intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nghiệp vụ vận tải: Chương II

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:34

180
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Nghiệp vụ vận tải - Chương II: Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô giúp người học trình bày được khái niệm thế nào là hàng hóa; hiểu và phân tích được các công việc trách nhiệm, nghĩa vụ quyền lợi của các bên có liên quan đến vận tải; có ý thức tự giác, tinh thần học tập tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nghiệp vụ vận tải: Chương II

  1. BÀI GIẢNG MÔN NGHIỆP VỤ VẬN TẢI Giáo viên:
  2. CHƯƠNG II KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ
  3. CHƯƠNG II KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ I- MỤC TIÊU CỦA BÀI: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: - Trình bày được khái niệm thế nào là hàng hóa - Hiểu và phân tích được các công việc trách nhiệm, nghĩa vụ quyền lợi của các bên có liên quan đến vận tải - Có ý thức tự giác, tinh thần học tập tốt
  4. II- NỘI DUNG : 2.1. Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. 2.2. Vận tải hàng hóa. 2.3. Vận tải hành khách.
  5. 2.1. ĐIỀU KIỆN CHUNG KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ 2.1.1. Điều kiện chung 1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có đủ các điều kiện sau đây: a, Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật b, Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh c, Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông d, Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyển môn về vận tải đ, Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
  6. 2.1. ĐIỀU KIỆN CHUNG KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ 2.1.1. Điều kiện chung 2. Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt, bằng xe taxi và phải có đủ các điều kiện sau đây: a, Các điều kiện quy định tại khoản 1 mục 2.1.1 b, Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông c, Đăng ký tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hảnh khách với cơ quan có thẩm quyền và phải niêm yết công khai. 3. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện và việc cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
  7. 2.1. ĐIỀU KIỆN CHUNG KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ 2.1.2. Các hình thức kinh doanh vận tải bằng xe ô tô a, Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có xác định bến đi, bến đến với lịch trình, hành trình nhất định b, Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định c, Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của khách hàng, cước tính theo đồng hồ tính tiền d, Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định được thực hiện theo hợp đồng vận tải đ, Kinh doanh vận tải khách du lịch theo tuyến, chương trình và địa điểm du lịch
  8. 2.1. ĐIỀU KIỆN CHUNG KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ 2.1.3. Thiết bị giám sát hành trình của xe 1. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, kinh doanh vận tải khách du lịch, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công te nơ phải lắp đặt và duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của thiết bị giám hành trình của xe 2. Thiết bị giám sát hành trình của xe phải đảm bảo tốt yêu cầu sau: a, Lưu giữ các thông tin b, Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng làm tài liệu trong quản lý hoạt động của đơn vị vận tải và cung cấp cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu
  9. 2.1. ĐIỀU KIỆN CHUNG KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ 2.1.4. Dịch vụ hỗ trợ vận tải bằng xe ô tô 2.1.4.1. Danh mục dịch vụ hỗ trợ vận tải bằng xe ô tô Dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ bao gồm: Dịch vụ bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, đại lý vận tải... 2.1.4.2. Niêm yết giá dịch vụ hỗ trợ vận tải bằng xe ô tô 1. Đối tượng thực hiện niêm yết giá dịch vụ hỗ trợ vận tải bằng xe ô tô Tất cả các đơn vị kinh doanh dịch vụ phải thực hiện niêm yết giá dịch vụ hỗ trợ vận tải bằng xe ô tô do đơn vị cung cấp với khách hàng 2. Hình thức niêm yết giá dịch vụ Thông báo công khai tại nơi bán vé, nơi giao dịch, bảo đảm thuận tiện cho việc quan sát của khách hàng sử dụng dịch vụ.
  10. 2.2. VẬN TẢI HÀNG HÓA 2.2.1. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô 2.2.1.1. Điều kiện chung đối với kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô 1. Kinh doang vận tải hàng hóa bằng xe ô tô phải bảo đảm các điều kiện chung đối với kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại điểm 1 mục 2.1.1 2. Niêm yết giá cước vận tải hàng hóa bằng xe ô tô Tất cả các đơn vị kinh doanh vận tải hảng hóa bằng xe ô tô phải kê khai giá cước và niêm yết giá cước 3. Thông báo bằng văn bản đến sở GTVT nơi đơn vị kinh doanh có trụ sở hoặc trụ sở chi nhánh Nội dung thông báo bao gồm: a, Tên, địa chỉ, số ĐT liên lạc của đơn vị kinh doanh b, Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hình thức kinh doanh vận tải hàng hóa c, Số lượng phương tiện, loại phương tiện, niên hạn sử dụng
  11. 2.2. VẬN TẢI HÀNG HÓA 2.2.1. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô 2.2.1.2. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công ten nơ Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã có đủ điều kiện tại khoản 1 mục 2.1.1 và điểm b khoản 2 mục 2.1.3 mới được kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công ten nơ và phải được cấp giấy phép kinh doanh theo quy định
  12. 2.2. VẬN TẢI HÀNG HÓA 2.2.2. Các quy định khi kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô 2.2.2.1. Quy định về hoạt động vận tải hàng hóa bằng xe ô tô a, Hàng vận tải trên xe phải được xếp đặt gọn gàng và chằng buộc chắc chắn b, Khi vận tải hàng rời phải được che đậy, không để rơi vãi 2.Không được thực hiện các hành vi sau đây: a, Chở hành vượt quá trọng tải thiết kế và quá kích thước giới hạn cho phép của xe b, Chở người trong thùng xe, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 điều 21 của LGT đường bộ 3. Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tổ chức và quản lý vậ tải hàng hóa bằng xe ô tô
  13. 2.2. VẬN TẢI HÀNG HÓA 2.2.2. Các quy định khi kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô 2.2.2.2. Quy định về hợp đồng vận tải, giấy vận tải và phiếu xuất hàng 1. Hợp đồng vận tải phải bao gồm các thông tin sau đây: Tên đơn vị vận tải, tên đơn vị, người thuê vận chuyển, loại và khối lượng hàng hóa.... 2. Giấy vận tải bao gồm các thông tin sau đây: tên đơn vị vận tải, tên người thuê vận tải, loại hàng và khối lượng hàng được vận tải trên xe, thời gian nhận và giao hàng.... 3. Ngoài ra lái xe phải mang theo phiếu xuất hành cho mỗi chuyến xe do người thuê vận tải hoặc chủ hàng phát hành , phù hợp với loại hàng hóa đang vận tải trên xe.
  14. 2.2. VẬN TẢI HÀNG HÓA 2.2.2. Các quy định khi kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô 2.2.2.3. Quy định về xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa Phải niêm yết tên, số ĐT đơn vị kinh doanh , tải trọng được phép chở ở mặt ngoài hai bên cánh cửa buồng lái, tự trọng của xe. 2.2.2.4. Quy định đối với kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường (trừ taxi trở hàng) Khi chở hàng hóa trên đường lái xe phải mang theo hợp đồng vận tải hoặc giấy vận tải 2.2.2.5. Kinh doanh vận tải hành hóa bằng xe taxi tải a, Cước tính theo đồng hồ tính tiền, căn cứ vào ki lô mét xe lăn bánh b, Mặt ngoài hai bên thanh xe hoặc cánh cửa xe sơn chữ "TAXI TAI", số ĐT liên lạc, tên đơn vị kinh doanh
  15. 2.2. VẬN TẢI HÀNG HÓA 2.2.2. Các quy định khi kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô 2.2.2.6. Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng a, Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng là việc sử dụng xe ô tô phù hợp đê kinh doanh vận tải các loại hàng siêu trường, siêu trọng b, Khi vận tải lái xe phải mang theo giấy phép sử dụng đường bộ c, Đơn vị kinh doanh phải chịu chi phí gia cố cầu đường bộ (nếu có) theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ 2.2.2.7. Kinh doanh vận tải hành nguy hiểm Tuân theo Nghị định của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm.
  16. 2.2. VẬN TẢI HÀNG HÓA 2.2.3. Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải hành hóa trong việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt 1. Việc bồi thường hàng hóa hư hỏng, mất mát, thiếu hụt được thực hiện theo hợp đồng vận tải hoặc theo thỏa thuận giữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải 2. Trường hợp không có thỏa thuận trong hợp đồng vận tải thì mức bồi thường không vượt quá 20000 đồng cho 1 kg hàng hóa bị tổn thất đối với hàng hóa không đóng trong bao, kiện hoặc không vượt quá 7.000000 đối với hàng hóa đóng trong bao kiện
  17. 2.2. VẬN TẢI HÀNG HÓA 2.2.4. Phân loại hàng hóa 2.2.4.1. Phân loại theo trọng lượng hàng hóa Được chia thành 5 loại : - Loại 1: Là những loại hàng có hệ số sử dụng trọng tải của xe đạt bằng 1 - Loại 2: Là những loại hàng có hệ số sử dụng trọng tải của xe đạt từ 0,71 – 0,99 - Loại 3: Là những loại hàng có hệ số sử dụng trọng tải của xe đạt từ 0,51- 0.7 - Loại 4: Là những loại hàng có hệ số sử dụng trọng tải của xe đạt từ 0,41- 0,5 - Loại 5: Là những loại hàng có hệ số sử dụng trọng tải của xe đạt từ 0,30 đến 0,40
  18. 2.2. VẬN TẢI HÀNG HÓA 2.2.4. Phân loại hàng hóa 2.2.4.2. Phân loại theo tính chất hàng hóa Nhóm 1: hàng nguy hiểm Nhóm 2: Hàng chóng hỏng Nhóm 3: Hàng lỏng Nhóm 4: Hàng có kích thước và trọng lượng lớn Nhóm 5: hàng rời Nhóm 6: Hàng thông dụng
  19. 2.2. VẬN TẢI HÀNG HÓA 2.2.5. Xếp dỡ hàng hóa 2.2.5.1. Quá trình xếp dỡ hàng hóa a, Qua trình xếp dỡ hàng hóa trong vận tải Bao gồm: Thời gian làm giấy tờ thủ tục hàng hóa Thời gian đưa xe vào điểm xếp dỡ Thời gian xe chờ xếp và dỡ hàng hóa Thời gian xếp và dỡ hàng hóa b, Trách nhiệm của người lái xe trong quá trình xếp dỡ và vận tải c, Phương pháp xếp hàng hóa trên xe d, Trách nhiệm bảo quản, giao nhận hàng hóa
  20. 2.2. VẬN TẢI HÀNG HÓA 2.2.5. Xếp dỡ hàng hóa 2.2.5.2. Kỹ hiệu hàng hóa trong bảo quản, xếp dỡ và vận tải. Hàng hóa được đóng bao, kiện, hòm hoặc hộp đựng có ghi ký hiệu, mã hiệu bên ngoài bao bì. Nhìn vào bao bì của hàng hóa có thể biết được: tên hàng hóa, nơi sản xuất, số lượng và phương pháp bảo quản trong quá trình xếp dỡ, vận tải. Một số ký hiệu hàng hóa trong bảo quản, xếp dỡ và vận tải (Giáo trình)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2