Bài giảng Kiểm toán nội bộ khu vực công
lượt xem 4
download
Bài giảng "Kiểm toán nội bộ khu vực công" nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức lý thuyết toàn diện và kiến thức thực tế vững chắc về kiểm toán nội bộ trong khu vực công; có kỹ năng phản biện, phân tích, tổng hợp; kỹ năng thực hành nghề nghiệp về kiểm toán nội bộ. Kết thúc học phần sinh viên sẽ có kiến thức, khả năng để lập kế hoạch, thực hiện, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá công tác kiểm toán nội bộ trong các đơn vị thuộc khu vực công. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kiểm toán nội bộ khu vực công
- 5/8/2020 KIỂM TOÁN NỘI BỘ KHU VỰC CÔNG BỘ MÔN KIỂM TOÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] PGS, TS Nguyễn Phú Giang, Nguyễn Trúc Lê, Kiểm toán nội bộ (PM.0054218), NXB Tài chính – Năm 2015 [2] PGS, TS Nguyễn Phú Giang, Giáo trình Kiểm toán căn bản (GT.0002781), NXB Thống kê – Năm 2016 [3] Kiểm toán Nhà nước, Luật kiểm toán nhà nước số 81/2015/QH13 ban hành ngày 24/6/2015 (PD.0049308/09), NXB Lao động – xã hội – Năm 2015 [4] Victor Brink and Herbert Witt (Nhóm tác giả Trường Đại học Kinh tế quốc dân biên dịch), Modern internal Auditing – Kiểm toán nội bộ hiện đại (PD.0016238), NXB Tài chính – Năm 2000 [5] Bộ Tài chính (2013), Hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế MỤC TIÊU HỌC PHẦN Trang bị cho sinh viên kiến thức lý thuyết toàn diện và kiến thức thực tế vững chắc về kiểm toán nội bộ trong khu vực công; có kỹ năng phản biện, phân tích, tổng hợp; kỹ năng thực hành nghề nghiệp về kiểm toán nội bộ. Kết thúc học phần sinh, viên sẽ có kiến thức, khả năng để lập kế hoạch, thực hiện, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá công tác kiểm toán nội bộ trong các đơn vị thuộc khu vực công. 1
- 5/8/2020 CẤU TRÚC MÔN HỌC Tổng quan về kiểm toán nội bộ 1 Kiểm soát nội bộ các đơn vị thuộc 2 khu vực công Quy trình kiểm toán nội bộ khu 3 vực công Học kỳ Quân đội Tâm Việt – Hè 2013 CẤU TRÚC MÔN HỌC Kiểm toán nội bộ trong các đơn 4 vị thuộc khu vực công Kiểm toán viên nội bộ và tổ chức 5 kiểm toán nội bộ trong các đơn vị thuộc khu vực công Học kỳ Quân đội Tâm Việt – Hè 2013 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ 1.1. Khái niệm, bản chất của kiểm toán nội bộ 1.2. Vai trò và chức năng của kiểm toán nội bộ 1.3. Các chuẩn mực nghề nghiệp của KTNB 1.4. Nội dung và phương pháp kiểm toán nội bộ 2
- 5/8/2020 1.1 Khái niệm, bản chất của kiểm toán nội bộ 1.1.1. Khái niệm kiểm toán nội bộ 1.1.2. Bản chất của kiểm toán nội bộ 1.1.1 Khái niệm về kiểm toán nội bô Khái niệm kiểm toán nội bộ được IIA bổ sung, sửa đổi theo sự phát triển của kinh tế thị trường. Từ năm 1978 đến nay đã có 5 lần sửa đổi, lần sửa đổi gần nhất định nghĩa: “KTNB là hoạt động xác nhận và tư vấn mang tính độc lập, khách quan được thiết lập nhằm tạo ra giá trị gia tăng, nâng cao hiệu quả hoạt động của một tổ chức. KTNB giúp cho tổ chức đạt được các mục tiêu của mình thông qua việc tạo ra một cách tiếp cận có hệ thống, có tính kỷ luật để đánh giá, nâng cao hiệu lực của quy trình quản trị doanh nghiệp, quy trình kiểm soát và việc quản lý rủi ro” 1.1.2 Bản chất của kiểm toán nội bộ Bản chất của KTNB là một chức năng thẩm định độc lập được thiết lập trong một tổ chức nhằm kiểm tra, đánh giá và đề suất những cải tiến đối với các hoạt động của tổ chức như là một hoạt động phục vụ cho tổ chức. Kiểm toán nội bộ ra đời xuất phát từ yêu cầu của quá trình quản lí 3
- 5/8/2020 1.2 Vai trò và chức năng của kiểm toán nội bộ 1.2.1. Vai trò của kiểm toán nội bộ 1.2.2. Chức năng của kiểm toán nội bộ 1.2.1 Vai trò của kiểm toán nội bộ Kiểm toán nội bộ đóng vai trò là người bảo vệ giá trị cho doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ là một quan sát viên độc lập, nhằm đảm bảo hoạt động của công ty tuân thủ các quy định pháp luật quốc gia, đạo đức kinh doanh và quy chế hoạt động của công ty. Kiểm toán nội chịu trách nhiệm phát hiện ra những sai sót trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giữ vai trò là người tư vấn và định hướng cho ban giám đốc và hội đồng quản trị về kiểm soát rủi ro. 1.2.2. Chức năng của KTNB Kiểm tra, xác nhận và đánh giá về tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động trong DN (Thực hiện kiểm toán hoạt động) + Tính kinh tế: Sự tiết kiệm các nguồn lực vật chất (HH,VH, nhân lực vật lực, tiền vốn…) Ngtắc tối thiểu + Tính hiệu lực: Xem xét các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch đặt ra được thực hiện như thế nào + Tính hiệu quả: Xem xét mối quan hệ giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra (Chỉ tiêu lợi nhuận) Ngtắc tối đa - Ngoài ra, KTNB còn thực hiện chức năng kiểm toán tuân thủ và kiểm toán BCTC, BCQT 4
- 5/8/2020 1.3.1. Các chuẩn mực nghề nghiệp của kiểm toán nội bộ 1.3.1. Chuẩn mực về tính độc lập 1.3.2. Chuẩn mực về sự thành thạo nghề nghiệp 1.3.3. Chuẩn mực về phạm vi công việc 1.4. Nội dung và phương pháp kiểm toán nội bộ 1.4.1. Nội dung kiểm toán nội bộ 1.4.2. Phương pháp kiểm toán nội bộ CHƯƠNG 2: KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC ĐƠN VỊ THUỘC KHU VỰC CÔNG 5
- 5/8/2020 NỘI DUNG 2.1. Khái niệm, bản chất của kiểm soát nội bộ 2.2. Cơ cấu kiểm soát nội bộ 2.3. Đánh giá kiểm soát nội bộ 2.1. Khái niệm, bản chất của kiểm soát nội bộ 2.1.1. Khái niệm kiểm soát nội bộ 2.1.2. Bản chất của kiểm soát nội bộ 2.1.1. Khái niệm kiểm soát nội bộ Theo CMKT số 315: “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị” : Kiểm soát nội bộ: Là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan. 6
- 5/8/2020 2.1.1. Khái niệm kiểm soát nội bộ Kiểm soát nội bộ (Internal Control) là hệ thống được thiết kế nhằm giảm rủi ro cho hệ thống quản lý và giúp tổ chức đạt được các mục tiêu. 2.1.2. Bản chất của kiểm soát nội bộ Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ không phải là trách nhiệm của Kiểm toán nội bộ mà trách nhiệm chính thuộc về CEO, lãnh đạo cao cấp, và các phòng ban trong toàn tổ chức. 2.1.2. Bản chất của kiểm soát nội bộ Bản chất của kiểm soát nội bộ là kiểm soát trên nền tảng quản trị rủi ro và phương pháp của kiểm soát nội bộ giúp các nhà quản lý có cách nhìn toàn diện hơn về hệ thống quản lý, phát hiện những điểm yếu trong hệ thống, và có giải pháp quản lý phù hợp. 7
- 5/8/2020 2.2. Cơ cấu kiểm soát nội bộ 2.2.1. Môi trường kiểm soát chung 2.2.2. Đánh giá rủi ro 2.2.3. Các hoạt động kiểm soát 2.2.4. Thông tin và truyền thông 2.2.5. Kiểm tra và giám sát 2.3 ĐÁNH GIÁ KIỂM SOÁT NỘI BỘ 2.3.1. Đánh giá việc thiết kế các thủ tục kiểm soát 2.3.2. Đánh giá việc thực hiện các thủ tục kiểm soát 2.3.3. Đánh giá hệ thống kế toán CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỘI BỘ KHU VỰC CÔNG 3.1. Chuẩn bị kiểm toán 3.2. Thực hiện kiểm toán 3.3. Kết thúc kiểm toán 3.4. Theo dõi sau kiểm toán 8
- 5/8/2020 3.1. Chuẩn bị kiểm toán 3.1.1. Xác định đối tượng kiểm toán 3.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán 3.1.3. Lập chương trình kiểm toán 3.1.4. Trình duyệt quyết định kiểm toán 3.1.1. Xác định đối tượng kiểm toán Đối tượng kiểm toán có thể là một bộ phận, chi nhánh của đơn vị hay một hoạt động, một chương trình do đơn vị đang tiến hành. 3.1.1. Xác định đối tượng kiểm toán Phương pháp xác định đối tượng kiểm toán Lựa chọn một cách hệ thống Kiểm toán các vấn đề khúc mắc Kiểm toán theo yêu cầu của chính đối tượng kiểm toán 9
- 5/8/2020 3.1.2. Lập kế hoạch kiểm toán (1). Xác định các mục tiêu và phạm vi kiểm toán. (2). Nghiên cứu thông tin cơ bản. (3). Xác định nhân sự thực hiện kiểm toán. (4). Liên hệ với đối tượng kiểm toán và các bộ phận khác. 3.2. Thực hiện kiểm toán 3.2.1. Khảo sát sơ bộ đối tượng kiểm toán 3.2.2. Phân tích đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ 3.2.3. Thực hiện các thủ tục kiểm toán 3.2.4. Xử lý các phát hiện trong quá trình kiểm toán 3.3. Kết thúc kiểm toán 3.3.1. Tổng hợp tài liệu kiểm toán 3.3.2. Lập báo cáo kiểm toán nội bộ 3.3.3. Hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán nội bộ 10
- 5/8/2020 3.3.1. Tổng hợp tài liệu kiểm toán Trước khi lập báo cáo cần tổng hợp lại toàn bộ các vấn đề đã phát hiện trong quá trình kiểm tra, sau đó tổ chức 1 cuộc họp với các đối tượng liên quan trao đổi thêm về các phát hiện này. Chú ý bước này phải lập một biên bản họp tổng kết các phát hiện và yêu cầu người có trách nhiệm nhận xét và cho ý kiến. 3.3.2. Lập báo cáo kiểm toán nội bộ Lập báo cáo hay biên bản kiểm toán nhằm đưa ra kiến nghị của kiểm toán nội bộ về đối tượng được kiểm toán, khái quát về tình hình cuộc kiểm toán, gồm: Mục tiêu, nội dung kiểm toán; Phạm vi và đối tượng kiểm toán; Căn cứ kiểm toán; Tóm tắt quá trình tổ chức thực hiện cuộc kiểm toán: Các đơn vị hoặc bộ phận được kiểm toán, Thời gian và địa điểm kiểm toán, Phương pháp tổ chức thực hiện kiểm toán. 3.3.2. Lập báo cáo kiểm toán nội bộ Có 2 loại Báo cáo KTNB: Báo cáo tổng hợp gửi Ban lãnh đạo: định kỳ hoặc riêng lẻ, các kết quả được trình bày tại các cuộc báo cáo kiểm toán sẽ được tổng hợp để gửi Ban Tổng (Giám đốc). Báo cáo kiểm toán hàng năm: Cung cấp cái nhìn tổng quát về hoạt động kiểm toán nội bộ được thực hiện trong suốt kỳ báo cáo, bao gồm phạm vi và mục tiêu của các hoạt động này, lịch trình của các công việc đã được thực hiện và quá trình áp dụng các kiến nghị của kiểm toán nội bộ. 11
- 5/8/2020 3.3.3. Hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán nội bộ Kiểm toán nội bộ cần tổng hợp toàn bộ các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được, kiểm tra độ tin cậy của các bằng chứng. Trưởng đoàn kiểm toán cần phải đảm bảo rằng: Tất cả các tài liệu làm việc đã được rà soát và ký; Lên kế hoạch theo dõi các vấn đề chưa được giải quyết; Cập nhật kế hoạch về thời gian, chi phí phát sinh; Cập nhật hồ sơ kiểm toán thường xuyên cho các vấn đề đã phát hiện; tóm tắt công việc của KTNB; Nơi gửi báo cáo: Ban lãnh đạo và các bên liên quan có quan tâm. Lưu trữ Hồ sơ kiểm toán 3.4. Theo dõi sau kiểm toán 3.4.1. Theo dõi việc thực hiện kiến nghị của kiểm toán viên 3.4.2. Đánh giá cuộc kiểm toán nội bộ CHƯƠNG 4 KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG CÁC ĐƠN VỊ THUỘC KHU VỰC CÔNG 36 12
- 5/8/2020 NỘI DUNG 4.1. Kiểm toán nội bộ tại các đơn vị hành chính 4.2. Kiểm toán nội bộ tại các đơn vị sự nghiệp có thu 4.3. Kiểm toán nội bộ tại một số loại hình đơn vị khác thuộc khu vực công 37 4.1 KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH 4.1.1. Khái quát chung về các đơn vị hành chính 4.1.2. Nội dung kiểm toán nội bộ tại các đơn vị hành chính 38 4.1.1. Khái quát chung về các đơn vị hành chính Đơn vị hành chính: Là cơ quan công quyền thực hiện chức năng quản lý Nhà nước. Lĩnh vực hoạt động: Phi lợi nhuận Nguồn kinh phí hoạt động: NSNN cấp, cấp trên cấp và các nguồn khác Nguyên tắc hoạt động: Không bồi hoàn trực tiếp Chức năng nhiệm vụ: Thực hiện mục 39 tiêu, nhiệm vụ của Nhà nước 13
- 5/8/2020 Đặc điểm chung của đơn vị hành chính Thứ nhất Không nhằm mục đích lợi nhuận trực tiếp Cung cấp các sản phẩm mang lại lợi ích chung, Thứ hai lâu dài và bền vững cho xã hội Gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình Thứ ba phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước Đặc điểm phân cấp quản lý tài chính của đơn vị hành chính ĐVDT cấp ĐVDT cấp I ĐVDT cấp II III/Cơ sở Trực tiếp sử dụng vốn Nhận dự toán NS của Trực tiếp nhận dự toán NS, nhận dự toán từ ĐVDT cấp I, phân bổ NS, phân bổ NS cho đơn ĐVDT cấp trên. Thực dự toán cho ĐVDT cấp vị cấp dưới. Thực hiện hiện công tác kế toán III. Thực hiện công tác công tác kế toán và quyết và quyết toán NS của kế toán và quyết toán toán NS với cấp dưới và cấp mình và ĐVDT NS của cấp mình và cơ quan tài chính. cấp dưới (nếu có). ĐVDT cấp dưới. Phân tích và đánh giá rủi ro Phân tích các rủi ro thường gặp Đánh giá các rủi ro Cơ chế kiểm soát tương ứng Một số thủ tục kiểm soát 42 14
- 5/8/2020 4.1.2 Nội dung kiểm toán nội bộ tại các đơn vị hành chính Thủ tục kiểm toán tài chính Thủ tục kiểm toán tuân thủ Thủ tục kiểm toán hoạt động 43 4.1.2.1. Thủ tục kiểm toán tuân thủ - Kiểm tra, đánh giá việc chấp hành các chế độ chính sách pháp luật của Nhà nuớc; - Tình hình thực hiện các quy trình, quy định của đơn vị Phát hiện, tư vấn tháo gỡ các vướng mắc, bất cập của cơ chế chính sách trong đơn vị hành chính; - Kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định cho phù hợp với thực tế của đơn vị. - Đề xuất các biện pháp cải cách hành chính với các thủ tục không cần thiết.... 44 4.1.2.3. Thủ tục kiểm toán hoạt động Tính kinh tế (So sánh chi phí đầu vào) Tối thiểu hóa các chi phí về nguồn lực để đạt được các mục tiêu của các hoạt động (chương trình, dự án…) nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đầu ra (công trình, sản phẩm, dịch vụ). Tính hiệu quả: Với một lượng chi phí như nhau, có thể cho ra kết quả nhiều hơn mà chất lượng vẫn đảm bảo Tính hiệu lực (Xác định kết quả): Kết quả thực hiện các mục tiêu, các nhiệm vụ cụ thể trong hoạt động của một tổ chức, một đơn vị. Đánh giá kết quả đạt được với mục tiêu, nhiệm vụ trong tương quan so sánh với mục tiêu dự kiến, nhằm nâng cao năng lực quản lý và hiệu lực hoạt động của các đơn vị, quy trình được kiểm toán. 45 15
- 5/8/2020 4.2 KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU 4.2.1. Khái quát chung về các đơn vị sự nghiệp có thu 4.2.2. Nội dung kiểm toán nội bộ tại các đơn vị sự nghiệp có thu 46 4.2.1. Khái quát chung về các đơn vị sự nghiệp có thu Đơn vị sự nghiệp có thu: Là các cơ quan, đơn vị do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập nhằm cung cấp dịch vụ công (y tế, giáo dục, văn hoá,…) Chức năng nhiệm vụ: Thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà nước Nguyên tắc hoạt động: Không bồi hoàn trực tiếp Nguồn kinh phí hoạt động: Đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; Đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên; Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên Đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên 47 Đặc điểm quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu Lập dự toán hàng năm theo chức năng nhiệm vụ được giao và nhiệm vụ của năm kế hoạch Thực hiện chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, quy chế chi tiêu nội bộ được phê duyệt và kết quả hoạt động của năm hiện hành Được điều chỉnh các nội dung chi, các nhóm mục chi trong dự toán chi cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị Thực hiện quyết toán theo các mục chi của mục lục NSNN tương ứng với từng nội dung chi Các khoản kinh phí chưa sử dụng hết khi quyết toán được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng 48 16
- 5/8/2020 Phân tích và đánh giá rủi ro trong các đơn vị sự nghiệp có thu Phân tích các rủi ro thường gặp trong đơn vị Đánh giá các rủi ro Cơ chế kiểm soát tương ứng Một số thủ tục kiểm soát 49 4.2.2 Nội dung kiểm toán nội bộ tại các đơn vị hành chính Thủ tục kiểm toán tài chính Thủ tục kiểm toán tuân thủ Thủ tục kiểm toán hoạt động 50 4.2.2.1 Thủ tục kiểm toán tài chính (1) Kiểm toán chứng từ: (2) Kiểm toán ngoài chứng từ KTVNB thực hiện kiểm tra đối chiếu các nội dung chi, các nhóm mục chi theo các nội dung từ các khâu: Xây dựng dự toán Thực hiện dự toán Quyết toán 51 17
- 5/8/2020 4.2.2.2 Thủ tục kiểm toán tuân thủ Kiểm toán viên nội bộ dựa trên các văn bản liên quan của Nhà nước, ngành, đơn vị: Đánh giá thực trạng tuân thủ luật pháp, quy định của Nhà nước...; Đánh giá thực trạng tuân thủ chính sách, chế độ, quy định của đơn vị; quy chế chi tiêu nội bộ được phê duyệt và kết quả hoạt động của năm hiện hành. Đánh giá thực trạng tuân thủ chính sách thu nộp NSNN, đơn vị. 52 4.2.2.3 Thủ tục kiểm toán hoạt động Xem xét, đánh giá các thủ tục và phương pháp hoạt động của các bộ phận trong đơn vị sự nghiệp có thu nhằm mục đích đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả, tính hiệu lực của hoạt động đó, từ đó đưa ra những kiến nghị để cải tiến, hoàn thiện hoạt động của đơn vị. Tính kinh tế (So sánh chi phí đầu vào) Tối thiểu hóa các chi phí về nguồn lực để đạt được các mục tiêu của các hoạt động Tính hiệu quả: Với một lượng chi phí như nhau, có thể cho ra kết quả nhiều hơn mà chất lượng vẫn đảm bảo Tính hiệu lực (Xác định kết quả): Kết quả thực hiện các mục tiêu, các nhiệm vụ cụ thể trong hoạt động của một tổ chức, một đơn vị. Đánh giá kết quả đạt được với mục tiêu, nhiệm vụ trong tương quan so sánh với mục tiêu dự kiến, nhằm nâng cao năng lực quản lý và hiệu lực hoạt động của các đơn vị, quy trình được kiểm toán. 53 4.3 KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI MỘT SỐ LOẠI HÌNH ĐƠN VỊ KHÁC THUỘC KHU VỰC CÔNG 4.3.1. Khái quát chung về một số loại hình đơn vị khác thuộc khu vực công 4.3.2. Nội dung kiểm toán nội bộ tại một số loại hình đơn vị khác thuộc khu vực công 54 18
- 5/8/2020 4.3.1. Khái quát chung về một số loại hình đơn vị khác thuộc khu vực công Các đơn vị khác thuộc khu vực công: Là các cơ quan, đơn vị được thành lập ngoài đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp có thu như: Các tổ chức đoàn thể, xã hội, các tổ chức nghề nghiệp. Chức năng nhiệm vụ: Thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ mà Nhà nước cho phép. Nguyên tắc hoạt động: Không bồi hoàn trực tiếp Nguồn kinh phí hoạt động: Đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; Đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên 55 4.3.2 Nội dung kiểm toán nội bộ tại một số loại hình đơn vị khác thuộc khu vực công Thủ tục kiểm toán tài chính Thủ tục kiểm toán tuân thủ Thủ tục kiểm toán hoạt động 56 CHƯƠNG 5 KIỂM TOÁN VIÊN NỘI BỘ TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG CÁC ĐƠN VỊ THUỘC KHU VỰC CÔNG 57 19
- 5/8/2020 NỘI DUNG 5.1. Kiểm toán viên nội bộ 5.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán viên nội bộ 5.1.2. Trách nhiệm và quyền hạn của kiểm toán viên nội bộ 5.1.3. Đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nội bộ 5.2. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ 5.2.1. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ theo mô hình tập trung 5.2.2. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ theo mô hình phân tán 5.2.3. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ theo mô hình kết hợp 58 5.1 KIỂM TOÁN VIÊN NỘI BỘ TRONG CÁC ĐƠN VỊ THUỘC KHU VỰC CÔNG 5.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán viên nội bộ 5.1.2. Trách nhiệm và quyền hạn của kiểm toán viên nội bộ 5.1.3. Đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nội bộ 59 5.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán viên nội bộ 1. Xây dựng quy trình nghiệp vụ kiểm toán nội bộ tại đơn vị trình cấp quản lý trực tiếp Trưởng kiểm toán nội bộ xem xét, phê duyệt. 2. Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm và thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ theo kế hoạch được phê duyệt. 3. Thực hiện các chính sách, quy trình và thủ tục kiểm toán nội bộ đã được phê duyệt, đảm bảo chất lượng và hiệu quả. 4. Kiểm toán đột xuất và tư vấn theo yêu cầu của các đối tượng 5. Kiến nghị các biện pháp sửa chữa, khắc phục sai sót; đề xuất biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. 6. Lập báo cáo kiểm toán; 7. Thông báo và gửi kịp thời kết quả kiểm toán nội bộ theo quy định. 8. Phát triển, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện phương pháp kiểm toán nội bộ và phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ để có thể cập nhật, theo kịp sự phát triển của đơn vị. 9. Tư vấn cho cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong việc lựa chọn, kiểm soát sử dụng dịch vụ kiểm toán độc lập bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kiểm soát nội bộ đối với vốn bằng tiền
7 p | 311 | 44
-
Bài giảng Kiểm toán nội bộ - Bài 1: Tổng quan về kiểm toán nội bộ
22 p | 51 | 12
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 2 - TS. Phạm Thanh Thủy
23 p | 60 | 12
-
Bài giảng Kiểm toán 1 - Chương 4: Chuẩn bị kiểm toán
9 p | 163 | 12
-
Bài giảng Kiểm toán - Chương 3: Hệ thống kiểm soát nội bộ (Đại học Kinh tế TP. HCM)
40 p | 72 | 9
-
Bài giảng Kiểm toán 1: Hệ thống kiểm soát nội bộ - Trần Thị Vinh
18 p | 106 | 9
-
Bài giảng Kiểm toán - Chuyên đề 4: Kiểm toán tiền (ThS. Nguyễn Thanh Hồng)
30 p | 34 | 6
-
Bài giảng Kiểm soát nội bộ nâng cao: Chương 3 - TS. Lê Thị Thanh Mỹ
47 p | 19 | 5
-
Bài giảng Kiểm soát nội bộ: Chương 4 - Trần Phan Khánh Trang
12 p | 15 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán - Chuyên đề 1: Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể (ThS. Nguyễn Thanh Hồng)
20 p | 54 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán: Bài 5 – PGS.TS. Phan Trung Kiên
24 p | 46 | 4
-
Bài giảng Kiểm toán - Chuyên đề 6.1: Kiểm toán hàng tồn kho (ThS. Nguyễn Thanh Hồng)
37 p | 43 | 4
-
Bài giảng Kiểm toán 1: Chương 3 - Trần Thị Vinh
22 p | 39 | 4
-
Bài giảng Kiểm soát nội bộ - Chương 3: Thiết kế kiểm soát nội bộ các chu trình chủ yếu trong đơn vị
45 p | 19 | 4
-
Bài giảng Kiểm toán cơ bản: Chương 9 - Th.S. Nguyễn Thị Thanh Diệp
19 p | 83 | 4
-
Bài giảng Kiểm soát nội bộ - Chương 1: Tổng quan về kiểm soát nội bộ
14 p | 49 | 3
-
Bài giảng Kiểm toán 1: Chương 3 - ĐH Kinh tế TP.HCM
15 p | 46 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn