Bài giảng Kiểm toán căn bản: Chương 6 - TS. Nguyễn Thị Thanh Phương
lượt xem 6
download
Bài giảng "Kiểm toán căn bản" Chương 6 Tổ chức công tác kiểm toán, cung cấp cho người học những kiến thức như Ý nghĩa, vai trò của tổ chức công tác kiểm toán; Nguyên tắc tổ chức công tác kiểm toán; Yêu cầu tổ chức công tác kiểm toán; Nội dung tổ chức công tác kiểm toán. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kiểm toán căn bản: Chương 6 - TS. Nguyễn Thị Thanh Phương
- KIỂM TOÁN CĂN BẢN Chương 6 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN 57
- 6.1. Ý nghĩa, vai trò của tổ chức công tác kiểm toán 6.2. Nguyên tắc tổ chức công tác kiểm toán 6.3. Yêu cầu tổ chức công tác kiểm toán 6.4. Nội dung tổ chức công tác kiểm toán
- 6.1. Ý nghĩa, vai trò của tổ chức công tác kiểm toán • Tổ chức công tác kiểm toán khoa học, chặt chẽ và phù hợp với khách thể được kiểm toán sẽ đảm bảo chất lượng công tác kiểm toán nói chung và chất lượng cuộc kiểm toán nói riêng. • Tổ chức công tác kiểm toán khoa học sẽ hạ thấp rủi ro kiểm toán, đảm bảo rủi ro kiểm toán nằm trong phạm vi cho phép. • Tổ chức công tác kiểm toán khoa học, chặt chẽ và phù hợp với điều kiện của bản thân công ty kiểm toán (chủ thể kiểm toán) sẽ đảm bảo khai thác tối ưu mọi nguồn lực của công ty kiểm toán. • Tổ chức công tác kiểm toán khoa học sẽ đảm bảo cuộc kiểm toán hiệu quả, thông tin kiểm toán tin cậy.
- 6.2. Nguyên tắc tổ chức công tác kiểm toán • Phù hợp với thông lệ quốc tế về kiểm toán và yêu cầu hội nhập hiện nay; • Tuân thủ pháp luật, chính sách, chế độ và Nguyên những quy định của pháp luật Việt Nam tắc tổ • Phải phù hợp với điều kiện cụ thể của chức công khách thể kiểm toán, của chủ thể kiểm toán tác kiểm về mục tiêu, yêu cầu kiểm toán, trình độ và yêu cầu quản lý toán • Đảm bảo nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, kiểm soát. • Đảm bảo khả thi và tiết kiệm.
- 6.3. Yêu cầu tổ chức công tác kiểm toán (1) Yêu cầu đối với KTV: KTV phải tuân thủ các yêu cầu cơ bản của một KTV (Có kỹ năng và khả năng; độc lập; tuân thủ các nguyên tắc đạo đức; tôn trọng bí mật; tông trọng pháp luật; tôn trọng các chuẩn mực nghề nghiệp) đặc biệt đảm bảo các yêu cầu sau: • Phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, kiến thức và sự hiểu biết về lĩnh vực được giao nhiệm vụ kiểm toán • Nắm vững chuẩn mực chuyên môn, quy định và các văn bản pháp quy về lĩnh vực chuyên môn ở phạm vi của đơn được kiểm toán, phạm vi ngành, trong nước và quốc tế; • Vận dụng phù hợp các thủ tục, nội dung, quy trình, phương pháp kỹ thuật kiểm toán với từng khách thể kiểm toán và các quy định pháp lý có liên quan; • Có sự hiểu biết cần thiết đối với khách thể kiểm toán để thực hiện cuộc kiểm toán tốt nhất, hạn chế rủi ro. • Trung thực, khách quan, không thành kiến, thiên vị, không bị chi phối bởi lợi ích vật chất hay áp lực bên ngoài, luôn duy trì và đảm bảo tính độc lập trong quá trình kiểm toán và lập BCKT.
- 6.3. Yêu cầu tổ chức công tác kiểm toán (2) Yêu cầu về sự tuân thủ quy trình, chuẩn mực chuyên môn nghề nghiệp • Đối với quy trình, chuẩn mực chuyên môn nghề nghiệp phải được xây dựng khoa học trên cơ sở các nguyên tắc và chuẩn mực chung được thừa nhận. • KTV vận dụng khoa học, sáng tạo, phù hợp các quy trình và thủ tục kiểm toán vào những lĩnh vực khác biệt có tính chất đặc thù, phù hợp với những yêu cầu của cuộc kiểm toán và đối tượng sử dụng thông tin như: Kiểm toán dự án đầu tư XDCB hoàn thành, kiểm toán NSNN…tuy vậy luôn phải tuân thủ các chuẩn mực đã được xây dựng, ban hành có hiệu lực. • Trong quá trình kiểm toán, KTV luôn phải thận trọng, hoài nghi nghề nghiệp, đảm bảo trung thực, khách quan, độc lập.
- 6.3. Yêu cầu tổ chức công tác kiểm toán (3) Yêu cầu đối với khách thể kiểm toán • Cung cấp các tài liệu phục vụ kiểm toán đảm bảo tính đầy đủ, đồng bộ, kịp thời. • Đảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ cho việc kiểm toán, kể cả nơi làm việc. • Sẵn sàng đáp ứng và trả lời khi KTV yêu cầu • Chịu trách nhiệm pháp lý, tính kịp thời đối với tài liệu cung cấp cho KTV. (4) Về phương tiện, giấy tờ làm việc và các yêu cầu khác Phương tiện và giấy tờ làm việc của KTV cần phải được thiết kế khoa học, đầy đủ, chặt chẽ và thuận tiện cho công tác kiểm toán cũng như được bố trí đầy đủ, chuẩn bị kịp thời để công việc kiểm toán được thực hiện chất lượng và hiệu quả.
- 6.4. Nội dung tổ chức công tác kiểm toán 6.4.1. Tổ chức bộ máy, nhân sự hay đoàn kiểm toán 6.4.2. Tổ chức thiết kế, xây dựng chuẩn tắc hóa giấy tờ và sử dụng tài liệu phục vụ kiểm toán 6.4.3. Tổ chức xác định nội dung kiểm toán 6.4.4. Tổ chức xây dựng quy trình kiểm toán phù hợp 6.4.5. Tổ chức vận dụng phương pháp kiểm toán phù hợp 6.4.6. Tổ chức kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán 6.4.7. Tổ chức lập báo cáo kiểm toán và soạn thảo thư quản lý 6.4.8. Tổ chức phát hành báo cáo kiểm toán 6.4.9. Tổ chức lưu trữ hồ sơ kiểm toán
- 6.4.1. Tổ chức bộ máy, nhân sự hay đoàn kiểm toán Để tổ chức tốt bộ máy, nhân sự (hay đoàn) kiểm toán cần phải lưu ý 04 nội dung cơ bản đó là: 1. Số lượng và chất lượng đội ngũ KTV 2. Tổ chức bộ máy, nhân sự (hay đoàn) kiểm toán khoa học và phù hợp 3. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên liên tục về chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp kiểm toán cho đội ngũ KTV 4. Xác định rõ các mối quan hệ trong công việc kiểm toán của các KTV
- 6.4.2. Tổ chức thiết kế, xây dựng chuẩn tắc hóa giấy tờ và sử dụng tài liệu phục vụ kiểm toán • Kiểm toán hiện đại luôn đảm bảo chuẩn tắc không chỉ về quy trình, phương pháp mà hệ thống các mẫu biểu, giấy tờ làm việc. • Hệ thống mẫu biểu, giấy tờ làm việc phải được xây dựng chuẩn tắc, đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống, sự đầy đủ, dễ hiểu và tính thống nhất. • Hệ thống mẫu biểu này nhằm đáp ứng được yêu cầu kiểm toán hiện đại, ghi nhận thông tin phát sinh đầy đủ, tổng hợp kịp thời, báo cáo nhanh, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ và tra cứu một cách thống nhất và thuận lợi.
- 6.4.3. Tổ chức xác định nội dung kiểm toán • Việc tổ chức xác định nội dung kiểm toán tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu của từng cuộc kiểm toán gắn liền với khách thể kiểm toán và từng cuộc kiểm toán riêng biệt. • Việc tổ chức xác định chính xác, đầy đủ các nội dung kiểm toán sẽ giúp cho cuộc kiểm toán tránh được những rủi ro và sai sót không đáng có. • Trong cuộc kiểm toán BCTC, nội dung kiểm toán thường được xác định theo 2 cách tiếp cận là xác định nội dung kiểm toán theo các khoản mục trên BCTC hoặc theo chu kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc kết hợp cả hai cách tiếp cận này.
- 6.4.4. Tổ chức xây dựng quy trình kiểm toán phù hợp • Việc tổ chức xây dựng quy trình kiểm toán khoa học, hợp lý phù hợp với mỗi cuộc kiểm toán và mỗi chủ thể kiểm toán cụ thể, riêng biệt khác nhau sẽ đảm bảo được cuộc kiểm toán khoa học, chất lượng, hiệu quả và tin cậy. • Đối với cuộc kiểm toán do các TCKTĐL thực hiện quy trình kiểm toán thường gồm 3 bước là: Tổ chức lập kế hoạch kiểm toán; Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán; Tổ chức kết thúc kiểm toán hay tổ chức hoàn thành kiểm toán. • Đối với cuộc kiểm toán do tổ chức KTNN hoặc KTNB thực hiện sẽ có them bước thứ tư là tổ chức kiểm tra việc thực hiện các kết luận và kiến nghị kiểm toán.
- 6.4.5. Tổ chức vận dụng phương pháp kiểm toán phù hợp • Việc tổ chức xác định phương pháp kiểm toán khoa học, phù hợp với mục tiêu và yêu cầu cụ thể của mỗi cuộc kiểm toán có một vai trò quyết định đến sự thành công của kiểm toán. • Các loại kiểm toán khác nhau thì các phương pháp kiểm toán để đạt mục tiêu là khác nhau. Mặt khác, với một loại kiểm toán, từng cuộc kiểm toán cụ thể trong từng loại kiểm toán này thì việc tổ chức vận dụng phương pháp kiểm toán cũng khác nhau. • Trong cuộc kiểm toán BCTC thường tổ chức sử dụng hai phương pháp kiểm toán là phương pháp kiểm toán cơ bản và phương pháp kiểm toán tuân thủ. Tuy nhiên với mỗi cuộc kiểm toán cụ thể thì việc tổ chức lựa chọn và vận dụng kết hợp hai phương pháp này cũng khác nhau về phạm vi, quy mô, thời gian…tùy thuộc vào RRTT, RRKS, hiệu lực của HTKSNB của đơn vị được kiểm toán, chiến lược kiểm toán được chỉ đạo…
- 6.4.6. Tổ chức kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán 6.4.6.1. Sự cần thiết của tổ chức KSCL hoạt động kiểm toán 6.4.6.2. Tổ chức xác định tiêu chuẩn KSCL hoạt động kiểm toán 6.4.6.3. Tổ chức xác định nội dung KSCL hoạt động kiểm toán 6.4.6.4. Tổ chức kiểm tra chất lượng
- 6.4.6.2. Tổ chức xác định tiêu chuẩn KSCL hoạt động kiểm toán 1. Yêu cầu về mặt chuyên môn 2. Tôn trọng các nguyên tắc nghề nghiệp 3. Giao việc 4. Chỉ đạo hướng dẫn và giám sát 5. Tư vấn 6. Chính sách nhân sự, tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng nhân viên 7. Đề bạt 8. Kế hoạch hóa công việc 9. Sử dụng kết quả và nghiệp vụ của nhân viên khác 10. Tài liệu hóa công việc 11. Chấp nhận và duy trì khách hang 12. Kiểm tra, kiểm soát 13. Các chuẩn mực báo cáo và lưu giữ hồ sơ
- 6.4.6.3. Tổ chức xác định nội dung KSCL hoạt động kiểm toán Nội dung KSCL hoạt động kiểm toán gồm hai nội dung: - Tổ chức kiểm tra cơ cấu - Tổ chức kiểm tra kỹ thuật
- 6.4.6.4. Tổ chức kiểm tra chất lượng • Thứ nhất, tổ chức lựa chọn các đơn vị kiểm toán để kiểm tra • Thứ hai, tổ chức xác định quyền hạn và nghĩa vụ của đơn vị bị kiểm tra • Thứ ba, tổ chức kiểm tra chất lượng các công ty kiểm toán đa chi nhánh • Thứ tư, Chi phí cho tổ chức kiểm tra chất lượng hoạt động kiểm toán
- 6.4.7. Tổ chức lập báo cáo kiểm toán và soạn thảo thư quản lý Tổ chức lập báo cáo kiểm toán Tổ chức soạn thảo thư quản lý
- 6.4.8. Tổ chức phát hành báo cáo kiểm toán • Soát xét, hoàn thiện, trao đổi với khách hang và phát hành báo cáo kiểm toán • Giải quyết các sự kiện phát sinh sau ngày ký báo cáo kiểm toán
- 6.4.9. Tổ chức lưu trữ hồ sơ kiểm toán • Tổ chức hồ sơ kiểm toán • Tác dụng của việc tổ chức hồ sơ kiểm toán • Yêu cầu tổ chức hồ sơ kiểm toán • Tổ chức phân loại hồ sơ kiểm toán • Nội dung tổ chức hồ sơ kiểm toán
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Giới thiệu môn học - Vũ Hữu Đức, Phạm Minh Vương
9 p | 204 | 42
-
Tập bài giảng Kiểm toán căn bản
211 p | 65 | 18
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 1 - TS. Phạm Thanh Thủy
38 p | 72 | 14
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 3 - TS. Phạm Thanh Thủy
33 p | 56 | 12
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 1: Bản chất, chức năng và ý nghĩa của kiểm toán
20 p | 85 | 10
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 4 - TS. Phạm Thanh Thủy
27 p | 53 | 9
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp kiểm toán
27 p | 58 | 7
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Trường ĐH Thương Mại (Năm 2020)
25 p | 54 | 7
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 5: Tổ chức kiểm toán
22 p | 65 | 6
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Chương 2 - Đại học Ngân Hàng TP. HCM
43 p | 54 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 2 - TS. Bùi Thị Minh Hải
25 p | 52 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 4 - TS. Đinh Thế Hùng (Phần 2)
37 p | 50 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 3 - ThS. Tạ Thu Trang
45 p | 81 | 4
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 5 - TS. Nguyễn Thị Mỹ
35 p | 56 | 4
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 2: Phân loại kiểm toán
17 p | 87 | 4
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 3: Các khái niệm cơ bản thuộc nội dung kiểm toán
21 p | 85 | 3
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 4 - TS. Đinh Thế Hùng (Phần 1)
42 p | 48 | 2
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 1 - TS. Đoàn Thanh Nga
38 p | 43 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn