intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 5 - TS. Nguyễn Thị Mỹ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:35

57
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 5: Tổ chức kiểm toán" tìm hiểu tổ chức công tác kiểm toán; tổ chức bộ máy kiểm toán; chuẩn mực kiểm toán.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 5 - TS. Nguyễn Thị Mỹ

  1. BÀI 5 TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TS. Nguyễn Thị Mỹ – ThS. Nguyễn Thị Lan Anh Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015105212 1
  2. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp dầu khí Sài Gòn là doanh nghiệp thuộc Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam và là doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Theo qui định của Ủy ban chứng khoán Nhà nước, đây là doanh nghiệp bắt buộc phải được kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm. 1. Cuộc kiểm toán nêu trên sẽ do loại hình kiểm toán nào thực hiện? Mô hình tổ chức của loại hình này? 2. Trình tự cuộc kiểm toán diễn ra như thế nào? 3. Xác định các yếu tố cơ bản của cuộc kiểm toán? v1.0015105212 2
  3. MỤC TIÊU • Xác định rõ nội dung trình tự thực hiện cuộc kiểm toán. • Nắm rõ mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán của từng loại hình kiểm toán cụ thể. • Nắm rõ chuẩn mực kiểm toán khi tiên hành kiểm toán và vận dung việc xây dựng chuẩn mực trong từng bộ máy kiểm toán. v1.0015105212 3
  4. NỘI DUNG Tổ chức công tác kiểm toán Tổ chức bộ máy kiểm toán Chuẩn mực kiểm toán v1.0015105212 4
  5. 1. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN 1.1. Mục tiêu và trình tự tổ chức công tác kiểm toán 1.2. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 1.3. Giai đoạn thực hành kiểm toán 1.4. Giai đoạn kết thúc kiểm toán v1.0015105212 5
  6. 1.1. MỤC TIÊU VÀ TRÌNH TỰ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN • Kiểm toán là hệ thống thực hiện 2 chức năng cơ bản là xác minh và bày tỏ ý kiến. • Để thực hiện chức năng xác minh, kiểm toán cần kết hợp các yếu tố như: kiểm toán cân đối, đối chiếu trực tiếp, đối chiếu lôgic, kiểm kê, thực nghiệm, điều tra. Theo một trình tự khoa học phù hợp với đối tượng cụ thể ở từng khách thể nhất định. • Các yếu tố của một cuộc kiểm toán:  1. Đối tượng kiểm toán.  2. Chủ thể kiểm toán.  3. Khách thể kiểm toán.  4. Cơ sở pháp lý thực hiện kiểm toán.  5. Thời hạn kiểm toán. v1.0015105212 6
  7. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Đối tượng kiểm toán: Báo cáo tài chính năm 2013. 2. Mục tiêu và phạm vi kiểm toán. • Mục tiêu kiểm toán: xác minh sự trung thực, hợp lý của các thông tin trên các BKTC theo các chuẩn mực, qui định cụ thể có hiệu lực trong năm 2013. • Phạm vi kiểm toán: báo cáo tài chính được lập cho năm tài chính từ 01/01/2013 đến 31/12/2013. 3. Chủ thể kiểm toán: Công ty TNHH Dịch vụ kiểm toán, kế toán và tư vấn thuế AAT. 4. Khách thể kiểm toán: Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp dầu khí Sài Gòn. 5. Phương pháp áp dụng trong kiểm toán và cơ sở pháp lý thực hiện kiểm toán. • Phương pháp áp dụng trong kiểm toán: thử nghiệm tuân thủ, thử nghiệm cơ bản và các phương pháp kiểm toán chung. • Cơ sở pháp lý thực hiện kiểm toán: hệ thống chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính. 6. Thời hạn kiểm toán: căn cứ vào điều khoản trên hợp đồng (cuộc kiểm toán hoàn thành trước 08/04/2014). v1.0015105212 7
  8. 1.1. MỤC TIÊU VÀ TRÌNH TỰ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN • Mục tiêu của tổ chức công tác kiểm toán là hướng tới việc tạo ra mối liên hệ khoa học và nghệ thuật các phương pháp, kỹ thuật kiểm toán dùng để xác minh và bày tỏ ý kiến về đối tượng kiểm toán. • Trình tự tổ chức công tác kiểm toán gồm các giai đoạn sau:  Giai đoạn chuẩn bị.  Giai đoạn thực hiện.  Giai đoạn kết thúc. v1.0015105212 8
  9. 1.2. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN • Khái niệm: Chuẩn bị kiểm toán là bước công việc đầu tiên nhằm chuẩn bị các điều kiện vật chất và các điều kiện cụ thể khác nhằm tạo tiền đề cho việc thực hiện kiểm toán. • Xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán  Mục tiêu kiểm toán chính là cái đích cần đạt tới và đồng thời là thước đo kết quả kiểm toán cho mỗi cuộc kiểm toán.  Mục tiêu chung của kiểm toán phải gắn với mục tiêu và yêu cầu quản lý. Xác định mục tiêu phải rõ ràng và cụ thể.  Phạm vi kiểm toán là giới hạn về không gian và thời gian của đối tượng kiểm toán. v1.0015105212 9
  10. 1.2. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN (tiếp theo) • Bố trí nhân sự:  Là việc chỉ định người phụ trách và chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất cần thiết.  Việc xác định người phụ trách tuỳ thuộc vào mục tiêu, phạm vi và bản chất của cuộc kiểm toán và phải có trình độ tương xứng với công việc cần kiểm toán, am hiểu về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, có năng lực tổ chức hoạt động kiểm toán.  Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất cho cuộc kiểm toán. • Thu thập thông tin: Thu thập thông tin giúp cho kiểm toán viên có cái nhìn tổng quát về đối tượng kiểm toán và khách thể kiểm toán nhằm đưa ra các bước quyết định của cuộc kiểm toán, dự đoán các khía cạnh bất thường trong đối tượng, khách thể kiểm toán. v1.0015105212 10
  11. 1.2. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN (tiếp theo) • Lập kế hoạch kiểm toán:  Xác định công việc là việc cụ thể hoá, lượng hoá các mục tiêu trong phạm vi kiểm toán.  Thời gian kiểm toán bao gồm việc xác định thời điểm bắt đầu và khoảng thời gian cần thiết để tiến hành kiểm toán.  Số lượng người tham gia kiểm toán: Quy mô đoàn kiểm toán phụ thuộc vào quy mô và tính chất phức tạp công việc của cuộc kiểm toán.  Xác định AR (RRKT) là việc xác định AR mong muốn. Và từ đó mới có thể xác định DR được.  Xác định chi phí kiểm toán (đối với kiểm toán độc lập). • Thiết kế chương trình kiểm toán Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về những công việc sẽ tiến hành kiểm toán cho từng bộ phận, từng khoản mục, từng phần công việc của cuộc kiểm toán. v1.0015105212 11
  12. 1.3. GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN KIỂM TOÁN • Khái niệm:  Là giai đoạn mà trong đó các kiểm toán viên áp dụng các thủ tục kiểm toán và các phương pháp, kỹ thuật nghiệp vụ để thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán theo kế hoạch đã định, tạo cơ sở cho việc đưa ra các kết luận.  Là giai đoạn hoàn tất công việc kiểm toán và đòi hỏi kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến của mình về đối tượng kiểm toán. • Các nguyên tắc cơ bản khi thực hiện kiểm toán:  Tuyệt đối tuân thủ kế hoạch và chương trình kiểm toán đã xây dựng;  Thường xuyên ghi chép các phát giác tạo lập bằng chứng kiểm toán;  Định kỳ báo cáo kết quả công việc để đánh giá mức độ hoàn thành;  Thông báo các sai phạm cho nhà quản lý của khách thể kiểm toán. v1.0015105212 12
  13. 1.4. GIAI ĐOẠN KẾT THÚC KIỂM TOÁN • Hình thức thể hiện kết luận (ý kiến) của kiểm toán viên:  Báo cáo kiểm toán: Ý kiến chính thức của kiểm toán viên.  Thư quản lý nhằm mục đích tư vấn đối với khách thể kiểm toán ( kiểm toán độc lập). v1.0015105212 13
  14. 2. TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN 2.1. Nguyên tắc và nhiệm vụ tổ chức bộ máy kiểm toán 2.2. Tổ chức bộ máy kiểm toán v1.0015105212 14
  15. 2.1. NGUYÊN TẮC VÀ NHIỆM VỤ TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN • Nguyên tắc:  Phải xây dựng đội ngũ kiểm toán viên đủ về số lượng và bảo đảm yêu cầu, chất lượng phù hợp với từng bộ máy kiểm toán.  Hệ thống bộ máy kiểm toán phải bao gồm các phân hệ chứa đựng các mối liên hệ trong – ngoài khác nhau phù hợp với nguyên tắc chung của lý thuyết tổ chức và phù hợp với quy luật của phép biện chứng về mối liên hệ.  Tổ chức bộ máy kiểm toán phải quán triệt nguyên tắc chung của mọi hệ thống tổ chức bộ máy: tập trung, dân chủ, thích ứng với từng bộ phận kiểm toán. v1.0015105212 15
  16. 2.1. NGUYÊN TẮC VÀ NHIỆM VỤ TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN (tiếp theo) • Nhiệm vụ:  Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán phù hợp với từng đơn vị kiểm toán.  Xác định kiểu liên hệ trong từng mô hình kiểm toán.  Xác định mối liên hệ giữa các yếu tố cơ bản cấu thành hệ thống bộ máy kiểm toán – kiểm toán viên. v1.0015105212 16
  17. 2.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN • Tổ chức bộ máy kiểm toán nhà nước. • Tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập. • Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ. v1.0015105212 17
  18. 2.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN • Tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập  Văn phòng kiểm toán tư được hình thành bởi một hoặc vài kiểm toán viên độc lập để kinh doanh dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan.  Công ty kiểm toán là mô hình tổ chức bộ máy chủ yếu dưới hình thức là các công ty TNHH, công ty tư nhân và công ty hợp danh. v1.0015105212 18
  19. 2.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN (tiếp theo) • Tổ chức bộ máy kiểm toán nhà nước  Trong quan hệ với bộ máy nhà nước, kiểm toán nhà nước có thể độc lập với hệ thống lập pháp và hệ thống hành pháp hoặc trực thuộc 1 trong 2 hệ thống trên.  Mô hình kiểm toán nhà nước độc lập với Quốc hội và Chính phủ.  Mô hình kiểm toán nhà nước thuộc Quốc hội.  Mô hình kiểm toán nhà nước thuộc Chính phủ.  Trong quan hệ nội bộ, kiểm toán nhà nước lại có thể liên hệ theo chiều dọc và theo chiều ngang.  Liên hệ ngang là mối liên hệ nội bộ trong cơ quan kiểm toán cùng cấp (trung ương hoặc địa phương). Liên hệ này có thể trực tuyến hoặc chức năng.  Liên hệ dọc: Có 2 mô hình chủ yếu: – Mô hình 1: Cơ quan kiểm toán nhà nước trung ương có mạng lưới ở tất cả các địa phương. – Mô hình 2: Cơ quan kiểm toán nhà nước trung ương có mạng lưới kiểm toán ở từng khu vực. v1.0015105212 19
  20. 2.2. TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN (tiếp theo) Sơ đồ 5.1. Kiểm toán Nhà nước tổ chức độc lập với Quốc hội và Chính phủ Bộ máy Nhà nước Ban hành luật Kiểm toán Quốc Chính Toà Nhà nước hội phủ án Bổ nhiệm Duyệt Ngân sách, giám sát Các bộ Các ban của quốc hội của chính phủ Ghi chú: : Liên hệ trong tổ chức : Quan hệ chỉ đạo : Quan hệ đặt hàng kiểm tóan : Quan hệ kiểm toán v1.0015105212 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2