Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 3 - ThS. Tạ Thu Trang
lượt xem 4
download
Mời các bạn cùng tham khảo "Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 3: Các khái niệm cơ bản thuộc nội dung kiểm toán" để nắm chi tiết kiến thức về gian lận và sai sót; trọng yếu và rủi ro; chứng từ kiểm toán; cơ sở dẫn liệu; bằng chứng kiểm toán; hồ sơ kiểm toán.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 3 - ThS. Tạ Thu Trang
- BÀI 3 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN THUỘC NỘI DUNG KIỂM TOÁN ThS. Tạ Thu Trang – ThS. Nguyễn Thị Thanh Diệp – ThS. Lê Đào Khánh Thu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015105212 1
- TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Năm 2002, Công ty viễn thông đường dài lớn thứ hai Hoa Kỳ WorldCom đã bị phát hiện che dấu 3,8 tỷ USD chi phí nhằm khai khống lợi nhuận 1,4 tỷ USD với mục đích tăng giá trị cổ phiếu của công ty trên thị trường chứng khoán. 1. Tình huống trên là hành vi gian lận hay sai sót? 2. Nguyên nhân nào dẫn đến hành vi trên? 3. Trách nhiệm của kiểm toán viên trong phát hiện các sai phạm trên như thế nào? 4. Các sai phạm trên có phải là sai phạm trọng yếu hay không? 5. Các sai phạm trên ảnh hưởng tới các loại cơ sở dẫn liệu nào? 6. Các sai phạm trên trình bày trên hồ sơ kiểm toán nào? v1.0015105212 2
- MỤC TIÊU • Hiểu được khái niệm về gian lận và sai sót, phân biệt được sự khác nhau giữa gian lận và sai sót; nắm được các yếu tố làm nảy sinh và phát triển gian lận và sai sót. • Nắm được khái niệm trọng yếu trong nội dung kiểm toán cả về mặt định lượng và định tính. • Nắm được khái niệm về rủi ro kiểm toán, mô hình rủi ro kiểm toán và mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và mức trọng yếu. • Nắm được khái niệm về cơ sở dẫn liệu trong việc xác định mục tiêu kiểm toán. • Nắm được khái niệm, cách phân loại và yêu cầu về bằng chứng kiểm toán. • Nắm được khái niệm, ý nghĩa và các loại hồ sơ kiểm toán. v1.0015105212 3
- NỘI DUNG Gian lận và Sai sót Trọng yếu và rủi ro Chứng từ kiểm toán Cơ sở dẫn liệu Bằng chứng kiểm toán Hồ sơ kiểm toán v1.0015105212 4
- 1. GIAN LẬN VÀ SAI SÓT 1.1. Khái niệm về gian lận và sai sót 1.2. Mối quan hệ giữa gian lận và sai sót 1.3. Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận và sai sót v1.0015105212 5
- 1.1. KHÁI NIỆM VỀ GIAN LẬN VÀ SAI SÓT • Gian lận là hành vi cố ý lừa dối, giấu diếm, xuyên tạc sự thật với mục đích tư lợi. • Trong lĩnh vực tài chính kế toán, gian lận là hành vi cố ý do một hay nhiều người trong Ban quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện bằng các hành vi gian dối để thu lợi bất chính hoặc bất hợp pháp. (Theo CMKT Việt Nam 240) v1.0015105212 6
- 1.1. KHÁI NIỆM VỀ GIAN LẬN VÀ SAI SÓT (tiếp theo) • Nguyên nhân dẫn đến hành vi gian lận: Động cơ hoặc áp lực thực hiện hành vi gian lận. Cơ hội thuận lợi thực hiện hành vi gian lận. Thiếu tính liêm khiết (hoặc khả năng có thể biện minh cho hành vi gian lận). • Hình thức gian lận: Lập báo cáo tài chính gian lận: Làm giả mạo chứng từ, sổ sách kế toán, cố tình bỏ sót các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chủ động áp dụng sai chế độ kế toán tài chính,… Biển thủ tài sản: Biển thủ các khoản phải thu, lấy cắp tài sản vật chất hoặc tài sản trí tuệ, dùng tài sản của đơn vị để đem lại lợi ích cá nhân, tạo khách hàng ảo để đơn vị thanh toán tiền hàng hoặc dịch vụ mà đơn vị không nhận được. v1.0015105212 7
- 1.1. KHÁI NIỆM VỀ GIAN LẬN VÀ SAI SÓT (tiếp theo) • Sai sót là lỗi không cố ý. • Trong lĩnh vực tài chính kế toán, sai sót là sự trình bày sai lệch không có chủ ý các thông tin trên BCTC do nhân viên thực hiện. • Hình thức sai sót: Sai sót về số học. Bỏ sót hoặc hiểu sai một sự việc một cách vô tình. Áp dụng sai nguyên tắc, chế độ kế toán tài chính... • Nguyên nhân sai sót: Thiếu năng lực do trình độ chuyên môn hạn chế. Lề lối làm việc cẩu thả, thiếu thận trọng. Sức ép công việc và thời gian làm. v1.0015105212 8
- 1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA GIAN LẬN VÀ SAI SÓT • Giống nhau: Đều là hành vi sai phạm. Trong lĩnh vực tài chính kế toán, đều làm lệch lạc thông tin, phản ánh sai thực tế. Bất cứ ai thực hiện hành vi gian lận và sai sót thì trách nhiệm luôn liên đới tới nhà quản lý tài chính kế toán nói riêng và nhà quản lý nói chung. • Khác nhau: Tiêu chí Gian lận Sai sót Ý thức Hành vi cố ý Hành vi không cố ý Mức độ tinh vi Tính toán kỹ lưỡng và che Dễ phát hiện giấu tinh vi khó phát hiện Tính trọng yếu của sai phạm Luôn xem là nghiêm trọng Tùy thuộc vào quy mô và tính chất của sai phạm v1.0015105212 9
- 1.3. TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN ĐỐI VỚI GIAN LẬN VÀ SAI SÓT • Giám đốc của đơn vị được kiểm toán chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các gian lận và sai sót trong đơn vị thông qua việc xây dựng và duy trì thường xuyên hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ thích hợp. • Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải thiết lập các thủ tục kiểm toán thích hợp nhằm đảm bảo các gian lận và sai sót có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính đều được phát hiện. v1.0015105212 10
- GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Hành vi che dấu 3,8 tỷ USD chi phí của doanh nghiệp là hành vi gian lận. 2. Do kỳ vọng của Ban Giám đốc oanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận lên 1,4 tỷ USD nhằm tăng giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp. 3. Trách nhiệm của kiểm toán viên là phát hiện khoản chi phí khai khống 3,8 tỷ USD và khoản lợi nhuận tăng lên 1,4 tỷ USD vì sai phạm là trọng yếu (ảnh hưởng tới quyết định của sử dụng thông tin trên Báo cáo tài chính). v1.0015105212 11
- 2. TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO 2.1. Khái niệm trọng yếu trong nội dung kiểm toán 2.2. Rủi ro kiểm toán v1.0015105212 12
- 2.1. KHÁI NIỆM TRỌNG YẾU TRONG NỘI DUNG KIỂM TOÁN “Trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong BCTC. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hay thiếu sự chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng BCTC.” Theo CMKT Việt Nam 320 v1.0015105212 13
- 2.1. KHÁI NIỆM TRỌNG YẾU TRONG NỘI DUNG KIỂM TOÁN (tiếp theo) Về mặt định lượng (Quantitative factors) • Khi xem xét dưới góc độ định lượng, mức trọng yếu của thông tin được biểu hiện bằng một giá trị tiền tệ cụ thể. • Mức trọng yếu về mặt định lượng được hiểu là giá trị sai sót tối đa có thể chấp nhận được của thông tin, nghĩa là nếu sai sót vượt quá giá trị đó sẽ dẫn đến các đánh giá/ quyết định của người sử dụng thông tin BCTC bị ảnh hưởng. • Cụ thể, tính trọng yếu của đối tượng kiểm toán được thể hiện ở quy mô của đối tượng kiểm toán, bao gồm quy mô tuyệt đối và quy mô tương đối. v1.0015105212 14
- 2.1. KHÁI NIỆM TRỌNG YẾU TRONG NỘI DUNG KIỂM TOÁN (tiếp theo) Về mặt định lượng • Quy mô tuyệt đối Kiểm toán viên sử dụng con số tuyệt đối để đánh giá tính trọng yếu. Một con số tuyệt đối là số thể hiện mức quan trọng mà không cần cân nhắc thêm bất cứ một yếu tố nào khác. • Quy mô tương đối Quy mô tương đối là mối quan hệ tương quan giữa đối tượng cần đánh giá với một số gốc. Số gốc thường khác nhau trong mỗi tình huống. Mức trọng yếu = Tiêu chí (hoặc Con số gốc) × Tỷ lệ % Xác định tiêu chí (Con số gốc) lựa chọn Các tiêu chí (con số gốc) phù hợp thông thường được lựa chọn như sau Với BCKQKD thì con số gốc có thể là: Lợi nhuận trước thuế; Tổng doanh thu; Lợi nhuận gộp; Tổng chi phí; Với BCĐKT thì con số gốc có thể là Tổng vốn CSH; Giá trị TS ròng, tổng tài sản ngắn hạn. Xác định tỷ lệ phần trăm Tùy theo hướng dẫn cụ thể của các công ty kiểm toán độc lập khác nhau sẽ có cách áp dụng tỷ lệ phần trăm cho từng tiêu chí lựa chọn khác nhau. v1.0015105212 15
- 2.1. KHÁI NIỆM TRỌNG YẾU TRONG NỘI DUNG KIỂM TOÁN (tiếp theo) Về mặt định lượng Lũy kế của các sai phạm có quy mô nhỏ. Có nhiều sai phạm khi xem xét chúng một cách cô lập thì không đủ trọng yếu do quy mô nhỏ. Song nếu kiểm toán viên cộng dồn tất cả những sai phạm sẽ phát hiện thấy sự liên quan và tính hệ thống của sai phạm và khi đó phát hiện tính trọng yếu của chúng. v1.0015105212 16
- 2.1. KHÁI NIỆM TRỌNG YẾU TRONG NỘI DUNG KIỂM TOÁN (tiếp theo) Về mặt định tính (Qualitative factors) Kiểm toán viên cần sử dụng khả năng xét đoán nghề nghiệp của mình để đưa ra kết luận về tính trọng yếu của đối tượng kiểm toán bằng cách xem xét bản chất và mức độ ảnh hưởng của các khoản mục, các nghiệp vụ đến kết luận kiểm toán, và với việc ra quyết định của người sử dụng thông tin đã được kiểm toán. v1.0015105212 17
- 2.1. KHÁI NIỆM TRỌNG YẾU TRONG NỘI DUNG KIỂM TOÁN (tiếp theo) Về mặt định tính (Qualitative factors) Các hoạt động, khoản mục được xem là trọng yếu thường bao gồm: (1) Các khoản mục, hoạt động có gian lận hoặc chứa đựng khả năng gian lận. • Các hoạt động đấu thầu và giao thầu, giao dịch không hợp pháp. • Các hoạt động thanh lý tài sản. • Các hoạt động về tiền mặt. • Các hoạt động mua bán và thanh toán. • Các hoạt động bất thường. • Các hoạt động phân chia quyền lợi. • Các hoạt động cố ý bỏ ngoài sổ sách. • Các hoạt động xẩy ra vào cuối kỳ quyết toán hoặc thuộc loại hoạt động mới phát sinh. • Các khoản mục, chứng từ có sửa chữa. v1.0015105212 18
- 2.1. KHÁI NIỆM TRỌNG YẾU TRONG NỘI DUNG KIỂM TOÁN (tiếp theo) Về mặt định tính (Qualitative factors) Các hoạt động, khoản mục được xem là trọng yếu thường bao gồm: (2) Các nghiệp vụ, khoản mục có sai sót hệ trọng. • Các hoạt động, khoản mục phát hiện có sai sót ở qui mô lớn hoặc có chênh lệch lớn với các kỳ trước hoặc giữa các nguồn thông tin có liên quan. • Các hoạt động vi phạm quy tắc kế toán và pháp lý nói chung. • Các hoạt động, khoản mục có sai sót lặp lại nhiều lần. • Các hoạt động, khoản mục có ảnh hưởng nghiêm trọng đến kỳ sau. • Các hoạt động, khoản mục là đầu mối hoặc gây hậu quả liên quan đến nhiều hoạt động, khoản mục khác. Kết luận: Khái niệm trọng yếu đã đặt ra yêu cầu xác định nội dung kiểm toán với tính nguyên tắc là không bỏ sót các hoạt động, khoản mục có quy mô lớn và có tính hệ trọng. Vi phạm nguyên tắc này cũng có nghĩa là tạo ra rủi ro kiểm toán. v1.0015105212 19
- 2.2. RỦI RO KIỂM TOÁN (AR) “Rủi ro kiểm toán là rủi ro do kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán không phù hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn chứa đựng sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán là hệ quả của rủi ro có sai sót trọng yếu (gồm rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát) và rủi ro phát hiện.” Theo CMKT Việt Nam 200 • Luôn luôn có thể tồn tại, ngay cả khi cuộc kiểm toán được lập kế hoạch chu đáo và thực hiện một cách thận trọng. • Không có một chuẩn mực chính thức nào về mức rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận, ngoại trừ rủi ro kiểm toán phải ở mức thấp cho phép. • Rủi ro kiểm toán và chi phí kiểm toán (bằng chứng kiểm toán) có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. v1.0015105212 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Giới thiệu môn học - Vũ Hữu Đức, Phạm Minh Vương
9 p | 204 | 42
-
Tập bài giảng Kiểm toán căn bản
211 p | 65 | 18
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 1 - TS. Phạm Thanh Thủy
38 p | 74 | 14
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 3 - TS. Phạm Thanh Thủy
33 p | 56 | 12
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Chương 3 - ĐH Thương Mại
0 p | 178 | 11
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 1: Bản chất, chức năng và ý nghĩa của kiểm toán
20 p | 85 | 10
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 4 - TS. Phạm Thanh Thủy
27 p | 54 | 9
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp kiểm toán
27 p | 58 | 7
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Trường ĐH Thương Mại (Năm 2020)
25 p | 55 | 7
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 5: Tổ chức kiểm toán
22 p | 65 | 6
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 4 - TS. Đinh Thế Hùng (Phần 2)
37 p | 50 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 2 - TS. Bùi Thị Minh Hải
25 p | 52 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 2: Phân loại kiểm toán
17 p | 88 | 4
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 5 - TS. Nguyễn Thị Mỹ
35 p | 56 | 4
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 3: Các khái niệm cơ bản thuộc nội dung kiểm toán
21 p | 85 | 3
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 4 - TS. Đinh Thế Hùng (Phần 1)
42 p | 48 | 2
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 1 - TS. Đoàn Thanh Nga
38 p | 43 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn