YOMEDIA
ADSENSE
Bài giảng Khí tượng biển: Phần 2
86
lượt xem 10
download
lượt xem 10
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 tập bài giảng giới thiệu tới người đọc các kiến thức về hoàn lưu khí quyển, tương tác biển - khí quyển, thời tiết biển Đông, khí hậu biển Đông. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Khí tượng biển: Phần 2
CHƯƠNG IV HOÀN LƯU KHÍ QUYỂN<br />
4.1 Hoàn lưu chung khí quyển<br />
Tập hợp các luồng không khí chuyển động thành dòng khép kín với quy mô lớn<br />
trên phạm vi toàn cầu được gọi là hoàn lưu chung khí quyển. Hoàn lưu chung khí<br />
quyển bao gồm 2 thành phần: thành phần nằm ngang (chiếm ưu thế) và thành phần<br />
thẳng đứng.<br />
Khi nghiên cứu hoàn lưu chung khí quyển người ta thường không xét trường<br />
đường dòng mà xét đến hệ thống các đường đẳng áp, đẳng cao trên các bản đồ thời<br />
tiết, tức là xét đến trường áp bởi vì trường áp và trường gió có mối quan hệ mật thiết<br />
với nhau, do đó xét trường áp tức là xét đến trường gió, cũng tức là xét đến trường<br />
đường dòng.<br />
4.1.1 Sơ đồ hoàn lưu chung khí quyển<br />
Sơ đồ hoàn lưu chung khí quyển là mô hình các đường dòng không khí đã được<br />
đơn giản hoá đi rất nhiều.<br />
1) Sơ đồ hoàn lưu nhiệt không xét đến sự quay của quả đất<br />
Đây là sơ đồ hoàn lưu đơn giản nhất. Có thể mô tả sơ đồ này như sau:<br />
Giả thiết rằng bề mặt trái đất là đồng nhất, các lớp khí quyển đồng nhất và hoàn<br />
toàn trong suốt, không có sự quay của quả đất. Do đó, khí quyển không hấp thụ bức xạ<br />
mặt trời và mặt đất nóng lên hoàn toàn phụ thuộc vào độ cao mặt trời. Vì vậy, lượng<br />
bức xạ nhận được ở các vĩ độ khác nhau thì khác nhau nên bề mặt trái đất bị đốt nóng<br />
không đồng đều và không khí cũng nóng lên không đồng đều theo vĩ độ. Kết quả là:<br />
- ở xích đạo và vùng vĩ độ thấp: do nhận được nhiều bức xạ mặt trời, mặt đất nóng<br />
lên, không khí nóng lên và bốc lên cao; ở mặt đất khí áp giảm hình thành thấp áp, trên<br />
cao khí áp tăng hình thành cao áp.<br />
- ở cực và vùng vĩ độ cao: do nhận được ít bức xạ mặt trời, mặt đất lạnh đi, không<br />
khí lạnh đi và co nén lại, không khí có xu thế giáng từ trên cao xuống, dẫn đến dưới<br />
thấp khí áp tăng hình thành cao áp ở mặt đất, trên cao khí áp giảm hình thành thấp áp<br />
trên cao.<br />
Do đó, ở mặt đất không khí<br />
chuyển động từ áp cao cực về áp<br />
thấp xích đạo; ở trên cao không<br />
khí chuyển động từ xích đạo về<br />
cực hình thành vòng hoàn lưu<br />
khép kín được gọi là vòng hoàn<br />
lưu nhiệt.<br />
Sơ đồ vòng hoàn lưu nhiệt<br />
không xét đến sự quay của quả<br />
Hình 4-1<br />
đất ở Bắc bán cầu được mô tả trên<br />
hình 4-1.<br />
<br />
Như vậy, theo sơ đồ này, trên địa cầu có 2 vòng hoàn lưu nhiệt ở 2 bán cầu và<br />
chuyển động thẳng đứng ở xích đạo có ý nghĩa rất to lớn đối với hoàn lưu chung khí<br />
quyển. ý nghĩa này thể hiện ở chỗ:<br />
- Không khí ở vùng xích đạo có bốc lên thì áp suất khí quyển ở mặt đất mới giảm<br />
và áp suất ở trên cao mới tăng, từ đó mới phát sinh dòng không khí thổi từ cực về xích<br />
đạo ở dưới thấp và dòng không khí thổi từ xích đạo về cực ở trên cao. Đồng thời khi<br />
không khí bốc lên cao cùng với quá trình ngưng kết sẽ là sự toả nhiệt và tiềm nhiệt nầy<br />
chính là động lực thúc đẩy không khí tiếp tục bốc lên.<br />
- Mặc khác, chuyển động thẳng đứng ở xích đạo chính là động lực tạo nên cơ chế<br />
hút gió từ trên cao xuống mặt đất ở vùng cực bởi vì khi không khí ở xích đạo bốc lên<br />
cao chuyển dần về cực sẽ bị nguội lạnh dần, mật độ không khí sẽ tăng lên và đến cực<br />
nó nặng hơn, có xu hướng giáng xuống mặt đất.<br />
2) Sơ đồ hoàn lưu khí quyển có xét đến sự quay của trái đất<br />
Sơ đồ này dựa trên giả thiết rằng bề mặt đệm là đồng nhất, các lớp khí quyển đồng<br />
nhất và hoàn toàn trong suốt, nhưng có xét đến sự quay của quả đất. Do đó nguyên<br />
nhân làm cho không khí chuyển động vẫn là do sự chênh lệch nhiệt độ giữa cực - xích<br />
đạo song hình dạng của vòng hoàn lưu do sự tác dụng của lực Cơriolit nên bị biến đổi<br />
đi ít nhiều.<br />
Theo Rossby, sơ đồ hoàn lưu khí quyển có xét đến sự quay của trái đất được mô tả<br />
như sau:<br />
- Tại vùng nhiệt đới: Không khí thăng lên ở xích đạo và chuyển dần về vĩ độ ϕ =<br />
o<br />
30 , do lực Cơriolit càng lên vĩ độ cao dòng không khí càng lệch phải (ở Bắc bán cầu)<br />
hoặc lệch trái (Nam bán cầu). Theo tính toán đến vĩ độ ϕ = 30o, dòng không khí trở<br />
thành vĩ hướng và tại đây không khí liên tục được bổ sung, nén xuống làm cho áp suất<br />
ở dưới thấp tăng lên hình thành cao áp (cao áp cận nhiệt). Như vậy, giữa xích đạo và<br />
vĩ độ ϕ = 30o hình thành vòng hoàn lưu khép kín: dưới thấp không khí thổi từ vĩ độ ϕ<br />
= 30o về xích đạo theo hướng Đông Bắc gọi là tín phong, trên cao từ xích đạo về vĩ độ<br />
ϕ = 30o gọi là phản tính phong. Hoàn lưu tín phong này có thành phần hướng Đông ở<br />
dưới thấp và hướng Tây ở trên cao.<br />
- Tại vĩ độ 60o - cực: Tại cực, ở mặt đất lạnh là vùng cao áp nên gió thổi từ cực về<br />
vĩ độ ϕ = 60o. Do tác dụng của lực Cơriôlit nên gió có hướng Đông Bắc chuyển dần<br />
thành vĩ hướng. Tại vùng ϕ = 60o tiếp nhận gió từ vĩ độ ϕ = 30o thổi về theo hướng<br />
Tây Nam, do tác dụng của lực Cơriôlit cũng chuyển dần thành vĩ hướng. Hai luồng gió<br />
này gặp nhau buộc không khí phải thăng lên cao và di chuyển về bổ sung cho không<br />
khí trên cao ở cực (không thể thổi về vĩ độ thấp được vì vùng vĩ độ trung bình tồn tại<br />
đới gió có hướng Tây Nam dày từ thấp lên cao). Kết quả là giữa cực và vĩ độ ϕ = 60o<br />
tồn tại vòng hoàn lưu gọi là hoàn lưu địa cực. Hoàn lưu địa cực có thành phần hướng<br />
Đông ở dưới thấp và thành phần hướng Tây ở trên cao.<br />
<br />
- Trong cả tầng đối bình lưu: Trong cả tầng<br />
đối - bình lưu, sơ đồ<br />
vòng hoàn lưu lớn dễ<br />
nhận thấy như sau: Trong<br />
E<br />
E<br />
tầng đối lưu có gió Tây<br />
Nam, thịnh hành thành<br />
W<br />
W<br />
phần hướng Tây (đới gió<br />
Tây). Trong tầng bình<br />
lưu: có gió Đông Bắc,<br />
E<br />
E<br />
thịnh hành thành phần<br />
hướng Đông (đới gió<br />
Hình 4-2<br />
Đông).<br />
Tóm lại: Sơ đồ hoàn lưu nhiệt có xét đến sự quay của quả đất bao gồm hai vòng<br />
hoàn lưu nhỏ là hoàn lưu tín phong ở vùng vĩ độ thấp và hoàn lưu địa cực ở vùng vĩ độ<br />
cao với gió Đông thịnh hành phía dưới, gió Tây thịnh hành phía trên và một vòng<br />
hoàn lưu lớn bao trùm toàn cầu với gió Tây thịnh hành phía dưới, gió Đông thịnh hành<br />
phía trên (hình 4-2).<br />
3) Sơ đồ hoàn lưu vĩ hướng trung bình<br />
Sơ đồ hoàn lưu vĩ hướng trung bình được mô tả bằng mặt cắt theo chiều thẳng<br />
đứng từ mặt đất cho đến giới hạn trên cùng của khí quyển ở Bắc bán cầu và Nam bán<br />
cầu trong mùa đông và mùa hè.<br />
Trên sơ đồ này người ta biểu diễn những dòng vĩ hướng bằng các đường đẳng tốc<br />
theo mặt cắt thẳng đứng: dòng không khí từ Tây qua Đông gọi là gió Tây; dòng không<br />
khí từ Đông qua Tây gọi là gió Đông. Các đường đẳng trị tốc độ gió trong sơ đồ đo<br />
bằng m/s.<br />
Song trong sơ đồ hoàn lưu vĩ hướng trung bình lại không kể tới thành phần gió<br />
các hướng khác và các chuyển động thẳng đứng.<br />
<br />
Hình 4-3 là một dạng sơ đồ hoàn lưu vĩ hướng trung bình.<br />
<br />
Theo sơ đồ này thì: ở miền vĩ độ thấp gió Đông chiếm ưu thế lan từ mặt đất đến<br />
độ cao khá lớn còn bên trên nó có lớp gió Tây; ở miền cực đới là lớp gió Đông tương<br />
đối thấp và ở vùng ôn đới nói chung bao trùm đới gió Tây suốt chiều dày của khí<br />
quyển.<br />
Như vậy, trên sơ đồ hoàn lưu vĩ hướng trung bình ta cũng nhận thấy hệ thống tín<br />
phong và phản tín phong; nhưng sự hình thành tín phong và phản tín phong không<br />
phải liên quan với sự đi lên của không khí nóng ở xích đạo mà liên quan với sự mở<br />
rộng theo chiều nằm ngang của đới gió Tây từ miền ôn đới sang miền vĩ độ thấp.<br />
Chính vì vậy mà nhiều nhà khí tượng thế giới cho rằng: những chuyển động thẳng<br />
đứng của không khí trong vùng xích đạo không có ý nghĩa to lớn đối với hoàn lưu<br />
chung khí quyển như trước đây người ta đã gán cho nó. Do đó, người ta xem gió Tây<br />
thổi mạnh ở miền ôn đới, phát sinh trong vùng nhiệt độ giảm mạnh mẽ, khi nhiệt độ<br />
tăng là động lực chủ yếu của hoàn lưu chung khí quyển.<br />
Sơ đồ hoàn lưu vĩ hướng trung bình còn nêu được những đặc điểm quan trọng của<br />
hoàn lưu trên cao như: sự phân bố các đới gió thịnh hành khá phù hợp với sơ đồ vòng<br />
hoàn lưu đối - bình lưu trong các sơ đồ hoàn lưu nhiệt; sự phân bố của tốc độ gió theo<br />
độ cao ở các vĩ độ trong cả hai mùa, trên đó nổi bật nên các vùng có gió mạnh đạt tới<br />
30-40 m/s hoặc lớn hơn. Các vùng gió mạnh này thổi vòng quanh trái đất khi lệch về<br />
<br />
phía Bắc khi lệch về phía Nam hoặc bị đứt đoạn gây ảnh hưởng rất lớn đến các quá<br />
trình khí quyển ở các lớp dưới thấp.<br />
4) Hoàn lưu thực tế trên trái đất<br />
Do có sự phân bố không đều giữa lục địa và biển trên bề mặt dẫn đến sự phân bố<br />
không đồng đều về chế độ nhiệt và nơi lạnh nhất thế giới không phải là Bắc hoặc Nam<br />
cực mà là Iacút (Véckhôiăngxơcơ) và Gơrenlen, nơi nóng nhất không phải là xích đạo<br />
mà là các sa mạc thuộc Phi châu, á châu và Bắc Mỹ; từ đó dẫn đến sự phân bố không<br />
đồng đều về khí áp.<br />
Như vậy, sự khác biệt giữa hoàn lưu thực tế với sơ đồ hoàn lưu chung là do chế<br />
độ nhiệt thực tế của bề mặt đất gây ra.<br />
Ta sẽ sử dụng các bản đồ khí áp trung bình vào tháng I và VII để nghiên cứu hoàn<br />
lưu thực tế vào mùa đông và mùa hè (hình 2-4, 2-5, 2-6 và 2-7).<br />
a) Trường khí áp trung bình trên bản đồ tháng I<br />
- Trường khí áp trung bình trên mực biển:<br />
ở Bắc bán cầu: Các trung tâm khí áp được phân bố như sau:<br />
+ Cao áp Bắc băng dương hình thành trên biển băng mờ.<br />
+ Cao áp Xêbêri, Gơrenlen và Bắc Mỹ phát triển mạnh thành các xoáy nghịch<br />
lớn (do bề mặt đệm lạnh).<br />
+ áp thấp Alêuchiên và áp thấp Itslan phát triển và thể hiện rõ.<br />
+ Cao áp phó nhiệt đới Bắc Thái Bình Dương (Haoai) và Bắc Đại Tây Dương<br />
(Aso) giảm yếu do tác dụng của nhiệt lực.<br />
+ Dải áp thấp xích đạo di chuyển xuống phía Nam bán cầu.<br />
ở Nam bán cầu: Các trung tâm khí áp được phân bố như sau:<br />
+ Tại ϕ = 20 ÷ 40o cao áp trên đại dương thể hiện rõ (Nam ấn Độ Dương, Thái<br />
Bình Dương và Đại Tây Dương).<br />
+ Trên lục địa Nam Mỹ, châu Phi, châu úc hình thành các trung tâm xoáy<br />
thuận.<br />
+ Cực Nam hình thành áp thấp Nam cực.<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn