Bài giảng "Sai khớp khuỷu - BS. Nguyễn Đức Long" trình bày đại cương về sai khớp khuỷu, một số đặc điểm giải phẫu và sinh lý của khớp khuỷu, phân loại trật khớp khuỷu, phương pháp chẩn đoán và điều trị sai khớp khuỷu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Bài giảng Sai khớp khuỷu - BS. Nguyễn Đức Long
- Sai khớp
khuỷu
BS NGUYỄN ĐỨC LONG
-
1. Đại cương:
Trật khớp khuỷu hay gặp thứ 3 sau trật
khớp vai và trật khớp ngón tay. Chiếm 20
25% tổng số trật khớp.
Đây là loại trật khớp phổ biến nhất ở
trẻ em trên 5 tuổi: trật khớp khuỷu 68%, trật
khớp vai chỉ 2%. ở người trẻ dưới 20, trật
khớp khuỷu hay gặp 7 lần nhiều hơn trật
khớp vai.
- 1.1. Một số đặc điểm giải phẫu và sinh lý
của khớp khuỷu.
∙ Diện khớp khuỷu có 3 phần
Phần ngoài: Lồi cầu tiếp nối với chỏm quay tạo
thành khớp cánh tay quay.
Phần trong: Ròng rọc tiếp nối với hõm xích ma lớn
tạo thành khớp cánh tay trụ
- 1.1. Một số đặc điểm giải phẫu và sinh lý
của khớp khuỷu.
Xương quay và xương trụ
tiếp với nhau tạo thành khớp
quay trụ trên.
∙ Trật khớp khuỷu là cả 2
xương cẳng tay (hõm xích ma
lớn + chỏm quay) trật ra khỏi
đầu dưới xương cánh tay (ròng
dọc và lồi cầu).
∙ Gấp, duỗi là 2 động tác quan
trọng và duy nhất của khớp
khuỷu, còn sấp, ngửa là động
tác của cẳng tay.
- 1.1. Một số đặc điểm giải phẫu và sinh lý
của khớp khuỷu.
1.2. Tỷ lệ : là trật khớp hay gặp, chiếm 20
30% tổng số trật khớp nói chung.
Hay gặp nhất ở trẻ em sau 5 tuổi.
Nữ nhiều hơn nam, tay trái nhiều hơn tay
phải.
1.3. Nguyên nhân, cơ chế: (H.2)
Cơ chế chấn thương gián tiếp.
Ngã chống tay, khuỷu duỗi tối đa, cẳng
tay ngửa.
- 2. Giải phẫu bệnh:
2.1. Phần mềm:
Các dây chằng ở trước trong bị đứt. Rất
hiếm khi gặp đứt dây chằng vòng quanh
chỏm quay. Bao khớp bị rách.
2.2. Xương:.
Có thể gặp tổn thương xương: vỡ một
phần của đầu dưới xương cánh tay (vỡ
lồi cầu ngoài, lồi cầu trong), mỏm
khuỷu.
- 3. Phân loại
Trật khớp khuỷu ra sau: hay gặp nhất (90%)
Trật khớp khuỷu ra trước: do vỡ mỏm khuỷu.
Trật khớp khuỷu sang bên: do vỡ các lồi cầu.
- 4. Chẩn đoán:
Chẩn đoán sớm thường dễ, sờ thấy các mốc
xương, muộn thì sưng nề.
Thường thấy khi trật khuỷu là: cẳng tay ở tư thế
gấp chừng 45 độ, cẳng tay trông như ngắn lại, cánh tay
trông như dài ra. Sờ trước nếp khuỷu thấy bờ xương
tròn của đầu dưới xương cánh tay, sờ phía sau thấy
mỏm khuỷu nhô ra sau, gân cơ tam đầu căng cứng, gấp
khuỷu nhẹ, thả ra có dấu hiệu lò xo.
- 4. Chẩn đoán:
Mỏm khuỷu và hai mỏm trên lồi cầu và trên ròng rọc
không còn quan hệ tam giác mà ngang nhau. Sờ được
chỏm xương quay phía sau ngoài khớp.
Cần khám mạch máu và thần kinh: bắt mạch quay,
mạch trụ ở cổ tay, khám vận động và cảm giác ở đầu
chi.
- 4. Chẩn đoán:
Động mạch cánh tay thường bị căng dãn, đôi khi bị chèn
ép có khi bị tắc mạch muộn do bị dập nội mạc. Nếu sau
nắn trật, mạch không bình thường cần mổ kiểm tra, cắt
nối chỗ dập, ghép tĩnh mạch hiển.
Thần kinh có thể bị một trong 3 sợi là thần kinh giữa,
thần kinh trụ và thần kinh liên cốt trước. Đa số thần
kinh chỉ bị đụng dập nhẹ, hồi phục nhanh. Nếu bị liệt
quá 3 tháng: mổ thăm dò thần kinh. Khi bị liệt sau nắn
cần mổ thăm dò ngay.
- 4. Chẩn đoán:
Xquang: chụp khuỷu để xác định kiểu trật và đặc biệt
để xem có gãy xương kèm theo hay không.
- 5. Điều trị:
5.1. Điều trị trật khớp khuỷu mới:
∙ Vô cảm: vì gặp nhiều ở trẻ em nên chú ý vấn đề gây
mê toàn thân.
∙ Nắn:
Tư thế bệnh nhân : có thể nằm ngửa, hoặc ngồi, nhưng
tốt nhất là tư thế nằm nghiêng hơi sấp ( tuỳ theo tuổi)
Kỹ thuật nắn trật khớp khuỷ: bệnh nhân nằm nghiêng,
hơi sấp, để khuỷu vuông góc, thõng bàn tay xuôi xuống,
nắn theo chiều trọng lực. Hai ngón cái đẩy mỏm khuỷu
ra trước, kiểm tra sau nắn xem gấp duỗi có bình
thường không và khi duỗi hết khớp có vững không.Sau
nắn, bất động nẹp bột 10 ngày rồi cử động sớm,
khoảng ngày thứ 7 có trường hợp bị trật lại trong bột do
khớp không vững, cơ co kéo.
- 5. Điều trị:
5.1. Điều trị trật khớp khuỷu mới:
∙ Vô cảm: vì gặp nhiều ở trẻ em nên chú ý vấn đề gây
mê toàn thân.
∙ Nắn:
Tư thế bệnh nhân : có thể nằm ngửa, hoặc ngồi, nhưng
tốt nhất là tư thế nằm nghiêng hơi sấp ( tuỳ theo tuổi)
- 5. Điều trị:
5.1. Điều trị trật khớp khuỷu mới:
Kỹ thuật nắn trật khớp khuỷ: bệnh nhân nằm nghiêng,
hơi sấp, để khuỷu vuông góc, thõng bàn tay xuôi xuống,
nắn theo chiều trọng lực. Hai ngón cái đẩy mỏm khuỷu
ra trước, kiểm tra sau nắn xem gấp duỗi có bình
thường không và khi duỗi hết khớp có vững không.Sau
nắn, bất động nẹp bột 10 ngày rồi cử động sớm,
khoảng ngày thứ 7 có trường hợp bị trật lại trong bột do
khớp không vững, cơ co kéo.
- 5. Điều trị:
5.1. Điều trị trật khớp khuỷu mới:
Gây mê không nắn vào được là do kẹt khớp, bị gãy
xương nội khớp, do chèn phần mềm, phải mổ để nắn.
Nắn vào kém vững do rách phần mềm nhiều cho bất
động 34 tuần, sau đó tập. Chú ý tập duỗi cho hết.
5.1.1. Kết quả:
Sau nắn khuỷu dễ bị cứng khớp hơn là bị mất vững( mất
duỗi 5 10 độ). Josefsson có 52 trường hợp theo dõi 24
năm thấy 1 trường hợp bị tàn phế, 14 trường hợp mất
cử động ít nhiều.
- 5. Điều trị:
5.1. Điều trị trật khớp khuỷu mới:
5.1.2. Trật khớp kèm gãy xương:
Trật khuỷu kèm gãy mỏm trên lồi cầu trong
Trật khuỷu kèm gãy mỏm khuỷu
Trật khuỷu kèm gãy mỏm vẹt
Trật khuỷ kèm gãy chỏm xương quay
Nói chung, trật khớp khuỷu kèm gãy chỏm quay, kết quả
cơ năng kém
- 5. Điều trị
5.2. Điều trị trật khớp khuỷu cũ là trật khớp trên 3
tuần.
Trât khớp khuỷu cũ luôn luôn ở tư thế xấu, khuỷu duỗi 0
độ, cẳng tay mất chức năng, vì thế buộc phải mổ.
Mổ đặt lại xương nếu thời gian chưa lâu( dưới 3 tháng)
hoặc làm cứng khớp ở tư thế cơ năng: khuỷu gấp 90
độ, cẳng tay trung gian( trật khớp quá lâu nếu đặt lại
khớp sẽ biến dạng ở tư thế không mong muốn)
- XIN CẢM ƠN