intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quy trình kỹ thuật trồng tiêu

Chia sẻ: Nguyễn Thị Huyền | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

108
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tìm hiểu các bài học chuẩn bị đất và choái trồng tiêu; trồng mới hồ tiêu; kỹ thuật chăm sóc tiêu kiến thiết cơ bản;… được trình bày cụ thể trong "Bài giảng Quy trình kỹ thuật trồng tiêu". Cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quy trình kỹ thuật trồng tiêu

  1. QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG TIÊU BÀI 1 CHUẨN BỊ ĐẤT VÀ CHOÁI TRỒNG TIÊU A. ĐẤT TRỒNG TIÊU: 1. Chọn đất trồng tiêu: Cây tiêu trồng được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng phải đạt được các yêu cầu cơ bản sau: - Đất dể thoát nước, không úng ngập, có độ dốc < 10O ; - Tầng đất canh tác dày, mạch nước ngầm > 1,5 mét; - Đất giàu mùn, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình. - Độ chua ( pH ) từ 5 - 6,5 nếu đất chua hơn thì dùng vôi để cải tạo. * Ngoài ra có thể trồng trên một số loại đất không đạt cả 4 yêu cầu trên thì người trồng Hồ tiêu phải có đầu tư nhiều hơn, năng suất thấp hơn nhưng vẫn có hiệu quả kinh tế. 2. Làm đất : - Cày sâu 2 lần, bừa kỹ nhặt sạch cỏ dại, chia thành diện tích lớn, nhỏ tùy theo địa hình (nếu khai hoang trồng mới hoàn toàn và diện tích rộng dùng cày được). - Cày, cuốc sâu 20-30cm diện tích trong vườn (nếu cải tạo vườn tạp) - Đất dốc thì thiết kế hàng theo đường đồng mức để chống xói mòn. Hình 1: Tiêu trồng trên đất Bazan Hình 2: Tiêu trồng trên đất lẫn đá B. CHOÁI TIÊU ( TRỤ CHO TIÊU LEO): 1. Các loại cây dùng làm choái : + Choái sống: Gồm các loại cây như: Mức, Mít, Núc nác, Mò cua(Hoa sữa), Ươi, Vông không gai... nhưng trọng tâm là Mức, Mít, Núc nác. Các loại cây trên có đường kính từ 7 cm trở lên, chiều cao trên 3m là trồng tiêu được.
  2. + Choái chết: Là các loại gỗ lỏi khô không bị mối mọt để dùng được lâu dài. Nên trồng choái chết xen với choái sống để hạn chế lá tiêu bị cháy nắng vào mùa hè. + Ngoài ra cũng có thể dùng gạch xây trụ cho tiêu leo (chi phí cao). Tuyệt đối không dùng trụ bê tông để trồng tiêu (không phù hợp với khí hậu vùng Bình Trị Thiên) 3: Cây gỗ lỏi dùng làm trụ tiêu H 4: Cây rừng(chủ yếu là cây ươi) làm choái sống trồng tiêu 2. Thiết kế và mật độ trồng : + Đất bằng phẳng thiết kế theo hàng thẳng hướng Bắc Nam để hạn chế ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió Lào. + Đất dốc thiết kế hàng theo đường đồng mức, cây trồng so le (theo hình nanh sấu) để tận dụng ánh sáng và chống sói mòn. + Mật độ: Hàng x Hàng = 2,5 m; Cây x Cây = 2,5 m. Đảm bảo 1 cây là 6,25 m2 tương đương 1 ha là 1600 cây, đây là mật độ cho hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra có thể thiết kế theo mật độ Hàng x Hàng = 3m, Cây x Cây = 2 - 2,5 m. (Thực hiện nguyên tắc đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dày) Đối với cải tạo vườn tạp đã có cây làm choái sẵn trong vườn, không nhất thiết phải thiết kế theo hàng, những nơi có cây choái dày quá thì chặt bớt, nơi thưa thì trồng dặm thêm đảm bảo 1 cây có diện tích từ 6-6,5 m2. 3. Thời vụ và kỹ thuật trồng choái: a. Thời vụ: Thông thường thời vụ trồng choái vào tháng 9-10 hàng năm khi vào đầu mùa mưa, đất đã ẩm. (Tuỳ theo diều kiện khí hậu từng vùng mà có thể trồng sớm hoặc muộn hơn) b. Kỹ thuật trồng:
  3. Theo kinh nghiệm đúc rút nhiều năm trong việc trồng choái có tỷ lệ sống cao chúng ta cần tiến hành như sau: - Cây choái sau khi đào bứng ở rừng về nên để nằm trên mặt đất và dùng rơm rạ hoặc lá cây che mát 1 ngày sau đó mới trồng để vết thương trên rể khi chặt, đào khô lại không cho nước và dịch trong cây chảy ra đất. - Cách hố trồng tiêu 15-20 cm, đào hố trồng choái, hố sâu 50- 55 cm cho hổn hợp phân chuồng + đất + 100 gam phân lân xuống chiếm 2/3 hố sau đó đổ 8-10 lít nước xuống, dùng cuốc đảo cho đất nhảo sền sệt, tiếp theo dựng cây choái xuống hố rồi lùa đất lấp đầy hố. Dùng 3 cây nhỏ chống giữ để cây choái đứng thẳng. Chú ý: Nếu trời nắng nóng nên lấy rơm rạ, lá chuối khô bó quanh cây choái để tránh bị táp nắng. C. ĐÀO HỐ TIÊU: 1. Thời vụ đào: Thường đào vào tháng 7 và đầu tháng 8 hàng năm để phơi ải đất nhằm diệt các mầm sâu bệnh có trong đất. 2. Quy cách và kỹ thuật đào: - Quy cách: Dài 60cm x Rộng 60cm x Sâu 60cm . - Tốt nhất đào hố trồng triêu về phía Nam cây choái (để tránh gió Lào và thuận lợi trong che nắng). Lớp đất mặt đào lên để riêng 1 bên,lớp đất phía dưới để 1 bên. (để khi trồng tiêu lấy lớp đất mặt lấp hố) 20 cm a) H 5+6: Đào hố đúng kích thước và cách gốc choái 20cm
  4. Hình 7: Cây Núc Nác làm choái sống Hình 7: Cây Núc Nác con ươm làm choái sống BÀI 2 TRỒNG MỚI HỒ TIÊU 1. Đảo phân lấp hố : a. Xử lý vôi : Cho 0,5 kg vôi nông nghiệp /1 hố đã đào, rãi vôi đều dưới đáy và đất xung quanh hố. b. Đảo phân lấp hố: Dùng cuốc 3 răng phá vỡ thành hố lấp đất 1/3 chiều sâu của hố. Lấy 20 kg phân chuồng hoai + 0,3 kg lân trộn đều với đất trên miệng hố sau đó kéo lấp xuống hố, lấp đầy ngang mặt đất, giữa hố rôm hình lưng rùa; + Thời vụ đảo trộn trong tháng 8.
  5. H 1: Hố đào chưa đảo phân H 2: Sau khi đảo phân xong 2. Chuẩn bị rác tủ gốc và túp che : + Rác tủ gốc gồm các loại rơm rạ, cỏ tranh, lách, lá mía khô, lá cây rừng... + Làm túp che nắng: thông thường kẹp cây xương xỉ (cây vọt) thành tấm rộng khoảng 0,8 đến 1m2 để che. 3. Thời vụ trồng tiêu : - Chín vụ: Thường từ 10/9 đến 15/11 hàng năm vào ngày dâm mát hoặc có mưa nhỏ. - Ngoài ra có thể trồng tiêu vào tháng 2-3 hàng năm ở những vùng chủ động nước tưới (thời vụ này áp dụng cho trồng dặm) 4. Kỹ thuật trồng tiêu : a. Trồng bằng bầu ươm: Thao tác: Trên hố đã trộn phân sẵn, cuốc 1 lỗ cách gốc cây choái 25 cm, sâu 30 cm, rộng 40 cm. Dùng dao sắc cắt đáy và rạch thân bầu, bóc bỏ bao nilon, đặt bầu nhẹ xuống hố sao cho bầu tiêu thấp hơn mặt đất khoảng 5 cm, dùng tay lùa hổn hợp đất phân ém chặt. Số bầu trồng từ 2-3 bầu/hố đảm bảo có 4-5 mầm tiêu/hố. Đặt bầu hơi nghiêng khoảng 600 về phía choái để các mầm tiêu hướng về gốc choái. b. Trồng bằng dây ươm trên luống : * Điều kiện trồng: Trời âm u, mát mẽ, ẩm độ không khí cao, tốt nhất là có mưa nhỏ, mưa phùn (vì dây tiêu ươm khi đào lên không có đất bám ở rể như tiêu bầu) - Đào dây tiêu giống ra khỏi luống ươm: Dùng cuốc 3 răng để đào là tốt nhất, tránh để dập thân, lá, đọt non, rễ dài quá thì cắt bỏ chừa lại 20cm. Đào đến đâu trồng hết đến đó không để lại ngày hôm sau. - Trồng: Cuốc 1 lỗ giống như trồng bầu, đặt 4-5 mầm tiêu xuống hướng ngọn về choái, mầm cách nhau 5-7cm, dây tiêu đặt sâu dưới đất khoảng 30cm lùa đất phân ém chặt lại. Nếu ngọn tiêu còn lại trên hố dài thì dùng dây chuối hoặc dây ni lon mềm buộc ngọn tiêu vào choái. c. Trồng trực tiếp bằng hom (thân chính) cắt từ bụi tiêu: Trước đây nhiều vùng tiêu trong nước trồng theo phương thức này nhưng hiện nay ít nơi áp dụng vì giá thành hom tiêu giống rất cao nhất là khi hạt tiêu được giá. - Cắt hom giống: Hom giống được cắt từ những bụi tiêu 2-3 năm tuổi, phát triển tốt, dùng dao sắc cắt bỏ hết cành quả xung quanh chỉ để lại thân chính sau đó dùng tay gỡ nhẹ rể phụ bám vào cây choái, gỡ từ dưới lên trên. Cắt hom dài từ 25-30cm có tối thiểu là 3 mắt 2 lóng. Không làm dây tiêu bị xoắn hoặc bầm dập. - Trồng: Giữa hố đã trộn phân Cuốc 1 lỗ nhỏ rộng 30 cm, sâu 25 cm. Mỗi lỗ trồng 03 hom , đặt hom nghiêng 60o mỗi hom cách nhau 15cm, hom tiêu sâu trong đất 20cm, dùng tay lùa đất phân ém chặt.
  6. Trồng xong tưới nước mỗi hố 5-7 lít. d. Tủ gốc, che túp: Tủ khoảng 5 kg rác/hố không đậy lên mầm tiêu. Mỗi hố che 1 túp về hướng tây nếu trời nắng hoặc hướng đông bắc nếu có gió mùa. H 3: Cây tiêu được che túp sau trồng mới H 4: Tử gốc bằng cỏ khô 10-15kg/gốc e. Xới váng sau trồng mới: Sau trồng mới trời có mưa đất bề mặt xung quanh cây tiêu khi khô bị váng, cần xới váng cho cho gốc tiêu thông thoáng (dùng liềm; cuốc nhỏ hoặc que nhọn) xới nhẹ tay, không làm gãy đọt non. Bài: 3 KỸ THUẬT CHĂM SÓC TIÊU KIẾN THIẾT CƠ BẢN (Từ năm 1 đến năm 3) 1. Một số công việc làm thường xuyên sau trồng mới: + Rủ, đập mối ở túp, chống đổ hoặc bay túp che do gió; + Nhổ cỏ gốc, xới váng, vun gốc tiêu, chú ý làm nhẹ tay tránh gãy mầm non; + Bắc cầu cho tiêu: Khi tiêu còn nhỏ, mầm tiêu xa choái thì dùng que nhỏ cắm hướng vào choái cho tiêu leo tạm để tránh tiêu bị thoái hóa hoặc cháy do nắng, khi mầm tiêu dài đến choái thì buộc vào choái. 2. Làm cỏ: Thường làm cỏ 4 lần/năm. Vườn tiêu phải thường xuyên sạch cỏ, những đồi đất dốc chú ý không làm cỏ trước mùa mưa để tránh xói mòn, rữa trôi đất mặt.
  7. 3. Dặm tiêu: Sau khi trồng xong phải thường xuyên kiểm tra vườn tiêu, nếu thấy tiêu chết phải trồng dặm ngay khi đang còn thời vụ ( tháng 10 - 11 và tháng 2 -3 năm sau để có 4-5 mầm/hố. Tỷ lệ dặm 5% năm thứ nhất. 4. Tủ gốc: Tiêu thời kỳ kiến thiết cơ bản tủ 15kg/gốc/năm. Thời gian : Tủ quý I: 50% số lượng, còn lại tủ quý II. Tủ ngay sát mép tán hoặc dưới tán cây chưa cho quả, rộng 0,5m tính từ tán ra. Tủ gốc tiêu bằng rác, cỏ khô 5. Tưới nước: Về mùa hè tiêu KTCB nếu có điều kiện thì 15-20 ngày tưới 1 lần, lượng tưới từ 20-30 lít/gốc tùy theo mức độ hạn và cây lớn nhỏ. Nếu không mỗi tháng tưới 1 lần. 6. Bón phân : a. Thời vụ bón : - Lần 1: Bón vào mùa xuân khi ẩm độ thích hợp thường tháng 2-3. - Lần 2: Bón vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 khi ẩm độ đất cho phép. b. Liều lượng bón : Đơn vị tính : Kg/gốc. Năm 1 Năm 2 Năm 3 Số lần Tổng Tổng Tổng bón L1 L2 L1 L2 L1 L2 số số số Loại phân Phân Hữu cơ 20 30 30 Đạm(Urê ) 0.2 0.3 0.5 0.2 0.4 0.6 0.3 0.4 0.7 Lân (Lâmthao) 0.5 0.5 0.6 0.6 0.7 0.7 Ka ki (KCl) 0.1 0.2 0.3 0.1 0.3 0.4 0.3 0.4 0.7
  8. Vôi 0.5 0.5 0.5 - Tiêu trồng mới bón thúc 01 lần vào tháng 11-12; - Lượng bón : 0,05kg đạm + 0,05 kg kali c. Cách bón : - Bón lần 1: + Bón phân hóa học: Gồm Đạm, Kân, Kali. (Nếu bón phân NPK thì tuỳ theo loại phân để xác định khối lượng bón tương đương). + Thời vụ bón: Vào tháng 2-3 khi đất còn ẩm. + Cách bón: Cào rác ra, lấy cuốc răng xăm nhẹ xung quanh tán, cào đất ra thành rãnh sâu 5-7 cm, rộng 25 cm sau đó rãi các loại phân hóa học đều lên rãnh, xăm nhẹ trộn đều, lấp một lớp đất mỏng rồi kéo rác tủ lên. Chọn những ngày râm mát, mưa phùn hoặc mưa nhỏ để bón, cần chuẩn bị rác tủ để giữ ẩm ngay sau khi bón phân. - Bón lần 2: + Bón phân hổn hợp: Gồm phân Hửu cơ(phân chuồng) và phân Hoá học (NPK). + Lượng bón: Theo bảng trên. + Thời vụ bón: Vào cuối tháng 8 đầu tháng 9, khi có vài trận mưa đầu mùa đất ẩm. Nếu độ ẩm của đất chưa đảm bảo thì có thể dịch chuyển thời gian bón. + Cách bón: Cào rác ra đào rãnh từ mép tán ra ngoài, rãnh rộng 25 cm, sâu 20 cm, đào 1/2 vòng tán và đào về một phía để năm sau đào phía ngược lại. Rải phân chuồng và các loại phân hóa học lên đất mép rảnh trộn đều các loại phân và đất cào lấp xuống rảnh sau đó phủ lên rảnh một lớp đất và tủ rác lại. H 2: Bón phân hoá học cho tiêu H 3: Tủ gốc tiêu bằng trấu sau bón phân 7. Buộc tiêu vào choái : Khi cây tiêu đã phát triển tới choái cần dùng các loại dây mềm để buộc vào cây choái, buộc ở vị trí dưới lá, gần đốt của cây tiêu, chú ý buộc sớm khi ngọn còn non để rể dể
  9. bám, khi buộc cần phân đều thân tiêu trên thân choái, nếu ngọn tiêu có rể thì áp phía rể vào choái, khi buộc vừa chặt, không xiết mạnh. Cách 15-20 cm buộc một dây khi cây tiêu bám rể phụ vào choái chắc chắn và ngọn tiêu hướng thẳng theo choái thì không cần buộc nữa. 8. Đôn tiêu: - Cây tiêu như thế nào thì đôn được ? + Những cây tiêu trồng sau 01 năm ở các thân chính có cành quả xuất hiện sát mặt đất thì không cần đôn. + Những cây chỉ xuất hiện cành quả trên một số thân, số còn lại có cành quả cao thì chỉ đôn những thân có cành quả cao (đôn nhẹ ). + Những cây tiêu tất cả các cành đều xuất hiện cành quả cao hơn 50 cm so với mặt đất đề phải đôn cả cây, những cây chưa xuất hiện cành quả thì chưa đôn. - Thời vụ đôn: Đôn vào các tháng 2-3 (khi ẩm độ đất cho phép) và 9-10 - Kỹ thuật đôn: + Đào rãnh xung quanh gốc choái, rãnh sâu 25 cm, rộng 30 cm cách gốc choái 20cm . Trộn đều 15-20 kg phân chuồng hoai mục với 0,5kg lân rải đều lên mép rảnh, trộn đều phân với đất , bỏ một phần xuống rãnh. + Cắt hết lá trên thân tiêu phần không có cành quả, gỡ thân tiêu ra khỏi choái và gỡ từ dưới lên, đặt dây tiêu uốn theo rãnh, lấp đất phân lên. Phần ngọn còn 30-40 cm buộc áp đều vào choái. + Chỉ đôn tiêu 01 lần khi tiêu đủ tiêu chuẩn đôn. + Khi đôn không làm dập, xoắn thân tiêu và chia đều ngọn trên cây choái. 9. Tạo hình tiêu: Sau khi cây tiêu đã lên, những cây nào ít thân thì tùy theo đường kính choái mà bấm ngọn thích hợp để phát sinh thêm những thân mới. Trong quá trình chăm sóc cần cắt bỏ những cành yếu ớt, thừa không bám vào choái, bị sâu bệnh. Khi tiêu quá sung sức thì cắt tỉa những thân, cành yếu bị che lấp ở phía trong và tỉa bỏ bớt những lá già. Khi tiêu cao quá 4,5 - 5mét thì khống chế độ cao bằng cánh lấy dây mềm, bền buộc chặt ngọn tiêu vào choái ngang độ cao mình chọn và gở ngọn tiêu ra khỏi choái cho rủ xuống. 10. Tạo hình choái: Thường 02 lần trong 01 năm. + Lần 1: Tháng 8-9 trước mùa mưa bảo, dùng (dao,rựa) sắc chặt bỏ cành cây choái chỉ để lại 1/3 số cành duy trì sự sống. ( đối với cây mít ) còn các loại cây rừng khác chặt bỏ hết cành lá. Trường hợp choái cao quá 5 mét thì hảm ngọn ở độ cao 5-5,5 mét. + Lần 2: Tháng 2 tạo hình bổ sung những cây rậm rạp nhằm tăng độ chiếu sáng cho cây quang hợp nuôi quả.
  10. H4: Vườn choái chưa tạo hình H 5: Vườn choái đã tạo hình 11. Cây trồng xen: Những năm đầu trong thời kì kiến thiết cơ bản, khoảng trống giữa các cây còn lớn cần trồng xen những cây phủ đất chống xói mòn, rửa trôi, mặt khác giữ ẩm, bổ sung lượng mùn cho đất và có sản phẩm tăng thu nhập gia đình cải thiện đời sống. Các loại cây trồng xen có hiệu quả hiện nay gồm các loại cây họ đậu như : Đậu xanh; Đậu đen,đỏ; Lạc; Đậu Hồng đáo... có tác dụng cải tạo đất vừa có sản phẩm thu hoạch ngoài ra thân, cành, lá của chúng dùng làm phân ép xanh hoặc ủ với phân men làm phân hửu cơ bón cho cây rất tốt. Tuyệt đối không trồng xen những cây có thân cao, tán lá lớn, rể phát triển khỏe cạnh tranh dinh dưởng và nhưng cây là ký chủ của các loại sâu bệnh hại tiêu. Hình 6+7: Trồng xen các loại cây họ đậu trong tiêu KTCB
  11. Bài 4: KỸ THUẬT CHĂM SÓC TIÊU KINH DOANH I. CÁC KHÂU CÔNG VIỆC 1. Làm cỏ: - Làm cỏ 4 lần/năm ( mỗi quý làm cỏ 1 lần ) - Vườn tiêu phải thường xuyên sạch cỏ, những đồi đất dốc chú ý không làm cỏ trước mùa mưa to để tránh xói mòn. 2. Tủ gốc: - Vào khoảng tháng 3 tháng 4 hàng năm (trước mùa hè) cần tủ gốc giữ ẩm cho cây bằng rơm rạ, cỏ khô, lau lách hoặc lá cây rừng. - Số lượng rác tủí 15kg/gốc/năm. - Tủ ngay sát mép tán hoặc dưới tán cây, tủ rộng 0,5m tính từ tán ra. - Nếu tủ gốc đầy đủ thì không cần tưới nước trong mùa hè. ***Trường hợp đặc biệt trời nắng nóng, hạn hán kéo dài thì tưới nước khi cây có biểu hiện héo lá. H 1: tủ gốc tiêu bằng rác, cỏ khô 3. Bón phân : Tiêu kinh doanh một năm bón phân 2 lần - Lần 1 bón phân hổn hợp(Hữu cơ + Vô cơ) cho cây ra hoa. - Lần 2 bón phân vô cơ cho cây nuôi quả. a. Thời vụ bón : - Lần 1: Bón vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 khi ẩm độ đất cho phép.
  12. * Xác định nhanh độ ẩm đất thích hợp bằng cách: Cuốc đất quanh gốc tiêu lên lấy tay nắm chặt 1 nắm đất khi bỏ tay ra nắm đất không vở hoặc vỡ đôi, vỡ ba là đạt, nếu vỡ vụn là đất quá khô; có nước chảy ra các kẻ tay là đất quá ướt. - Lần 2: Bón vào mùa xuân khi ẩm độ thích hợp thường tháng 2-3. b. Liều lượng bón : TT Loại phân ĐVT Lần 1 Lần 2 1 Phân hữu cơ Kg/gốc tiêu 20 2 Phân Lân Kg/gốc tiêu 0,8 3 Phân đạm Kg/gốc tiêu 0,4 0,3 4 Phân kali Kg/gốc tiêu 0,3 0,2 5 Vôi nông nghiệp Kg/gốc tiêu 0,5 c. Cách bón : - Bón phân hổn hợp (Lần 1): Cào rác ra khỏi gốc, đào 1 rãnh rộng 25 cm, sâu 20 cm tính từ mép tán ra ngoài, đào 1/2 vòng tán và đào về một phía để năm sau đào phía ngược lại. Rãi phân chuồng và các loại phân hóa học lên lớp đất mới đào lên, trộn đều các loại phân với đất,cào lấp xuống rãnh sau đó phủ thêm một lớp đất nữa và tủ rác lại. - Bón phân hóa học (lần 2): tháng 2-3. Cào rác ra, lấy cuốc răng xăm nhẹ xung quanh tán, cào đất ra thành rãnh sâu 5-7 cm, rộng 25 cm sau đó rãi các loại phân hóa học đều lên rãnh, xăm nhẹ trộn đều, lấp một lớp đất mỏng rồi kéo rác tủ lên. Chọn những ngày ẩm, mưa phùn hoặc mưa nhỏ để bón, cần chuẩn bị rác tủ để giữ ẩm ngay sau khi bón phân. 4. Tạo hình tiêu: Trong quá trình chăm sóc cần cắt bỏ những cành yếu ớt, thừa không bám vào choái, bị sâu bệnh. Khi tiêu quá sung sức thì cắt tỉa những thân, cành yếu bị che lấp ở phía trong và tỉa bỏ bớt những lá già. Khi tiêu cao quá 4,5 - 5mét thì khống chế độ cao bằng cánh lấy dây mềm, bền buộc chặt ngọn tiêu vào choái ngang độ cao mình chọn và gở ngọn tiêu ra khỏi choái cho rủ xuống. 5. Tạo hình choái: (Đối với cây choái sống) - Tạo hình choái đạt 3 mục đích: + Hãm sinh trưởng của cây choái để hạn chế hút dinh dưởng của cây tiêu + Chặt bớt cành lá để tránh gãy đổ, lay mạnh làm tiêu bị bung rể trong mùa mưa bão. + Tăng ánh sáng cho tiêu quang hợp về mùa mưa. - Thông thường trong 1 năm tạo hình choái 02 lần. + Lần 1: Tháng 8-9 trước mùa mưa bảo và trước lúc tiêu ra lọc non, hoa non.
  13. Dùng (dao,rựa) sắc chặt bỏ cành cây choái chỉ để lại 1/3 số cành duy trì sự sống. Trường hợp choái cao quá 5 mét thì hảm ngọn ở độ cao 5-5,5 mét. + Lần 2: Tháng 2 tạo hình bổ sung những cây rậm rạp nhằm tăng độ chiếu sáng cho cây quang hợp nuôi quả. H 2: Vườn tiêu chưa tạo hình choái H 3: Choái đã tạo hình 6. Thu hoạch: Thời vụ thu hoạch tiêu thường vào cuối tháng 5 và trong tháng 6. Khi buồng tiêu già trên cuống có màu vàng vỏ quả láng bóng hoặc trong buồng có hạt chuyễn màu vàng, chín đỏ thì thu hái. Khi hái một tay giữ cành quả một tay hái từng buồng không nắm một lần 2-3 buồng gật xuống. Nếu hái gật như vậy thì làm giảm năng suất vụ sau từ 20-25% do gật đứt mầm hoa của vụ sau. Dụng cụ thu hái gồm: Thang, bao hái, bao đựng... H 4: Buồng tiêu già H 5: Tiêu thu hoạch về phơi nguyên buồng
  14. H 6: Buồng tiêu chín đỏ ` H 7: Phơi tiêu buồng trong nong 7. Chế biến : Tiêu sau thu hoạch có thể chế biến thành 2 loại sản phẩm khô: Đó là tiêu trắng (còn gọi là tiêu sọ) và tiêu đen. - Chế biến tiêu trắng: Chỉ thu hoạch những cuồng tiêu chín đỏ. Cho tiêu vào ngâm trong nước từ 4-5 ngày, sau đó chà, đãi bỏ vỏ thịt bên ngoài, lọc lấy sọ tiêu. Cho sọ tiêu vào ngâm trong nước phèn chua 6-8 giờ để tẩy trắng, vớt tiêu ra rửa lại bằng nước sạch và đưa đi phơi. H 8: Hạt tiêu sọ đã tẩy trắng đang phơi - Chế biến tiêu đen: thu hoạch những buồng già đến chín.
  15. Tiêu hái xong phơi cả buồng một nắng cho cuống hơi bị héo, dùng chân đạp tách hạt ra khỏi buồng. Hôm sau phơi tiếp đến khoảng 1-2 giờ chiều thì vun đóng lại lấy bạt đậy lại hoặc đổ vào bao ủ đến sáng hôm sau đưa ra phơi đến khô, quạt sạch cho vào bao bảo quản. Tác dụng của ủ làm cho hạt tiêu đen bóng. H 9: Hạt tiêu đen phơi trong nia H 10: Hạt tiêu đen phơi trên sân xi măng 8. CÁC CÂY TRỒNG XEN: Giữa các hàng tiêu có thể trồng xen nhưng cây họ đậu như : Đậu xanh; Đậu đen,đỏ; Lạc; Đậu Hồng đáo... có tác dụng cải tạo đất vừa có sản phẩm thu hoạch ngoài ra thân , cành, lá của chúng dùng làm phân ép xanh hoặc ủ với phân men làm phân hửu cơ bón cho cây rất tốt. Tuyệt đối không trồng xen những cây có thân cao, tán lá lớn, rể phát triển khỏe cạnh tranh dinh dưởng và nhưng cây là ký chủ của các loại sâu bệnh hại tiêu. (Ví dụ như: Sắn, Đu đủ, Môn, Bầu bí các loại H 11: Trồng xen cây họ đậu trên vườn tiêu
  16. Bài: 5 PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH & SỬ DỤNG THUỐC BVTV CÓ HIỆU QUẢ Theo thống kê trên cây Hồ tiêu có gần 40 loại sâu, bệnh và các tác nhận khác gây hại, tùy theo mức độ gây hại nặng hay nhẹ của từng loại và mức độ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây Tiêu cao hay thấp mà ta có những biện pháp phòng trừ phù hợp đạt hiệu quả kinh tế cao. Một số sâu bệnh hại chính Sâu đục thân: Hiện tại có hai loại sâu đục thân thuộc hai họ khác nhau đó là họ Vòi voi và họ Xén tóc. Phân biệt hai họ này người ta căn cứ vào hình dáng con trưởng thành. - Họ vòi voi: Con trưởng thành là bọ cánh cứng nhỏ phía trước đầu có vòi nhỏ cong như hình vòi con voi. - Họ xén tóc: Con trưởng thành là bọ cánh cứng lớn hơn họ vòi voi phía trước đầu có hai răng lớn cong và sắc như lưởi kéo. Cả hai loại trên đều có sâu non đục trong thân, cành cắn phá cây tiêu, còn con trưởng thành không gây hại trực tiếp chúng ở ngoài cây đẻ trứng vào các vết nứt trên vỏ hoặc các đốt trên thân cành tiêu. Mỗi con cái trưởng thành đẻ từ 80-100 trứng và đẻ rải rác trong thời gian 2 tháng Chúng gây hại quanh năm nhưng thường gây hại nặng vào 2 đợt. + Đợt 1 vào các tháng 2+3+4; + Đợt 2 vào các tháng 7+8+9; - Đặc điểm gây hại: + Họ xén tóc thường tập trung gây hại từ khoảng nữa cây tiêu lên phần ngọn. + Họ Vòi voi thường tập trung gây hại từ khoảng nữa cây phía dưới đất thậm chí đục sâu cách mặt đất 20cm. Tuy nhiên thỉnh thoảng vẫn bắt gặp sâu vòi voi hại ở ngọn và ngược lại sâu xén tóc hại phần gồn gốc cây nhưng tỷ lệ không cao. - Triệu chứng: Cây tiêu bị sâu hại ở gốc thường bị vàng cả cây, nếu sâu đục nhiều con cùng một nơi thì cây tiêu có thể bị chết. Nếu sâu hại ở cành quả hoặc thân nhỏ thì thân và cành nhỏ đó bị chết. (Sâu cắn đứt hết các mạch dẫn trong cây) Ngoài ra khi mật độ sâu thấp, đục rải rác thì cây vàng lá nhẹ hoặc không vàng nhưng sinh trưởng kém.
  17. H1: Một nhánh tiêu chết (héo rủ)do sâu đục H2: Vết đục ở đốt thân chính H3. Sâu non xén tóc tuổi 2 H4. Sâu non vòi voi tuổi 4 Phòng trừ: Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, phát quang bờ bụi để vườn cây thông thoáng đặc biệt những cây, thân, cành đã chết thì nhất thiết phải gỡ bỏ dưa đi đốt để diệt sâu non đang còn trong cây. Khi sâu đã đục vào trong thân tiêu thì phun thuốc không có hiệu quả. Thường phun phòng 2 lần vào hai đợt con trưởng thành ra rộ vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 và cuối tháng 7 đầu tháng 8 Dùng các loại thuốc Supration-50ND; VIBASU-50ND. Nồng độ phun 1/1000 (tức là pha 10 ml thuốc trong 10 lít nước). VIBASU-10H rắc quanh gốc trừ sâu đục thân họ vòi voi.
  18. H 5: Thân tiêu chết khô do bị sâu đục H 6: Vệ sinh vườn, gỡ bỏ thân tiêu chết Đưa ra bờ để đốt 2. Rệp sáp hại rễ : Con trưởng thành dài 3-4 cm rộng 2-3 cm toàn thân phủ một lớp sáp trắng. Chúng thường gây hại ở gốc, rể tiêu dưới mặt đất. Rệp gây hại quanh năm. a.Triệu chứng: Cây tiêu bị rệp hại, lá bị vàng toàn cây, xới đất quanh gốc thấy rệp bám trắng gốc, rể. Mật độ lớn hàng ngàn con/gốc thì cây tiêu có thể bị chết, ngoài ra rệp còn gây vết thương trên thân, rể ngầm dưới đất tạo điều kiện cho các loại bệnh khác xâm nhập. H7: Rệp sáp đang hại thân ngầm dưới đất
  19. b.Phòng trừ: - Biện pháp canh tác: Làm sạch cỏ dại trong vườn nhất là cỏ gấu, không nên trồng xen cây dứa(thơm) với tiêu vì hai loại cây này là thức ăn thích hợp của rệp. - Biện pháp hoá học: Khi đã bị hại xử lý bằng thuốc thuốc Furadan 3H rắc đều thuốc lên mặt đất xung quanh gốc tiêu dùng cuốc xăm nhẹ, cào rác phủ lên. Liều lượng: 1 gốc 20-25 gam. Nếu đất khô sau khi rắc thuốc cần tưới 5-7 lít nước. Dùng thuốc Vimoca 20ND tưới đều lên gốc tiêu. liều lượng: 5-10 lít nước thuốc/cây (tuỳ cây lớn, nhỏ). Nồng độ 1/1000 (tức là pha 5-10ml thuốc vào 5-10lít nước sạch) Sau đó tưới đều xung quanh gốc tiêu. Rắc hoặc tưới 2 lần cánh nhau 2 tháng. 3.Bệnh hại gốc rễ a. Bệnh thối khô : Bệnh thường hại vào đầu và cuối mùa mưa.Bệnh hại nặng thì cây tiêu bị chết - Triệu chứng: Cây bị bệnh biểu hiện ban đầu là lá vàng toàn cây, nếu bị nặng lá rụng dần đến rụng đốt, rụng cành cành, còn thân bám choái chết khô. - Phòng trừ : + Biện pháp canh tác: Làm mương thoát nước về mùa mưa vườn cây không bị ngập úng, quét đốt hết những lá khô rụng dưới gốc tiêu. Lấp thêm đất vào những gốc tiêu bị trủng nước. + Biện pháp hóa học: Dùng Sunfatđồng : nồng độ 1/1000 (10 gam/10 lít nước) khấy tan tưới quanh gốc. Dùng Boocdox : tỷ lệ pha 1:1:100 tưới 7-10 lít/gốc tùy cây lớn nhỏ. Vimonyl 72BTN hoặc ViCaben 50 HP (sử dụng theo hướng dẫn/nhãn. b. Bệnh thối ướt: Bệnh hại chủ yếu trong đầu mùa mưa (tháng 8 âm lịch), những vùng đất thoát nước kém, ẩm thấp, trời nắng oi bức, khi bị gây hại cây tiêu thường chết rất nhanh. - Triệu chứng : Khi bị bệnh hại rể cây thối nhủn có nước ướt, nấm gây hại rất nhanh nên cây không có biểu hiện vàng lá mà chết héo xanh nên rất khó phát hiện bệnh. Khi phát hiên cây héo thì bộ rể đã bị phá huỷ. - Phòng trừ: Do khó phát hiện bệnh nên phòng bệnh là chính, những vùng nào hàng năm có tiêu bị chết héo xanh thì phải làm tốt công tác chống úng. Đầu mùa mưa phải tưới phòng bằng các loại thuốc có chứa gốc đồng như: Dùng Sunfatđồng (CuSO4); VIDOC 30BTN; Dùng Boocdox . c. Tuyến trùng hại rể: Trên tất cả các loại đất trồng tiêu đều bị nhiều loại tuyến trùng gây hại, nhưng chủ yếu là tuyến trùng gây nốt sần rể (Meloidogynne).
  20. Bệnh hại nặng làm cho cây tiêu vàng lá sinh trưởng kém do không hút được dinh dưỡng(tuyến trùng tiết ra chất làm biến dạng rể). Đặc biệt tuyến trùng hại rể còn tạo nhiều vết thương cho các loại nấm bệnh khác xâm nhập gây hại. Tuyến trùng phát triển càng nhanh trong điều kiện sử dụng phân hửu cơ chưa hoai mục. Biện pháp phòng trừ: - Làm tốt các biện pháp canh tác, không dùng phân hửu cơ chưa hoai mục, không để nước chảy tràn từ vườn này sang vườn khác trong mùa mưa để tránh lây lan. - Không trồng xen trong vườn tiêu những cây cùng nhóm thức ăn của tuyến trùng như: Bầu, bí, cà chua… Khi tiêu bị hại nặng dùng thuốc hóa học phòng trừ : - Vimoca 20EC dùng tưới xung quanh gốc tiêu, nồng độ, liều lượng giống như tưới trừ rệp sáp. - Furadan 3H rắc quanh gốc tiêu giống như trị rệp sáp Tưới hoặc rắc 3 lần mỗi lần cách nhau 5 tháng. 4. Bệnh hại lá: a. Bệnh cháy rìa, mép lá (Còn gọi là bệnh thán thư) Nguyên nhân do nấm, bệnh gây hại quanh năm nhưng hại nặng vào tháng 8-10 hàng năm. - Triệu chứng: Lá bị bệnh đầu tiên có 1 chấm vàng nhỏ ở rìa mép lá, sau đó vết bệnh lớn dần, phần lá bị hại trước khô cháy màu tàn thuốc, mặt dưới có nhiều chấm nhỏ li ty màu sẩm hơn đó là bào tử nấm. Ranh giới giữa mô bệnh và mô khoẻ là viền vàng. - Phòng trừ : Vệ sinh đồng ruộng, quét lá bị bệnh rụng dưới gốc cây đem đốt Khi bị hại nặng dùng thuốc hóa học : Dùng một trong các loại thuốc sau để phun cho cây. Ridomil - 72WP; Vicacben 50 BTN; Viben C 50 BTN Phun ướt đều mặt lá, liều lượng: 20-25gam/10 lít nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2