Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Bài 11: Các số đo dịch tễ học
lượt xem 25
download
Bài giảng "Phương pháp nghiên cứu khoa học - Bài 11: Các số đo dịch tễ học" cung cấp cho người học các kiến thức về số đo tuyệt đối và số đo tương đối; tỉ số, tỉ lệ, tỉ suất, số đo dịch tễ. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Bài 11: Các số đo dịch tễ học
- Các số đo dịch tễ học I. Mở đầu: Bởi vì Dịch tễ học là khoa học mô tả sự phân bố của bệnh tật và các hiện tượng sức khỏe trong dân số, các loại số đo sự phân bố bệnh tật là những khái niệm trung tâm của dịch tễ học. II. Số đo tuyệt đối và số đo tương đối Số đo tuyệt đối là số tuyệt đối của các hiện tượng sức khỏe và bệnh tật: Thí dụ: trong năm 1997 tại thành phồ Hồ Chí Minh có khoảng 600 người chết vì bị tai nạn giao thông đường bộ và 4 người chết do các phương tiện giao thông đường thủy. Ðây là các số đo tuyệt đối. Từ các con số này chúng ta có thể cho rằng giao thông đường bộ nguy hiểm hơn giao thông đường thủy. Nhận xét này có thể nhầm lẫn bởi vì chúng ta chưa xét đến quy mô của dân số nguy cơ. Số đo tương đối là tỉ số của hiện tượng sức khỏe bệnh tật so với dân số có nguy cơ có hiện tượng sức khỏe đó. Thí dụ: Người ta ước tính tại TP Hồ Chí Minh vào năm 1997 có khoảng 700.000.000 lượt vận chuyển trên đường và 1.000.000 lượt vận chuyển bằng đường sông. Nguy cơ bị tử vong trên mỗi lượt vận chuyển đường bộ vào khoảng 0,87/1.000.000 và nguy cơ bị tử vong trên mỗi lượt vận chuyển là 2/1.000.000. Từ các con số này, chúng ta thấy vận chuyển bằng đường sông nguy hiểm hơn vận chuyển bằng đường bộ Câu hỏi: Về phương diện y tế công cộng, có phải dùng số đo tương đối thích hợp hơn số đo tuyệt đối. Tại sao? III. Tỉ số, tỉ lệ, tỉ suất Do dịch tễ học sử dụng các số đo tương đối, các số đo thường là một thương số gồm tử số và mẫu số. Tùy theo mối quan hệ giữa tử số và mẫu số cũng như tùy theo ý nghĩa của số đo, các thương số này có thể là tỉ số, tỉ lệ hay tỉ suất: Tỉ số (ratio) là loại thương số đơn giản nhất do một tử số chia cho một mẫu số bất kì a/b Trong tỉ số, tử số không nhất thiết là một phần của mẫu số. Thí dụ: trong dân số của một xã người ta thâý có khoảng 49 người nam trong dân số 100 người. Tỉ số giới tính = nam:nữ= 49:51. Tỉ lệ (proportion) là một thương số trong đó tử số là một bộ phận của mẫu số. Thí dụ: trong dân số một xã gồm 100 người có 49 người nam. Tỉ lệ nam giới trong dân số là 49%. Tỉ suất (rate). từ "suất" trong tiếng Việt cũng như từ "rate" trong tiếng Anh thường để chỉ một hiện tượng có liên quan đến thời gian. Thí dụ: lãi suất: tiền lời hàng tháng, sinh suất: số lần sinh sống xảy ra trong một năm trong một dân số gồm 100 người. Thí
- dụ nếu một xã có 5.000 người và sinh suất là 2% thì mỗi năm sẽ có khoảng 100 trẻ được sinh và trong 2 năm sẽ có khoảng 200 trẻ được sinh. Tỉ suất khác với tỉ lệ ở chỗ giả sử tỉ lệ không có mối liên hệ nội tại với thời gian. Thí dụ nếu ta biết tỉ lệ nam trong dân số là 49%, ta không thể tiên đoán gì về sự thay đổi của số người nam trong tương lai. IV. Số đo dịch tễ A. Tần suất 1. Số ca mới mắc (Incidence): Là số lần mới vừa xảy ra của một bệnh, chấn thương hay tử vong trong dân số nghiên cứu trong khoảng thời gian xác định 2. Sô ca hiện đang bệnh (Prevalence): Là số người trong một dân số xác định có một bệnh nhất định ở một thời điểm (thường là thời điểm điều tra). 3. Minh họa khái niệm về bệnh tật: a. Khái niệm về số mới mắc, số hiện đang bệnh được minh họa trong hình 21 dựa trên phương pháp được phát minh bởi Dorn (1957). Số mới mắc bệnh trong khoảng thời gian một năm là 4 Số hiện đang bệnh tại thời điểm 1/1 là 3 Số hiện đang bệnh tại thời điểm 1/9 là 4
- A B C D E F G Hình 1. Minh hoïa veà dieãn tieán beänh taät cuûa 7 ñoái töôïng A, B, C, D, E, F, G trong soá 100 ñoái töôïng. Ñöôøng ñen naèm ngang laø thôøi gian maéc beänh cuûa caùc ñoái töôïng vôùi daáu chaám ôû ñaàu laø thôøi ñieåm maéc beänh vaø daáu chaám ôû cuoái laø thôøi ñieåm keát thuùc beänh. 4. Mối quan hệ giữa số hiện đang bệnh và số mới mắc: Số hiện đang bệnh = Số mới mắc x Thời gian mắc bệnh trung bình B. Nguy cơ 1. Ðịnh nghĩa a. Nguy cơ là tỉ lệ người không bị ảnh hưởng ở đầu nghiên cứu và sau đó vướng phải một biến cố nguy cơ (chết, bệnh, chấn thương) trong thời gian nghiên cứu. soá ngöôøixaûy rabieán coá nguycô daân soánguycô Nguy cơ rất hữu ích trong đo lường (tiên đoán) khả năng mắc bệnh của một cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định. b. Hạn chế của ý niệm nguy cơ: Trên lí thuyết, chỉ có dân số nhạy cảm mới được kể trong mẫu số của nguy cơ nhưng trong thực tế mẫu số bao gồm tất cả mọi người bị phơi nhiễm ch ứ không chỉ những cá nhân nhạy cảm. Nguy cơ không hữu ích nếu một cá nhân có thể mắc bệnh (được quan tâm) nhiều lần hay khi có tỉ lệ đối tượng cùng mắc bệnh tại một thời điểm khá cao. c. Một số khái niệm thường gặp có bản chất là nguy cơ Tỉ số bệnhvong (case fatality) là tỉ lệ người bệnh bị chết do bệnh đó. Ðây là chỉ số của độc lực. Tỉ lệ người bị nhiễm trùng có triệu chứng lâm sàng được gọi là tính sinh bệnh (pathogenicity) của vi sinh vật.
- Tỉ lệ người bị phơi nhiễm trở nên bị nhiễm trùng được gọi là tính truyền nhiễm của vi sinh vật (infectiousness). C. Tỉ suất 1. Ðịnh nghĩa: Tỉ suất là số biến cố xảy ra trong một đơn vị thời gian chia cho dân số nguy cơ trung bình. Tỉ suất còn có thể được định nghĩa là số biến cố xảy ra chia cho tổng thời gian nguy cơ. soábieán coáxaûy ratrong1ñônvòthôøi gian tæ suaát daânsoá nguycôtrungbình 2. Liên hệ giữa tỉ suất và nguy cơ Nếu nguy cơ được tính trong thời gian một năm và mỗi đối tượng chỉ có thể có một biến cố nguy cơ thì số người có biến cố nguy cơ sẽ bằng với số biến cố nguy cơ trong 1 đơn vị thời gian. Nếu số người bị ảnh hưởng bởi biến cố nguy cơ ít thì dân số nguy cơ trung bình sẽ bằng với dân số nguy cơ ở đầu nghiên cứu. Khi đó ta nói tỉ suất sẽ xấp xỉ với nguy cơ trong một đơn vị thời gian. Nói cách khác chúng ta có thể ước tính tỉ suất bằng nguy cơ trong một đơn vị thời gian khi: Mỗi đối tượng chỉ có bị ảnh hưởng bởi biến cố nguy cơ nhiều nhất một lần, mỗi người chỉ có thể có một lần mắc bệnh và Khoảng thời gian nghiên cứu ngắn hay đối với bệnh hiếm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu Xã hội học - Trần Th.Kim Xuyến, Trần Th.Bích Liên
93 p | 413 | 83
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học – Chương 3: Phương pháp nghiên cứu định tính
25 p | 438 | 46
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế (Dùng cho các lớp CH)
75 p | 205 | 44
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Bài 4 - TS. Phan Thế Công
44 p | 108 | 30
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Bài 1 - PGS.TS. Thái Thanh Hà
29 p | 166 | 15
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 5 - TS. Lê Quốc Tuấn (2016)
34 p | 137 | 12
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
12 p | 42 | 9
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 2 - Nguyễn Khánh Hoàng
66 p | 50 | 6
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 4 - ThS. Trương thị Thùy Dung
31 p | 5 | 3
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 2 - ThS. Trương thị Thùy Dung
20 p | 7 | 3
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 1 - ThS. Trương thị Thùy Dung
36 p | 7 | 3
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 3 - Vũ Trọng Nghĩa
34 p | 9 | 3
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 5 - ThS. Trương thị Thùy Dung
16 p | 7 | 3
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 1 - Vũ Trọng Nghĩa
32 p | 11 | 3
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 4 - Vũ Trọng Nghĩa
53 p | 5 | 2
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 5 - Vũ Trọng Nghĩa
61 p | 11 | 2
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 3 - ThS. Trương thị Thùy Dung
61 p | 6 | 2
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 2 - Vũ Trọng Nghĩa
47 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn