa của nhóm Cá................................................................................52 10.4 Sự phát triển tiến hóa của nhóm Lưỡng cư....................................................................52 10.5 Sự phát triển tiến hóa của nhóm Bò sát..........................................................................52 10.6 Sự phát triển tiến hóa của nhóm Chim...........................................................................52 10.7 Sự phát triển tiến hóa của nhóm Thú..............................................................................53 PHẦN II: THỰC HÀNH Bài 1. Hình dạng ngoài và nội quan Cá sụn............................................................................54 Bài 2. Hình dạng ngoài và nội quan Cá xương.......................................................................57 Bài 3. Tập nhận biết và định loại cá đến bộ..........................................................................60 Bài 4. Hình dạng ngoài và nội quan Lưỡng thê......................................................................63 Bài 5. Bộ xương cá, lưỡng thê................................................................................................66 Bài 6. Hình dạng ngoài và nội quan Bò sát.............................................................................68 Bài 7. Hình dạng ngoài và nội quan Chim...............................................................................71 Bài 8. Hình dạng ngoài và nội quan Thú.................................................................................73 Bài 9. Bộ xương chim, thú.......................................................................................................75 2
- PHẦN I LÝ THUYẾT Chương 1 NGÀNH NỬA DÂY SỐNG (Hemichordata) 1. Đặc điểm chung Cơ thể chia làm 3 phần: vòi, cổ, thân ứng với 3 đôi túi thể xoang như các loài động vật miệng sinh sau. Ở gốc vòi có một nếp dây sống phát triển không đầy đủ Vỏ da có cơ vòng, cơ dọc gần giống giun đốt. Hệ tiêu hóa chưa phân hoá lắm, mới có ruột trước, ruột giữa, ruột sau; tuyến tiêu hoá đơn giản (mới có gan). Hệ hô hấp có các đôi khe mang nằm hai bên thành hầu Hệ tuần hoàn hở giống Thân mềm, Chân khớp Hệ bài tiết còn nguyên thủy, có đơn thận hơi giống hậu đơn thận ở Giun đốt Hệ thần kinh: có dây lưng, dây bụng và vòng hầu, trong dây lưng có xoang rỗng là mầm mống thần kinh hình ống. Sinh sản có 2 hình thức: Sinh sản vô tính bằng nảy chồi, đứt đoạn và sinh sản hữu tính. Trứng thụ tinh phát triển thành ấu trùng giống ấu trùng dipleurula của da gai. 2. Đại diện ngành nửa dây sốngSun dải (Balanoglossus) Hình dạng : Có thân hình giun dài trung bình 70150cm, tuy nhiên cũng có loài nhỏ chừng 3cm hoặc lớn 250cm. Cơ thể chia 3 phần: vòi, cổ, thân ứng với 3 đôi túi thể xoang: xoang vòi, xoang cổ và xoang thân. Vỏ da có cấu tạo gần giống biểu mô cơ của giun. Dây sống dạng một nếp ngắn ở gốc vòi, chưa có vai trò là trục của cơ thể, được coi như là mầm mống của dây sống chính thức. Hệ tiêu hoá có ống tiêu hóa chưa phân hoá lắm, tuyến tiêu hoá chỉ có nhiều đôi túi gan đơn giản. Hệ hô hấp là 2 dãy khe mang thông thẳng ra ngoài ở mặt lưng phần trước cơ thể Hệ tuần hoàn hở, máu có huyết sắc tố nên trao đổi chất có thuận lợi. Hệ thần kinh đơn giản, chỉ có một dây lưng và dây bụng. Dây lưng ở phần cổ đã phình thành xoang thần kinh hẹp, mầm mống của thần kinh hình ống. Giác quan: Cơ quan cảm giác chỉ là các tế bào cảm giác phân bố ở mặt biểu bì. Hệ bài tiết: thận chỉ có 2 đôi ống đơn thận đổ ra ngoài qua khe mang I. Hệ sinh dục: đơn tính. Thụ tinh trong nước, trứng phát triển thành ấu trùng tornaria có cấu tạo tương tự ấu trùng Bipinnaria của sao bể (Asteroidea), qua các giai đoạn biến thái thành cơ thể trưởng thành. Ngoài ra Sun dải còn sinh sản vô tính bằng cách nảy chồi hoặc đứt đoạn. 3
- 3. Phân loại ngành Nửa sống Ngành nửa sống hiện được chia làm 3 lớp: Lớp mang ruột (Enteropneuta) Lớp mang lông (Pterobranchia) Lớp Planctosphaeroidea 4. Sự thích nghi của ngành Nửa dây sống Do lối sống định cư nên lớp Mang lông (Pterobranchia) ít biến đổi so với tổ tiên. Lớp Mang ruột (Enteropneusta) hoạt động tích cực hơn, tuy nhiên sự phân ly tiến hóa vẫn còn ở mức độ thấp. Nhìn chung ngành Nửa sống có tổ chức cơ thể tiến hóa, thích nghi với lối sống ít vận động hoặc định cư ở đáy biển hay giá thể, một số loài sống tập đoàn. 5. Mối quan hệ giữa ngành Nửa dây sống, Da gai, Dây sống Căn cứ vào những đặc điểm hình thái, giải phẫu và sự phát triển cá thể của ngành Nửa sống so với các ngành Da gai (Echinodermata) và Dây sống (Chordata), có thể nói rằng Nửa sống có vị trí cầu nối, chuyển tiếp giữa Động vật không dây sống và Động vật có dây sống thông qua nhóm động vật tổ tiên chung với nhóm Da gai và xa hơn nữa thông qua tổ tiên chung với các nhóm Động vật Miệng sinh sau 4
- Chương 2 NGÀNH DÂY SỐNG (Chordata) I. Ngành dây sống 1. Đặc điểm chung Động vật có dây sống là ngành có tổ chức cao nhất, phân hóa thành nhiều dạng nhất, từ dạng nguyên thủy như động vật có bao (Tunicata), có cuống (Appendiculariae), đến cá Lưỡng tiêm (Branchiostoma/Amphioxus), cá Miệng tròn (Cyclostomata), và các động vật có xương sống (Vertebrata) khác: cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. Chúng phân bố hầu như trên khắp trái đất, trong tất cả các môi trường sống. Ngành dây sống hiện nay có trên 50.000 loài, đứng thứ 3 về số lượng loài trong các ngành động vật, chỉ sau Chân khớp (Arthropoda) và thân mềm (Mollusca). Mặt dù có nhiều loài, phân ly theo nhiều hướng tiến hóa, ngành có dây sống thể hiện một kiểu cấu tạo chung thống nhất không thấy ở các ngành động vật khác. Những đặc điểm tiến bộ hơn so với các ngành khác là: 1. Có dây sống chạy dọc sống lưng cơ thể con vật. Đúng như tên gọi của ngành, cơ thể các động vật có dây sống có một dây sống rắn và xốp, có nguồn gốc từ nội bì chạy dọc sống lưng của con vật. Dây sống được cấu tạo từ các mô đặc biệt, gồm toàn những tế bào có không bào lớn. Sự tồn tại của dây sống phụ thuộc vào mức độ phát triển và tiến hoá của nhóm động vật. Dây sống tồn tại suốt đời sống của con vật ở các nhóm có mức độ tiến hóa thấp, hoặc chỉ tồn tại ở giai đoạn phôi, sau đó bị các tế bào xương sống chèn ép làm cho dây sống thoái hoá chỉ để lại vết tích ở trung tâm thân đốt sống hay thoái hoá không để lại vết tích như đa số các loài động vật có xương sống tiến hóa cao (bò sát, chim, thú). 2. Có hệ thần kinh hình ống. Hệ thần kinh trung ương là một ống thần kinh chạy dọc lưng ở phía trên dây sống. Ống thần kinh có nguồn gốc từ ngoại bì. Lòng ống được gọi là xoang thần kinh (neurocoelum). Sự phát triển của ống thần kinh phụ thuộc tuyến tính với mức độ phát triển và tiến hoá của động vật. Động vật có tổ chức cao, ống thần kinh phát triển hơn các động vật có tổ chức thấp. Sự phát triển của ống thần kinh là thước đo mức độ tiến hoá của từng nhóm động vật có dây sống. 3. Có khe mang là cơ quan hô hấp. Phần đầu của ống tiêu hoá gọi là hầu có thủng nhiều đôi khe mang, làm khoang hầu thông ra ngoài. Sự phát triển và tồn tại của khe mang ngược với sự phát triển tiến hoá của con vật. Các loài có dây sống bậc thấp ở nước (các loài cá) có khe mang tồn tại suốt đời sống và tạo thành cơ quan hô hấp chính của chúng 5
- gọi là mang. Các loài có dây sống ở cạn hoặc ở nước thứ sinh, khe mang chỉ tồn tại ở giai đoạn phôi, về sau thoái hoá và cơ quan hô hấp chính của chúng là phổi. 4. Có đuôi nằm phía sau hậu môn. Đuôi là phần kéo dài của cơ vân và dây cột sống, thường có vai trò vận chuyển và điều tiết thăng bằng của cơ thể. Ở động vật có xương sống, hậu môn không bao giờ nằm ở mút cuối thân như động vật không xương sống, mà vị trí của nó thường là ranh giới của phần thân và phần đuôi. Bên cạnh những đặc điểm đặc trưng trên, động vật có dây sống còn có 4 đặc điểm cơ bản giống với nhiều ngành động vật không xương sống (Invertebrata) khác, thể hiện tính chất họ hàng và nguồn gốc phát sinh của các ngành trong giới động vật: 1. Có xoang cơ thể thứ sinh (coelum), đặc điểm này chung cho các động vật ba lá phôi: nửa dây sống, da gai, hàm tơ, thân mềm, giun đốt, chân khớp,... 2. Có miệng thứ sinh (deuterostomia) phân biệt với các ngành động vật miệng nguyên sinh (Protostomia). Đặc điểm này chung với Ngành da gai, hàm tơ, nửa dây sống và nhiều ngành động vật ba lá phôi khác. 3. Có sự phân đốt cơ thể. Các hệ cơ quan chính như hệ thần kinh, hệ cơ, hệ xương (đốt sống), hệ tuần hoàn (một số mạch máu), hệ bài tiết (đơn thận), trong cơ thể động vật có dây sống có sự phân đốt dị hình. Tính chất phân đốt càng mờ dần từ thấp đến cao. Sự phân đốt rõ nhất ở các động vật có dây sống thấp và phôi của các động vật có dây sống cao. Đặc điểm này chung với nhiều ngành động vật không xương sống như giun đốt, chân khớp. 4. Cơ thể có đối xứng hai bên (bilateria) phải và trái, tức đối xứng theo mặt phẳng thẳng dọc theo cơ thể con vật. Đặc điểm này chung cho tất cả các ngành động vật đa bào trừ các ngành hải miên, ruột khoang và sứa lược. Hình 1. Sơ đồ vị trí dây sống, ống thần kinh, hầu thủng thành khe mang và đuôi sau hậu môn của động vật dây sống. 2. Hệ thống phân loại đại cương Ngành dây sống Ngành có dây sống (Chordata) hiện nay được chia làm 3 phân ngành khác nhau về cấu tạo nguồn gốc và hướng tiến hoá. 1. Phân ngành Có bao (Tunicata) hay Sống đuôi (Urochordata) 2. Phân ngành Sống đầu (Cephalochordata) hay Không sọ (Acrania) 3. Phân ngành Có xương sống (Vertebrata) hay Có sọ (Craniota) II. Phân ngành Có bao (Tunicata) 1. Đặc điểm chung Cơ thể được bọc trong một cái bao đặt biệt bằng chất tunixin do da tiết ra Cơ thể trưởng thành không có dây sống, không có ống thần kinh lưng, chỉ giữ lại 2 trong 5 đặc điểm chung tiến bộ của ngành dây sống là: hầu thủng thành khe mang và có đuôi. 6
- Chỉ gặp ở biển, phân ly theo lối sống ít vận động tiến tới định cư. 2. Tổ chức cơ thể Đại diện: Hải tiêu (Ascidia) 2.1 Hình dạng Cơ thể dạng hũ, sống bám trên giá thể, đầu trên có 2 lổ thủng: lổ trên là miệng, lổ bên là huyệt. 2.2 Da Gồm 2 lớp: biểu bì và bì, nhưng còn cấu tạo giống biểu mô cơ của giun Cơ thể được bọc trong một cái bao đặc biệt bằng chất tunixin do da tiết ra, thành phần chủ yếu là cellulose (60%), protid (27%) và các chất vô cơ (13%). 2.3 Bộ xương Chưa hình thành, chỉ có dây sống ở phần đuôi trong giai đoạn ấu trùng 2.4 Hệ tiêu hóa Ống tiêu hóa: phân hóa thành miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột nhưng đơn giản. Tuyến tiêu hóa: 2.5 Hệ hô hấp Là các khe mang nằm hai bên thành hầu, chưa tách biệt với hệ tiêu hóa, do đó hô hấp hoàn toàn thụ động, yếu ớt. 2.6 Tuần hoàn: Tuần hoàn hở. Tim đặt biệt đẩy máu vào 2 chủ mạch kế tiếp theo 2 chiều ngược nhau, do vậy mỗi chủ mạch vừa là động mạch, vừa là tĩnh mạch. 2.7 Thần kinh Ấu trùng có hình thành ống thần kinh ở phía đuôi, trưởng thành chỉ còn lại 1 hạch nhỏ nằm sát miệng ở mặt lưng. Bên cạnh hạch còn có một tuyến thần kinh dưới hạch, vai trò chưa rõ 2.8 Giác quan Chỉ có ấu trùng mới có mắt và túi thăng bằng. Dạng trưởng thành chỉ có các tế bào cảm giác tập trung ở vùng miệng và vùng huyệt. 2.9 Bài tiết Chưa có thận chính thức, chỉ có các tế bào tiết kiểu thận tích trữ. 2.10 Sinh dục Hải tiêu lưỡng tính nhưng không tự thụ tinh. Sinh sản vô tính bằng nảy chồi. 3. Ấu trùng và biến thái Sau khi thụ tinh 24 giờ, trứng thành nòng nọc dài 0,05cm có đầy đủ đặc điểm của ngành Dây sống, sau vài giờ bơi chúng lặn xuống bám vào giá thể và biến thái tiếp thành cá thể trưởng thành. 4. Sự đa dạng của phân ngành Có bao (Tunicata) Phân ngành có bao (sống đuôi) hiện đã biết khoảng 1500 loài phân bố rộng ở biển, được chia làm 3 lớp: Lớp có cuống (Appendiculariae) Lớp hải tiêu (Ascidiae) Lớp sanpê (Salpae) III. Phân ngành Sống đầu (Cephalochordata) hay Không sọ (Acrania) 1. Đặc điểm chung Sống đầu bao gồm một số ít loài sống ở biển, chuyên hóa theo lối sống ít vận động, có các đặc điểm: 7
- Cơ thể phân tiết Bộ xương chưa đầy đủ, thiếu chi chẵn, hộp sọ Tuy nhiên vẫn giữ được những nét điển hình chung của ngành: có dây sống và ống thần kinh, có hầu thủng thành khe mang và có đuôi sau hậu môn. 2. Tổ chức cơ thể Đại diện: Lưỡng tiêm (Amphioxus belcheri) 2.1 Hình dạng Cơ thể trong suốt, hình thoi, 2 đầu nhọn, dài 58cm, sống ở đáy vùi mình trong cát, ít vận động nên cơ quan vận động không phát triển, chỉ có vây lẻ. 2.2 Da Gồm 2 lớp : biểu bì và bì, nhưng còn đơn giản nên chưa đảm bảo các chức năng sinh lý như da động vật cao. 2.3 Bộ xương Chưa phát triển đầy đủ, mới chỉ có xương trục là dây sống chạy dọc lưng từ mút đầu tới mút đuôi và nhiều que liên kết nâng đỡ xúc tu, mang, vây. 2.4 Hệ cơ Gồm 2 loại: cơ thân (cơ vân) phân tiết toàn bộ và cơ phủ tạng (cơ trơn) 2.5 Hệ tiêu hóa Còn nguyên thủy, đầu ống tiêu hóa là phểu miệng, quanh phểu có nhiều xúc tu ngắn, lổ miệng nhỏ thông với khoang hầu rất lớn, hai bên thành hầu thủng thành nhiều đôi khe mang thông ra xoang bao mang giống hải tiêu, khác là thực quản hẹp và rất , đầu ruột không phình thành dạ dày, ruột ngắn. Phía trước ruột có một mấu lồi, được gọi là manh tràng gan. 2.6 Hệ hô hấp Lệ thuộc vào cơ quan tiêu hóa. 2.7 Hệ tuần hoàn Tuần hoàn kín nhưng còn nguyên thuỷ: thiếu tim, đẩy máu đi do gốc các động mạch phình co bóp, coi như tim sơ khai. Tuy nhiên hệ mạch đã mang tính chất điển hình của động vật có xương sống thấp ở nước (bám đá, myxin, cá sụn) 2.8 Hệ thần kinh Ống thần kinh trung ương nằm trên dây sống, chạy từ mút đầu tới mút đuôi, đầu ống và xoang rỗng bên trong nở to hơn, coi như não và não thất sơ khai. 2.9 Giác quan Sống thụ động nên ít phát triển. Có các tế bào xúc giác rải rác trong biểu bì hoặc tập trung ở miệng, xúc tu. Có 1 lổ mũi lẻ ở phía đầu, một mắt lẻ và nhiều mắt Hesse. 2.10 Hệ bài tiết Gồm hơn 100 đôi đơn thận, vừa có dạng nguyên đơn thận, vừa có dạng hậu đơn thận của Giun 2.11 Hệ sinh dục Lưỡng tiêm đơn tính nhưng cơ quan sinh dục còn khá nguyên thủy, mỗi cá thể có 25, 26 đôi túi sinh dục kín, thiếu ống dẫn. Hiện tượng thụ tinh xảy ra trong nước. 3. Sự phát triển phôi, ấu trùng và sự biến thái Sau khi thụ tinh khoảng 15 giờ phôi phát triển thành ấu trùng có tiêm mao, bơi lội trên mặt nước một thời gian sau chìm xuống đáy tiếp tục biến thái, 3 tháng sau phát triển thành lưỡng tiêm nhỏ, 1 năm sau thành thục dài 30mm. 4. Sự đa dạng của phân ngành Sống đầu 8
- Chỉ có 1 lớp Lưỡng tiêm (Amphioxi) gồm 1 bộ Amphioxiformes, 1họ Amphioxidae, 2 giống Amphioxus và Asymmetron với khoảng hơn 20 loài. IV. Phân ngành Có xương sống (Vertebrata) hay Có sọ (Craniota) 1. Những đặc điểm cấu tạo thích nghi, tiến hoá của Động vật có xương sống Cơ thể chia thành 3 phần rõ rệt : đầu, thân và đuôi. Cơ quan vận chuyển ở nước là vây chẵn, vây lẻ, ở cạn là tứ chi. Cơ thể đối xứng hai bên. Da có 2 lớp: lớp biểu bì kép và lớp biểu bì liên kết. Bên ngoài cơ thể có vẩy hoặc lông bao phủ. Có bộ xương trong phát triển gồm xương trục, sọ não, sọ tạng và các xương chi, bằng sụn hoặc bằng xương. Bao dây sống có mô sinh xương tạo thành cột xương sống. Hệ cơ rất phát triển, gắn với xương làm nhiệm vụ vận động. Hệ tiêu hoá phân hoá phức tạp. Tuần hoàn kín, có tim và hệ mạch phát triển. Cơ quan bài tiết tập trung thành khối thận lớn. Thần kinh trung ương rất phát triển chia thành hai trung khu lớn : não bộ và tủy sống, có 5 giác quan phát triển giúp hệ thần kinh hoạt động. Hệ sinh dục phát triển, chỉ sinh sản hữu tính, hầu hết phân tính. Có nhiều tuyến nội tiết có vai trò phối hợp với hệ thần kinh điều hoà hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể. 2. Hệ thống phân loại và tiến hóa 2.1 Hệ thống phân loại Động vật có xương sống phân ly theo nhiều hướng tiến hóa khác nhau, phát triển đa dạng, hiện đã biết trên 50.000 loài phân thành 11 lớp nằm trong hai tổng lớp : Tổng lớp không hàm (Agnatha) : Chưa hình thành hàm để bắt mồi, chia thành 2 lớp : Lớp Bám đá (Petromyzones) Lớp Myxin (Myxini) Tổng lớp có hàm (Gnathostomata) : Trong quá trình phát triển, các cung tạng đầu tiên phân hoá thành hàm để bắt và tiêu hóa mồi, lá mang có nguồn gốc ngoại bì, gồm 7 lớp : Lớp Cá giáp có hàm (Aphetohyoidei) (đã tuyệt diệt) Lớp Cá Sụn (Chondrichthyes) Lớp Cá xương (Osteichthyes) Lớp Lưỡng cư (Amphibia) Lớp Bò sát (Reptilia) Lớp Chim (Aves) Lớp Thú (Mammalia) 2.2 Tiến hóa của động vật có xương sống Trong phân ngành Có xương sống có cá giáp (Ostracodermi) là nhóm cá cổ nhất, chúng thuộc nhóm cá không hàm (Agnatha). Cuối kỉ Đêvôn, đại bộ phận cá không hàm bị tuyệt diệt, chỉ còn cá miệng tròn (Cyclostomata). Cuối kỉ Silua từ cá Không hàm đã hình thành dòng có xương sống khác là tổ tiên của nhóm Có hàm (Gnathostoma), cá Có hàm đã phân hóa đa dạng hình thành nhiều lớp cá khác nhau: cá Móng treo (Placodermi), cá sụn (Chondrichthyes) và cá xương (Osteichthyes). Cuối kỉ Đêvôn, từ một nhóm cá Vây tay thuộc lớp Cá xương đã chuyển lên trên cạn phát sinh ra lớp Lưỡng cư (Amphibia), sau đó Lưỡng cư lại phát sinh ra lớp Bò sát (Reptilia), Bò sát là nguồn gốc của 2 lớp có xương sống bậc cao: Chim (Aves) và Thú (Mammilia) 9
- Chương 3 LỚP CÁ MIỆNG TRÒN (Cyclostomata) I. Đặc điểm chung Đây là lớp cá duy nhất thuộc nhóm không hàm (Agnatha), thích nghi với đời sống ký sinh ở mức độ khác nhau, có những đặc điểm chung: Cơ thể thuôn dài dạng lươn, da trần và có nhiều tuyến nhầy. Bộ xương ở dạng màng, chủ yếu là mô liên kết và sụn. Xương trục mới chỉ là dây sống; hộp sọ phát triển chưa đầy đủ và hở; thiếu chi chẵn . Sọ tạng chưa phân hóa thành cung hàm, cung móng. Cung mang chưa phân đốt và tạo thành dạng mạng lưới. Cơ quan hô hấp dạng túi, lá và túi mang có nguồn gốc nội bì. Tim 2 ngăn: 1 tâm nhĩ và 1 tâm thất. Các cung động mạch chỉ có ở vùng mang. Hệ thần kinh phát triển yếu, giác quan kém phát triển. Đơn tính. Thụ tinh ngoài, phát triển qua giai đoạn ấu trùng ammoxetet. II. Đại diện lớp Cá miệng tròn : Cá bám đá (Lampetra) 10
- 1. Hình dạng Cơ thể thuôn dài, chia làm 3 phần : đầu, mình, đuôi. Tận cùng đầu là phểu miệng . Dọc sống lưng là vây lưng, phần sau là vây đuôi. bảy đôi lổ mang ngoài hai vây lưng vây đuôi mắt hậu môn phểu miệng Hình 2. Hình dạng ngoài của cá Bám đá (theo Dean) 2. Da Da trần, có nhiều tuyến đơn bào tiết chất nhầy. Gồm 2 lớp biểu bì và bì. 3. Bộ xương Còn rất nguyên thủy, chưa có mô sinh xương, chủ yếu là mô liên kết và sụn, cấu trúc bộ xương chưa đầy đủ. Xương trục : chỉ có dây sống được bọc bởi màng liên kết. Xương sọ : Sọ não chỉ có một tấm sụn nền và một bao khứu, hai bao thính giác, hộp sọ hở. Sọ tạng chưa phân hoá thành hàm, cung mang chưa phân đốt. Xương chi : Do đời sống ký sinh ít vận động nên xương chi không phát triển, mới chỉ có chi lẻ chỉ gồm nhiều tia sụn. 4. Hệ cơ Hệ cơ phân tiết toàn bộ. Cơ vùng đầu và lưỡi đã phân hóa đảm nhiệm hút thức ăn. 5. Hệ tiêu hoá Có cấu tạo đặt biệt thích nghi với lối sống bám và hút máu: Phểu miệng giống giác hút của đỉa. Bờ trên và bờ dưới có răng sừng. Lưỡi là một khối cơ nhỏ, khoẻ có vai trò như một pittong hút máu. Miệng ở đáy phểu dẫn tới khoang miệng rồi dẫn tới 2 ống: ống thực quản và ống hô hấp, đây cũng là đặc điểm riêng của cá Miệng tròn. Đoạn đầu ruột chưa phân hóa thành dạ dày, ruột còn đơn giản, có van xoắn. Tuyến tiêu hóa mới có tuyến gan, tuyến tụy còn phân tán trên thành ruột. 6. Hệ hô hấp Có cấu tạo rất đặt biệt: Ống hô hấp tận cùng ở trước tim, thông với 7 túi mang ở mỗi bên. Mỗi túi mang có khe mang thông ra ngoài.Thành trong túi có nhiều màng mỏng trao đổi khí như những lá mang. Động tác hô hấp là sự phồng lên xẹp xuống của bộ mang làm cho nước vào và ra khỏi khoang mang qua khe mang. Cơ quan hô hấp đã hoạt động tách biệt với cơ quan tiêu hoá. 11
- Hình 3. Phểu miệng và mang cá Bám đá (theo Matviep) 1. Rèm miệng 2.Răng bên 3. Tấm hàm trên 4. Tấm hàm dưới 5.Tấm lưỡi 6. Lổ mang ngoài 7. Ống hô hấp 8. Túi mang 9. Khe mang 10. Vách ngăn mang 7. Hệ tuần hoàn Đã có cấu tạo đặc trưng cho vòng tuần hoàn đơn của động vật có xương sống thấp ở nước. Tim : Có một tâm nhĩ gắn với xoang tĩnh mạch. Một tâm thất gắn với bầu động mạch. Hệ mạch máu : Hệ động mạch : Tâm thất ĐM chủ bụng 8 ĐM tới mang Mang Nội quan Chủ ĐM lưng 8 ĐM rời mang Đầu Thân Hệ tĩnh mạch : Máu phần đầu 2 TM chính trước, TM cổ dưới Máu phần sau TM đuôi 2 TM chính sau Xoang TM Máu từ ruột TM ruột Hệ gánh gan TM gan Tâm nhĩ Hệ tĩnh mạch của Bám đá nguyên thủy nhất trong nhóm Động vật có xương sống: chưa có ống Cuvier và hệ gánh thận. Máu: bao gồm hai thành phần : huyết tương và tế bào máu, tế bào máu có 3 loại : hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. 12
- 8. Hệ thần kinh *Thần kinh trung ương Não bộ : Đã hình thành trục thần kinh não tủy chính thức. Não bộ đã có đủ 5 phần : Não trước, não trung gian, não giữa, tiểu não, hành tủy. Cấu tạo còn nguyên thủy. Tủy sống : Tuỷ sống dài hình ống dẹp, cấu tạo còn nguyên thủy. * Thần kinh ngoại biên Các dây thần kinh xuất phát từ não bộ và tủy sống 9. Giác quan Do sống thụ động nên giác quan của cá Bám đá không phát triển. Cơ quan cảm giác: có tế bào cảm giác và đường bên trên da. Khứu giác: có 1 lổ mũi, 1 bao khứu giác. Thị giác: mắt thiếu màng giác, màng cứng 10. Cơ quan bài tiết Ít liên quan với bộ phận sinh dục, có một đôi thận giữa hình dải, dẹp, ống dẫn niệu là ống Wolff, đổ chất thải vào khoang niệu sinh dục rồi ra ngoài qua lổ niệu sinh dục. 11. Cơ quan sinh dục Phân tính nhưng cơ quan sinh dục chỉ có một buồng trứng hoặc một tinh hoàn, thiếu ống dẫn. Thụ tinh trong nước, trứng phát triển trải qua giai đoạn ấu trùng có biến thái. III. Sự đa dạng của lớp cá miệng tròn Nhóm không hàm (Agnatha) gồm 3 lớp : Lớp giáp vây (Pteraspidomorphi) : Đã tuyệt chủng Lớp Giáp đầu (Cephalaspidomorphi) : Đã tuyệt chủng Lớp Miệng tròn (Cyclostomata) : gồm 2 phân lớp Bám đá (Petromyzones) và Myxin ( Myxini) IV. Nguồn gốc và hướng tiến hóa của lớp Cá miệng tròn Người ta cho rằng chúng bắt nguồn từ một tổ tiên Có sọ nguyên thủy (Protocraniota) đã phát sinh theo hai hướng :Một hướng vận động mạnh mẽ, cơ thể phát triển, hình thành nhóm Có hàm (Gnathostomata) phát triển rất mạnh về sau. Một hướng ít hoạt động, bọn sống ở đáy phát triển cho ra nhóm Cá giáp không hàm (đã tuyệt diệt). Một nhóm chuyển sang lối sống ký sinh cho ra Bám đá và Myxin hiện tại. Chương 4 LỚP CÁ SỤN (Chondrichthyes) I. Đặc điểm chung Da phủ vẩy tấm Bộ xương hoàn toàn bằng sụn, sọ não và sọ tạng phát triển đầy đủ Cơ quan vận động là vây chẵn, vây lẻ Cơ quan hô hấp là mang, thích nghi trao đổi khí hoà tan trong nước Hệ tuần hoàn là tuần hoàn đơn, tim 2 ngăn, chứa máu thẫm 13
- Cơ quan bài tiết là trung thận Là động vật biến nhiệt Có cơ quan giao cấu, thụ tinh trong, có vài loài đẻ con (noãn thai sinh hoặc thai sinh nguyên thủy) II. Cấu tạo, chức năng và thích nghi sinh thái 1. Hình dạng ngoài Cơ thể hình thoi thuôn dài hoặc bè rộng dẹp theo hướng lưng bụng.Có 2 mắt, phía sau 2 bên có 57 đôi khe mang thông thẳng ra ngoài. Riêng cá Khime có màng da che đậy khe mang coi như nắp mang nguyên thủy. Một số loài trước dãy mang có 1 lổ thở, là di tích khe mang thoái hóa. Trước bụng có 2 vây ngực lớn xoè ngang (kiểu vây nguyên vĩ), vây ngực đặt biệt lớn ở cá đuối, cuối thân có 2 vây bụng nhỏ hơn, ở con đực một phần vây bụng phân hoá thành cơ quan giao cấu dài. Vây đuôi có 2 thuỳ, thùy trên lớn có cột sống đi vào , kiểu dị vĩ. 2. Vỏ da Da có phủ vảy tấm, gồm 2 lớp : biểu bì và bì. Biểu bì kép, không có tầng sừng, có nhiều tuyến đơn bào tiết chất nhầy. Một số loài cá đuối có tuyến độc do tế bào biểu bì phân hóa. Bì dày, có nhiều sợi liên kết rất chắc. Đặt biệt bì là nơi khởi nguyên hình thành vảy tấm (loại vảy nguyên thủy nhất), vảy tấm có cấu tạo giống răng động vật cao, gồm 3 lớp (men, ngà, tủy). Ở miệng cá vảy chuyển vào xương hàm lớn dần thành răng. 3. Bộ xương Đã hoá sụn, nhiều chỗ đã thấm thêm calci nên cứng, chắc. Cấu trúc bộ xương gồm 3 phần: Xương trục (cột sống) : Cột sống còn nguyên thủy, mới chia thành 2 phần: thân và đuôi, mỗi phần gồm nhiều đốt sống lõm 2 mặt, mỗi đốt phía trên có 2 cung sụn chập thành cung thần kinh chứa tủy sống, phía dưới 2 cung chập thành cung huyết chứa mạch máu, ở những đốt thân 2 cung dưới thành mấu ngang khớp với xương sườn tự do tạo thành lồng ngực bảo vệ các nội quan. Xương sọ : Đã hình thành đầy đủ sọ não và sọ tạng. Sọ não là hộp sọ kín, bao bọc não và các đôi bao khứu giác, thị giác, thính giác. Sọ tạng gồm 3 bộ phận : cung hàm, cung móng, cung mang Xương chi : Chi lẻ : gồm các tấm tia bằng sụn cắm sâu trong thịt, bên ngoài là 1 hàng tia vây. Chi chẵn : Chi trước có đai vai tự do, là một cung sụn vòng qua ngực, đai hông cũng chỉ là một sụn nhỏ.Cá thể đực một phần vây hông phân hóa thành gai giao cấu. Hình 4. Bộ xương cá nhám (theo Marviep) 14
- 4. Hệ cơ Còn nguyên thủy, toàn bộ cơ thân và cơ đuôi phân tiết xếp thành 2 dãy hình chữ W nằm so le hai bên thân, cơ vùng đầu đã phân hoá thành cơ hàm, cơ móng, cơ hầu. Vùng chi chẵn chưa có các bắp cơ phân hóa như ở động vật bậc cao nhưng các đốt cơ ở gần mặt trên và mặt dưới gốc vây đã phân hóa thành cơ co vây, giúp vây cử động đơn giản nâng lên hạ xuống. Cơ chi lẻ đơn giản hơn nhiều. Ở một số loài cá có cơ phân hóa thành cơ quan phát điện. 5. Hệ tiêu hoá Ống tiêu hóa: đã phân thành 5 phần rõ rệt Miệng hầu thực quản dạ dày ruột Miệng không nằm ở mút mõm mà nằm lùi về phía sau, mặt dưới đầu, trong có răng, lưỡi và các tuyến nhầy. Răng đồng hình, gồm nhiều hàng sắc nhọn hướng vào trong, có tác dụng cắn giữ, chưa có vai trò nghiền môi. Răng cá đuối dẹt, mặt bằng, có tác dụng nghiền mồi. Lưỡi chỉ là phần lồi của sụn gốc móng, phủ ngoài bởi màng liên kết, lưỡi ngắn, bất động, chưa có vai trò tiêu hoá, vị giác.... Hầu lớn, hai bên thành hầu có thủng 57 đôi khe mang. Thực quản ngắn và rộng. Dạ dày lớn hình chữ V, giữa dạ dày và thực quản chưa có cơ thắt nên cá dễ nuốt hoặc nôn mồi lớn. Ruột ngắn, trong có van xoắn. Tuyến tiêu hóa : khác với cá xương, tuyến gan và tuyến tụy đã phân hóa rõ rệt. Gan có 2 thùy lớn, mềm, chứa nhiều dầu. Tụy dẹp, mỏng, cũng có 2 thùy đổ vào đầu ruột. Ở miệng chưa có tuyến nước bọt, chỉ có tuyến nhờn. 6. Hệ hô hấp Là hệ thống mang bao gồm cung mang, vách mang và lá mang. Vách mang gắn trên cung mang và rất phát triển, là nơi bám của các lá mang, lá mang hình thành từ ngoại bì. Lá mang do các sợi mang nhỏ xếp ken sít với nhau tạo thành một bản mỏng dạng lược, hai bên của mỗi sợi lại hình thành nhiều sợi nhỏ hơn làm tăng diện tích tiếp xúc của mang với nước. cơ quan hô hấp chưa tách biệt với cơ quan tiêu hóa, hô hấp thụ động nhờ nước từ miệng chảy qua khe mang. Ngoài chức phận trao đổi O2, CO2, mang còn thực hiện bài tiết ure, amôniac... Hình 5. Sơ đồ cấu tạo mang cá sụn (theoKardong) 7. Hệ tuần hoàn Giống cá Bám đá, mới chỉ có một vòng tuần hoàn kín (tuần hoàn đơn), tuy có phân hóa phức tạp hơn. 15
- Tim 2 ngăn: tâm nhĩ gắn với xoang tĩnh mạch, tâm thất gắn với côn động mạch. Côn chủ động mạch có cơ vân, có van và có khả năng co bóp. Hệ mạch máu : Hệ động mạch : Côn chủ ĐM ĐM chủ bụng ĐM tới mang Mang Đầu ĐM cảnh Rễ ĐM chủ lưng ĐM rời mang Thân, nội quan Hệ tĩnh mạch : Máu sau khi trao đổi chất trong cơ thể trở về tim theo 4 đường chính : Vùng đầu 2 TM chính trước, 2TM cổ dưới Vùng đuôi Thận Hệ gánh thận 2 TM chính sau Cuvier Vùng chi 2TM bên Vùng bụng TM ruột Gan Hệ gánh gan TM gan Xoang TM Tâm nhĩ Máu :lượng máu ít, mới chỉ chiếm 12% khối lượng cơ thể. Tì tạng : màu đỏ thẩm, bám dọc theo bờ ngoài dạ dày. Hệ bạch huyết: Bạch huyết từ các mô cơ và nội quan ống bạch huyết lớn nằm dưới cột sống đầu tĩnh mạch chính sau Cuvier tim 8. Hệ thần kinh Não bộ : Đã phát triển hơn động vật không hàm tuy nhiên não bộ vẫn còn nhỏ. Não đã có đủ 5 phần: Não trước:Tương đối lớn, có rãnh phân ra hai bán cầu với đôi thùy khứu giác lớn ứng với khứu giác nhanh nhạy của cá. Não trung gian: Có mấu não trên, phểu não và mấu não dưới, trước phểu có bắt chéo thần kinh thị giác Não giữa: gồm 2 thùy thị giác lớn, có nhiều nơron thần kinh, cùng với não trung gian hợp thành trung khu điều khiển của cá. Tiểu não: rất lớn, phủ cả phần sau của não giữa và phần trước của hành tủy. Tiểu não phát triển ứng với điều khiển thăng bằng trong vận động nhanh, mạnh của cá. Hành tủy: là trung khu phản xạ không điều kiện quan trọng, là nơi xuất phát của 6 đôi dây thần kinh não. Dây thần kinh não mới chỉ có 10 đôi. Tủy sống:ống tủy dài, tiết diện hình tam giác. Ứng với chi vận động mạnh, tủy có phần phình vai và phình hông, ở đó có nhiều dây thần kinh tập hợp thành đám rối vai và đám rối hông, chập thành những dây lớn tới điều khiển các chi. 16
- Nhìn chung, hệ thần kinh tuy đã phát triển, song chức năng chỉ huy còn tập trung ở các phần não sau, não trước chủ yếu có vai trò khứu giác. 9. Giác quan Do đời sống bơi lội vận động nhiều nên giác quan phát triển. Xúc giác: Gồm các tế bào cảm giác, chồi cảm giác phân phối trên mặt da và các điểm xúc giác ở cơ quan đường bên. Khứu giác: phát triển, có 2 hốc mũi bít đáy, trong có nhiều nếp màng nhầy mang nhiều tế bào khứu giác. Khứu giác cá sụn khá nhạy. Vị giác: gồm các chồi vị rải rác trong xoang miệng, vai trò vị giác ở cá sụn chưa cao nên các chồi vị cũng chưa tập trung. Thính giác : mới có tai trong, có túi tròn, túi bầu dục với 3 đôi ống bán khuyên và ống nội dịch rõ ràng. Thị giác cấu tạo điển hình của cá. Hệ cơ mắt phát triển, có mí nhỏ và bất động, không có tuyến lệ. 10. Hệ bài tiết Giai đoạn phôi lúc đầu hình thành tiền thận nhỏ, về sau tiền thận teo đi, trung thận hình thành có dạng hình dải dẹp màu nâu đỏ, nằm dọc hai bên cột sống. Dọc bụng thận có nhiều niệu quản uốn khúc, tập trung đổ nước tiểu vào xoang niệu sinh dục. 11. Hệ sinh dục Cá thể đực : Có 2 tinh hoàn dính với phần trên thận, ống dẫn chung là ống Wolff, có gai giao cấu, thụ tinh trong. Cá thể cái : Có hai buồng trứng dài, hoàn toàn độc lập không liên quan với thận. Noãn quản do ống Muller phân hóa thành phểu vòi, tiếp theo là khúc tuyến tiết chất vỏ trứng, đoạn cuối là tử cung phình rộng, có vai trò chứa, nuôi phôi phát triển ở giai đoạn cuối và đẻ con. Hiện tượng sinh sản : Cá sụn đa số đẻ trứng (noãn sinh), trứng thường có vỏ dai, cứng để bảo vệ. Một số loài có thể đẻ trứng thai (noãn thai sinh) hoặc thai sinh nguyên thủy. Vì có hình thức sinh sản tiến bộ, đảm bảo hiệu quả, nên số lượng con không nhiều (trên dưới 10 con 1 lứa). III. Sự đa dạng của lớp Cá sụn Lớp Cá sụn là lớp Động vật có xương sống nguyên thủy nhất, bao gồm Cá nhám, Cá đuối, cá Khime. Đã phát hiện hơn 800 loài, tuyệt đại bộ phận sống ở biển. Được chia thành 2 phân lớp : Phân lớp Mang tấm (Elasmobranchii) và Phân lớp toàn đầu (Holocephali). 1. Phân lớp Mang tấm (Elasmobranchii) Bao gồm Cá sụn có khe mang thông thẳng ra ngoài không có màng che, hàm được treo vào sọ bởi xương móng hàm.Có 2 tổng bộ : 1.1 Tổng bộ Cá nhám (Selachomorpha) Thân dài hình thoi, vây ngực rộng nằm dọc thân, xoè ngang, viền trước vây không nối liền với mõm, vây đuôi lớn dị hình, khe mang ở 2 bên đầu, hàm có nhiều răng nhọn, sắc. Tổng bộ gồm 8 bộ : bộ Nguyên nhám, bộ Nhám sáu mang, bộ Nhám hổ, bộ Nhám thu, bộ Cá mập, bộ Nhám góc, bộ Nhám cưa, bộ Nhám dẹt. 1.2 Tổng bộ Cá đuối (Batomorpha) 17
- Mình dẹp hướng lưng bụng, vây ngực phát triển xòe rộng 2 bên thân nối liền với mõm ; vây đuôi tiêu giảm; không có vây hậu môn, khe mang nằm ở mặt bụng. Tổng bộ gồm 5 bộ : bộ Đuối cưa, Đuối lưỡi cày, Đuối quạt, Đuối ó, Đuối điện . 2. Phân lớp toàn đầu (Holocephali) Bộ xương có dây sống rất phát triển, mới có mầm thân đốt sống, hàm trên gắn trực tiếp vào sọ kiểu treo hàm toàn tiếp, 4 khe mang được che bởi 1 nắp mang giả bằng da. Phân lớp có 1 bộ Cá khime và 3 họ. Không có ý nghĩa kinh tế. IV. Nguồn gốc và hướng tiến hóa của lớp Cá sụn Ở kỉ Đêvôn cá móng treo phát sinh cá Sụn cổ ( Proselachii), nhóm này không có giáp xương, có vảy tấm, răng giống cá nhám, xương bằng sụn... Đại diện điển hình là cá nhám cổ Cladoselache ở Đêvôn dưới. Từ cá Sụn cổ đầu kỉ Than đá cho ra cá Mang tấm (Elasmobranchii), đến đầu Jura phân theo 2 hướng : vận động mạnh cho ra cá nhám, vận động ít ở đáy cho ra cá Đuối, song song phát triển đến hiện tại. Riêng cá Toàn đầu (Holocephali) nguồn gốc chưa rõ. 18
- Chương 5 LỚP CÁ XƯƠNG (Osteichthyes) I. Đặc điểm chung Cá xương là lớp đa dạng nhất trong động vật có xương sống, đã biết trên 24.000 loài, trên 40 bộ. Phân bố rộng khắp các vực nước. Nhìn chung có đặc điểm giống cá sụn, chỉ khác là : Thân thuôn dài hình thoi, dẹp 2 bên. Da phủ vảy láng, vảy xương hoặc da trần Bộ xương hoá xương vững chắc Hô hấp nhờ buồng mang, nắp mang và cơ co nắp mang nên hô hấp chủ động. Hệ bài tiết không liên quan với hệ sinh dục. Sinh sản kém tiến bộ hơn cá sụn : không có cơ quan giao cấu, đẻ trứng, thụ tinh ngoài. II. Cấu tạo, chức năng và thích nghi sinh thái 1. Hình dạng Hầu hết đều có cơ thể thuôn dài hình thoi, dẹp bên, một số cơ thể có dạng hình trụ, hình dải, hình trăng, dạng rắn... Cơ thể chia làm 3 phần : đầu từ mút mõm đến cuối nắp mang, thân từ nắp mang đến hậu môn và đuôi sau hậu môn. Miệng ở mút đầu, lổ mũi ở mặt trên đầu, mắt nằm 2 bên đầu, 2 buồng mang có nắp mang che đậy. Hầu hết Cá xương thân phủ vẩy. Trên thân và đuôi có cơ quan vận động là vây chẵn (vây ngực và vây bụng) và vây lẻ (vây lưng, vây đuôi, vây hậu môn). Dọc hai bên thân có cơ quan đường bên. Về kích thước, khác với Cá sụn thường có cỡ lớn, cá xương đa phần là cá cỡ nhỏ từ vài cm đến 23m. 2.Da và sản phẩm của da Da : Da gồm 2 lớp biểu bì và bì nhưng mỏng hơn da cá Sụn rất nhiều. Biểu bì kép, có tầng cutin mỏng phủ ngoài thay tầng sừng, trong có nhiều tuyến đơn bào tiết chất nhầy có tác dụng giảm ma sát khi bơi. Bì mỏng, gồm nhiều sợi liên kết bám vào cơ dưới da. Trong bì có các mạch máu đưa máu tới nuôi da, các đầu mút thần kinh thụ cảm, các tế bào sắc tố tạo thành màu sắc của da. Sản phẩm của da : Ngoài các loại tuyến quánh, tuyến nhầy có tác dụng giảm ma sát khi bơi, tuyến độc là cơ quan tự vệ do biểu bì hình thành, da còn nhiều sản phẩm phụ khác như : tế bào sắc tố, tế bào phát quang, vẩy... 19
- Vẩy là sản phẩm đặt biệt quan trọng của da, có vai trò bảo vệ cơ thể. Cùng với sự tăng trưởng của cá, vẩy lớn dần và làm thành vòng năm trên biên vẩy, thể hiện rõ tuổi cá hàng năm. Có 3 loại vẩy: + Vẩy cosmin: chỉ có ở cá xương cổ + Vẩy láng: cũng chỉ có ở cá nguyên thủy (cá tầm, cá nhiều vây), là biến dạng của vẩy cosmin. + Vẩy xương: có 2 dạng: vẩy tròn và vẩy lược. 3. Bộ xương Bộ xương đã hoá xương toàn bộ, bọn ĐVCXS thấp hóa xương ít, bọn ĐVCXS cao hóa xương nhiều hơn. Xương có 2 loại : Xương gốc sụn và xương bì. 3.1 Cột sống : Đa số cá xương cột sống chia thành 2 phần: thân và đuôi. Thân đốt sống cũng lõm 2 mặt như cá sụn và có dây sống nhỏ xuyên qua chính giữa. Một số cá xương phần lườn lưng trên cột sống, màng ngăn các tiết cơ còn hình thành thêm nhiều xương dăm giữ cho lườn lưng thêm vững chắc. 3.2 Xương sọ : Sọ khởi đầu đều là sụn, tiếp theo sụn hóa xương tạo thành xương gốc sụn, sau đó khác Cá sụn, từ bì sẽ hình thành thêm nhiều xương bì mới tạo thành 1 sọ bì bao ngoài sọ sụn. Sọ não : + Xương gốc sụn : vùng mũi có 1 xương sàn giữa, 2 xương sàn bên. Vùng mắt có xương hốc bướm, xương cánh bướm, xương ổ mắt bướm. Vùng tai có 5 xương. Vùng chẩm có 1 xương gốc chẩm, 2 xương bên chẩm, 1 xương trên chẩm. + Xương bì : nóc sọ có xương mũi, trán, đỉnh. Bên sọ có xương vòng ổ mắt, xương thái dương.Đáy sọ có xương lá mía và xương bên bướm Sọ tạng : Tất cả đã hoá xương, gồm có : cung hàm, cung móng và các cung mang. 3.3 Xương chi : Chi lẻ : Gồm vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn. Vây đuôi thường xoè rộng, có 3 kiểu chính : đồng hình (nguyên vĩ), dị hình và lưỡng hình. Chi chẳn : + Vây ngực : Gồm có xương bả, xương quạ, xương đòn (rất lớn), xương trên đòn, xương sau đòn. Xương vây có 4 tấm tia và nhiều tia vây. + Vây hông : Đai hông biến đổi, mỗi bên chỉ còn 1 xương gốc vây, xương vây có 1 tấm tia và nhiều tia vây. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng: Côn trùng học - PGS.TS. Nguyễn Thế Nhã
33 p | 339 | 93
-
Tìm hiểu về các loài chim
41 p | 865 | 91
-
Bài giảng Sinh học 11 bài 27: Cảm ứng ở động vật (TT)
26 p | 432 | 48
-
Bài giảng Sinh học 7 bài 30: Ôn tập phần một - Động vật không xương sống
11 p | 642 | 30
-
Giáo án sinh học lớp 7 - Tiết 32 HÀNH MỔ CÁ
7 p | 346 | 19
-
Giáo án sinh học lớp 7 - Tiết 35: ÔN TẬP HỌC KỲ I
8 p | 343 | 19
-
Giáo án điện tử sinh học: Sinh học 12- Sự phát sinh loài người
32 p | 88 | 11
-
Giáo án điện tử môn sinh học: thực hành tập tính động vật
0 p | 77 | 10
-
Giáo án điện tử môn sinh học: tìm hiểu một số loài chim
0 p | 140 | 9
-
Giáo án điện tử môn sinh học: ôn tập động vật không xương sống
0 p | 111 | 8
-
Bài giảng điện tử môn sinh học: Động vật không xương sống
0 p | 91 | 7
-
Giáo án điện tử môn sinh học: bộ thú túi
0 p | 49 | 6
-
Bài giảng điện tử môn sinh học: mô hình lớp lưỡng cư
0 p | 67 | 6
-
Bài giảng điện tử môn sinh học: Đặc điểm chung của lớp lưỡng cư
0 p | 61 | 6
-
Bài giảng điện tử môn sinh học: bộ thú huyệt, bộ thú túi
0 p | 64 | 4
-
Bài giảng điện tử môn sinh học: đặc điểm chung của chim
0 p | 52 | 3
-
Chương V: Một vài động vật nổi ít gặp
4 p | 46 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn