Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 3 - TS. Phạm Thanh Thủy
lượt xem 12
download
"Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 3: Một số khái niệm trong kiểm toán" thông qua bài giảng này các bạn sinh viên trình bày được những khái niệm cơ bản trong kiểm toán; vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 3 - TS. Phạm Thanh Thủy
- BÀI 3: MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG KIỂM TOÁN TS. Phạm Thanh Thủy Giảng viên Học viện Ngân hàng 1 v2.0017109212
- Tình huống khởi động bài • Trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính của công ty D cho năm tài chính kết thúc ngày 31.12.X, kiểm toán viên đề nghị gửi thư xác nhận nhưng Giám đốc doanh nghiệp từ chối không đồng ý gửi thư đến 5 khách hàng trong số 60 khách hàng đề nghị xác nhận. • Đặt câu hỏi: Theo anh (chị) kiểm toán viên cần làm gì trong trường hợp này. 2 v2.0017109212
- Mục tiêu bài học 01 Trình bày được những khái niệm cơ bản trong kiểm toán. 02 Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán. 3 v2.0017109212
- Cấu trúc bài học 3.1 Cơ sở dẫn liệu 3.2 Bằng chứng kiểm toán 3.3 Sai sót 4 v2.0017109212
- 3.1. Cơ sở dẫn liệu 3.1.1 3.1.2 Nội dung các cơ Khái niệm sở dẫn liệu 5 v2.0017109212
- 3.1.1. Khái niệm Cơ sở dẫn liệu: Là các khẳng định của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán một cách trực tiếp hoặc dưới hình thức khác về các khoản mục và thông tin trình bày trong báo cáo tài chính và được kiểm toán viên sử dụng để xem xét các loại sai sót có thể xảy ra (Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 315 “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị”). 6 v2.0017109212
- 3.1.2. Nội dung các cơ sở dẫn liệu 7 v2.0017109212
- 3.1.2. Nội dung các cơ sở dẫn liệu Cơ sở dẫn liệu đối với các nhóm giao dịch và sự kiện trong kỳ được kiểm toán • Tính hiện hữu: Các giao dịch và các sự kiện được ghi nhận đã xảy ra và liên quan đến đơn vị. • Tính đầy đủ: Tất cả các giao dịch và sự kiện cần ghi nhận đã được ghi nhận. • Tính chính xác: Số liệu và dữ liệu liên quan đến các giao dịch và sự kiện đã ghi nhận được phản ánh một cách phù hợp. • Đúng kỳ: Các giao dịch và sự kiện được ghi nhận đúng kỳ kế toán. • Phân loại: Các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào đúng tài khoản. 8 v2.0017109212
- 3.1.2. Nội dung các cơ sở dẫn liệu (tiếp theo) Cơ sở dẫn liệu đối với số dư tài khoản vào cuối kỳ • Tính hiện hữu: Tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu thực sự tồn tại. • Quyền và nghĩa vụ: Đơn vị nắm giữ các quyền liên quan đến tài sản thuộc sở hữu của đơn vị và đơn vị có nghĩa vụ với các khoản nợ phải trả. • Tính đầy đủ: Tất cả các tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu cần ghi nhận đã được ghi nhận đầy đủ. • Đánh giá và phân bổ: Tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu được thể hiện trên báo cáo tài chính theo giá trị phù hợp và những điều chỉnh liên quan đến đánh giá hoặc phân bổ đã được ghi nhận phù hợp. 9 v2.0017109212
- 3.1.2. Nội dung các cơ sở dẫn liệu Cơ sở dẫn liệu đối với các trình bày và thuyết minh • Tính hiện hữu, quyền và nghĩa vụ: Các sự kiện, giao dịch và các vấn đề khác được thuyết minh thực sự đã xảy ra và có liên quan đến đơn vị. • Tính đầy đủ: Tất cả các thuyết minh cần trình bày trên báo cáo tài chính đã được trình bày. • Phân loại và tính dễ hiểu: Các thông tin tài chính được trình bày, diễn giải và thuyết minh hợp lý, rõ ràng, dễ hiểu. • Tính chính xác và đánh giá: Thông tin tài chính và thông tin khác được trình bày hợp lý và theo giá trị phù hợp. 10 v2.0017109212
- 3.1.2. Nội dung các cơ sở dẫn liệu (tiếp theo) Cơ sở dẫn liệu và mục tiêu kiểm toán Kiểm toán viên phải thu thập được bằng chứng kiểm toán cho từng cơ sở dẫn liệu đối với các nhóm giao dịch và sự kiện trong kỳ được kiểm toán, với số dư tài khoản vào cuối kỳ, với các trình bày và thuyết minh 11 v2.0017109212
- 3.2. Bằng chứng kiểm toán 3.2.1 Khái niệm và phân loại bằng chứng 3.2.2 kiểm toán Yêu cầu đối với bằng 3.2.3 chứng kiểm toán Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán 12 v2.0017109212
- 3.2.1. Khái niệm và phân loại bằng chứng kiểm toán Khái niệm Bằng chứng kiểm toán: Là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các tài liệu, thông tin này, kiểm toán viên đưa ra kết luận và từ đó hình thành ý kiến kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán bao gồm những tài liệu, thông tin chứa đựng trong các tài liệu, sổ kế toán, kể cả báo cáo tài chính và những tài liệu, thông tin khác. (Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA 200 “Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam”). 13 v2.0017109212
- 3.2.1. Khái niệm và phân loại bằng chứng kiểm toán (tiếp theo) Phân loại • Phân loại theo nguồn gốc của bằng chứng kiểm toán: Bằng chứng do đơn vị được kiểm toán cung cấp. Bằng chứng do bên ngoài cung cấp (có thể có liên quan hoặc không liên quan): Đối thủ cạnh tranh, bạn hàng, đối tác của đơn vị được kiểm toán, những người khác… Bằng chứng thu thập từ các nguồn thông tin đại chúng. Bằng chứng do kiểm toán viên tự tính toán. • Phân loại theo hình thức biểu hiện: Bằng chứng vật chất. Bằng chứng tài liệu. Bằng chứng lời nói. 14 v2.0017109212
- 3.2.2. Yêu cầu đối với bằng chứng kiểm toán Tính thích hợp Tính đầy đủ Bằng chứng kiểm toán 15 v2.0017109212
- 3.2.2. Yêu cầu đối với bằng chứng kiểm toán Tính thích hợp (Competence) • Là tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng của các bằng chứng kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán phải đảm bảo phù hợp và đáng tin cậy để hỗ trợ cho kiểm toán viên đưa ra các kết luận làm cơ sở hình thành ý kiến kiểm toán. • Các nhân tố ảnh hưởng tới tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán: Nguồn gốc của bằng chứng kiểm toán. Dạng của bằng chứng kiểm toán. Kiểm soát nội bộ. 16 v2.0017109212
- 3.2.2. Yêu cầu đối với bằng chứng kiểm toán (tiếp theo) Tính đầy đủ (Sufficiency) • Là khái niệm chỉ số lượng của các bằng chứng mà kiểm toán viên phải thu thập để dựa vào đó đưa ra ý kiến của mình. • Một số nhân tố ảnh hưởng đến sự xét đoán của kiểm toán viên về tính đầy đủ: Tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán. Tính trọng yếu của thông tin được kiểm toán. Mức độ rủi ro của thông tin được kiểm toán. 17 v2.0017109212
- 3.2.3. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán Xác nhận Phỏng vấn Quan sát Tính toán Kiểm tra Mục tiêu Thủ tục đối chiếu kiểm toán phân tích 18 v2.0017109212
- 3.2.3. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán (tiếp theo) Kiểm tra đối chiếu • Khái niệm: Là việc soát xét chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu, số liệu có liên quan hoặc việc kiểm tra các tài sản hữu hình. • Kiểm tra đối chiếu thường bao gồm 2 loại: Kiểm tra vật chất (Physical Inspection): Là việc kiểm tra các tài sản hữu hình của doanh nghiệp. Kiểm tra vật chất thường được áp dụng đối với tài sản có hình thái vật chất cụ thể như hàng tồn kho, tài sản cố định, tiền mặt, … Kiểm tra tài liệu (Documentary Inspection): Là quá trình xem xét, đối chiếu các chứng từ, sổ kế toán có liên quan sẵn có trong đơn vị. 19 v2.0017109212
- 3.2.3. Các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán (tiếp theo) Quan sát Quan sát là việc kiểm toán viên xem xét, chứng kiến tận mắt các quá trình xử lý nghiệp vụ do các cán bộ đơn vị thực hiện → xem quy định về quy trình nghiệp vụ có được tuân thủ. 20 v2.0017109212
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Giới thiệu môn học - Vũ Hữu Đức, Phạm Minh Vương
9 p | 204 | 42
-
Tập bài giảng Kiểm toán căn bản
211 p | 65 | 18
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Chương 1 - ĐH Thương Mại
0 p | 151 | 14
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 1 - TS. Phạm Thanh Thủy
38 p | 74 | 14
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Chương 3 - ĐH Thương Mại
0 p | 178 | 11
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Chương 4 - ĐH Thương Mại
0 p | 101 | 10
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 1: Bản chất, chức năng và ý nghĩa của kiểm toán
20 p | 85 | 10
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Chương 5 - ĐH Thương Mại
0 p | 96 | 9
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp kiểm toán
27 p | 58 | 7
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Trường ĐH Thương Mại (Năm 2020)
25 p | 55 | 7
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 5: Tổ chức kiểm toán
22 p | 65 | 6
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 2 - TS. Bùi Thị Minh Hải
25 p | 52 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 3 - ThS. Tạ Thu Trang
45 p | 84 | 4
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 5 - TS. Nguyễn Thị Mỹ
35 p | 56 | 4
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 3: Các khái niệm cơ bản thuộc nội dung kiểm toán
21 p | 85 | 3
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 4 - TS. Đinh Thế Hùng (Phần 1)
42 p | 48 | 2
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 1 - TS. Đoàn Thanh Nga
38 p | 43 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn