intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kháng nguyên - ThS. BS Đỗ Minh Quang

Chia sẻ: Canhvatxanhbaola | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

24
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kháng nguyên với mục tiêu chính giúp các bạn có thể trình bày được định nghĩa kháng nguyên hoàn chỉnh và hapten; Phân biệt được sự khác nhau giữa hai thuộc tính Thuộc tính sinh miễn dịch và Thuộc tính đặc hiệu kháng nguyên; Trình bày được thế nào là epitop, các điểm khác biệt giữa epitop của tế bào B (và kháng thể) và epitop của tế bào T. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kháng nguyên - ThS. BS Đỗ Minh Quang

  1. ThSBS ĐỖ MINH QUANG
  2. MỤC TIÊU  1. Trình bày được định nghĩa kháng nguyên hoàn chỉnh và hapten. 2. Phân biệt được sự khác nhau giữa hai thuộc tính - Thuộc tính sinh miễn dịch. - Thuộc tính đặc hiệu kháng nguyên. 3. Trình bày được thế nào là epitop, các điểm khác biệt giữa epitop của tế bào B (và kháng thể) và epitop của tế bào T. 4. Phân biệt được kháng nguyên phụ thuộc và không phụ thuộc Thymus.
  3. ĐỊNH NGHĨA  Kháng nguyên là một chất khi đưa vào cơ thể (tiếp xúc với hệ miễn dịch) sẽ gây ra ở cơ thể đó một đáp ứng miễn dịch, tức là sự hình thành các kháng thể và/ hay tế bào T phản ứng đặc hiệu với kháng nguyên đưa vào  Kháng Nguyên hoàn chỉnh có tính gây miễn dịch và tính đặc hiệu kháng nguyên  Hapten (khaùng nguyeân khoâng hoaøn chænh,baùn khaùng nguyeân )chỉ có tính đặc hiệu KN, không tạo ra được một đáp ứng miễn dịch.
  4. THUỘC TÍNH TỔNG QUÁT CHO MỌI KHÁNG NGUYÊN HOÀN CHỈNH  1. Cấu tạo hóa học -Các đại phân tử protein nói chung là các KN mạnh. -Các polypeptid, polysaccharid cao phân tử là KN.
  5. THUỘC TÍNH TỔNG QUÁT CHO MỌI KHÁNG NGUYÊN HOÀN CHỈNH  2. Khối lượ ng phân tử -> 50.000Da là các KN rất mạnh -< 10.000 Da thường không có tính gây miễn dịch hoặc chỉ gây đáp ứng nhẹ
  6. THUỘC TÍNH TỔNG QUÁT CHO MỌI KHÁNG NGUYÊN HOÀN CHỈNH 3. Sự phức tạp của cấu trúc hóa học Polypeptid tổng hợp : - 1 loại axit amin thì không có hoặc chỉ có tính gây miễn dịch rất yếu - ≥ ba loại axit amin trở lên thì tính gây miễn dịch tăng lên rõ rệt. -Các axit amin vòng thơm như tyrosin, phenylalanin khi thêm vào thành phần cấu tạo gây miễn dịch tăng lên mạnh hơn các axit amin khác.
  7. CÁC THUỘC TÍNH KHÁC ẢNH HƯỞNG LÊN TÍNH GÂY MIỄN DỊCH CỦA MỘT CHẤT 1. Tính lạ đối với hệ thố ng miễn dịch -Hệ thống miễn có khả năng phân biệt một cấu trúc. thuộc cơ thể mang hệ miễn dịch (quen) hay thuộc một cơ thể khác (lạ). -Cơ sở của sự phân biệt “lạ” hay “quen” này là do nguồn gốc di truyền, -Khả năng phân biệt được “quen” và “lạ” là do các tế bào miễn dịch học được trong quá trình trưởng thành của hệ thống miễn dịch ở mỗ i cá thể
  8. CÁC THUỘC TÍNH KHÁC ẢNH HƯỞNG LÊN TÍNH GÂY MIỄN DỊCH CỦA MỘT CHẤT 2. Đặc điểm di truyền của từng cá thể  -Cấu tạo khác nhau giữa các cá thể làm cho các cá thể có khả năng đáp ứng miễn dịch khác nhau đối với các kháng nguyên. -Các gien có liên quan đến đặc điểm miễn dịch này các gien của nhóm phù hợp mô lớp I và II (ở người là HLA lớp I và II).
  9. CÁC THUỘC TÍNH KHÁC ẢNH HƯỞNG LÊN TÍNH GÂY MIỄN DỊCH CỦA MỘT CHẤT 3. Tính có thể phân hủy -Các chất không bị phân hủy bởi quá trình sinh học trong cơ thể thì không có tính gây miễn dịch, ví dụ như chất dẻo polystyrene, chất amiăng. -Tuy nhiên, nếu một chất lại bị phân hủy quá nhanh trong cơ thể thì không có hoặc chỉ có tính gây miễn dịch yếu.
  10. CÁC THUỘC TÍNH KHÁC ẢNH HƯỞNG LÊN TÍNH GÂY MIỄN DỊCH CỦA MỘT CHẤT 4. Tính dễ bị bắt giữ bởi các đơn nhân thực bào -Các đơn nhân thực bào phải bắt giữ, xử lý KN và sau đó mới trình diện KN cho tế bào T để tạo đáp ứng miễn dịch - KN không bị bắt giữ bởi đơn nhân thự c bào thì đáp ứng sẽ không có hoặc kém hiệu quả.
  11. CÁC THUỘC TÍNH KHÁC ẢNH HƯỞNG LÊN TÍNH GÂY MIỄN DỊCH CỦA MỘT CHẤT 5. Đường đưa KN vào cơ thể KN hòa tan khi tiêm trong da, dưới da hay bắp thịt gây đáp ứng miễn dịch cao hơn khi tiêm tĩnh mạch.
  12. CÁC THUỘC TÍNH KHÁC ẢNH HƯỞNG LÊN TÍNH GÂY MIỄN DỊCH CỦA MỘT CHẤT 6. Liều lượng KN đưa vào cơ thể  -Trên thực nghiệm ở chuộ t nhắt nếu ta tiêm 0,5 mg polysaccarid tinh khiết của vỏ phế cầu khuẩn thì không tạo được đáp ứng miễn dịch, -tuy nhiên nếu ta tiêm ở liều thấp hơn hàng ngàn lần (0,5 μ g) thì sẽ tạo được KT đặc hiệu.
  13. CÁC THUỘC TÍNH KHÁC ẢNH HƯỞNG LÊN TÍNH GÂY MIỄN DỊCH CỦA MỘT CHẤT 7. Chất tá dược miễn dịch  Tá dược miễn dịch là một chất khi đưa vào cùng với KN để gây miễn dịch sẽ làm tăng tính gây miễn dịch của KN lên.  Cơ chế làm tăng tính gây miễn dịch của chúng - Làm cho KN được giữ lại lâu và giải phóng ra từ từ. - Làm tăng phản ứng viêm tại nơi tiêm KN. - Hoạt hóa, tăng sinh các tế bào miễn dịch. - Làm thay đổi tính chất vật lý của KN.
  14. CÁC THUỘC TÍNH KHÁC ẢNH HƯỞNG LÊN TÍNH GÂY MIỄN DỊCH CỦA MỘT CHẤT Hapten thường là một phân tử nhỏ tự nó không có khả nă ng tạo ra một đáp ứng miễn dịch Hapten gắn với một đại phân tử khác (thường là một protein) gọi là chất tải (carrier) thì hệ thống miễn dịch có thể tạo ra kháng thể hay tế bào T mẫn cảm nhận diện và kết hợp đặc hiệu với hapten
  15. ÊPITÔP 1 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA EPITOP Kháng thể hay tế bào T đặc hiệu chỉ nhận diện những phần nhỏ nhất định được cấu thành trong KN gọi là epitop.
  16. ÊPITÔP
  17. ÊPITÔP Trong một KN các epitop có thể được hình thành bởi: -một chuỗi các phân tử gần nhau (dạng chuỗi) -hay do cấu hình không gian được hình thành từ các phần tử xa nhau, nhưng do cấu trúc bậc 3 chúng tiếp cận lại gần nhau (dạng cấu hình)
  18. ÊPITÔP -Epitop quyết định tính đặc hiệu của KN -Một KN thường bao gồm nhiều epitop. -Số lượng epitop có trên một KN được gọi là hóa trị của KN đó.
  19. ÊPITÔP Hai KN khác nhau nếu có chia sẻ chung một vài epitop thì chúng sẽ có phản ứng chéo với nhau :phản ứng chéo thực sự. Nhiều epitop gần giống nhau có thể được nhận diện bởi cùng một KT hoặc nhiều KT gần giống nhau có thể nhận diện cùng một epitop: phản ứng chéo tương đối,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2