Bài giảng Kiểm toán căn bản: Chương 5 - TS. Nguyễn Thị Thanh Phương
lượt xem 6
download
Bài giảng "Kiểm toán căn bản" Chương 5 Phương pháp kiểm toán và kỹ thuật chọn mẫu trong công tác kiểm toán, cung cấp cho người học những kiến thức như Phương pháp khoa học chung; Phương pháp kiểm toán cơ bản; Phương pháp kiểm toán tuân thủ; Kỹ thuật lấy mẫu trong kiểm toán; Mức thỏa mãn trong kiểm toán và hệ thống thứ bậc bằng chứng kiểm toán. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kiểm toán căn bản: Chương 5 - TS. Nguyễn Thị Thanh Phương
- KIỂM TOÁN CĂN BẢN Chương 5 PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN VÀ KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN 29
- Chương 5: Phương pháp kiểm toán và kỹ thuật chọn mẫu trong công tác kiểm toán Nội dung 5.1 Phương pháp khoa học chung 5.2 Phương pháp kiểm toán cơ bản 5.3 Phương pháp kiểm toán tuân thủ 5.4 Kỹ thuật lấy mẫu trong kiểm toán 5.5 Mức thỏa mãn trong kiểm toán và hệ thống thứ bậc bằng chứng kiểm toán
- 5.1 Phương pháp kiểm toán Khái niệm: Phương pháp kiểm toán là các biện pháp, cách thức và thủ pháp được vận dụng trong công tác kiểm toán nhằm đạt được mục đích kiểm toán đã đặt ra
- 5.1 Phương pháp kiểm toán Phương pháp tiếp cận kiểm toán BCTC PP tiếp cận kiểm toán dựa PP tiếp cận trên rủi ro kiểm toán dựa PP tiếp cận trên hệ thống kiểm toán dựa Chu kỳ PP tiếp cận trên BCĐKT bán hàng Chu kỳ thu kiểm toán dựa mua hàng tiền TSCĐ và đầu trên các thủ thanh thanh tư dài hạn tục cơ bản HTK toán BCTC Tiền Chu kỳ Tiền huy lương động và v.v…. TSCĐ vốn và nhân hoàn Chu kỳ sự trả Doanh HTK và Chi phí chi phí thu
- 5.1 Phương pháp kiểm toán Phương pháp (kỹ thuật) kiểm toán Phương pháp kiểm toán PPKT tuân thủ PPKT cơ bản (control tests) (substantive tests) Kỹ thuật điều Thử nghiệm chi Phân tích đánh Thử nghiệm tra hệ thống tiết về kiểm giá tổng quát chi tiết nghiệp soát (Analytical vụ và số dư TK (Walkthrough) (Test of control) Procedures) (Test of details)
- 5.2. Phương pháp kiểm toán cơ bản Khái niệm/Mục đích: Phương pháp kiểm toán cơ bản bao gồm các thủ tục kiểm toán được thiết kế, sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán có liên quan đến số liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp. Đặc trưng: Mọi thử nghiệm, phân tích, đánh giá của KTV đều dựa vào số liệu, thông tin, trong BCTC và do hệ thống kế toán cung cấp. Phương pháp này còn được gọi là các bước kiểm nghiệm dựa vào số liệu. Điều kiện vận dụng: Đây là phương pháp được vận dụng cho mọi cuộc kiểm toán, tuy nhiên, phạm vi và mức độ vận dụng lại tuỳ thuộc và tính hiệu quả của HTKSNB doanh nghiệp. Khi HTKSNB của doanh nghiệp tốt, để cuộc kiểm toán đạt hiệu quả thì KTV luôn phải kết hợp chặt chẽ giữa hai phương pháp.
- 5.2. Phương pháp kiểm toán cơ bản Phân tích đánh giá tổng quát Khái niệm: Phân tích đánh giá tổng quát là việc xem xét số liệu trên BCTC thông qua mối quan hệ và những tỉ lệ giữa các chỉ tiêu trên BCTC Tác dụng: Kỹ thuật này giúp KTV khai thác bằng chứng kiểm toán nhanh chóng thông qua việc xác định những sai lệch về thông tin, những tính chất bất bình thường trên BCTC => giúp KTV xác định mục tiêu, phạm vi, qui mô, khối lượng công việc cần kiểm toán, từ đó có thể đi sâu nghiên cứu, kiểm toán những vấn đề mà KTV cho là cần thiết. Nội dung: Phân tích xu hướng (phân tích ngang) Phân tích tỷ suất (phân tích dọc)
- 5.2. Phương pháp kiểm toán cơ bản Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư TK Khái niệm: Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư các tài khoản là kỹ thuật kiểm tra chi tiết việc (quá trình) ghi chép, hạch toán từng nghiệp vụ kinh tế từ chứng từ vào sổ kế toán có liên quan. Tác dụng: Thu thập các bằng chứng trực tiếp chứng minh cho độ tin cậy của các số liệu trên các tài liệu kế toán Nội dung bao gồm: - Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ phát sinh (kiểm tra các CSDL sự phát sinh, sự đầy đủ, tính toán đánh giá, đúng kỳ, phân loại đúng đắn) - Kiểm tra chi tiết số dư tài khoản (kiểm tra các CSDL sự hiện hữu, quyền và nghĩa vụ, sự đầy đủ, tính toán đánh giá, phân loại đúng đắn)
- 5.3. Phương pháp kiểm toán tuân thủ Khái niệm/mục đích: Phương pháp kiểm toán tuân thủ bao gồm các thủ tục, kỹ thuật kiểm toán được thiết kế và sử dụng để thu thập các bằng chứng kiểm toán có liên quan đến tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) doanh nghiệp. Đặc trưng: Đặc trưng của phương pháp này là mọi thử nghiệm phân tích, đánh giá và kiểm tra đều dựa vào qui chế KSNB doanh nghiệp. Điều kiện vận dụng Khi KSNB là mạnh, hiệu quả, KTV tin tưởng vào KSNB của đơn vị, thường bao gồm các trường hợp: - Khách hàng kiểm toán là khách hàng truyền thống và hệ thống KSNB doanh nghiệp phải mạnh, hiệu quả. - Đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp luôn tỏ ra trung thực, đáng tin cậy. - Qua kiểm toán nhiều năm, KTV không phát hiện các dấu vết về sai phạm nghiêm trọng.
- 5.3. Phương pháp kiểm toán tuân thủ Kỹ thuật điều tra hệ thống Khái niệm: Kỹ thuật điều tra hệ thống là việc kiểm tra chi tiết một loạt các nghiệp vụ cùng loại ghi chép từ đầu đến cuối của 1 hệ thống để xem xét, đánh giá các bước kiểm soát áp dụng trong hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán. Tác dụng: Việc thử nghiệm về hệ thống này cho phép KTV đánh giá lại mức độ RRKS và thiết kế phương pháp kiểm toán tuân thủ mà cụ thể là các thử nghiệm chi tiết về kiểm soát và qua đó điều chỉnh cả các thử nghiệm cơ bản.
- 5.3. Phương pháp kiểm toán tuân thủ Thử nghiệm chi tiết về kiểm soát Khái niệm: Thử nghiệm chi tiết về kiểm soát là các thử nghiệm được tiến hành để thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu của các quy chế KSNB và các bước kiểm soát được tiến hành làm cơ sở cho việc thiết kế phương pháp kiểm toán cơ bản – tức các thử nghiệm về số liệu Tác dụng: Việc tiến hành các thử nghiệm kiểm soát để thu thập các bằng chứng đánh giá mức độ tự tuân thủ các chính sách và thủ tục KSNB đã được vạch ra.
- Mô hình kết hợp thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản Mô hình A: Phạm vi bằng chứng kiểm toán cần thu thập Hộp C Hộp B RR SSTY Cao Hộp A RR SSTY Trung bình RR SSTY Thấp BCKT cần thu thập: Thấp Trung bình Cao Mô hình B: Bản chất của bằng chứng kiểm 50% thử nghiệm toán kiểm soát 100% thử nghiệm cơ bản 50% thử nghiệm cơ bản Cách tiếp cận/mô hình Cách tiếp cận kiểm toán Cách tiếp cận kiểm toán chỉ dựa kết hợp: dựa vào KSNB vào thử nghiệm cơ bản
- Sơ đồ vận dụng thử Xác định rủi ro xảy ra SSTY đối với nghiệm kiểm soát và thử số dư tài khoản, thuyết minh, và CSDL liên quan nghiệm cơ bản (2) Không Chốt kiểm soát có hiệu quả về mặt thiết kế? Có Việc thực hiện Thử nghiệm kiểm soát có đảm bảo tính kinh tế đối với Không cuộc kiểm toán? Có Thực hiện thử nghiệm kiểm soát (khảo sát tính hữu hiệu về hoạt động Thực hiện của chốt kiểm soát) thử nghiệm kiểm soát Không Ghi lại các điểm yếu của Hoạt động hiệu quả? KSNB và báo cáo Ban Quản trị Có CR thấp Thực hiện Thực hiện thử nghiệm cơ bản với Thực hiện thử nghiệm cơ bản với thử nghiệm phạm vi hẹp phạm vi rộng cơ bản
- 5.4. LẤY MẪU TRONG KIỂM TOÁN 5.4.1. Khái quát chung về mẫu 5.4.2. Các loại mẫu 5.4.3. Phương pháp chọn mẫu 5.4.4. Quy trình chọn mẫu thuộc tính
- 5.4.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MẪU Các khái niệm cơ bản Lý do cần phải kiểm toán trên cơ sở chọn mẫu Rủi ro từ việc thực hiện phương pháp kiểm toán chọn mẫu Quy trình lấy mẫu trong kiểm toán
- Các khái niệm cơ bản Tổng thể: là một tập hợp bao gồm tất cả các phần tử hoặc đơn vị thuộc đối tượng nghiên cứu (hay nói cách khác: Tổng thể là toàn bộ dữ liệu về một vấn đề gì đó mà KTV muốn lập mẫu kiểm toán để rút ra các kết luận) Mẫu kiểm toán: Mẫu kiểm toán là một phần dữ liệu (mẫu) được lấy ra từ tổng thể (toàn bộ dữ liệu) được thực hiện bằng các phép thử cơ bản và tuân thủ để đánh giá, từ kết quả của mẫu kiểm toán suy ra kết quả cho tổng thể. Mẫu đại diện: Mẫu đại diện là mẫu mà đặc điểm của mẫu cũng giống như những đặc điểm của tổng thể
- Các khái niệm cơ bản Đơn vị lấy mẫu: Là các phần tử riêng biệt cấu thành tổng thể. Đơn vị lấy mẫu có thể là một đơn vị tiền tệ, một đơn vị hiện vật hoặc số lượng. Lấy mẫu kiểm toán: là áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ, sao cho mọi phần tử đều có cơ hội để được chọn Sai phạm: Là việc không thực hiện hoặc thực hiện sai thủ tục kiểm soát, phát hiện được qua các thử nghiệm kiểm soát hoặc các sai lệch về thông tin hoặc số liệu phát hiện được qua các thử nghiệm cơ bản, do cá nhân hoặc tập thể gây ra một cách cố ý (gian lận) hoặc không cố ý (sai sót). Tổng sai phạm được tính bằng tỷ lệ lỗi hoặc tổng giá trị sai lệch về số liệu.
- Các khái niệm cơ bản Sai phạm cá biệt: Là các sai phạm phát sinh từ những sự kiện cá biệt không tái diễn trừ khi xảy ra những tình huống đặc biệt có thể dự tính trước. Sai phạm cá biệt không đại diện cho sai phạm của tổng thể. Sai phạm có thể bỏ qua: Là mức sai phạm tối đa trong một tổng thể mà KTV và công ty kiểm toán có thể chấp nhận được. Sai phạm có thể bỏ qua là sai phạm dưới mức trọng yếu. Kỹ thuật phân tổ (nhóm, tầng hoặc lớp): là việc phân chia tổng thể thành các tổng thể con hoặc các nhóm, mỗi tổng thể con hoặc mỗi nhóm là một tập hợp các đơn vị lấy mẫu có cùng tính chất (thường là chỉ tiêu giá trị).
- Lý do cần phải kiểm toán trên cơ sở chọn mẫu KTV không thể tìm kiếm một sự chắc chắn, chính xác tuyệt đối của số học. Cho dù kiểm toán toàn bộ thì KTV vẫn không thể phát hiện hết các sai phạm Xét về mặt kinh tế, nếu kiểm toán toàn diện sẽ không hiệu quả vì mất quá nhiều công sức, chi phí và thời gian. Bằng chứng mà KTV thu được trên mẫu kiểm toán không phải là duy nhất mà nó còn được bổ sung từ các nguồn khác nhau trong quá trình kiểm toán. Xét về tính kịp thời của thông tin, đặc biệt là kiểm toán nội bộ, khi tiến hành kiểm toán trên cơ sở mẫu kiểm toán sẽ đáp ứng được yêu cầu kinh doanh kịp thời phục vụ việc quản lý, điều hành sản xuất của chủ doanh nghiệp.
- Rủi ro từ việc thực hiện phương pháp kiểm toán chọn mẫu Rủi ro lấy mẫu: Là khả năng kết luận của KTV dựa trên kiểm tra mẫu có thể khác với kết luận mà KTV đạt được nếu kiểm tra trên toàn bộ tổng thể với cùng một thủ tục Rủi ro ngoài lấy mẫu: Là rủi ro khi KTV đi đến một kết luận sai vì các nguyên nhân không liên quan đến cỡ mẫu. Ví dụ: KTV có thể sử dụng thủ tục kiểm toán không thích hợp hay KTV hiểu sai bằng chứng và không nhận diện được sai sót. Nguyên nhân rủi ro: Đánh giá không đúng về rủi ro tiềm tàng Đánh giá không đúng về rủi ro kiểm soát Lựa chọn thủ tục kiểm toán không thích hợp và thực hiện công việc kiểm toán không hợp lý
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Giới thiệu môn học - Vũ Hữu Đức, Phạm Minh Vương
9 p | 204 | 42
-
Tập bài giảng Kiểm toán căn bản
211 p | 65 | 18
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 1 - TS. Phạm Thanh Thủy
38 p | 71 | 14
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 3 - TS. Phạm Thanh Thủy
33 p | 56 | 12
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Chương 3 - ĐH Thương Mại
0 p | 175 | 11
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Chương 4 - ĐH Thương Mại
0 p | 101 | 10
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 1: Bản chất, chức năng và ý nghĩa của kiểm toán
20 p | 84 | 10
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp kiểm toán
27 p | 57 | 7
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Trường ĐH Thương Mại (Năm 2020)
25 p | 51 | 7
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 5: Tổ chức kiểm toán
22 p | 65 | 6
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 4 - TS. Đinh Thế Hùng (Phần 2)
37 p | 50 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 2 - TS. Bùi Thị Minh Hải
25 p | 52 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 2: Phân loại kiểm toán
17 p | 86 | 4
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 5 - TS. Nguyễn Thị Mỹ
35 p | 55 | 4
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 3 - ThS. Tạ Thu Trang
45 p | 81 | 4
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 3: Các khái niệm cơ bản thuộc nội dung kiểm toán
21 p | 85 | 3
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 4 - TS. Đinh Thế Hùng (Phần 1)
42 p | 48 | 2
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 1 - TS. Đoàn Thanh Nga
38 p | 43 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn