intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Dự phòng tái phát sau đột quỵ cấp

Chia sẻ: Nguyễn Ngọc Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

44
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài viết trình bày chiến lược phòng tái phát sau đột quỵ/TIA, tăng huyết áp sau đột quỵ/TIA và đái tháo đường sau đột quỵ/TIA. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Dự phòng tái phát sau đột quỵ cấp

  1. DỰ PHÒNG TÁI PHÁT SAU ĐỘT QUỴ CẤP PGS TS BS Nguyễn Trọng Hưng Trường Đại học Y Hà Nội Bệnh viện Lão khoa Trung ương
  2. Gánh nặng đột quỵ theo tỷ lệ mắc ở các vùng : Châu Phi cận Sahara (trung, tây, đông, nam phi), Trung Đông, Đông Nam Á, Trung Mỹ và Nam Mỹ
  3. Tỷ lệ tái phát đột quỵ/TIA • Sau Đột quỵ/TIA, nguy cơ tái phát hàng năm ≈ 3%-4% (*) • Phân biệt TIA và Đột quỵ thiếu máu não không quan trọng nữa vì có cùng cơ chế bệnh sinh và nhiều biện pháp phòng tái phát đột quỵ có thể áp dụng chung cho cả hai nhóm (*)Dhamoon MS, et al. Neurology. 2006;66:641–646.
  4. Chiến lược phòng tái phát sau đột quỵ/TIA  Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ  Điều trị kháng kết tập tiểu cầu khi không do tắc mạch từ tim  Điều trị chống huyết khối khi do tắc mạch từ tim  Can thiệp khi có xơ vữa động mạch lớn  Phòng ngừa trong một số tình huống đặc biệt
  5. Tăng huyết áp sau đột quỵ/TIA  Cần điều trị sớm ngay sau giai đoạn cấp để phòng tái phát và các biến cố mạch máu khác (I-A)  Nếu trước đó không điều trị THA, cần điều trị THA khi : - HATT ≥140 mmHg hoặc HATTr ≥90 mmHg (I-B) - HATT
  6. Rối loạn chuyển hóa lipid sau đột quỵ/TIA Tăng cholesterol, kèm xơ vữa ĐM cần theo khuyến cáo của ACC/AHA 2013 (lối sống, chế độ ăn và thuốc) (I-A) - Statin được khuyến cáo phòng tái phát đột quỵ & các biến cố tim mạch do xơ vữa → giảm LDL-C
  7. Đái tháo đường sau đột quỵ/TIA  Sau ĐQ/TIA, nên sàng lọc ĐTĐ cho mọi bệnh nhân (đường đói, HbA1C, test dung nạp glucose) : HbA1C là chính xác nhất (IIa-C)  Cần kiểm soát đường huyết gần bình thường: - Giảm các biến chứng vi mạch (I-A) - Giảm các biến chứng mạch máu lớn (IIb-B)  Mục tiêu Hb A1C là dưới 7% (IIa-B).  Ở người ĐTĐ, cần kiểm soát HA và lipids máu tích cực hơn người không ĐTĐ (IIa-B)  Điều trị THA ở người ĐTĐ: Nhóm ức chế men chuyển và chẹn thụ thể angiotensin được khuyến cáo là lựa chọn hàng đầu (do giảm tiến triển tổn thương bệnh thận do ĐTĐ (I-A)
  8. Béo phì sau đột quỵ/TIA  Tất cả bệnh nhân ĐQ/TIA cần sàng lọc béo phì thông qua chỉ số khối cơ thể (BMI) (I-C)  Đã ghi nhận hiệu quả của giảm cân đối với nguy cơ tim mạch…. Nhưng giảm cân ở người béo phì mới bị ĐQ/TIA là không chắc chắn (IIb-C)  Các bác sĩ lâm sàng nên khuyến khích bệnh nhân kiểm soát cân nặng nhờ đảm bảo cân bằng giữa năng lượng ăn vào và hoạt động thể lực
  9. Hoạt động thể lực sau đột quỵ/TIA  Hoạt động thể lực vừa sức ít nhất 30 phút/ngày để giảm các yếu tố nguy cơ và các bệnh lý giảm nguy cơ tái phát ĐQ/TIA (IIb-C)  Cần thiết hoạt động thể lực toàn diện khi điều kiện sức khỏe cho phép (IIa-C)  Đối với những người có phế tật nặng sau đột quỵ, cần một chế độ vật lý trị liệu có kiểm soát, phù hợp với các khả năng còn lại của bệnh nhân
  10. Dinh dưỡng sau đột quỵ/TIA  Đánh giá về dinh dưỡng cho bệnh nhân ĐQ/TIA (xác định thừa dinh dưỡng hay thiếu dinh dưỡng (IIa-C). Nếu có dấu hiệu của suy dinh dưỡng nên tư vấn dinh dưỡng (I-B).  Cần thiết giảm lượng natri đưa vào dưới ≈ 2,4 g/ngày hay dưới nữa
  11. Ngừng thở khi ngủ với tái phát đột quỵ  Thăm dò giấc ngủ (PSG) ở bệnh nhân sau ĐQ/TIA quan trọng do tỷ lệ của HC ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn cao nếu điều trị tốt sẽ giảm tái phát ĐQ (IIb - B)  Điều trị thở áp lực dương liên tục (CPAP) có thể chỉ định cho bệnh nhân ĐQ/TIA và có các bằng chứng rõ trong phòng tái phát ĐQ (IIb - B)
  12. Chiến lược phòng tái phát sau đột quỵ/TIA  Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ  Điều trị kháng kết tập tiểu cầu khi không do tắc mạch từ tim  Điều trị chống huyết khối khi do tắc mạch từ tim  Can thiệp khi có xơ vữa động mạch lớn  Phòng ngừa trong một số tình huống đặc biệt
  13. Kháng kết tập tiểu cầu phòng tái phát ĐQ không do từ tim  Sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu để làm giảm nguy cơ tái phát đột quỵ và các biến cố tim mạch khác (I-A)  Phối hợp aspirin với clopidogrel: có thể dùng ngay trong vòng 24giờ đầu và kéo dài đến 21 ngày (IIb-B)  Aspirin (50-325mg/ngày), kết hợp aspirin+dipyridamole phóng thích kéo dài, hoặc clopidogrel (IIa-A)  Hoặc dùng aspirin+dipyridamole (IIa-A) hoặc clopidogrel thay cho aspirin đơn thuần (IIb-B)
  14. Bệnh ĐM cảnh ngoài sọ và tái phát đột quỵ  Sau ĐQ/TIA trong vòng 6 tháng và hẹp nặng (70-99%) động mạch cảnh cùng bên: phẫu thuật nội mạc động mạch cảnh (nếu tỉ lệ tử vong, biến chứng phẫu thuật
  15. Bệnh ĐM cảnh ngoài sọ và tái phát đột quỵ  Khi có chỉ định phẫu thuật nội mạc ĐM cảnh, cần làm ngay trong vòng 2 tuần, không nên trì hoãn (IIa-B)  Khi hẹp nặng (>70%) có triệu chứng, nếu khó phẫu thuật, bệnh nội khoa làm tăng nguy cơ phẫu thuật, có các bệnh đặc biệt (hẹp do xạ trị, tái hẹp sau phẫu thuật nội mạc ĐM cảnh → thay thế bằng tạo hình động mạch & đặt stent (IIb-B)  Tạo hình động mạch và đặt stent: là lựa chọn hợp lý khi tỉ lệ tử vong và tai biến quanh thủ thuật từ 4-6% (IIa-B)  Khi tắc hoàn toàn ĐM cảnh có triệu chứng, không khuyến cáo thường quy mổ bắc cầu cảnh trong/cảnh ngoài (III-A)
  16. Bệnh ĐM cảnh ngoài sọ và tái phát đột quỵ Lứa tuổi: Lựa chọn giữa tạo hình động mạch & đặt stent và phẫu thuật nội mạc ĐM cảnh:  Tuổi > 70: Phẫu thuật nội mạc ĐM cảnh cho kết quả tốt hơn so với tạo hình động mạch & đặt stent (nhất là khi giải phẫu ĐM không thuận lợi cho can thiệp nội mạch  Tuổi < 70: Hai phương pháp như nhau về nguy cơ biến chứng (đột quỵ, NMCT, hoặc tử vong) và nguy cơ lâu dài đối với đột quỵ cùng bên (IIa- B)
  17. Chiến lược phòng tái phát sau đột quỵ/TIA  Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ  Điều trị kháng kết tập tiểu cầu khi không do tắc mạch từ tim  Điều trị chống huyết khối khi do tắc mạch từ tim  Can thiệp khi có xơ vữa động mạch lớn  Phòng tái phát trong một số tình huống đặc biệt
  18. Rung nhĩ và tái phát đột quỵ  Bắt đầu dùng chống đông đường uống trong vòng 14 ngày sau khi khởi phát các triệu chứng thần kinh (IIa-B)  Rung nhĩ kéo dài hoặc cơn: Warfarin với INR 2,0-3,0 (I-A); Apixaban (I-A); Dabigatran (I-B); Rivaroxaban (IIa-B)  Nếu không thể dùng kháng đông uống, nên dùng aspirin 325mg/ngày (I-A); Clopidogrel có thể phối hợp aspirine hơn là dùng aspirin đơn thuần (IIb-B)  Kết hợp kháng đông uống với thuốc kháng tiểu cầu: không dùng cho mọi bệnh nhân sau ĐQ; nhưng phù hợp với bệnh mạch vành, đặc biệt là hội chứng mạch vành cấp hoặc đặt stent (IIb - C)
  19. Bệnh van tim do thấp và tái phát đột quỵ  Warfarin dùng dài hạn (kèm rung nhĩ) với INR 2,0 – 3,0 (I-A)  Warfarin dùng dài hạn (không kèm rung nhĩ) với INR 2,0 – 3,0 (IIb-C)  Có thể kết hợp nhưng không thường qui với thuốc kết tập tiểu cầu để tránh tăng nguy cơ xuất huyết (IIb-C)  Warfarin + aspirin (81mg/ngày): Khi có tắc mạch tái phát trong khi đang dùng warfarin (IIa-C)
  20. Van tim nhân tạo và tái phát đột quỵ  Warfarin với INR 3,0 (từ 2,5 – 3) : Dùng cho bệnh nhân đột quỵ/TIA đã được thay van tim nhân tạo (I-B)  Aspirin 75-100mg/ngày + kháng đông với INR 3,0 (2,5- 3,5) cho các bệnh nhân có van tim nhân tạo bị mắc Đột quỵ dù đang điều trị kháng đông đầy đủ (IIa-B)  Warfarin với INR 2,0-3,0: Chỉ định ĐQ/TIA có van tim nhân tạo sinh học và không có nguồn huyết khối thuyên tắc nào khác (IIb-C)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2