Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 4 - TS. Đinh Thế Hùng (Phần 1)
lượt xem 2
download
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp của kiểm toán (Phần 1) được biên soạn nhằm tìm hiểu đối tượng của kiểm toán, phương pháp của kiểm toán. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng để nắm chi tiết hơn nội dung kiến thức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 4 - TS. Đinh Thế Hùng (Phần 1)
- BÀI 4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA KIỂM TOÁN (Phần 1) TS. Đinh Thế Hùng – ThS. Lê Quang Dũng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015105212 1
- TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Kiểm toán tại Tập đoàn Viễn thông Việt Nam (VNPT) Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán Tập đoàn Viễn thông Việt Nam (VNPT) từ ngày 4/4 - 6/6/2013. Theo thông báo của Kiểm toán Nhà nước, báo cáo tài chính năm 2012 của VNPT, ngoại trừ phạm vi và giới hạn kiểm toán, sau khi điều chỉnh số liệu theo kết quả kiểm toán là phản ánh trung thực về tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh và thu nộp ngân sách Nhà nước. Năm 2012, VNPT cơ bản thực hiện quản lý tài chính và hạch toán kế toán theo luật pháp, các chính sách, chế độ tài chính - kế toán của Nhà nước. Kiểm toán Nhà nước cũng đã chỉ ra những tồn tại và giúp VNPT chấn chỉnh, hoàn thiện cơ chế quản lý trên các lĩnh vực quản lý tiền; các khoản phải thu, phải trả; thu nhập, chi phí, kết quả sản xuất kinh doanh; tăng cường rà soát vật tư thiết bị đầu tư xây dựng cơ bản, tránh tồn đọng vốn nhằm đảm bảo việc công khai minh bạch của các doanh nghiệp nhà nước về tài chính trong giai đoạn mới. 1. Đối tượng của cuộc kiểm toán này là gì? 2. Khách thể kiểm toán là đơn vị nào? v1.0015105212 2
- MỤC TIÊU • Phân biệt được đối tượng của kiểm toán và khách thể kiểm toán. • Phân tích được các đối tượng của kiểm toán. • Trình bày được khái niệm về các phương pháp kiểm toán. • Áp dụng được các phương pháp kiểm toán vào phần bài tập vận dụng. v1.0015105212 3
- NỘI DUNG Đối tượng của kiểm toán Phương pháp của kiểm toán Phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán v1.0015105212 4
- NỘI DUNG PHẦN I Đối tượng của kiểm toán Phương pháp của kiểm toán v1.0015105212 5
- 1. ĐỐI TƯỢNG CỦA KIỂM TOÁN 1.1. Khái quát về đối tượng kiểm toán và khách thể kiểm toán 1.2. Các yếu tố cấu thành đối tượng kiểm toán v1.0015105212 6
- 1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG KIỂM TOÁN VÀ KHÁCH THỂ KIỂM TOÁN • Đối tượng của kiểm toán là tất cả các vấn đề cần kiểm toán trước hết và chủ yếu là thực trạng hoạt động tài chính trong các đơn vị. • Đối tượng của kiểm toán gồm: Thực trạng hoạt động tài chính; Tài liệu kế toán; Thực trạng của tài sản và các nghiệp vụ tài chính; Hiệu quả sử dụng nguồn lực, hiệu năng của các chương trình, mục tiêu, dự án cụ thể... v1.0015105212 7
- 1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG KIỂM TOÁN VÀ KHÁCH THỂ KIỂM TOÁN • Khách thể kiểm toán là các đơn vị cụ thể mà đối tượng của kiểm toán được thực hiện trong đơn vị đó. • Có 2 loại khách thể kiểm toán: Khách thể bắt buộc là những đơn vị, tổ chức, cơ quan được các văn bản pháp quy của Nhà nước quy định phải được kiểm toán hàng năm. Khách thể tự nguyện là các đơn vị không bắt buộc phải kiểm toán mà do bản thân đơn vị có nhu cầu và tự nguyện mời kiểm toán. v1.0015105212 8
- 1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG KIỂM TOÁN VÀ KHÁCH THỂ KIỂM TOÁN • Trong mối quan hệ với chủ thể kiểm toán có thể phân chia các khách thể kiểm toán thành: Khách thể của kiểm toán Nhà nước Khách thể của kiểm toán độc lập Khách thể của kiểm toán nội bộ v1.0015105212 9
- 1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG KIỂM TOÁN VÀ KHÁCH THỂ KIỂM TOÁN • Trong một cuộc kiểm toán cần xác định các yếu tố: Đối tượng kiểm toán cụ thể Chủ thể kiểm toán xác định Khách thể kiểm toán tương ứng Thời hạn kiểm toán cụ thể Cơ sở tiến hành kiểm toán v1.0015105212 10
- 1.2. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH ĐỐI TƯỢNG KIỂM TOÁN 1.2.1. Thực trạng hoạt động tài chính 1.2.2. Tài liệu kế toán 1.2.3. Thực trạng tài sản 1.2.4. Hiệu quả và hiệu năng v1.0015105212 11
- 1.2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH • Đối tượng chung của kiểm toán Hoạt động tài chính là dùng tiền để giải quyết các mối quan hệ kinh tế trong đầu tư, trong kinh doanh, trong phân phối và thanh toán nhằm đạt tới lợi ích kinh tế xác định. • Nguyên tắc thực hiện hoạt động tài chính Hoạt động tài chính phải Hoạt động tài chính phải Hoạt động tài chính phải có kế hoạch, mục tiêu, đảm bảo có lợi ích và đảm bảo tuân thủ pháp phương hướng cụ thể. tiết kiệm. luật và thể lệ tài chính. v1.0015105212 12
- 1.2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH (tiếp theo) • Đặc điểm của hoạt động tài chính Thực trạng hoạt động tài chính được thể hiện ở hai phần rõ rệt: Một phần đã được phản ánh trong các tài liệu kế toán do đó kiểm toán đã có chứng từ, tài liệu kế toán để thực hiện chức năng của mình. Kiểm toán trên cơ sở những chứng từ, tài liệu kế toán đã có như vậy gọi là kiểm toán chứng từ. Phần còn lại chưa được phản ánh trong tài liệu kế toán nên kiểm toán cần có những phương pháp thu thập bằng chứng thích hợp. Kiểm toán thực hiện trên cơ sở chưa có tài liệu làm căn cứ như vậy được gọi là kiểm toán ngoài chứng từ. v1.0015105212 13
- 1.2.2. TÀI LIỆU KẾ TOÁN • Đối tượng cụ thể của kiểm toán Tài liệu kế toán là hệ thống các chứng từ, sổ sách, các bảng biểu và báo cáo tài chính kế toán. Theo Luật kế toán, Tài liệu kế toán là chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và các tài liệu khác có liên quan đến kế toán. v1.0015105212 14
- 1.2.2. TÀI LIỆU KẾ TOÁN (tiếp theo) • Nguyên nhân tài liệu kế toán trở thành đối tượng kiểm toán Tài liệu kế toán được nhiều người quan tâm vì: Là cơ sở để tổng kết các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp; Là tài liệu để kiểm tra, lưu trữ và bảo vệ tài sản; Là cơ sở cho mọi người quan tâm ra các quyết định quản lý về đầu tư, về thanh toán, phân phối... Trong quá trình xử lý thông tin kế toán gặp nhiều khó khăn do kết cấu của các bảng khai tài chính và tính phức tạp của hoạt động tài chính. Không phải ai trong số những người quan tâm cũng đều am hiểu một cách tường tận về tài liệu kế toán. Do đó cần có kiểm toán làm trung gian để đảm bảo các thông tin được phản ánh trung thực và hợp lý. v1.0015105212 15
- 1.2.2. TÀI LIỆU KẾ TOÁN (tiếp theo) • Kiểm toán tài liệu kế toán cần hướng vào các vấn đề sau: Tính trung thực của các con số, các thông tin đã được lượng hoá. Tính hợp pháp của các biểu mẫu, của trình tự lập và luân chuyển các tài liệu kế toán. Tính hợp lý của các đối tượng kế toán phù hợp với nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tính pháp lý trong việc thực hiện các luật pháp, chuẩn mực và chế độ kế toán tài chính. v1.0015105212 16
- 1.2.3. THỰC TRẠNG TÀI SẢN • Đối tượng cụ thể của kiểm toán: Tài sản được biểu hiện dưới nhiều hình thái vật chất, điều kiện lưu trữ và với người quản lý khác nhau. Có sự cách biệt giữa người sở hữu tài sản với người bảo quản và người sử dụng tài sản ngày càng lớn làm cho người chủ sở hữu luôn nghi ngờ về thực trạng tài sản của mình. Tài sản ngày càng đa dạng, phức tạp làm cho việc quản lý và đánh giá về thực trạng tài sản gặp nhiều khó khăn. Dẫn tới sự tồn tại khoảng cách giữa thực trạng tài sản với việc phản ánh trên các tài liệu kế toán. Vì vậy cần có kiểm toán để đảm bảo tính trung thực của các thông tin được phản ánh. v1.0015105212 17
- 1.2.3. THỰC TRẠNG TÀI SẢN (tiếp theo) • Kiểm toán chia các nghiệp vụ thành các phần hành kiểm toán cụ thể sau: Kiểm toán các nghiệp vụ về tiền mặt hoặc quỹ Kiểm toán các nghiệp vụ về thanh toán Kiểm toán các nghiệp vụ về vật tư Kiểm toán các nghiệp vụ về tài sản cố định Kiểm toán các giai đoạn của quá trình kinh doanh Kiểm toán các nghiệp vụ tạo vốn và hoàn trả vốn v1.0015105212 18
- 1.2.4. HIỆU QUẢ VÀ HIỆU NĂNG • Đối tượng cụ thể của kiểm toán: Theo quan điểm hiện đại, đối tượng kiểm toán còn bao gồm cả hiệu năng và hiệu quả. Việc mở rộng đối tượng kiểm toán xuất phát từ những đòi hỏi thực tế của quản lý trong điều kiện quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng, trong khi nguồn lực ngày càng bị giới hạn. Trong cạnh tranh hiện nay, để thực hiện tiết kiệm và giành thắng thế trong cạnh tranh thì vấn đề hiệu quả, hiệu năng cần được đặt ra cho từng nghiệp vụ cụ thể. v1.0015105212 19
- 1.2.4. HIỆU QUẢ VÀ HIỆU NĂNG (tiếp theo) • Đặc điểm hiệu quả và hiệu năng: Đây là đối tượng mới phát sinh của kiểm toán và nó bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX trở lại đây. Hiệu quả và hiệu năng là một bộ phận của kiểm toán hoạt động và gắn với một nghiệp vụ hay một dự án, một chương trình cụ thể. Trước khi tiến hành cuộc kiểm toán hiệu năng, hiệu quả thì cần phải đặt ra các chuẩn mực cụ thể và rõ ràng. v1.0015105212 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Giới thiệu môn học - Vũ Hữu Đức, Phạm Minh Vương
9 p | 204 | 42
-
Tập bài giảng Kiểm toán căn bản
211 p | 65 | 18
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Chương 1 - ĐH Thương Mại
0 p | 151 | 14
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 3 - TS. Phạm Thanh Thủy
33 p | 56 | 12
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Chương 3 - ĐH Thương Mại
0 p | 178 | 11
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 1: Bản chất, chức năng và ý nghĩa của kiểm toán
20 p | 85 | 10
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Chương 4 - ĐH Thương Mại
0 p | 101 | 10
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Trường ĐH Thương Mại (Năm 2020)
25 p | 55 | 7
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp kiểm toán
27 p | 58 | 7
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 5: Tổ chức kiểm toán
22 p | 65 | 6
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 4 - TS. Đinh Thế Hùng (Phần 2)
37 p | 50 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 2 - TS. Bùi Thị Minh Hải
25 p | 52 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 2: Phân loại kiểm toán
17 p | 88 | 4
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 5 - TS. Nguyễn Thị Mỹ
35 p | 56 | 4
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 3 - ThS. Tạ Thu Trang
45 p | 84 | 4
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 3: Các khái niệm cơ bản thuộc nội dung kiểm toán
21 p | 85 | 3
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 1 - TS. Đoàn Thanh Nga
38 p | 43 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn