intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế học lao động - Đặng Đình Thắng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kinh tế học lao động gồm các nội dung chính như sau: Mô hình tân-cổ điển về quyết định làm việc nhàn rỗi và đường cung lao động cá nhân; Mở rộng mô hình và ứng dụng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế học lao động - Đặng Đình Thắng

  1. Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học) 2 LÝ THUYẾT CUNG LAO ĐỘNG CÁ NHÂN Đặng Đình Thắng Giảng viên Khoa Kinh tế, Đại học Kinh tế TP.HCM Phòng H.103, 1A Hoàng Diệu, Phú Nhuận, TP.HCM, Việt Nam E-mail : thang.dang@ueh.edu.vn Trang nhà : www.thangdang.org Nội dung bài giảng 1 Mô hình tân-cổ điển về quyết định làm việc nhàn rỗi và đường cung lao động cá nhân 1.1 Thông tin cần có để một cá nhân ra quyết định lựa chọn giữa làm việc và nhàn rỗi 1.2 Mục tiêu của người ra quyết định làm việc-nhàn rỗi: Tối đa hóa độ thỏa dụng 1.3 Sự thay đổi mức lương và đường cung lao động cá nhân 1.4 Độ co giãn và sự thay đổi của cung lao động cá nhân 2 Mở rộng mô hình và ứng dụng 1.5 Những cá nhân không đi làm và mức lương giới hạn 1.6 Ngày làm việc chuẩn Thuật ngữ Tài liệu tham khảo 1
  2. Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học) 1 Mô hình tân-cổ điển về quyết định làm việc nhàn rỗi và đường cung lao động cá nhân 1.1 Thông tin cần có để một cá nhân ra quyết định lựa chọn giữa làm việc và nhàn rỗi Giả sử một người – với một trình độ giáo dục và kinh nghiệm lao động nhất định, có một “quỹ” thời gian giới hạn – phải quyết định cách thức phân bổ thời gian giữa công việc (hoạt động trên thị trường lao động, được trả lương) với nhàn rỗi (hoạt động phi thị trường lao động).1 Có 2 tập hợp thông tin cần thiết để một cá nhân ra quyết định lựa chọn phương án tối ưu giữa làm việc và nhàn rỗi: Thứ nhất, thông tin chủ quan của người ra quyết định dưới góc độ tâm lý như sự ưa thích hơn (preferences) giữa làm việc và nghỉ ngơi. Thông tin này được thể hiện qua đường bàng quan (the indifference curve). Thứ hai, thông tin khách quan về thị trường lao động được phản ánh qua giới hạn ngân sách (the budget constraint). Đường bàng quan Khái niệm: Đường (cong) bàng quan là tập hợp các kết hợp khác nhau giữa thu nhập thực tế (the real income) và thời gian nhàn rỗi (leisure time) mà một cá nhân có nhằm tạo ra cùng một mức độ thỏa dụng nhất định cho cá nhân đó. Hình dưới đây sẽ giúp minh họa một đường bàng quan. Trên hình, ta thấy thu nhập hàng ngày được đo lường trên trục đứng và số giờ cho hoạt động nhàn rỗi được mình họa trên trục ngang theo chiều từ trái qua phải. Vì một ngày có 24 giờ dành cho công việc và nhàn rỗi nên từ thông số giờ dành cho hoạt động nhàn rỗi, chúng ta có thể dễ dàng suy ra được số giờ mà một cá nhân dành cho thị trường lao động. Trên hình, số giờ dành cho thị trường lao động cũng nằm trên trục ngang nhưng tính theo chiều từ 1 Thuật ngữ “nhàn rỗi” (leisure) ở đây cần được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các loại 2
  3. Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học) phải qua trái. Theo khái niệm của đường bàng quan thì mỗi kết hợp giữa thu nhập và nhàn rỗi là một điểm nằm trên I1 và có cùng tạo ra một mức thỏa dụng như nhau cho một cá nhân. a Thu nhập (một ngày) b c d I1 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 Số giờ nhàn rỗi (một ngày) 24 22 20 18 16 14 12 10 8 6 4 2 0 Số giờ làm việc (một ngày) Nguồn: McConnell, Brue, và Macpherson (2010) Một đường bàng quan thường có các đặc điểm nổi bật như sau: • Thứ nhất: Đường bàng quan dốc xuống (negative slope). Độ dốc của đường bàng quan (the slope of the indifference curve) được đo lường bởi tỷ lệ thay thế biên của nhàn rỗi cho thu nhập (the marginal rate of substitution of leisure for income). 3
  4. Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học) Ký hiệu: MRSL,Y là phần thu nhập có được từ làm việc mà một người phải từ bỏ để có thể sử dụng thêm được một đơn vị (giờ) nghỉ ngơi. • Thứ hai: Đường bàng quan lồi về phía gốc tọa độ (convex to origin). • Thứ ba: bản đồ các đường bàng quan (indifference map) Thu nhập (một ngày) y3 y2 I3 y1 I2 I1 450 l1 l2 l3 Số giờ nhàn rỗi (một ngày) • Thứ tư: sự ưa thích hơn giữa làm việc-nghỉ ngơi khác nhau giữa các cá nhân (different work-leisure preferences). Do đó, các cá nhân khác nhau có thể sẽ có các đường bàng quan khác nhau với sự khác biệt về độ dốc. 4
  5. Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học) I3 I2 I3 I2 I1 I1 Giới hạn ngân sách Mỗi cá nhân tối đa hóa độ thỏa dung của mình bằng cách đạt được các kết hợp giữa tiêu dùng và nhàn rỗi nằm trên đường bàng quan cao nhất mà người đó có thể. Tuy nhiên, sự lựa chọn đường bàng quan của mỗi cá nhân bị giới hạn. Cụ thể hơn, mỗi cá nhân bị giới hạn bởi tổng số thu nhập bằng tiền sẵn sàng cho tiêu dùng (thu nhập thực). Chúng ta giả định rằng tất cả thu nhập thực mà một người có được đều do đi làm mà ra, tức là tiền lương mà họ nhận được khi tham gia cung ứng sức lao động. Hay nói một cách khác, người đó không có thu nhập ngoài lao động, không có các khoản tiết kiệm có thể rút ra và không có trường vay mượn tài chính ở đây. Do đó, mỗi người sẽ có một đường giới hạn ngân sách cho riêng mình với mức lương nhận được trên thị trường.2 Đường giới hạn ngân sách (the budget constraint line) là tập hợp tất cả các kết hợp giữa thu nhập (hàng hóa) và thời gian nhàn rỗi mà một người lao động có thể đạt được, với điều kiện mức lương không thay đổi. 2 Cần lưu ý rằng mức lương mà người lao động nhận được là mức lương thị trường – mức lương do thị trường quyết định, người lao động không thể làm thay đổi mức lương bằng cách điều chỉnh số giờ lao động cung ứng. 5
  6. Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học) w4 $96 w3 Thu nhập (một ngày) $72 $48 w2 $24 w1 H 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 Số giờ nhàn rỗi (một ngày) 24 22 20 18 16 14 12 10 8 6 4 2 0 Số giờ làm việc (một ngày) Nguồn: McConnell, Brue, và Macpherson (2010) Minh họa trên hình, nếu mức lương là w1 = $1 thì đường ngân sách sẽ là (Hw1), và với đường ngân sách này cá nhân đó có thể đạt được hai giá trị ở hai cực: (i) 24 giờ cho hoạt động nhàn rỗi và không có $ thu nhập nào cả; hoặc (ii) $24 thu nhập và không có bất kỳ giờ nào cho hoạt động nhàn rỗi. Bất kỳ điểm nào khác nằm trên đường ngân sách (Hw1) này đều sẽ cho các kết hợp giữa thời gian nhàn rỗi và thu nhập dành cho tiêu dùng, và đó là các phương án lựa chọn của một cá nhân: $4 thu nhập và 20 giờ nhàn rỗi; $10 thu nhập và 14 giờ nhàn rỗi; $18 thu nhập và 6 giờ nhàn rỗi. Với mức 6
  7. Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học) lương w1 = $1 thì để có thêm được $1 thu nhập, người này phải từ bỏ 1 giờ nhàn rỗi. Do đó, độ dốc của đường ngân sách (Hw1) bằng chính giá trị của mức lương w1 và bằng 1. Với các mức lương là w2 = $2, w3 = $3, w4 = $4 thì phân tích cũng tương tự. Khi mức lương tăng lên thì đường ngân sách cũng được mở rộng ra tại gốc bên phải theo chiều quay của kim đồng hồ và sự cố định tại điểm H. Trong mỗi trường hợp, mức lương – độ dốc của đường ngân sách – phản ánh một tỷ lệ trao đổi thị trường giữa thu nhập và nhàn rỗi. Ví dụ, khi mức lương là $1 thì một người có thể đổi lấy 1 giờ nhàn rỗi (bằng việc đi làm) để có thêm được $1 thu nhập; khi mức lương là $4 thì 1 giờ nhàn rỗi được đánh đổi với $4. Như vậy, khi mức lương càng cao thì “giá” của nhàn rỗi càng lớn, hay chi phí cơ hội cho các hoạt động phi thị trường lao động càng lớn. Điều này cũng phần nào giúp chúng ta lý giải vì sao trên thực tế người ta càng có động cơ làm việc khi mức lương trên thị trường càng cao, đương nhiên phải loại bỏ sự mất giá của đồng tiền hay lạm phát ở thời điểm đó. Ngoài ra, chúng ta còn có thể minh họa giới hạn ngân sách bằng phương trình toán học như sau: E = w.h (1) Trong đó: • E là thu nhập của một người • w là mức lương trên thị trường lao động • h là số giờ mà người đó dành cho thị trường lao động Ký hiệu L là số thời gian dành cho các hoạt động nhàn rỗi, phương trình trên có thể được biến đổi như sau: E = w.h = w.(24 – L) = 24.w – w.L (2) Từ phương trình trên, ta có thể thấy – w chính là độ dốc của đường ngân sách. Như vậy, giá trị tuyệt đối độ dốc của đường ngân sách chính là mức lương trên thị trường lao động. 7
  8. Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học) 1.2 Mục tiêu của người ra quyết định làm việc-nhàn rỗi Khi người lao động khi ra quyết định tham gia thị trường lao động và thời gian dành chon nó bao nhiêu đều nhằm mục tiêu tối đa hóa độ thỏa dụng (utility maximization). Cho dù quyết định là dành số giờ làm việc hay số giờ nhàn rỗi nhiều hơn thì mục tiêu mà một người lao động luôn hướng đến là làm sao tối đa hóa được độ thỏa dụng cho bản thân mình. Lựa chọn tối ưu này sẽ được quyết định khi xem xét đồng thời cả sự ưa thích (đường bàng quan) và giới hạn ngân sách (đường ngân sách). Minh họa quyết định làm việc-nhàn rỗi của một cá nhân với mức lương thị trường w = $2 như hình sau: I3 I2 I1 $48 w Thu nhập (một ngày) b u1 $16 a H 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 Số giờ nhàn rỗi (một ngày) 24 22 20 18 16 14 12 10 8 6 4 2 0 Số giờ làm việc (một ngày) Nguồn: McConnell, Brue, và Macpherson (2010) 8
  9. Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học) Với mức lương đã cho thì đường giới hạn ngân sách của người này là Hw, và tất cả các kết hợp giữa làm việc-nhàn rỗi mà người này có thể đạt được đều nằm trên đường này. Bên cạnh đó, cần phải nhắc lại rằng bên cạnh bị ràng buộc bởi đường giới hạn ngân sách thì quyết định của người lao động còn phụ thuộc vào đường bàng quan mà người này có thể có được. Có một tính chất quan trọng của đường bàng quan là đường bàng quan càng xa gốc tọa độ thì càng cho độ thỏa dụng càng cao. Với mục tiêu tối đa hóa độ thỏa dụng thì một cá nhân sẽ mong muốn đường bàng quan của mình là cao nhất (xa gốc tọa độ nhất) có thể. Như trên hình, rõ ràng đường bàng quan I3 luôn là mong muốn của chúng ta vì nó cho độ thỏa dụng cao nhất so với các đường bàng quan I2 và I1. Trong trường hợp này, người lao động có thể đạt được mức thỏa dụng cao nhất tại điểm u1, tại đó, đường giới hạn ngân sách Hw tiếp xúc với đường bàng quan I2. Trong tất cả các điểm có thể đạt được thì rõ ràng u1 là điểm nằm trên đường bàng quan xa nhất so với gốc tọa độ mà người đó có thể đạt được. Tại điểm u1 này, người lao động sẽ chọn kết hợp sẽ $16 thu nhập và 16 giờ nhàn rỗi mỗi ngày. Tại điểm u1, đường bàng quan và đường giới hạn ngân sách có cùng độ dốc. Như vậy, kết hợp tối đa hóa độ thỏa dụng giữa làm việc và sử dụng thời gian nhàn rỗi đạt được tại tiếp điểm giữa đường ngân sách và đường bàng quan cao nhất mà một cá nhân có thể đạt được, tại đó MRSL,Y (độ dốc của đường bàng quan) bằng với mức lương w (độ dốc của đường ngân sách). Cũng theo minh họa trên hình vẽ, các điểm a và b không phải là điểm tối ưu: (i) Tại điểm b, ta có độ dốc của đường bàng quan I1 dốc hơn so với độ dốc của đường giới hạn ngân sách Hw hay MRSL,Y > w. Điều này cho biết một điều rằng tại điểm b này, một người sẽ có lợi hơn nếu tăng thêm số giờ cho hoạt động nhàn rỗi hay làm việc ít lại. Chính vì vậy, để “cải thiện” độ thỏa dụng người ta sẽ có xu hướng thực hiện sự trao đổi giữa thu nhập và nhàn rỗi để dịch chuyển điểm b nằm trên đường giới hạn ngân sách Hw theo hướng đi xuống sang bên phải và cho đến khi làm dịch chuyển đường 9
  10. Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học) bàng quan lên vị trí mới cao nhất có thể được – vẫn nằm trong giới hạn ngân sách Hw. Điều đó có nghĩa là quá trình trao đổi sẽ kết thúc tại điểm u1 – tại đó đường Hw và đường bàng quan mới I2 tiếp xúc với nhau. Tại u1, giá trị biên của số giờ nhàn rỗi sẽ bằng chính mức lương trên thị trường lao động, hay lợi ích biên nhận được của một giờ nhàn rỗi bằng chính chi phí để có được nó. Hiểu vấn đề này theo sự phân tích cận biên sẽ giúp chúng ta lý giải tại sao trên thực tế khi người ta làm việc quá mức thì những giờ nghỉ ngơi, nhàn rỗi sẽ rất quý giá đối với họ. (ii) Phân tích ngược lại tại điểm a. 1.3 Sự thay đổi mức lương và đường cung lao động cá nhân Chúng ta sẽ nghiên cứu các quyết định lao động của một người khi mức lương thay đổi để trả lời cho câu hỏi: Mức lương trên thị trường lao động tác động như thế nào đến quyết định số giờ làm việc của một cá nhân? Sự thay đổi của mức lương được minh họa như hình bên dưới: Khi mức lương thay đổi từ w1 lên w2 làm các đường giới hạn ngân sách dịch chuyển từ Hw1 lên Hw2 thì các điểm tối ưu cho việc ra quyết định làm việc-nhàn rỗi sẽ dịch chuyển từ u1 đến u2. Với sự thay đổi này, cá nhân này sẽ có xu hướng làm việc nhiều hơn để có thêm thu nhập và ít dành thời gian cho hoạt động nhàn rỗi hơn. Tương tự như vậy khi mức lương tăng lên w3 làm cho điểm tối ưu dịch chuyển lên u3. So với điểm u2, thì tại điểm u3 này, cá nhân này sẽ tiếp tục muốn làm việc nhiều hơn. Tuy nhiên, khi mức lương tiếp tục tăng từ w3 lên w4 rồi w5 thì sự thay đổi lại ngược lại so với ba lần tăng mức lương trước đó: So với tại u3 thì tại u4, người lao động có xu hướng làm việc ít hơn và dành nhiều giờ hơn cho hoạt động nhàn rỗi. Điều này cũng tương tự khi so sánh tại điểm u5 so với u4. 10
  11. Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học) $120 w5 $5 u5 w4 $96 $4 u4 Thu nhập (một ngày) w3 $3 u3 Mức lương $72 u5 w2 u4 u2 $48 $2 u3 w1 $1 u1 $24 u2 u1 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 0 2 4 6 8 10 12 14 Số giờ nhàn rỗi (một ngày) Số giờ làm việc 24 22 20 18 16 14 12 10 8 6 4 2 0 Số giờ làm việc (một ngày) (a) Năm lựa chọn tối ưu (b) Cung lao động Nguồn: McConnell, Brue, và Macpherson (2010) Phân tích trên cho chúng ta thấy rằng đối với một người lao động cụ thể, số giờ làm việc của người đó có thể tăng lên trong thời gian này khi mức lương tăng lên, tuy nhiên, sau đó việc mức lương tiếp tục tăng lên có thể sẽ làm cho số giờ làm việc giảm xuống. Chính sự thay đổi số giờ làm việc của một người lao động khi mức lương lao động trên thị trường lao động thay đổi theo hai xu hướng như vậy sẽ giúp chúng ta tìm ra được hình dạng của đường cung lao động cá nhân. Đó là một đường cung lao động cong ngược về phía sau (the backward-bending labor supply curve). 11
  12. Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học) Hình dạng của đường cung lao động cá nhân có thể được giải thích bằng hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế. • Hiệu ứng thu nhập (income effect) chỉ ra sự thay đổi của số giờ làm việc mà một người muốn cung ứng trên thị trường lao động do sự thay đổi trong thu nhập của người đó, trong điều kiện mức lương không đổi. Hiệu ứng thu nhập = − ∆ℎ (𝑤) < 0; trong đó, h là số ∆𝑦 giờ làm việc, y là thu nhập, và 𝑤 là mức lương cố định. • Hiệu ứng thay thế (substitution effect) chỉ ra sự thay đổi của số giờ làm việc mà một người muốn cung ứng trên thị trường lao động do sự thay đổi mức lương, trong điều kiện thu nhập không đổi. Hiệu ứng thay thế = − ∆ℎ (𝑦) < 0; trong đó, h là số giờ làm việc, w là ∆𝑤 mức lương và 𝑦 là thu nhập cố định. Hiệu ứng ròng (net effect) Nếu hiệu ứng thay thế vượt trội so với hiệu ứng thu nhập, các cá nhân sẽ chọn làm việc với số giờ nhiều hơn khi mức lương tăng lên. Nếu hiệu ứng thu nhập lớn hơn hiệu ứng thay thế, mức lương gia tăng sẽ làm cho một cá nhân cung ứng số giờ làm việc ít hơn. Hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế được minh họa trên đồ thị như sau. 12
  13. Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học) w2 w’ u2 u’2 w1 u1 I2 Hiệu ứng ròng Hiệu ứng thu nhập n Hiệu ứng thay thế I1 H 0 h2 h1 h’2 Nguồn: McConnell, Brue, và Macpherson (2010) Bảng: Sự thay đổi của mức lương và số giờ làm việc: Hiệu ứng thu nhập và hiệu ứng thay thế Mức độ của hiệu ứng (1) Tác động đến số giờ làm việc (2) Độ dốc của đường cung lao động (3) Mức lương tăng (a) Mức lương giảm (b) Hiệu ứng thay thế vượt trội Tăng Giảm Dốc lên (thuận chiều) so với hiệu ứng thu nhập Hiệu ứng thu nhập cân bằng Không thay đổi Không thay đổi Thẳng đứng với hiệu ứng thay thế Hiệu ứng thu nhập vượt trội Giảm Tăng Dốc xuống (nghịch so với hiệu ứng thay thế chiều) Nguồn: McConnell, Brue, và Macpherson (2010) 13
  14. Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học) 1.4 Độ co giãn và sự thay đổi của cung lao động cá nhân Độ co giãn cung lao động cá nhân theo mức lương (the wage elasticity of individual labor supply) đo lường sự thay đổi số giờ làm việc của một cá nhân khi có một sự thay đổi về mức lương trên thị trường lao động. Cụ thể, độ co giãn của cung lao động theo mức lương được định nghĩa như sau: Phần trăm thay đổi của số giờ lao động được cung ứng ES = Phần trăm sự thay đổi của mức lương Các trường hợp có thể xảy ra đối với ES: • ES = 0: hoàn toàn không co giãn • ES = ∞: hoàn toàn co giãn • ES < 1: ít co giãn • ES > 1: co giãn nhiều • ES < 0: “cong ngược về phía sau” Giá trị của ES phụ thuộc vào mối tương quan về độ lớn giữa giá trị của hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập xuất hiện khi mức lương thay đổi. Một điều cần lưu ý: Sự trượt dọc (movements along) theo đường cung lao động hiện hành hoàn toàn khác với sự dịch chuyển (shifts) của toàn bộ đường cung lao động. Sự dịch chuyển của đường cung lao động xảy ra khi một trong hai yếu tố sau xảy ra: • Thứ nhất, sự thay đổi của thu nhập ngoài lao động (nonlabor income) có thể làm cho đường cung lao động dịch chuyển. • Thứ hai, sự thay đổi về sự ưa thích giữa làm việc-nhàn rỗi (work- leisure preferences) của một cá nhân cũng có thể làm cho đường cung lao động dịch chuyển. Lúc này đường bàng quan của cá nhân đó đã thay đổi. 14
  15. Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học) 2 Ứng dụng và mở rộng mô hình cơ bản về cung lao động cá nhân Mô hình cơ bản về quyết định làm việc-nhàn rỗi như đã phân tích trên đã cho chúng ta thấy những cơ sở một người ra quyết định có nên đi làm hay không và số giờ làm việc nếu đi làm là bao nhiêu? Ở phần này, chúng ta sẽ mở rộng mô hình cơ bản trên để xem xét cả trường hợp những người không tham gia lực lượng lao động; lý giải nguyên nhân ngày làm việc chuẩn hay tuần làm việc chuẩn mà chính phủ các nước quy định có thể gây ra tình trạng làm việc “quá tải” (overemployed) hay “dưới mức” (underemployed) của người lao động; các chương trình phúc lợi việc làm và cấu trúc trả lương tác động như thế nào đến động cơ làm việc của người lao động. 2.1 Những cá nhân không đi làm và mức lương giới hạn Trường hợp những người đi học Hình bên dưới minh họa trường hợp một người không tham gia thị trường lao động. Đầu tiên, đường bàng quan của người đó dốc hơn so với đường giới hạn ngân sách nói lên một điều rằng thời gian nhàn rỗi được đánh giá tương đối cao so với thu nhập. Tỷ lệ thay thế biên của nhàn rỗi cho thu nhập cao, có nghĩa là người đó khá sẵn lòng từ bỏ thu nhập cho các hoạt động nhàn rỗi phi thị trường lao động. Điều này phản ánh sự ưa thích khác nhau về hoạt động nhàn rỗi giữa các cá nhân trong việc phân bổ thời gian cho thị trường lao động. 15
  16. Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học) I4 I3 I2 I1 w’ Thu nhập (một ngày) w u O N H 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 Số giờ nhàn rỗi (một ngày) 24 22 20 18 16 14 12 10 8 6 4 2 0 Số giờ làm việc (một ngày) Nguồn: McConnell, Brue, và Macpherson (2010) Thứ hai, người đó đang có một khoản thu nhập ngoài lao động HN (ở đây chúng ta tập trung xem xét đường giới hạn ngân sách là HNw). Thu nhập ngoài lao động có thể đến từ việc chuyển giao thu nhập trong nội bộ một gia đình từ cha mẹ sang con. Thứ ba, đường ngân sách Nw tương đối phẳng cho biết mức lương để thúc đẩy động cơ làm việc cho người này là tương đối thấp. Điều này cũng dễ hiểu khi nhìn nhận thực tế vào đối tượng sinh viên, những đối tượng có rất ít kinh nghiệm làm việc – thậm chí là không có và có các kỹ năng khiêm tốn thì nếu họ đi làm khả năng được trả lương cao là rất thấp. 16
  17. Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học) Phương án tối ưu trên hình được thể hiện qua vị trí là tiếp điểm giữa đường ngân sách HNw và đường bàng quan cao nhất mà cá nhân đó có thể có được. Trong trường hợp này, mức thỏa dụng cao nhất mà người đó có thể đạt được là tại điểm N. Trên hình, đường ngân sách HNw tiếp xúc với đường bàng quan I3 tại N. Tại N, người đó đang ở bên ngoài thị trường lao động nên tất cả thời gian mà người này có đều dành cho các hoạt động nhàn rỗi – phi thị trường lao động. Do đó, tại đây, mức lương nhỏ hơn MRSL,Y nhưng do người lao động không tham gia thị trường lao động nên lúc này không còn xảy ra khả năng thay thế giữa nhàn rỗi và làm việc nữa. Tầm quan trọng của thu nhập ngoài lao động và mức lương thấp nếu làm việc có thể được hiểu khi chúng ta thay thế đường giới hạn ngân sách HNw bằng Huw’. Giả sử bây giờ điều kiện đã thay đổi khi một cá nhân không còn thu nhập ngoài lao động nữa và nếu làm việc thì họ sẽ có được một mức lương cao (có thể lúc này họ có thể đáp ứng được các yêu cầu từ phía các nhà tuyển dụng) thì cá nhân đó sẽ ưa thích tham gia thị trường lao động hơn. Khi đó, điểm tối ưu không còn là N nữa mà sẽ là tại điểm u. Ngoài việc sử dụng yếu tố thu nhập ngoài lao động thì chúng ta còn có thể giải thích được khả năng tham gia thị trường lao động của một người nào đó qua một khái niệm mới là mức lương giới hạn của họ. Mức lương giới hạn (reservation wage) là mức lương mà tại đó một cá nhân bàng quan giữa quyết định sử dụng thời gian để đi làm hay sử dụng cho các hoạt động nhàn rỗi. Nói một cách cụ thể hơn, mức lương giới hạn là mức lương cao nhất để một cá nhân không đi làm và là mức lương thấp nhất để người đó quyết định làm việc. 17
  18. Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học) Trường hợp những người nghỉ hưu I3 I2 I1 w Thu nhập (một ngày) u O N’ N H 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 Số giờ nhàn rỗi (một ngày) 24 22 20 18 16 14 12 10 8 6 4 2 0 Số giờ làm việc (một ngày) Nguồn: McConnell, Brue, và Macpherson (2010) 2.2 Ngày làm việc chuẩn Trong các phân tích về quyết định làm việc-nhàn rỗi ở trên, chúng ta đã giả định rằng người lao động hoàn toàn quyết định số giờ làm việc mà mình sẽ cung ứng. Tuy nhiên, trên thực tế thì số giờ làm việc của người lao động tại các nước còn bị quy định bởi chính phủ thông qua các đạo luật về lao động-việc làm. Số giờ làm việc tối đa của người lao động được chính 18
  19. Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học) phủ quy định trong một ngày được gọi là ngày làm việc chuẩn (standard workday). Nhiều nước trên thế giới thường quy định số giờ làm việc một ngày là 8 giờ đồng hồ (40 giờ/tuần).3 Từ việc quy định ngày làm việc chuẩn như vậy từ phía chính phủ đã làm phát sinh ra hai vấn đề: làm việc “quá mức” (overemployment) và làm việc “dưới mức” (underemployment). w uj Ij3 Thu nhập (một ngày) Ij2 P Ij1 us Is3 Is2 Is1 N H 0 hj D hs Làm việc Nhàn rỗi Theo hình minh họa trên, giả sử số giờ làm việc chuẩn là HD (giờ). Tình trạng làm việc của một người được xem là “quá mức” hay “dưới mức” được xem xét khi so sánh trong mối tương quan giữa đường bàng quan, đường giới hạn ngân sách (phản ánh mức lương của thị trường) và quy định số giờ làm việc chuẩn của chính phủ. 3 Trong đó có Việt Nam. 19
  20. Bài giảng Kinh tế học lao động – 2015 (dành cho sinh viên bậc đại học) Làm việc “quá mức” Nếu như một người có đường bàng quan nằm về phía bên phải của đồ thị thì lựa chọn tối ưu của người đó là tại điểm us, hay là người đó sẽ quyết định làm việc Hhs giờ/ngày để có được độ thỏa dụng cao nhất. Tuy nhiên, mong muốn hay sự ưa thích này của người lao động lại không liên quan đến tình hình thực tế. Theo quy định của chính phủ về số giờ làm việc chuẩn trong một ngày (HD giờ/ngày) thì người lao động chỉ có được hai phương án lựa chọn: (i) đi làm việc theo ngày chuẩn tại điểm P; (ii) không đi làm và trở thành người ngoài lực lượng lao động. Nếu thực hiện phân tích kỹ thuật thì tại điểm P ta sẽ thấy rằng nếu tham gia làm việc với số giờ làm việc chuẩn thì người lao động chỉ đạt được mức thỏa dụng là Is2 (không phải là đường bàng quan cho độ thỏa dụng cao nhất). Tại P, độ dốc của đường bàng quan Is2 lớn hơn so với độ dốc của đường giới hạn ngân sách Hw. Hay nói cách khác, người này sẽ đánh giá giá trị của một giờ nhàn rỗi tăng thêm cao hơn so với mức lương nhận được cho một giờ làm việc tăng thêm. Do đó, trong trường hợp này, phúc lợi hay độ thỏa dụng mà một người nhận được cao nhất sẽ không phải là tại P – theo ngày làm việc chuẩn. Và với trường hợp này, người lao động sẽ cảm thấy tình trạng làm việc “quá mức”. Làm việc “dưới mức” Phân tích tương tự cho trường hợp ngược lại của làm việc “quá mức”. Tài liệu đọc thêm • R.Gronau, R. (2003). Jacob Mincer and Labor Supply-Before and Aftermath. Review of Economics of the Household , 319-329. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2