Bệnh táo bón ở trẻ em – Điều trị sớm tránh gây biến chứng
lượt xem 6
download
Táo bón ở trẻ em hay gặp nhiều ở giai đoạn 2-3 tháng tuổi và sau 18 tháng tuổi. Ở lứa tuổi trên 18 tháng, táo bón sẽ liên quan nhiều đến chế độ ăn thiếu chất xơ và thói quen sinh hoạt của bé (ham chơi nín cầu, đi ngoài không đúng giờ).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bệnh táo bón ở trẻ em – Điều trị sớm tránh gây biến chứng
- Bệnh táo bón ở trẻ em – Điều trị sớm tránh gây biến chứng Táo bón ở trẻ em hay gặp nhiều ở giai đoạn 2-3 tháng tuổi và sau 18 tháng tuổi. Ở lứa tuổi trên 18 tháng, táo bón sẽ liên quan nhiều đến chế độ ăn thiếu chất xơ và thói quen sinh hoạt của bé (ham chơi nín cầu, đi ngoài không đúng giờ). Do đó, việc điều trị táo bón chủ yếu cho trẻ đi vệ sinh đều đặn, cung cấp rau, trái cây và nước uống đầy đủ. Táo bón ở trẻ nhỏ liên quan nhiều hơn đến sữa, chế độ ăn của mẹ trong giai đoạn cho con bú và rối loạn nhu động ruột. Nếu mẹ sử dụng thuốc gây giảm tiết (thuốc ho, sổ mũi, chống dị ứng, uống cà phê hay trà nhiều…), bé cũng có thể bị bón theo. Trẻ phải dùng kháng sinh sớm cũng dễ bị rối loạn khuẩn ruột và gây ra táo bón, tiêu chảy xen kẽ. Trẻ suy dinh dưỡng dễ bị táo bón hơn vì thiếu lượng chất xơ trong khẩu phần ăn. Nhu động ruột của những bé này cũng kém hơn.
- Ảnh minh họa Triệu chứng khi trẻ bị táo bón Một đứa trẻ khỏe mạnh bình thường trong độ tuổi 1 – 4 sẽ đại tiện từ 1 – 2 lần/ngày. Tuy nhiên, có bé đi cầu 3 lần/ngày, ngược lại có trẻ đi cầu không theo ngày nào cả. Đối với những trẻ có sức khỏe tốt, bé có thể 3 ngày mới đi cầu một lần… Tất cả đều bình thường. Trẻ bị táo bón khi có một số dấu hiệu sau: Giảm số lần đại tiện bình thường. Mỗi lần đi đại tiện rất khó khăn và có cảm giác đau. Chất thải rất cứng và khô… Thấy
- những biểu hiện này ở con bạn cần tìm hiểu nguyên nhân để tìm cách chữa trị cho trẻ. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ táo bón. Có thể là do chế độ ăn thiếu nước, thiếu chất xơ và ăn quá nhiều chất đạm. Ngoài ra còn do trẻ mắc bệnh còi xương, thiếu máu, dùng kháng sinh cũng gây táo bón. Nhưng nguyên nhân thường thấy dẫn đến tình trạng này là do các mẹ lựa chọn sai thực đơn cho bé. Những thực đơn bé ăn không đủ lượng dưỡng chất hàng ngày, cùng với thói quen uống ít nước, không ăn nhiều rau quả, trái cây… cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Cách phòng ngừa và điều trị táo bón Trẻ mới sinh thường đi cầu phân lỏng, hoa cà hoa cải và nhiều lần trong ngày. Đến khoảng 2-3 tháng tuổi, do sự trưởng thành của đường tiêu hóa, khả năng cô đặc phân tốt hơn nên phân sẽ sệt lại và giảm số lần, đó là sinh lý bình thường của lứa tuổi. Những trẻ bú sữa công thức sẽ có phân đặc ngay từ đầu, đó là do thành phần đạm, lượng phospho, canxi, sắt và chất xơ trong sữa công thức và sữa mẹ khác nhau. Do đó, trong sữa công thức, người ta phải bổ sung thêm chất xơ prebiotic để ngăn ngừa táo bón ở trẻ. Trong giai đoạn này, cha mẹ nên chú ý tập cho bé phản xạ đi cầu đều đặn. Massage bụng cho bé để kích thích nhu động ruột khi trẻ đói, xi đi cầu 2 lần mỗi ngày (nên thực hiện sau cữ bú vì ruột đang tăng co bóp) để bé quen dần. Không nên tự động cho uống nước trái cây vì có thể làm trẻ chướng bụng. Chỉ cho bé ăn trái cây nếu được bác sĩ chỉ định. Khi trẻ ăn dặm, nên tập ăn trái cây nạo nhuyễn để cung cấp đủ chất xơ. Cho ăn rau cũng phải là cả xác rau chứ không chỉ lấy nước pha bột.
- Ảnh minh họa: Cung cấp đầy đủ chất xơ cho bé Nhớ cho trẻ uống nước đầy đủ, nhất là những ngày nắng nóng và với bé đổ nhiều mồ hôi. Không pha sữa đặc hơn hướng dẫn của loại sữa. Không tự mua canxi hay thuốc bổ máu uống thêm vì có thể làm trẻ khó đi cầu. Việc bổ sung thuốc phải do bác sĩ thăm khám và quyết định, chỉ bổ sung nếu trẻ thực sự thiếu.
- Trong những trường hợp trẻ bị bón kéo dài nhưng chỉ là táo bón chức năng, có thể bác sĩ sẽ cho bé dùng thuốc làm mềm phân trong một thời gian, cùng với cải thiện chế độ ăn và tập luyện đi cầu. Có khi phải dùng thuốc bơm hậu môn để tháo phân và tạo ra lịch đi tiêu. Tuy nhiên, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc dùng cho trẻ. Nếu chỉ bơm cho bé khi bón mà không thay đổi về chế độ dinh dưỡng thì không giải quyết được cái gốc của bệnh, chỉ làm bé sợ đi cầu và sợ cả cái ống bơm nhiều hơn. Sử dụng thuốc làm mềm phân cũng có thể giảm dần tác dụng (lờn thuốc dần), có thể gây chướng bụng hay tiêu chảy. Phòng ngừa táo bón là một trong những kiến thức chăm sóc trẻ thông thường mà cha mẹ nên biết. Điều trị táo bón trẻ em là một quá trình lâu dài, toàn diện, đòi hỏi sự kiên nhẫn của cha mẹ, sự phối hợp của gia đình với bác sĩ nhi khoa và bác sĩ dinh dưỡng… Vi Hương Bệnh táo bón ở trẻ nhỏ Táo bón là một trong những vấn đề hết sức thường gặp ở trẻ em. Trẻ bị táo bón khi không đi tiêu từ 3 ngày trở lên và phân cứng hơn, to hơn. Trẻ cảm thấy khó chịu và đau ở hậu môn mỗi khi đi tiêu. Tuy nhiên, một số trẻ có thể đi tiêu thưa hơn, đôi khi 1-2 lần mỗi tuần; nhưng nếu phân mềm và trẻ tự đi mà không cần giúp đỡ gì thì vẫn là bình thường. Hậu quả và biến chứng Ở trẻ táo bón thường xảy ra một vòng luẩn quẩn: khi trẻ bón, phân to, cứng thường làm trẻ rất đau ở hậu môn, đôi khi gây nứt hậu môn và chảy máu mỗi khi đi tiêu. Điều này làm trẻ sợ đi tiêu và cố nhịn đi tiêu đến khi còn có thể nhịn được. Trẻ bị táo bón đôi khi có những hành động rất đặc trưng: nhảy cò cò, ngồi xổm hay đứng
- bắt chéo 2 chân lại để cố nhịn đi tiêu. Phân ứ lại trong ruột già càng lâu sẽ càng mất nước nên khô hơn. Và trẻ lại càng táo bón… Phân ở lâu trong trực tràng là nguồn kích thích gây nên những rối loạn thần kinh: trẻ trở nên cáu kỉnh, mệt mỏi, biếng ăn, bồn chồn, mất tập trung. Vi trùng tích tụ lại sinh ra những độc tố vào máu gây nhiễm độc thần kinh, làm trẻ dễ nhiễm khuẩn hơn. Phân ứ đọng ở trực tràng làm cản trở tuần hoàn máu, lâu ngày dễ gây trĩ, sa trực tràng, nứt hậu môn. Nguyên nhân Trẻ bú mẹ ít khi bị táo bón vì sữa mẹ dễ tiêu hóa. Đại tràng của trẻ bú sữa mẹ chứa nhiều chủng vi khuẩn có lợi phân cắt những protein khó tiêu hóa, nên phân mềm hơn và do đó ruột hoạt động dễ dàng hơn. Mặt khác, sữa mẹ cũng thay đổi theo từng thời kỳ phát triển, phù hợp với nhu cầu của trẻ. Trẻ bú sữa bột thường bị táo bón hơn. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, tính chất phân và số lần đi tiêu sẽ phụ thuộc vào chế độ ăn của trẻ.
- Ảnh minh hoạ: Tập cho trẻ có thói quen đi cầu hàng ngày. Có 2 nhóm nguyên nhân gây táo bón ở trẻ nhỏ. Thường gặp nhất là: Táo bón chức năng: Do chế độ ăn uống: quá nhiều bột và đường, sữa bột, ít rau quả, ít nước, ăn số lượng quá ít…
- Do tâm lý: sau một biến cố tâm lý, hay nứt hậu môn làm trẻ sợ đi tiêu (ngay cả khi vết nứt đã lành). Táo bón bệnh lý (ít gặp hơn): Do bệnh lý đại tràng. Do bệnh lý thần kinh cơ (bại não, dị tật cột sống…). Do rối loạn chuyển hóa (suy giáp – bệnh này hiện nay được tầm soát ở trẻ sơ sinh tại các trung tâm sản khoa lớn). Do tác dụng phụ của một số thuốc sử dụng cho trẻ (hay cho mẹ khi trẻ bú mẹ). Điều trị Trong những trường hợp táo bón chức năng, cần kết hợp điều trị nguyên nhân với chế độ dinh dưỡng hợp lý và tâm lý. Nên bổ sung vào chế độ ăn của trẻ nhiều rau quả, uống đủ nước. Cần bớt các chất bột, đường, gạo, sô-cô-la, củ cải đỏ… Tạo thói quen đi tiêu đều đặn thật sự quan trọng: tập cho trẻ ngồi bô 5 – 10 phút vào những thời điểm cố định và thuận tiện mỗi ngày. Khi trẻ đã có phân mềm trở lại, hãy tiếp tục duy trì chế độ điều trị trong nhiều ngày tiếp theo nhằm giữ phân thật mềm, để trẻ quên hẳn ấn tượng đau đớn mỗi khi đi tiêu và có thói quen đi tiêu mỗi ngày. Một chiếc bô sạch sẽ, màu sắc vui tươi, nhiều hình ảnh ngộ nghĩnh sẽ giúp trẻ thích thú khi ngồi lên! Khi trẻ táo bón mà có kèm chậm lớn, sụt cân, ói, chướng bụng hay có những vết nứt dai dẳng ở hậu môn, hãy nghĩ đến táo bón bệnh lý và mang trẻ đi khám ở trung tâm y tế chuyên khoa càng sớm càng tốt.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI THUỐC CHỮA TÁO BÓN Ở TRẺ
2 p | 307 | 65
-
Bài giảng Táo bón ở trẻ em
8 p | 237 | 33
-
Bài giảng Táo bón ở trẻ em - TS.BS. Võ Thành Liêm
14 p | 178 | 22
-
Chứng bón ở trẻ em - Mẹo vặt chữa táo bón
5 p | 209 | 19
-
Dùng thuốc cho trẻ bị táo bón
4 p | 134 | 17
-
Táo bón ở trẻ dùng thuốc gì?
5 p | 172 | 15
-
Điều trị táo bón cho trẻ bằng dinh dưỡng
8 p | 132 | 14
-
Viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em
2 p | 136 | 12
-
Những điều cần biết về ung thư ở trẻ em
3 p | 160 | 11
-
Chữa đổ mồ hôi trộm, táo bón ở trẻ em bằng cây rau ngót
2 p | 129 | 10
-
Bệnh u não ở trẻ em
3 p | 177 | 9
-
Táo bón ở trẻ em
5 p | 151 | 9
-
Nguyên nhân Táo bón ở trẻ em
7 p | 95 | 8
-
Cập nhật chẩn đoán và điều trị táo bón
9 p | 101 | 8
-
Táo bón ở trẻ nhỏ
3 p | 147 | 7
-
Hiểu biết đúng về bệnh táo bón ở trẻ
5 p | 96 | 4
-
Biện pháp trị táo bón kéo dài ở trẻ
4 p | 72 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn