intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cách ăn uống ngừa táo bón cho người cao tuổi

Chia sẻ: Lê Thị Chị | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

98
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua một chặng đường nhân sinh có biết bao nhiêu khúc nhôi ấm lạnh, bao nhiêu buồn vui gập ghềnh cản bước làm cho ngắn đi cuộc sống (đoản thọ), do tai nạn hoặc bịnh tật . . .Nhưng tuổi thọ của con người qua sự phấn đấu, áp dụng những biện pháp dưỡng sinh trong ăn uống ,

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cách ăn uống ngừa táo bón cho người cao tuổi

  1. Cách ăn uống ngừa táo bón cho người cao tuổi. Tất cả mọi sinh vật đều trải qua các quá trình: Thành , trưởng, hoại, diệt...(sinh thành, phát triển, già lão, chết mất...). Qua một chặng đường nhân sinh có biết bao nhiêu khúc nhôi ấm lạnh, bao nhiêu buồn vui gập ghềnh cản bước làm cho ngắn đi cuộc sống (đoản thọ), do tai nạn hoặc bịnh tật . . .Nhưng tuổi thọ của con người qua sự phấn đấu, áp dụng những biện pháp dưỡng sinh trong ăn uống , luyện tập chính xác không những có thể kéo dài được mà còn có thể sống vui, sống khỏe cho mỗi đời người. Khoa Y học cổ truyền người xưa đã chú ý nghiên cứu phương pháp chống suy lão tăng tuổi thọ. Từ hơn 2.000 năm trước trong sách Tố Vấn – chương Thượng cổ thiên chân luận đã nêu: Người biết đạo thì phép ở Âm Dương, hòa ở Thuật số, ăn uống đúng và điều độ, thức, ngũ đúng giờ, không quên vận động. Được như thế thì sức khỏe và tinh thần hoàn mỹ, sống vui khỏe có thể vượt qua trăm tuổi”. Có nghĩa là nếu chúng ta thông qua con đường ăn uống dưỡng sinh, vận động hợp lý thì chúng ta có thể kéo dài tuổi thọ trong an vui. Xét trên đặc điểm sinh lý của người cao tuổi, nguyên tắc ăn uống của họ không ngoài việc lấy bổ ngũ tạng, điều hòa Âm Dương làm chính, trong khẩu phần ăn nên quan tâm đến dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều loại hạt đậu và các chế phẩm của nó, thứ đến là thịt nạc và cá. Tuy vậy cũng phải tránh các thức ăn nồng hậu béo bổ quá, nhất là chất béo. Nên ăn dầu thực vật, các loại hoa quả. . .phải chú ý thức ăn nên đa dạng dễ tiêu hóa, vì người cao tuổi tỳ vị đã bắt đầu suy kém, đồng thời ăn
  2. uống điều độ có qui luật đúng giờ giấc, không nên ăn uống vô độ “đói dập, no dồn.” Quân bình Âm Dương trong ăn uống cũng quan trọng không kém trong việc bảo vệ sức khỏe, tùy theo thể chất của từng người mà có chế độ ăn uống cho hợp lí. Đối với người Âm hư( gầy ốm, nóng âm, suy nhược, lòng bàn tay , bàn chân nóng . . .) nên ăn những thứ bổ Âm như: thịt ba ba, hải sâm, mật ong, phổi heo, vịt, vịt trời ( le le), đường trắng, rau chân vịt, nấm mèo trắng , dâu , lê, mía, mè, đậu phụ. . .Những thể chất Dương hư ( béo bệu, người mệt mõi, liệt dương, vận đọng mau đuối sức ...), nên dùng những thức ăn ích khí trợ Dương như: dê, dạ dày dê, cá diếc, rùa, lươn, thịt gà, thịt chó, thịt bò, dạ dày bò, gạo nếp, đại táo, hạt sen, đậu phộng . . .để điều hòa Âm dương. Theo một tài liệu về môn ăn uống của Trung hoa, có đề ra 6 nguyên tắc ăn uống của người cao tuổi như sau: Một: Người cao tuổi không nên dùng nhiều thực phẩm quá béo ngọt, vì những thức ăn quá ngọt béo tuy giá trị dinh dưỡng cao nhưng hàm lượng mỡ và đường rất cao làm cho người cao tuổi dễ béo mập, thể trọng tăng nhanh, mỡ trong máu tăng, cơ thể tích trử mỡ nhiều, cơ thể phải gánh chịu trọng lượng lớn, nhu cầu tiêu thụ oxygen tăng lên từ 30 – 50% so với người thường, do đó ảnh hưởng đến hệ hô hấp và hệ tuần hoàn, dễ dẫn đến tình trạng tim, phổi suy kiệt. Mặc khác quá béo cũng dễ phát sinh bịnh viêm tuyến tụy, đái tháo đường, sõi mật . . .làm giảm chất lượng sống , và đưa đến giảm tuổi thọ ở người cao tuổi. Ngoài ra người cao tuổi quá mập bị thừa mỡ trong máu cũng sẽ tạo nên bịnh xơ vữa động mạch, dễ tiến đến nhồi máu cơ tim, xơ cứng động mạch não và cao huyết áp ( huyền vựng), chức năng của thận suy kém. Hai: Nên ăn uống đa dạng, nên có nhiều thứ và nhiều dạng thực phẩm, loại nào cũng nên ăn một ít chú ý điều hòa âm dương, không nên nghiện bất cứ món gì, đưa
  3. vào cơ thể đủ loại thực phẩm có chứa nhiều nguyên tố cần thiết để có lợi cho sức khỏe và tuổi thọ. Ngoài ra không nên ăn quá chua, quá ngọt, quá mặn, quá cay, quá đắng . . . làm hại đến ngũ tạng. Ba: Không ăn uống vô độ, ăn uống đúng bửa có quy luật, vì sức điều hòa tiêu hóa của tỳ vị đã kém rồi, khẳnng thích nghi của dạ dày, ruột đã kém cho nên ăn uống vô độ không những làm cho tiêu hóa không tốt mà còn có thể dãn đến tim bị tắt nghẽn. nên ăn ít , ăn nhiều bửa, không để đói quá hay ăn no quá, nên ăn đúng giờ, nhai kỹ, nuốt chậm. Bốn: Nên ăn uống thanh đạm, không được ăn mặn quá, nếu nạp vào cơ thể lượng muối quá nhiều đễ đưa đến bịnh cao huyết áp, làm cho tim thận bị ảnh hưởng suy yếu. lưu ý thức ăn thanh đạm có nghĩa là ngoài việc ăn ít muối, còn nên nấu nướng dưới dạng, hấp, canh,luộc, cháo,và hầm. . .không ên ăn chiên xào, rán thức ăn ở nhiệt độ cao...nóng táo không tốt cho sức khỏe người cao tuổi. Năm: Không nên ăn thức ăn lạnh quá hoặc nóng quá, thức ăn nên tươi ngon dễ tiêu hóa. Vì chức năng tiêu hóa của người cao tuổi suy giảm nên nếu lạnh quá hoặc nóng quá dễ kích thích màng nhầy làm ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng, lâu ngày sinh ra các loại bịnh đường ruộtraats nguy hiểm. Sáu: Cấm nghiện thuốc, rượu và các chất kích thích khác, vì chúng làm ảnh hưởng lớn đến sự suy lão. Thuốc lá với nicotine gây ức chế thành trong của mạch máu và sự hợp thành của chất E2 của tuyến tiền liệt, nó còn làm cho chất đông máu trong cơ thể có tác dụng mạnh hơn tăng cao nồng độ CO2 trong máu, làm tăng tốc độ xơ cứng động mạch... Một trong những bệnh thường gặp của người cao tuổi là: táo bón, cao huyết áp, tiểu đường V.V..., chúng tôi xin giới thiệu sau đây phương pháp ăn uống chữa chứng táo bón như sau:
  4. Y học cổ truyền cho rằng không đi ngoài được đa phần do ruột già tích nhiệt, cũng do khí trệ, hoặc hàn ngưng tụ, hoặc do Âm Dương khí huyết suy hư, khiến cho chức năng truyền tống của đại trường mất điều khiển, không thuận lợi. Ngoài ra, bế tắc của phế khí cũng có thể ảnh hưởng chức năng bài phân của đại tràng vì phế và đại tràng có quan hệ biểu lý(trong ngoài) với nhau, vì vậy Y học cổ truyền có thêm cách thông qua tạng Phế, bằng phương pháp tuyên thông phế khí để chữa trị bịnh táo bón. Những người cao tuổi bị táo bón nên tuân thủ chế độ ăn và uống như sau: 1/ Nên ăn nhiều các thức ăn chứa nhiều chất xơ (xenlulose), như các loại rau và hoa quả tươi, các loại măng... 2/ Nên uống đủ nước 2 lít/ngày, giúp làm cho làm mềm phân dễ bài tiết. 3/ Ăn một số loại thức ăn có tác dụng nhuận tràng như mật ong, hạt mè, nhân quả óc chó, bơ, sữa trâu bò.. 4/ Khi đun nấu món ăn, có thể cho tăng một chút dầu ăn như : dầu vừng, dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu lạc... 5/ Ăn một số thức ăn chứa vitamin nhóm B một cách thích hợp, như các loại đậu, lương thực thô, khoai lang, khoai tây..., để thúc đẩy nhu động ruột. 6/ Cấm kỵ các thức ăn loại kích thích như: hẹ, tỏi, ớt , rượu mạnh, trà đặc, cà phê, ít ăn các thức ăn tanh mặn vị đậm. Những phương thuốc chọn lựa chữa trị bằng ăn uống: * Nước sôi ấm một cốc, mỗi ngày vào buổi sáng sớm khi tỉnh dậy, uống lúc bụng đói, dùng cho người táo bón. *Bắp cải 100g, dầu vừng vừa đủ, bắp cải dùng nước sôi chần chín, thêm dầu vừng trộn đều, ăn hàng ngày ngăn ngừa táo bón.
  5. * Khoai tây 250g, giã nát ép lấy nước, mỗi ngày sớm dậy uống một thìa khi bụng đói, dùng cho người phân khô kết. * Sữa trâu bò 250g, trứng gà 1 quả, mật ong vừa đủ, đập trứng gà vào sữa, đun sôi, để ấm, cho vào mật ong vừa đủ, uống hết, mỗi ngày buổi sớm uống một lần, dùng cho người *Măng trúc 250g, dầu đậu, hành, gừng, mì chính vừa đủ. Măng thái lát mỏng, xào với hành, gừng, dầu có thể cho nhiều một chút, sau khi chín thêm mì chính, muối, dùng cho người thường táo bón. *Nhục thung dung 30g, hồ đào nhục 10g, gạo tẻ 100g. Nhục thung dung sắc nước, bỏ bã, thêm vào gạo tẻ và hồ đào nhục đã đập vụn, nấu thành cháo, ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 bát con, dùng cho người thận hư táo bón, đau lưng mỏi gối. *Củ cải trắng 250g, rửa sạch gọt vỏ thái miếng, thêm nước nấu nhừ dùng ăn. Dùng cho người bị táo bón dạng thói quen. *Hạt đào nhân, mè, mật ong, mỗi thứ 50g, hạt đào nhân đập bễ, rang chín với mè, sau cho mật ong vào, trộn đều dùng ăn, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 thìa, dùng cho người già khí huyết không đầy đủ dẫn tới đi ngoài bí, váng đầu. * Thủ ô sống 30g, gạo tẻ 100g, thủ ô sắc nước đậu, bỏ bã, thêm gạo tẻ vào, lượng nước vừa đủ, nấu cháo, thêm gia vị dùng ăn, ngày 2 lần, dùng cho người táo bón, mất ngủ. *Mật ong 50g, hương du( dầu mè) 25g, dầu mè đổ vào với mật ong quấy đều, vừa khuấy vừa cho thêm nước sôi ấm khiến nó loãng thành dịch đồng đều, thì có thể uống. Dùng cho người ruột khô táo bón, phân khô kết. * Hạnh nhân 10g, gạo nếp 50g, hạnh nhân sắc đặc bỏ bã, cho gạo nếp vào nấu cháo dùng ăn, ngày 2 lần. Dùng cho người ho suyễn lâu ngày, táo bón.
  6. *Ruột già heo 1 đoạn, hoàng kỳ 24g, thăng ma 15g, hạt mè 100g, rửa sạch ruột già, nhồi thăng ma và vừng vào, buộc chặt hai đầu, cho vào nồi, thêm rượu, gừng tươi, muối vừa đủ, dùng nước nấu chín để ăn. Dùng cho người táo bón, lòi dom. *Chuối tiêu 1 trái mỗi ngày ăn một lần. Bịnh bí đại tiện ( táo bón) thường gặp ở người cao tuổi và người mập. Cũng có một số người bị táo bón do có bệnh ở đường ruột hoặc của bệnh của các tạng khác đem lại, tuy nhiên phần nhiều là dạng thói quen. Trong nhiều loại nguyên nhân, thì ăn uống đóng vai trò khá quan trọng. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, chất xơ trong thực phẩm làm khối lượng phân tăng lên đáng kể sẽ kích thích vận động đường ruột, lại có thể bảo lưu thủy phần, tránh phân quá khô. Cho nên người bị táo bón nên thay đổi chế độ ăn, nên ăn nhiều rau chứa nhiều chất xơ, ngoài ra cần chú ý đi đại tiện kịp thời, không nên nhịn lâu để đề phòng táo bón do thói quen. Tuy nhiên cũng khuyến cáo những người bị táo bón lâu ngày tự chữa bằng ăn uống không khỏi phải đi bệnh viện để tìm nguyên nhân gây bệnh và chữa trị kịp thời . Chúng ta đều biết, tình trạng táo bón ở mọi lứa tuổi có thể gây ra bởi một hoặc nhiều nguyên nhân. Trong số đó có 4 nguyên nhân đóng vai trò chủ chốt bao gồm: Sự làm việc chậm của hệ tiêu hóa, sự thiếu nước của cơ thể, chế độ ăn thiếu chất xơ và sự kìm nén sự thúc giục đi ngoài nhiều lần. Những yếu tố liên quan đến tuổi tác khiến cho các nguyên nhân cơ bản này xuất hiện ở người già thường xuyên hơn. Điều này làm cho nguy cơ người già bị táo bón cao hơn mọi lứa tuổi khác. Cụ thể như sau 1. Sự thiếu nước của cơ thể. Nước có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh cho chúng ta. Sự thiếu nước nước của cơ thể chính là một trong hai yếu tố quan trọng nhất gây ra tình trạng táo bón. Đặc biệt ở người già thì sự thiếu nước càng diễn ra một cách nghiêm trọng hơn. Có hai lý do giải thích cho điều này:
  7. - Thứ nhất, khi cơ thể già đi, cùng với đó là các hệ chức năng trong cơ thể cũng suy giảm và các cơ quan thuộc hệ bài tiết không phải là một ngoại lệ. Khả năng làm việc của thận sẽ giảm, do đó chúng cần nhiều nước hơn để làm việc và vì vậy lượng nước mất đi qua con đường này cũng nhiều hơn. Đây cũng chính là lý do tại sao người già thường xuyên phải đi tiểu lúc nửa đêm. Sự mất nhiều nước hơn so với những lứa tuổi khác chính là nguyên nhân thứ nhất gây ra tình trạng cơ thể người già bị thiếu nước, và kết quả là tình trạng táo bón. - Thứ hai, những người già là đối tượng uống ít nước. Vì sự mất nước qua cơ quan bài tiết ở người già nhiều hơn các đối tượng khác nên người già cũng là đối tượng cần uống nhiều nước hơn. Tuy nhiên thực tế lại ngược lại như vậy, lứa tuổi này thường là lứa tuổi uống ít nước mỗi ngày. Tại sao lại như vậy? Đó là vì. Khi cơ thể già hóa, phản xạ khát nước giảm đi dẫn tới nhu cầu muốn uống nước và số lần uống nước giảm. Mặt khác sự mất nhiều nước qua đường bài tiết tăng, số lần đi tiểu cũng tăng lên. Vì vậy họ sẽ tạo ra một phản ứng uống ít nước để giảm số lần đi tiểu tiện. Đặc biệt là những người gặp khó khăn trong di chuyển hoặc mất khả năng đi lại thì càng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra lượng nước uống vào của những người này còn phụ thuộc vào lượng nước cung cấp bởi người chăm sóc. Tất cả những yếu tố đó dẫn tới lượng nước uống vào của người già ít, trong khi lẽ ra họ phải là người uống nhiều nước hơn. 2. Sự làm việc kém của hệ tiêu hóa. Như chúng ta đều biết, ở người già thì sự làm việc của hệ tiêu hóa giảm đi rất nhiều, cảm giác đầy hơi khó tiêu thường xuyên xuất hiện mặc dù họ là đối tượng ăn ít hơn các lứa tuổi khác. Chính vì vậy thức ăn sẽ di chuyển chậm và ở lâu trong đường ruột hơn, chúng bị hấp thụ nhiều nước hơn làm cho phân sau khi thức ăn được tiêu hóa sẽ mất đi lượng lớn nước, làm chúng cứng và vón cục lại, gây cảm
  8. giác đau rát khi cố gắng đưa ra ngoài. Cùng với sự thiếu nước của cơ thể, sự làm việc kém của hệ tiêu hóa chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng táo bón ở người già cũng như những người bị táo bón lâu năm. Vì vậy để giải quyết một cách triệt để tình trạng táo bón, việc đầu tiên bạn cần làm đó chính là giải quyết cả hai yếu tố này. 3. Lượng chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày ít. Người già thường gặp các vấn đề về răng làm cho khả năng nhai của họ giảm đi rất nhiều. Kết quả là họ luôn có xu hướng chọn các thức ăn mềm. Thật không may đa số những thức ăn này lại chứa lượng chất xơ ít. Như chúng ta đều biết chất xơ có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện tình trạng táo bón vì chúng giúp giữ nhiều nước hơn cho phân và đồng thời tạo làm cho phân có kích thước lớn hơn từ đó tác động lên thành ruột và gây ra cảm giác thúc giục đi ngoài thường xuyên hơn. Vì vậy việc ăn ít chất xơ cũng góp phần gây ra tình trạng táo bón ở người già. Mặt khác do gặp khó khăn trong việc nhai do đó họ thường nuốt thức ăn trước khi chúng được nghiền nhỏ và trộn đều với nước bọt trong miệng. Vì vậy thức ăn sẽ càng khó tiêu hóa, kết quả là lại làm cho tốc độ tiêu hóa càng diễn ra chậm chạp. Người già thường gặp khó khăn trong vấn đề nhai vì vậy bạn có thể giúp họ khắc phục bằng cách cho họ ăn các loại thức ăn dưới dạng sinh tố hoặc có thể sử dụng một số loại thực phẩm chức năng giúp bổ sung chất sơ. 4. Sự lờ đi cảm giác thúc giục đi ngoài. Với những người già gặp khó khăn trong khả năng di chuyển thì yếu tố này cũng góp phần lớn vào nguyên nhân gây ra tao bón. 5. Ngoài 4 yếu tố trên, tình trạng táo bón của người già còn có thể là sự gớp phần của những yếu tố như thiếu vận động, do gặp một số bệnh mà táo bón có thể là một hệ quả của chúng. Ngoài ra còn do việc sử dụng một số loại thuốc có khả năng gây ra táo bón khi chữa các vấn đề về sức khỏe.
  9. Nguyên tắc chữa táo bón cho người già cũng thực hiện theo hướng khắc phục các nguyên nhân gây ra táo bón ở những người này. Hãy xác định đâu là yếu tố mà người thân của bạn đang gặp phải phải và tình cách khắc phục chúng. Hầu hết người già sẽ gặp phải 3 nguyên nhân sau: sự thiếu nước của cơ thể, hệ tiêu hóa làm việc chậm và chế độ ăn thiếu chất sơ bằng cách. Vì vậy bạn có thể đi vào khắc phục cùng lúc 3 nguyên nhân này bằng cách: Khuyến khích và tạo điều kiện cho người già uống nhiều nước mỗi ngày. Cải thiện sự làm việc của hệ tiêu hóa bằng cách sử dụng một số loại thực phẩm chức năng giúp kích thích tiêu hóa. Bạn không nên sử dụng men tiêu hóa bởi vì chúng sẽ gây ra những tác động xấu cho sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng nếu sử dụng nhiều lần. Sử dụng thực phẩm chức năng giúp bổ sung chất xơ. Đây là cách nhanh nhất và dễ nhất để cung cấp đủ chất xơ hàng ngày. Những loại thực phẩm này có nhiều trên thị trường và bạn có thể dễ dàng tìm thấy. Tuy nhiên hãy lưu ý trong việc chọn lựa. Táo bón là một trong những than phiền khá thường gặp ở người trên 65 tuổi. Người ta ghi nhận được có khoảng 1/3 số người già tự nhận mình bị táo bón và phân nửa trong số đó phải đến khám các cơ sở y tế vì táo bón. Vậy táo bón là gì? Nhiều người nghĩ ngay rằng câu hỏi này thật dễ trả lời: Táo bón là tình trạng không thể đi cầu được mỗi ngày. Thật ra điều này không hoàn toàn đúng vì không nhất thiết là mọi người đều phải đi cầu mỗi ngày. Có nhiều người chỉ đi cầu đều đặn 3 lần mỗi tuần mà vẫn không được coi là táo bón. Một định nghĩa chính xác hơn cho táo bón là: Táo bón là tình trạng đi cầu phân cứng, ít hơn 3 lần mỗi tuần. Nguyên nhân nào gây táo bón ở người già?
  10. Thức ăn sau khi ăn vào dạ dày (bà con còn gọi là bao tử) sẽ được nghiền nát nhờ những cử động nhồi bóp của dạ dày và những chất tiết ra từ dạ dày. Sau đó thức ăn được tống xuống ruột non. Ruột non có chức năng chính là hấp thu các chất dinh dưỡng, chất cặn bã còn lại được đẩy xuống ruột già. Ruột già có chức năng chính là hấp thu thêm một số chất dinh dưỡng còn lại và tạo phân, đóng phân thành khuôn. Thông thường, khối phân nằm trong ruột già sẽ được đẩy tới phía trước nhờ sự co bóp nhịp nhàng của cơ ở thành ruột, sự co bóp này được gọi là nhu động ruột. Trong khi di chuyển trong ruột già, phần lớn lượng nước chứa trong phân sẽ được hấp thu qua thành ruột và khi phân đến trực tràng và hậu môn, trong phân còn chứa một lượng nước vừa đủ để phân có thể thành khuôn và đủ mềm để được tống ra ngoài dễ dàng. Táo bón xảy ra khi vì một lý do nào đó khối phân di chuyển trong ruột già quá chậm chạp làm cho phân bị hấp thu nước nhiều hơn bình thường và trở nên cứng khi đến hậu môn. Cũng có thể do phân chứa quá ít nước (do uống nước ít) nên mặc dù được hấp thu nước bình thường, phân cũng trở thành cứng khi đến hậu môn. Ở người lớn tuổi, những nguyên nhân gây táo bón thường gặp nhất là do thay đổi trong chế độ ăn uống như ăn quá ít, ăn không đủ chất xơ, ít vận động, ít đi lại, uống không đủ nước. Ngoài ra, người lớn tuổi thường mắc nhiều bệnh và phải dùng nhiều thuốc. Có nhiều bệnh có thể gây ra táo bón như ung thư đại tràng, tai biến mạch máu não, suy tuyến giáp... và cũng có nhiều loại thuốc có thể gây táo bón như một số thuốc an thần giảm đau, thuốc chống co thắt, thuốc trị bệnh Parkinson, thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ huyết áp, thuốc trị đau dạ dày, thuốc ho có chứa codeine... Vì vậy khi đến khám bác sĩ vì bệnh táo bón, bà con cần phải báo cho bác sĩ biết các loại thuốc mình đang sử dụng. Cũng cần lưu ý rằng ở người lớn tuổi, táo bón có thể do nhiều nguyên nhân kết hợp lại. Ví dụ như một người bị tai
  11. biến mạch máu não để lại di chứng liệt nửa người nên ít vận động đi lại, ăn uống rất ít và không đủ chất xơ, phải uống thuốc hạ huyết áp thường xuyên (thuốc ức chế canxi), lại vốn có bệnh đau dạ dày nên thường uống thuốc Maalox, nên bị táo bón rất khó chữa. Muốn giải quyết tình trạng táo bón này phải chú ý tìm kiếm tất cả các nguyên nhân rồi từ đó mới tìm cách khắc phục từng nguyên nhân một. Táo bón có gây nguy hiểm không? Ở người lớn tuổi, táo bón thường không lành tính và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đối với đường tiêu hóa, trường hợp nhẹ thì chỉ bị chán ăn, mệt mỏi, chướng bụng, buồn nôn, nôn; nặng thì tắc ruột, giãn đại tràng, sa trực tràng, trĩ... Ngoài ra, táo bón còn có thể gây ra những biến chứng tim mạch nguy hiểm như cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim do cố sức rặn đi cầu quá mức. Cần phải làm gì khi bị táo bón? Việc đầu tiên cần lưu ý là xác định xem mình có thực sự bị táo bón không? Có nhiều người chỉ vì không đi cầu được mỗi ngày (do hoạt động của bộ máy tiêu hóa chậm hơn vì tuổi tác) hoặc vì cảm giác đi cầu không hết... đã cho là mình bị táo bón và vội vàng dùng các loại thuốc nhuận trường; vì thế làm rối loạn các hoạt động vốn đang ở thế cân bằng của cơ thể. Người ta nhận thấy hầu hết những người táo bón đều nghĩ ngay đến việc sử dụng các loại thuốc nhuận trường như là biện pháp đầu tiên để giải quyết tình trạng táo bón của mình. Trái lại, thuốc nhuận trường nên được coi là biện pháp sau cùng và khi sử dụng cũng nên thận trọng để tránh những tác hại của nó. Cần phải thực hiện các điều sau đây trước khi sử dụng thuốc nhuận trường: - Uống ít nhất 6 - 8 ly nước mỗi ngày (khoảng 1500ml). Nếu không quen uống nhiều nước, có thể thay thế bằng cách uống các thức uống khác như sữa tươi,
  12. nước ép trái cây hoặc uống nhiều nước canh, thạch (rau câu), trái cây có nhiều nước như dưa hấu, lê, cam, quýt, thơm... - Ắn thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ như các loại ngũ cốc, rau cải, các loại củ, trái cây... Cần nhớ là phải uống cho đủ nước vì nếu ăn chất xơ mà uống ít nước thì lại làm cho táo bón nặng hơn, nhất là ở những bệnh nhân thường bị bón do khối phân to và cứng. - Tập vận động cơ thể đều đặn mỗi ngày, có thể đơn giản chỉ là đi bộ hàng ngày. Đối với những người bệnh phải nằm liệt giường, nên đỡ dậy ngồi đi cầu hoặc dìu đi đến nhà vệ sinh (nếu tình trạng bệnh cho phép) thì tốt hơn là dùng bô trẹt tại giường. - Tập thói quen đi cầu mỗi ngày. Chọn một thời điểm thích hợp trong ngày để đi cầu và cũng cố gắng ngồi đi cầu ngay cả khi không mắc đi cầu. - Tuyệt đối không được nín đi cầu. Nếu thực hiện đầy đủ các điều trên mà tình trạng táo bón vẫn chưa cải thiện, có thể sử dụng một vài loại thuốc nhuận trường nhưng phải thận trọng và tránh lạm dụng thuốc. Trong trường hợp táo bón kéo dài, bà con nên đến bác sĩ để được khám bệnh kỹ lưỡng nhằm tìm kiếm nguyên nhân của táo bón. Có nhiều trường hợp táo bón chỉ là một triệu chứng biểu hiện của bệnh ung thư đại tràng nhưng không được phát hiện sớm kịp thời vì người bệnh chủ quan chỉ tự điều trị bằng các loại thuốc nhuận trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2