intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Giáo dục kỹ năng sống

Chia sẻ: Codon_02 Codon_02 | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:15

213
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tìm hiểu kỹ năng sống là gì; có những loại kỹ năng sống nào; cần hình thành cho học sinh THCS những kỹ năng sống nào;Hình thành kỹ năng sống cho học sinh bằng cách như thế nào ?... được trình bày cụ thể trong "Bài giảng Giáo dục kỹ năng sống".

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Giáo dục kỹ năng sống

  1. Chuyên đề BDTX Modul 35 10 - 2015
  2. Các vấn đề: Kỹ năng sống là gì ? Có những loại kỹ năng sống  nào ? Cần hình thành cho học sinh  THCS những kỹ năng sống nào ? Hình thành kỹ năng sống cho học  sinh bằng cách như thế nào ?
  3. Kỹ năng sống là gì ? Bản Con Xã hội thân người Người khác Môi trường tự nhiên Khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng  xử với những người khác và với xã hội, khả  năng ứng phó trước các tình huống của  cuộc sống.
  4. Các loại kỹ năng sống ? + Nhóm kỹ năng làm chủ bản thân: ­ Tự nhận thức bản thân; ­ Xác định giá trị cuộc sống;  ­ Kiên định; ­ Tự chế ngự cảm xúc;  + Nhóm kỹ năng ứng xử với người khác: ­ Giao tiếp; ­ Lắng nghe; ­ Cảm thông; ­ Thể hiện tự tin;  ­ Tìm kiếm sự hỗ trợ; ­ Hợp tác; ­ Từ chối;  ­ Thương lượng; ­ Giải quyết mâu thuẫn;  + Nhóm kỹ năng giải quyết công việc:  ­ Thu thập và xử lý thông tin; ­ Phán xét;  ­ Sáng tạo; ­ Ra quyết định; ­ Giải quyết vấn đề; * Các kĩ năng sinh tồn trong tự nhiên
  5. Cần dạy học sinh THCS những kỹ năng  nào ? + Các kỹ năng làm chủ bản thân + Các kỹ năng ứng xử với người khác + Các kỹ năng giải quyết công việc  + Một số kĩ năng sinh tồn khác:  Tham gia giao thông; Phòng bệnh giao mùa;  Bơi lội; Cấp cứu tai nạn; Ứng phó hỏa hoạn.
  6. Nội dung các kỹ năng sống cần dạy học  sinh ? Kĩ năng tự nhận thức về bản thân  ­ Mình là ai ? (trong quan hệ với những người xung  quanh) ­ Điểm mạnh, điểm yếu của mình về năng lực, tính cách ? ­ Sở thích của mình ? Mục tiêu cuộc sống của mình ? ­ Mình có thể thành công ở lĩnh vực nào ? Nên nhận việc  gì ? Kĩ năng xác định giá trị đối với cuộc sống bản  thân ­ Về vật chất cái gì là quan trọng, là có ý nghĩa ? ­ Về tinh thần cái gì là quan trọng, là có ý nghĩa ?
  7. Nội dung các kỹ năng sống cần dạy học  sinh ? Kĩ năng kiên định  ­ Điều mình muốn có đúng không ? có hợp lý không ? ­ Điều mình muốn có ảnh hưởng gì người khác không ? ­ Có nhất quyết thực hiện được điều mong muốn không ? Kĩ năng ứng phó với căng thẳng ­ Mình đang ở trạng thái căng thẳng nào ? (mỏi mệt, sợ  hãi, mất phương hướng, nghi ngờ, bực tức, khó ngủ, …) ­ Làm gì đây để lập lại cân bằng, không tổn hại sức  khỏe ? ­Tham gia công việc, tạo lập cuộc sống, quan hệ xung  quanh thế nào để giảm nguy cơ xảy ra căng thẳng ?
  8. Nội dung các kỹ năng sống cần dạy học  sinh ? Kĩ năng giao tiếp (tiếp cận và nói chuyện) ­ Nói gì, hành động gì, cử chỉ, thái độ thế nào để đối tác  chú ý và sẵn sàng nghe mình trình bày, đề đạt ý kiến ? ­ Nói những gì, trật tự thế nào, ngôn ngữ thế nào, cử chỉ,  thái độ thế nào để đối tác hiểu ngay, hiểu rõ ý mình ? Kĩ năng lắng nghe tích cực  ­ Nhìn thẳng vào người nói, tập trung chú ý nghe ­ Gật đầu thể hiện thân thiện, khuyến khích người nói ­ Hỏi thêm một vài điểm, tóm lược ý người nói ­ Không vội đánh giá, hạn chế ngắt lời, tranh cãi ­ Đối đáp hợp lí, cởi mở, thành thật, tôn trọng đối tác
  9. Nội dung các kỹ năng sống cần dạy học  sinh ? Kĩ năng thể hiện sự cảm thông ­ Mình rơi vào hoàn cảnh như họ thì sẽ ứng xử thế nào ? ­ Nên ủng hộ, chia sẻ điều gì ? Nên thông cảm điều gì ? Kĩ năng thể hiện sự tự tin ­ Tự khẳng định mình có làm được điều đó không ? ­ Thể hiện thế nào với đối tác, với mọi người là sẽ làm  được ? Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ ­ Những ai có thể giúp đỡ ? Ai có thể giúp đỡ tốt nhất ? ­ Tiếp cận bằng cách nào ? Trình bày những gì ? ­ Được ủng hộ thì làm gì ? Bị từ chối thì ứng phó thế  nào ?
  10. Nội dung các kỹ năng sống cần dạy học  sinh ? Kĩ năng hợp tác  ­ Xác định, xây dựng, thống nhất mục tiêu chung ­ Tôn trọng, lắng nghe, phản biện, thông cảm, đoàn kết ­ Chủ động phân công hợp lí, hợp tình các công việc ­ Nỗ lực việc mình, theo dõi, sẵn sàng trợ giúp bạn khi  cầ n Kĩ năng từ chối ­ Điều mà đối tác yêu cầu có chỗ nào không thể đáp ứng ?  chỗ nào đáp ứng được nhưng không nên đáp ứng ? ­ Nêu lý do khách quan không thể đáp ứng để từ chối ­ Phân tích hậu quả xấu của hành động để từ chối
  11. Nội dung các kỹ năng sống cần dạy học  sinh ? Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn ­ Không làm tăng mâu thuẫn (ngừng tiếp xúc, tranh cãi) ­ Nguyên nhân mâu thuẫn là gì ? liên quan những ai ? ­ Bắt đầu từ đâu ? Lỗi mình chỗ nào ? Lỗi đối tác chỗ  nào ? ­ Có thể đối thoại trực tiếp để mỗi bên nhận lỗi, khắc  phục ? ­ Ai có quan hệ tốt hoặc ai có uy tín với đối tác để nhờ  người đó làm trung gian phân tích, hòa giải ? ­ Có thể gặp gỡ, phân tích, hòa giải lúc nào ? ở đâu ? Có  cần sự trợ giúp phân tích, bảo đảm an toàn hay không ?
  12. Nội dung các kỹ năng sống cần dạy học  sinh ? Kĩ năng ra quyết định ­ Xác định vấn đề hoặc tình huống đang gặp phải ­ Thu thập thông tin về vấn đề hoặc tình huống đó ­ Liệt kê các cách giải quyết trong điều kiện hiện tại ­ Hình dung về các kết quả của mỗi cách giải quyết ­ So sánh các cách để lựa chọn cách tốt nhất * Nên: khách quan, trung thực, đầy đủ, khẩn trương, tự tin * Không nên: phi thực tế, phiến diện, vội vàng, chần chừ
  13. Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống cho học  sinh Tiến trình: Thay đổi nhận thức => Hình thành thái độ =>  Điều chỉnh hành vi Trải nghiệm: Tạo tình huống, cơ hội (giả định) để học  sinh va chạm, suy nghĩ, tranh luận, thay đổi nhận thức, xác  định thái độ, điều chỉnh hành vi (hình thành kĩ năng). Tương tác: Phải tổ chức hoạt động tập thể, tạo môi  trường, qua tương tác bạn bè, tương tác công việc, học sinh  mới tự hình thành môt hệ thống thao tác ứng phó, hệ thống  thao tác giải quyết vấn đề, hình thành được kĩ năng.
  14. Một số hình thức tổ chức giáo dục kĩ  năng sống cho học sinh ­ Dạy học theo nhóm rèn kĩ năng hợp tác ­ Nghiên cứu ví dụ điển hình (video, phim), rút ra bài học ­ Tạo tình huống có vấn đề, thảo luận giải quyết vấn đề ­ Cho học sinh đóng vai ứng xử, phân tích, hoàn thiện ­ Tổ chức trò chơi có luật chơi liên quan đến ứng xử  đúng/sai ­ Tổ chức các nhóm học sinh nghiên cứu tìm hiểu, báo cáo  về các vấn đề khác nhau về một kỹ năng sống.
  15. BDTX ­ Nâng cao nghiệp vụ TS. Võ Hoàng Ngọc Trường THCS Lê Lợi – TP Vinh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2