intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Táo bón ở trẻ em

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

234
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Táo bón ở trẻ em giúp học viên mô tả cơ chế bệnh sinh táo bón; trình bày nguyên nhân táo bón; trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và hậu quả của táo bón; trình bày xử trí và phòng ngừa táo bón. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Táo bón ở trẻ em

  1. TÁO BÓN Ở TRẺ EM Mục tiêu 1. Mô tả cơ chế bệnh sinh táo bón 2. Trình bày nguyên nhân táo bón 3. Trình bày triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và hậu quả của táo bón 4. Trình bày xử trí và phòng ngừa táo bón Nội dung 1. Khái niệm táo bón Táo bón là triệu chứng chậm thải phân hay thải phân rắn và khô Trẻ bị táo bón khi thời gian giữa 2 lần đi ngoài quá dài  3 ngày Táo bón là một trong những nguyên nhân thường gặp để trẻ đến phòng khám, chiếm 10% ở tất cả trẻ em và 1.5 – 7.5% ở trẻ em tuổi đến trường. Nếu hiện tượng táo bón kéo dài và trở thành kinh diễn dễ kèm theo các triệu chứng rối loạn tiêu hoá : biếng ăn, đau bụng, chướng bụng, đầy hơi và ảnh hưởng đến toàn thân, mệt mỏi, gầy còm, thiếu máu mất ngủ, có khi sốt cao. Một số trường hợp, nên phân biệt với hiện tượng giả tướt : do chậm thải ra ngoài, số phân ứ đọng trong kết tràng dễ kích thích sự bài tiết các chất nước của niêm mạc và phân ỉa ra ngoài sẽ chia thành hai phần rõ rệt : một phần rắn thành cục và một phần có nước riêng biệt. Ngoài ra cần phân biệt với tình trạng phân đói (do bệnh nhi ăn không đủ, hay ăn vào nôn ra, hay không chịu ăn) 2. Cơ chế bệnh sinh táo bón : 2.1. Nhắc lại sinh lý Tùy theo thức ăn nuôi trẻ, trung bình sau 3 - 4 giờ (trẻ sơ sinh nhanh hơn) thì thức ăn xuống hết tá tràng. Thức ăn tiêu hoá nhanh hơn từ tá tràng đến ruột non. Khi đến hồi tràng thì chậm lại để qua van Bô-hin (Bauhin) sau 2 - 3 giờ, nhưng phải sau 6- 10 giờ mới xuống hết đại tràng. Đại tràng có chức năng hấp thu nước và tích phân để tống ra ngoài. Quá trình đẩy phân ra ngoài qua 3 giai đoạn : - Giai đoạn 1 : Không do ý muốn Phân tích lại ở đầu đại tràng sigma làm cho phần ruột này đứng thẳng, không còn hình quai, sau đó tụt vào trực tràng. - Giai đoạn 2 : Cục phân bị đẩy xuống trực tràng, chạm vào niêm mạc gây nên cảm giác muốn đại tiện. Trẻ “rặn” và làm tăng áp lực trong bụng để đẩy phân qua trực tràng - Giai đoạn 3 : Giai đoạn này ngắn, vừa do phản xạ vừa do ý muốn. Cơ tròn mở ra để phân thoát ra ngoài. 2.2. Cơ chế gây táo bón là do : 1
  2. - Vật chướng ngại (hẹp ruột) - Sự co bóp đại tràng bị rối loạn : đẩy phân xuống trực tràng bị chậm do trương lực yếu (bệnh về cơ, giảm nhu động ruột, bệnh bại liệt thể bụng... ) Sự đẩy phân bị chậm do co bóp, tăng trương lực cơ (uốn ván, hội chứng màng não) - Do rối loạn cơ chế tháo phân : mất phản xạ (hôn mê) 3. Dược học của một số thuốc làm trơn 3.1. Dầu parafin : sản phẩm điều chế từ dầu mỏ. Là chất lỏng sánh, trong, không mùi, không tan trong nước, tan trong ete, clorofoc. Tác dụng : nhuận tràng, chữa táo bón. 3.2. Microlax - Microlax BéBé Thuốc xổ kích thích, là loại gel bơm vào trực tràng, thời gian bắt đầu có tác dụng 5 - 10 phút. Điều trị chứng táo bón do nguyên nhân ở vùng trực tràng và hậu môn, không nên dùng kéo dài có thể gây cảm giác rát bỏng tại chỗ và hạn hữu gây viêm đại tràng sung huyết 4. Nguyên nhân thường gặp gây táo bón 4.1. Táo bón chức năng: Thói quen, tập quán, tâm lý Là những nguyên nhân hay gặp hơn cả. Bệnh nhi bị táo bón nhưng ít ảnh hưởng đến toàn trạng, bụng không chướng to 4.1.1. Chế độ ăn - Do chế độ ăn nhiều bột và đường, thiếu chất xơ hoặc do ăn uống ít nước - Do nuôi bằng sữa bò - Do trẻ ít vận động 4.1.2. Tâm lý - Sợ bẩn, hay quen dùng thuốc nhuận tràng. Nguyên nhân này hay gặp ở trẻ lớn. - Thường gặp ở những trẻ bị ép buộc đi học quá sớm gây nên sự ám ảnh đối với trẻ, điều này gây nên sự chống đối của đứa trẻ mà hậu quả cũng đưa đến tình trạng táo bón - Táo bón cũng có thể do sự rối loạn sâu sắc mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái - Việc học hành quá nặng nề đối với lứa tuổi đi học cũng gây nên tình trạng táo bón - Táo bón có thể xảy ra sau một chấn thương tâm lý bởi những sự kiện của gia đình như: tang tóc, những thay đổi của gia đình - Táo bón xảy ra trong những giai đoạn cấp: táo bón xảy ra sau đợt tiêu chảy, đặc biệt là sau một can thiệp ngoại khoa - Táo bón xảy ra bởi vết nứt hậu môn, có thể đưa đến tình trạng táo bón mạn tính do tấm lý đứa trẻ rất sợ sệt khi đi tiêu ngay cả vết nứt đã lành sẹo 4.2. Do bệnh lý : 4.2.1. Ruột - Táo bón do các dị tật như phình to đại tràng bẩm sinh, hẹp đại tràng. 2
  3. - Bệnh phình to đại tràng bẩm sinh : (còn gọi là bệnh Hirschsprung, tên một bác sĩ Thụy Điển đã mô tả bệnh năm 1886). Bệnh do không có tế bào thần kinh đám rối của cơ đại tràng- còn gọi là đám rối Auerbach - Messner nên đại tràng không có khả năng đẩy phân ra ngoài. Khúc ruột phía trên phần bệnh lý to phình ra. + Tỉ lệ mắc bệnh 1/5000 trẻ + 80% trường hợp bệnh xảy ra ở đại tràng sigma, thể bệnh toàn khung đại tràng nặng và hiếm gặp - Giả tắc ruột mạn (pseudo - obtruction): do tổn thương lớp cơ hoặc thần kinh của ống tiêu hóa, biểu hiện tình trạng táo bón nặng và tiến triển đến giai đoạn tắc nghẽn - Những di chứng của phẫu thuật đường tiêu hóa ở giai đoạn sơ sinh: đặc biệt phẫu thuật của thủng hậu môn, biểu hiện là táo bón thường đi kèm với không kiềm chế được sự bài tiết phân - Hẹp hậu môn trực tràng - Xoắn ruột - Bệnh Chagas 4.2.2. Do thuốc - Narcotic (chất gây ngủ hoặc đôi khi tạo ra trạng thái thờ thẫn; thuốc mê) - Antidepressants - Psychoactive - Vincristine - Anticholinergics - Anticonvulsants - Antihypertensives - Anti – parkinson - Aluminum (antacids, sucralfates) - Bismuth - Calcium (antacids, supplements) - Iron supplements, diuretics 4.2.3. Chuyển hóa - Mất nước - Cystic fibrosis - Suy giáp - Hạ kali máu - Tăng calci máu - Toan hóa ống thận 4.2.4. Thần kinh cơ: Cơ thành bụng yếu trong một số bệnh như bại liệt, còi xương... hoặc thiểu năng tuyến giáp, hạ kali huyết. - Bệnh cơ: là nguyên nhân thường gặp do tổng thướng của cơ ruột 3
  4. - Thần kinh:  Bệnh não: táo bón thường gặp ở trẻ bệnh não do điều kiện sống và dinh dưỡng kết hợp với giảm trương lực cơ của thành bụng. Điều trị phòng ngừa bằng dung dịch polyethylen glycol có thể làm nặng thêm tình trạng táo bón. Cung cấp nước đầy đủ cho những trẻ này rất tốt  Tổn thương tủy: Thoát vị tủy – màng tủy, chèn ép tủy  Tâm thần: anorexia nervosa 5. Lâm sàng : 5.1. Lý do nhập viện : - Tần số đi tiêu ít - Đau khi đi tiêu. Rặn mới đào thải được phân - Phân cứng khô - Kèm theo chảy máu sau khi đi cầu hoặc máu bao ngoải cục phân 5.2. Các triệu chứng khác đi kèm - Trẻ đi tiêu nhăn mặt, rên rỉ khi rặn - Són phân không tự ý - Đau bụng tái diễn - Chán ăn - Chậm lớn - Tư thế nhịn đi tiêu + Bắt chéo chân với nhau + Nhảy trong phòng để ức chế cảm giác đi tiêu 5.3. Hỏi bệnh - Tuổi khởi bệnh - Tần số đi tiêu - Máu liên quan với phân - Tính chất phân - Thói quen ăn uống - Yếu tố tâm lý, điều kiện sinh hoạt - Điều trị trước đây 5.4. Thăm khám Đánh giá tổng trạng: gầy ốm, buồn bã,… Khám hệ thống: Bụng - Sờ hố chậu trái có thể sờ thấy những cục phân rắn - Bụng chướng hơi gặp trong bệnh phình to đại tràng (Megacolon) hay dài đại tràng (Dolichocolon) Hậu môn - Tìm mất nếp gấp ở mép hậu môn - Nứt rách hậu môn - Thăm khám trực tràng 4
  5.  Trực tràng căng, sờ thấy phân ở ngay ống hậu môn, nghĩ nhiều đến táo bón nội khoa  Hoặc trực tràng rỗng, cơ thắt nhão, nghĩ đến tổn thương thần kinh tủy sống hoặc nguyên nhân thần kinh  Cơ thắt quá chặt: nghĩ nhiều đến nguyên nhân giải phẫu: xem hậu môn có co thắt khi kích thích không? Nếu có phản xạ này, nghĩ đến tổn thương thần kinh  Vị trí hậu môn lệch trước Lưu ý: khám trực tràng có thể gây ra vỡ những cục phân gợi ý vị trí khối phân cao hay thấp 5.5. Cận lâm sàng Xquang bụng không sửa soạn: Cần thiết cho sự phân tích ban đầu. Có thể thấy ruột bị giãn rộng vì chướng hơi Chụp đại tràng có cản quang: Đánh giá chiều dài, chiều rộng của đại tràng. Có thể thấy hình ảnh ruột phình to, tương phản với trực tràng nhỏ hẹp, như hình “đuôi củ cải” ở tư thế nghiêng Sinh thiết trực tràng: cho triệu chứng quyết định Cần làm tốt sinh thiết: bệnh phẩm phải có lớp cơ thành ruột. Đề phòng các biến chứng như vết sinh thiết bị chảy máu hoặc nhiễm khuẩn Đo áp suất trong đại trảng và trực tràng Không có áp suất trực tràng trong bệnh Hirschsprung (nhạy 95%) Đo thời gian di chuyển của chất đồng vị phóng xạ được đánh dấu: Phương pháp này ước lượng nhanh chóng sự di chuyển từ đọan ruột này đến đọan ruột kia. Nó cho phép phân biệt táo bón ở đoạn cuối (là trường hợp thường gặp nhất) Tiến hành: cho bệnh nhân nuốt chất đồng vị đã đánh dấu, sau đó người ta đếm trên bản âm của chụp bụng không sửa soạn. Bảng 5.1. Thời gian di chuyển bình thường Vị trí Thời gian Dạ dày và ruột non 6 giờ 24 phút  1 giờ 10 phút Đại tràng phải 7 giờ 10 phút  1 giờ 04 phút Đại tràng trái 7 giờ 37 phút  1 giờ 03 phút Trực tràng 11 giờ 04 phút  1 giờ 05 phút Lưu ý: phương pháp này đánh giá vị trí táo bón tương ứng với thời gian dịch chuyển, nó không đánh giá được sự giảm hoạt động và bất hoạt dộng của đại tràng Điện cơ đồ cơ hậu môn: Còn giới hạn trong thăm dò táo bón trẻ em 5
  6. 5.6. Bệnh cảnh lâm sàng: đa dạng Biểu hiện ngay thời kỳ sơ sinh: - Bệnh nhi không có phân su hoặc triệu chứng viêm phúc mạc do thủng ruột - Hoặc sau khi sinh vài tuần, trẻ có triệu chứng bán tắc ruột với biểu hiện: nôn ra nước lẫn mật, bụng trướng. Khám hậu môn ra nhiều phân và hơi Táo bón ở trẻ bú mẹ - Trẻ bú mẹ hoàn toàn - Tổng trạng kém. Thiếu máu - Phân rất ít có thể khô hoặc mềm - Phát triển bình thường - Không có biến chứng (trướng bụng, ói) - Thăm khám trực tràng không có hiện tượng vỡ phân Nguyên nhân chưa biết Có thể đo áp suất trực tràng nếu ngh ngờ muốn chẩn đoán phân biệt với bệnh Hirschsprung Ở trẻ lớn: - Táo bón mạn tính, phải thụt tháo trẻ mới đại tiện được - Tổng trạng kém, thiếu máu. - Bụng trướng to. Sờ thấy lổn nhổn cục phân rắn - Thăm trực tràng: trực tràng rỗng không có phân Trong quá trình diễn tiến, bệnh nhi có những đợt “viêm ruột non – ruột già” gây ỉa chảy làm trẻ mất nước và tăng suy dinh dưỡng 6. Hậu quả của táo bón: - Phân ở lâu trong trực tràng là nguồn kích thích gây nên những rối loạn thần kinh như cáu kỉnh, dễ tức giận, mệt mõi, bồn chồn, mất tậ trung - Những độc tố do tích tụ vi trùng sinh ra vào máu gây nhiễm độc thần kinh, làm cơ thể dễ nhiễm khuẩn - Do phân ứ đọng lại trong trực tràng làm cản trở tuần hoàn lâu dần sinh ra bệnh trĩ, sa trực tràng, nứt hậu môn do rặn nhiều 7. Điều trị Nguyên tắc: - Điều trị nguyên nhân - Chế độ ăn uống - Thuốc men Tìm nguyên nhân: nội khoa hoặc ngoại khoa. Nếu ngoại khoa như teo đại tràng. Hẹp đại tràng, Megacolon bẩm sinh: điều trị ngoại khoa Nội khoa: - Kết hợp cùng với gia đình - Chế độ dinh dưỡng - Thuốc men 6
  7. Dinh dưỡng - Đối với trẻ nhỏ  Nếu bú mẹ: thay đổi chế độ ăn của mẹ, khuyên mẹ ăn nhiều chất xơ  Thôi bú mẹ hoặc sữa bò giàu lactose, giảm lượng bột nếu trẻ đã ăn dặm  Cho thêm rau, nước hoa quả đối với trẻ đã ăn dặm - Đối với trẻ nhỏ  Dùng 1lần/ngày rau xanh nhiều chất xơ như đật hòa lan, mướp, rau dền  Giảm gạo và cà rốt  Không lạm dụng thức ăn có nhiều đường và chocolat  Uống nhiều nước  Giới hạn tiêu thụ những sản phẩm từ sữa Thuốc Điều trị bằng thuốc khi cân bằng chế độ ăn thất bại - Bắt đầu bằng dầu bôi trơn: Lanosyl, lasamalt - Hydrat hóa, làm mềm phân: docusates - Đường như sorbitol, lactulose hấp thu kém, bị thủy phân thành lactic, acetic, formic acids, tạo hiệu quả của thẩm thấu, làm mềm phân  Duphalac  Sorbitol - Polyethylene glycol có hiệu quả thẩm thấu nhưng không bị thủy phân nên không bị trướng bụng - Gia tăng nhu động ruột  Fructine  Boldolaxine  Forlac - Prokinetiques:  Trimebutine  Neostigmine  Dihydroergotamine  Cisapride Giáo dục - Tạo thói quen đi cầu mỗi sáng, luyện tập tăng cường cơ thành bụng và cơ vòng hậu môn - Loại bỏ những áp lực, sai sót ở trường học - Tâm lý liệu pháp rất quan trọng Điều trị biến chứng - Nứt hậu môn  Làm mếm phân 7
  8.  Sử dụng thuốc làm lành sẹo như Mytosil, Oxyplastine - Sa niêm mạc trực tràng: dùng thuốc làm mềm phân, uống nhiều nước. - Biến chứng thứ phát: là tình trạng không kềm chế được sự bài tiết phân  Điều trị táo bón  Tâm lý liệu pháp Điều trị ngoại khoa: Những trường hợp bệnh Hirschsprung, teo đại tràng, dài đại tràng bẩm sinh 8. Phòng bệnh : - Thói quen đi tiêu hàng ngày : nên tập cho trẻ có một thói quen hằng ngày đi tiêu đúng giờ, nhưng cũng nên tránh tình trạng để trẻ ngồi trên bô hàng giờ dễ gây táo bón - Vận động nhiều : sự vận động thân thể, sinh hoạt, vui chơi ngoài không khí dễ làm cho sự tiêu hoá được tốt. Đối với trẻ em trên 1 tuổi phải chú ý giáo dục trẻ đi ngoài đúng giờ và ngày nào cũng có tập quán đi ngoài như vậy mới phát hiện khi xảy ra bệnh lý. Tóm lại, táo bón là chứng bệnh thường gặp và không thể xem nhẹ ở trẻ em. Đồng thời tìm nguyên nhân để điều trị tiệt căn nguyên gây táo bón là rất cần thiết. Tài liệu tham khảo 1. Lê Thị Phan Oanh (2006), “Táo bón ở trẻ em”, Bài giảng Nhi khoa tập 1 bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TPHCM, tr215-222. 2. Nguyễn Gia Khánh (2009), “Táo bón ở trẻ em”, Bài giảng Nhi khoa tập 1 bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội, tr295-304. 3. Lam Dao Binh, Vidal , nhà xuất bản David B Bromillow, 2001 : 365 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1