intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Giao tiếp trong y khoa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Giao tiếp trong y khoa được biên soạn với mục tiêu: Biết được đặc trưng và những yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ nhân viên y tế & bệnh nhân; Ứng dụng để cải thiện quan hệ nhân viên y tế (NVYT) & bệnh nhân (BN).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Giao tiếp trong y khoa

  1. GIAO TIẾP TRONG Y KHOA
  2. Mục tiêu Bài học giúp sinh viên: p Biết được đặc trưng và những yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ nhân viên y tế & bệnh nhân. p Ứng dụng để cải thiện quan hệ nhân viên y tế (NVYT) & bệnh nhân (BN).
  3. Đại cương p Trong chăm sóc sức khỏe, đối với từng tình trạng của từng bệnh nhân => thầy thuốc sẽ có cách xử trí và các chỉ định tương ứng. p Tuy nhiên, điều trị và chăm sóc sức khỏe một bệnh nhân không đơn giản là chăm sóc một cái máy bị hỏng hóc. p Con người có cảm xúc, có suy nghĩ, có những hoàn cảnh ràng buộc khiến họ không thể muốn làm thì làm, muốn không thì không.
  4. Những điểm chính yếu p Đa số bệnh nhân ngày nay muốn có một mối quan hệ mà họ có quyền/phần trách nhiệm p Đáp ứng những nhu cầu mới của BN không phải là tốn thời gian hơn mà đòi hỏi có sự điều chỉnh trong kỹ năng truyền thông mà bạn đã có.
  5. Truyền thông (giao tiếp) p Tiến trình trao đổi thông tin giữa các cá nhân thông qua một hệ thống các biểu tượng, dấu hiệu hoặc hành vi. p Đặc trưng quan trọng của truyền thông là tính hai chiều, chiều truyền đi từ người gởi đến người nhận và chiều phản hồi từ người nhận đến người gởi.
  6. Tại sao cần giao tiếp tốt giữa NVYT&BN? p Giao tiếp tốt giúp: n cải thiện sự hài lòng của BN n giúp BN hiểu và nhớ được các thông tin cung cấp n theo đuổi được kế hoạch điều trị n cải thiện kết quả điều trị.
  7. Giao tiếp trị liệu p Giao tiếp trị liệu (therapeutic communication) là truyền thông giữa NVYT và bệnh nhân nhằm giúp BN đương đầu với các vấn đề, quan hệ với những người khác, thích nghi với những điều không thể thay đổi và đối diện với những gút mắc trong nhận thức.
  8. Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến giao tiếp giữa NVYT & BN p Về phía bệnh nhân: n Tình trạng thể chất n Tình trạng tâm lý (do thể chất, hoặc liên quan đến cung cách ứng xử) n Kinh nghiệm về chăm sóc y tế trong quá khứ n Kỳ vọng về chăm sóc y tế hiện tại.
  9. Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến giao tiếp giữa NVYT & BN p Về phía NVYT: n Được huấn luyện về kỹ năng giao tiếp n Tự tin vào khả năng giao tiếp n Nhân cách n Yếu tố thể chất n Yếu tố tâm lý.
  10. Giao tiếp hiệu quả Lưu ý 6 chữ: p WHO? (Ai?) p WHY? (Tại sao?) p WHAT? (Cái gì) p HOW? (Như thế nào?) p WHERE? (Ở đâu) p WHEN? (Khi nào?)
  11. WHO ? Bạn giao tiếp với ai? p 1.Bệnh nhân p 2.Người nhà của bệnh nhân p 3.Đồng nghiệp p 4.Cấp trên
  12. WHY ? Bạn giao tiếp để làm gì? Trong môi trường làm việc, giao tiếp nhằm: p Tăng thu nhập cho bản thân p Tạo môi trường làm việc thoải mái p Nâng cao vị trí xã hội
  13. WHAT? Bạn giao tiếp nội dung gì? p Thông báo p Hướng dẫn, tư vấn p Động viên p Thuyết phục, đề nghị
  14. HOW? Bạn giao tiếp như thế nào Nguyên tắc ABC… p Accuracy (chính xác) p Brevity (ngắn gọn) p Clarity (rõ ràng, sáng sủa) p Courteous (lịch sự)
  15. WHERE? Giao tiếp ở đâu? p Trong BV? Ø Phòng bệnh/Phòng mổ Ø Phòng xét nghiệm Ø Công viên/nhà ăn/nhà xe BV…. p Ngoài BV? Ø Tại nhà Ø Công sở Ø Nơi công cộng….
  16. WHEN? Giao tiếp khi nào? Khi bệnh nhân trong các hoàn cảnh: Chưa có bệnh/ Đang bệnh/ Hết bệnh p Chưa có bệnh Ø Người nhà bệnh nhân Ø Người đi thăm bệnh Ø Hàng xóm p Đang bị bệnh Ø Đi khám bệnh, làm xét nghiệm Ø Đang nằm viện p Hết bệnh: Ø Tái khám Ø Ngoài cộng đồng.
  17. Thiết lập mối quan hệ tốt giữa NVYT & BN p Tóm lại, giao tiếp không chỉ đơn thuần là những kỹ năng, mẹo vặt để làm vừa lòng người khác mà thật sự là một mối quan hệ trong đó NVYT thể hiện mình và đáp ứng nhu cầu tâm lý của BN. p Do đó ta không máy móc áp dụng các nguyên tắc một cách cứng nhắc mà phải thật sự xuất phát từ sự chân thành.
  18. Một số phát hiện khoa học về quan hệ TT-BN p Có 2 cách tiếp cận: - “Thầy thuốc trọng tâm” (doctor-centered) - “Bệnh nhân trọng tâm” (patient-centered) Patrick Byrne và Barrie Long (1976) đã phân tích 2.500 băng ghi âm/ghi hình các cuộc khám bệnh ở nhiều nước và ghi nhận có 2 cách tiếp cận chính
  19. Một số quan niệm và phát hiện khoa học về quan hệ NVTT & BN p “Thầy thuốc trọng tâm” (67%) n Hỏi câu hỏi đóng n Chỉ quan tâm đến mặt sinh học n Dùng những thuật ngữ chuyên môn n Không quan tâm đến tâm tư hoặc những vấn đề liên quan của bệnh nhân n Áp đặt các quyết định lên bệnh nhân.
  20. Một số quan niệm và phát hiện khoa học về quan hệ NVYT-BN Kết luận: “BỆNH NHÂN TRỌNG TÂM” => cải thiện đáng kể mối quan hệ NVYT-BN, so với tiếp cận “thầy thuốc trọng tâm”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2