Cách các chữa trị bệnh táo bón cho trẻ qua các độ tuổi
lượt xem 4
download
Táo bón vốn là một vấn đề nhỏ, có thể cải khắc phục dễ dàng nhưng nếu bạn áp dụng những biện pháp không đúng và không phù hợp với độ tuổi của bé thì hậu quả của nó sẽ khôn lường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cách các chữa trị bệnh táo bón cho trẻ qua các độ tuổi
- Cách các chữa trị bệnh táo bón cho trẻ qua các độ tuổi 4 bước giúp loại trừ chứng táo bón cho trẻ từ 0 – 4 tháng tuổi Chào bạn, Khi trẻ ở giai đoạn 0 – 4 tháng tuổi, cơ thể trẻ vẫn còn non nớt, vì vậy bạn hiểu rõ một điều rằng mọi tác động của bạn đều có thể ảnh hưởng tới sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Táo bón vốn là một vấn đề nhỏ, có thể cải khắc phục dễ dàng nhưng nếu bạn áp dụng những biện pháp không đúng và không phù hợp với độ tuổi của bé thì hậu quả của nó sẽ khôn lường. Không chỉ vấn đề táo bón của bé không được giải quyết, mà còn có thể gây ra những ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của bé… Vì vậy, tôi viết một loạt bài dành riêng để nói về vấn đề táo bón ở trẻ 0 – 4 tháng. Chúng sẽ giúp bạn biết cách làm chủ vấn đề táo bón cho bé nhà mình và tránh các biện pháp có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé. Nội dung của nó sẽ gồm có 4 phần tương ứng với 4 bước cần thiết…
- Bước 1: Xác định bé có thực sự bị táo bón hay không. Bước 2: Tìm ra nguyên nhân gây ra táo bón Bước 3: Cách chữa táo bón cho bé ngay tại nhà… Bước 4: Những lưu ý quan rất quan trọng bạn CẦN PHẢI BIẾT khi chữa táo bón cho trẻ tại nhà. Và bây giờ, chúng ta hãy đi ngay vào bước thứ nhất: Xác định bé có thực sự bị táo bón hay không ? Đây là một bước rất quan trọng đối với vấn đề táo bón ở trẻ ở các độ tuổi 1 , 2 , 3, 4 tháng tuổi.. Cách chữa táo bón cho trẻ 4 – 6 tháng tuổi Chứng táo bón ở trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi tương tự như ở trẻ từ 0 – 4 tháng tuổi. Vì vậy để biết rõ cách chữa táo bón cho trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi bạn hãy đọc ở bài cách chữa táo bón cho trẻ từ 0 – 4 tháng tuổi bằng cách Click Chuột vào Đây. Chú ý: Theo nhiều khuyến cáo thì bạn chỉ nên bắt đầu cho bé tập ăn bột khi bé đã được 6 tháng tuổi. Nhưng cũng có một số ý kiến khác thì cho rằng bé tròn 4 tháng tuổi có thể bắt đầu cho ăn bột được.
- Vì vậy tùy vào độ lớn và độ cứng cáp của bé nhà mình mà bạn quyết định. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì bạn cũng chỉ nên cho bé ăn ít bột vối khoảng 1 – 2 thìa một bữa và ngày ăn 2 bữa. Với mục đích chủ yếu là cho bé làm quen còn chủ yếu vẫn là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Trong giai đoạn từ 4 – 6 chưa nên cho ăn các loại thịt, cá trừng, sữa chua, sữa tươi… bởi vì hệ tiêu hóa của bé lúc này vẫn chưa hoàn thiện để tiêu hóa các thức ăn đó. Cách chữa táo bón cho trẻ từ 6 -12 tháng tuổi Khi tìm kiếm trên internet tôi nhận thấy có rất nhiều người đặt câu hỏi về cách chữa táo bón cho trẻ em từ 6 – 12 tháng tuổi. Trên một số trang web và diễn đàn cũng có rất nhiều câu trả lời về vấn đề này. Nhưng phần lớn những câu trả lời này thường chung chung hoặc đang không đi đúng hướng, vì vậy tôi viết nên bài viết này.
- Hy vọng rằng sau khi bạn đọc những thông tin ở đây, bạn sẽ biế cần phải làm gì để giúp trẻ nhà mình thoát khỏi tình trạng táo bón hiện tại và quan trọng hơn là phòng ngừa tình trạng này xảy ra đối với trẻ trong thời gian tới. Cũng giống như mọi vấn đề khác, để có thể chữa táo bón một cách triệt để cho trẻ bạn cần biết nguyên nhân gây ra nó là gì để từ đó có hướng khắc phục. Vậy nguyên nhân gây ra táo bón cho trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi là gì? Nguyên nhân gây ra táo bón cho trẻ ở độ tuổi này xuất phát từ chính chế độ ăn uống của trẻ. Cụ thể thì những vấn đề sau có thể là nguyên nhân gây ra táo bón cho trẻ trong độ tuổi này: - Thức ăn trẻ ăn vào không phù hợp với độ tuổi. Như bạn biết, hệ tiêu hóa của trẻ từ 6- 12 tháng tuổi vẫn còn rất non nớt và đang trong quá trình phát triển. Trẻ càng ít tháng tuổi thì khả hệ tiêu hóa đó càng chưa hoàn thiện. Vì vậy chúng chưa thể ăn tất cả mọi loại thức ăn mà chỉ có thể ăn một vài loại thức ăn nhất định nào đó. Trẻ càng lớn thì sẽ càng ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau. Nếu bạn cho trẻ ăn những thức ăn vượt ngoài khả năng tiêu hóa của trẻ, trẻ sẽ gặp tình trạng tiêu hóa chậm và dẫn tới táo bón. - Bạn cho trẻ ăn nhiều thức ăn mới liền một lúc. Như bạn biết, giai đoạn trên 6 tháng tuổi là lúc mà bạn bắt đầu cho trẻ nhà mình ăn các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ. So với sữa mẹ hoặc sữa công thức thì những thức ăn khó tiêu hóa hơn. Vì vậy trẻ cần một thời gian nào đó để thích nghi với từng loại thức ăn. Vì vậy nếu bạn cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn mới cùng một lúc thì tình trạng khó tiêu sẽ xảy ra và sẽ có thể gây ra táo bón cho trẻ. - Khi bạn tăng đột ngột lượng thức ăn trong một bữa. Như đã nói ở trên, các thức ăn khác khó tiêu hóa hơn sữa mẹ và sữa công thức. Vì vậy hệ tiêu hóa của trẻ chỉ có thể tiêu hóa tốt khi được bắt đầu bằng một lượng nhỏ
- và tăng dần sau đó. Nếu bạn tăng khẩu phần những loại thức ăn này một cách đột ngột(đặc biệt là đối với những loại thức ăn mới) thì hệ tiêu hóa của trẻ có thể sẽ không làm việc kịp và táo bón có thể xảy ra. - Một vấn đề khác có thể gây ra táo bón cho trẻ ở độ tuổi này là nước. Trẻ ngoài 6 tháng tuổi, ngoài lượng nước trong sữa mẹ và các thức ăn khác thì bạn cũng cần chú ý cho trẻ uống thêm nước. Khi trẻ càng lớn thì nhu cầu nước sẽ càng cao bởi vì khi đó trẻ sẽ vận động nhiều hơn và ăn nhiều loại thức ăn đặc hơn. Nếu một ngày nào đó trẻ không được cho uống thêm nước(có thể là do bạn quên hoặc người bạn nhờ trông trẻ không cho trẻ uống nước) thì trẻ rất có thể sẽ bị táo bón. - Chế độ ăn không cân đối dẫn tới thiếu chất xơ trong bữa ăn của trẻ. Chất xơ đóng vai trò khá quan trọng trong việc tăng khả năng giữa nước làm cho phân của trẻ mềm hơn và xốp hơn. Nếu bạn không bổ sung những loại thức ăn giàu chất sơ như rau xanh hoặc hoa quả vào với những loại thức ăn khác thì trẻ rất có thể sẽ bị táo bón. Vậy bạn phải làm gì để giúp trẻ thoát khỏi tình trạng này? Nếu trẻ nhà bạn không thể tự đi ngoài được thì bạn cần phải giúp trẻ giải quyết vấn đề cấp bách này bằng biện pháp thụt hoặc đặt viên đạn glycerin. Biện pháp thụt bằng mật ong đã được nhiều người áp dụng và thành công vì vậy bạn có thể hỏi ý kiến bác sỹ xem có sử dụng được biện pháp này cho trẻ nhà mình hay không. Như bạn cần chú ý là các biện pháp đó sẽ không giúp trẻ chữa táo bón tận gốc, chúng chỉ là những biện pháp giải quyết cấp bách tình trạng khó đi ngoài của trẻ. Nếu bạn sử dụng nó nhiều lần sẽ dẫn đến mất dần khả năng tự đi ngoài của trẻ. Trẻ sẽ trở nên phụ thuộc vào những biện pháp đó và điều này sẽ có thể gây ra tình trạng tó bón mãn tính và nhiều vấn đề khác.
- Vì vậy ngay sau khi giúp trẻ đi ngoài được, bạn cần xác định xem yếu tố nào trong số những yếu tố trển chính là nguyên nhân gây ra táo bón cho trẻ để từ đó có hướng khắc phục. Nếu tình trạng táo bón của trẻ là do trẻ ăn một loại thức ăn mới, bạn hãy tạm thời loại bỏ thức ăn này. Đồng thời tránh cho trẻ ăn những loại thức ăn không phù hợp với độ tuổi của trẻ để trẻ không gặp phải tình trạng này nữa. Với những trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi thì những thức ăn phù gồm có: bột gạo, một số loại hoa quả như táo, lê, chuối, đào,xoài, dưa hấu, đu đủ… , một số loại rau xanh như xúp lơ, xúp lơ xanh, cà rốt, khoai tây, khoai lang và một số loại thịt như thịt gà, thịt bò, thịt lợn. Ở giai đoạn này bạn chưa nên cho trẻ ăn cá và trứng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bột làm từ gạo là loại thức ăn phù hợp nhất khi bạn bắt đầu cho trẻ làm quen với thức ăn đặc. Vì vậy nên cho trẻ làm quen với bột gạo khoảng 1 – 2 tuần trước khi cho trẻ bắt đầu với hoa quả, rau xanh và thịt. Trẻ từ 9 – 12 tháng tuổi, ngoài các thức ăn ở trên, trẻ đã có thể ăn thêm cá, lòng đỏ trừng gà, một số sản phẩm từ sữa như phomat, sữa chua.(trẻ chưa uống được sữa tươi). Một số loại hoa quả như chanh, cam. Mỗi tuần bạn chỉ nên cho trẻ ăn 2 – 3 lần lòng đỏ trứng gà.(chỉ nên cho trẻ ăn lòng trắng trứng và sữa tươi khi trẻ trên 1 tuổi). Tránh cho trẻ ăn các thức ăn sống và hoa quả cứng. Một điều bạn cần lưu ý đó là trong khoảng từ 4 đến 7 ngày bạn chỉ nên cho trẻ làm quen với một loại thức ăn mới. Khoảng thời gian này là để hệ tiêu hóa của trẻ thích nghi với loại thức ăn mới đó trước khi có thể tiếp tục làm việc với loại thức ăn mới tiếp theo.Biện pháp này không chỉ giúp giảm nguy cơ táo bón cho trẻ mà còn giúp bạn phát hiện ra loại thức ăn nào là thủ phạm gây ra tình trạng táo bón và dị ứng cho trẻ.
- Hãy tăng lượng thức ăn trong một bữa của trẻ một cách từ từ đặc biệt là những loại thức ăn mới. Một điều rất quan trọng là hãy nhớ cho trẻ uống nước. Nước thường được cho trẻ uống thêm sau khi trẻ ăn thức ăn đặc, đặc biệt là bữa ăn có chứa nhiều protein như thịt và trứng. Bạn đừng ép trẻ uống mà chỉ đưa nước cho trẻ và việc uống nhiều hay ít tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ. Bạn cũng có thể cho trẻ uống nước ép từ một số loại quả như táo, lê, đu đủ những loại nước này không chỉ giúp cung cấp nước cho trẻ mà còn giúp kích thích tiêu hóa giảm táo bón cho trẻ. Lượng nước hoặc nước hoa quả trẻ có thể uống thêm nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ. Vói những trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi thì bạn có thể cho trẻ uống tối đa là 60 mm một ngày. Trẻ từ 9 – 12 tháng thì tối đa là 140 ml mỗi ngày. Nhu cầu là khác nhau ở mỗi trẻ và theo độ tuổi của trẻ. Ngay từ tháng tứ 7 bạn đã có tể bắt đầu luyện tập cho trẻ uống nước bằng cốc thay cho dùng bình, đặc biệt là khi trẻ uống nước ép hoa quả vì như vậy sẽ giảm nguy cơ trẻ bị sâu răng. Ngoài ra một số biện pháp như xoa bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ từ trong rốn ra phía ngoài. Hoặc đặt trẻ nằm ngửa và cầm chân trẻ thực hiện những động tác như trẻ đang đạp xe đạp cũng sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Tất nhiên là bạn chỉ có thể làm vậy khi trẻ cho phép bạn làm điều đó. Khi trẻ lớn hơn bạn hãy cho trẻ tập đi bằng xe tập đi, nó không chỉ giúp trẻ biết đi nhanh hơn mà còn có thể giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn từ đó giảm nguy cơ bị táo bón. Trên đây là những thông tin về cách chữa táo bón cho trẻ bằng những biện pháp hoàn toàn tự nhiên chủ yếu tác động vào chế độ ăn của trẻ. Hy vọng rằng chúng sẽ
- giúp bạn khắc phục được tình trạng táo bón cho trẻ nhà bạn và giúp trẻ tránh được tình trạng này trong những giai đoạn tiếp theo. Hãy lưu ý, nếu táo bón đi kèm với một số dấu hiệu đáng nghi khác bạn hãy đưa trẻ tới bệnh viện uy tín bởi vì có thể trẻ đang gặp phải một vấn đề nguy hiểm nào đó và cần được phát hiện kịp thời. vCách chữa táo bón cho trẻ từ 12 – 24 tháng tuổi Chào bạn, Điều đầu tiên bạn cần làm để chữa táo bón cho trẻ từ 12- 24 tháng tuổi là tìm hiểu đâu là nguyên nhân gây ra táo bón. Cũng giống như những trẻ ở độ tuổi nhỏ hơn, nguyên nhân gây ra táo bón cho trẻ trong độ tuổi này chủ yếu xuất phát từ chế độ ăn uống. Vì vậy để có thể chữa táo bón cho trẻ một cách triệt để bạn cần phải xem xét lại chế độ ăn uống của trẻ nhà mình để từ đó có những thay đổi cần thiết.
- Khi trẻ được trên 1 tuổi, trẻ đã có thể ăn hầu hết tất cả các loại thức ăn gồm các loại rau, quả, thịt, cá, trứng, sữa… Vì vậy nguyên nhân gây ra táo bón của trẻ ít khi bị gây ra bởi một loại thức ăn mới(điều này vẫn có thể xảy ra nhưng với tỷ lệ nhỏ). Tuy nhiên nếu bạn cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn mới cùng một lúc thì tình trạng tiêu hóa chậm có thể xảy ra và dẫn tới táo bón cho trẻ. Để tránh tình trạng này bạn hãy lưu ý trong vòng 4 – 7 ngày bạn chỉ nên cho trẻ ăn thêm một loại thức ăn mới để hệ tiêu hóa của trẻ có thời gian thích nghi với loại thức ăn mới đó. Ngoài ra, bạn cần chú ý tới sự cân đối giữa các loại thức ăn nhiều chất xơ như rau xanh hoa quả và các loại thức ăn không có chất xơ khác gồm thịt, cá trứng, sữa. Nếu chế độ ăn của trẻ bị thiếu chất xơ(thiếu rau xanh, hoa quả) táo bón rất có thể xảy ra. Một yếu tố khác đặc biệt quan trọng đối với tình trạng táo bón của trẻ trong độ tuổi này và những độ tuổi lớn hơn chính là lượng nước mà trẻ uống hàng ngày. Ở độ tuổi này, trẻ rất hiếu động vì vậy lượng nước mất đi qua đường mồ hôi nhiều. Nếu lượng nước mất đi này không được bổ sung bằng cách uống nước, nước trong thức ăn của trẻ sẽ bị lấy đi nhiều và gây ra tình trạng phân cứng, táo bón. Tuy nhiên như bạn biết, trẻ còn nhỏ nên chưa thể tự lấy nước để thỏa mãn cơn khát của chúng. Vì vậy nếu bạn là người chăm sóc trẻ, hãy thường xuyên đưa nước và khuyến khích trẻ uống. Bạn không nên ép trẻ uống, hãy chỉ đưa cho trẻ và việc trẻ uống nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của chúng. Với những trẻ khác nhau mức độ vận động cũng khác nhau, khả năng giữ nước trong cơ thể cũng khác nhau vì vậy bạn không nên so sánh lượng nước uống của trẻ nhà mình với trẻ nhà khác mà kết luận trẻ nhà mình đã uống đủ nước rồi. KHông có khuyến cáo nào chỉ ra rằng trẻ trển một tuổi chỉ được uống bao nhiêu nước. Vì vậy bạn có thể cho trẻ uống bao nhiêu nước tùy vào nhu cầu của trẻ.
- Bạn cần phải chú ý quan sát trạng thái phân của trẻ xem có bị vón cục hoặc có dạng viên không, và quan sát trẻ đi ngoài có tỏ ra khó chịu đau đơn không. Nếu trẻ bị đau khi đi ngoài, trẻ sẽ cố gắng kìm nén mỗi khi xuất hiện sự thúc giục đi ngoài để tránh đau đớn. Việc kìm nén này sẽ làm cho tình trạng phân càng trở nên cứng và khô hơn bởi vì phân bị giữ lâu trong ruột già sẽ bị mất thêm nước do đường ruột hấp thụ. Kết quả là tình trạng táo bón của trẻ sẽ ngày càng tồi tệ hơn và khó khắc phục hơn. Vì vậy khi thấy những dấu hiệu đó bạn cần có những thay đổi cần thiết trong chế độ ăn uống đã nói ở trên để tình trạng đi ngoài của trẻ trở nên bình thường. Nếu trẻ không thể tự đi ngoài được và tỏ ra rất khó chịu bạn có thể xem xét tới việc sử dụng một số biện pháp thụt hoặc đặt viên đạn để giúp trẻ đi ngoài được dễ dàng. Rất nhiều người đã sử dụng mật ong để thụt vì vậy bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sỹ xem có áp dụng được cho trẻ nhà mình hay không. Tuy nhiên bạn hãy lưu ý rằng biện pháp thụt hoặc đăt viên đạn này chỉ là giải pháp tạm thời giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn chứ không giúp giải quyết nguyên nhân gốc rễ gây ra táo bón của trẻ. Nếu bạn sử dụng nhiều lần sẽ làm cho trẻ mất dần khả năng tự đi ngoài khi không sử dụng những phương pháp này, và kết quả có thể là gây ra táo bón mãn tính cho trẻ. Vì vậy bên cạnh việc giúp cho trẻ đi ngoài dễ dàng hơn bằng cách sử dụng phương pháp thụt, đặt viên đạn bạn cần phải đi vào giải quyết nguyên nhân thực sự gây ra táo bón của trẻ bằng những chú ý đã nói ở trên. Trên đây là những hướng dẫn về cách chữa táo bón cho trẻ từ 12 – 24 tháng tuổi bằng những biện pháp đơn giản và an toàn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bệnh trĩ và cách chữa trị
5 p | 318 | 61
-
Bài thuốc chữa bệnh gan nhiễm mỡ
4 p | 271 | 32
-
Điều trị Bệnh táo bón
77 p | 131 | 30
-
Phình Động Mạch Não - bệnh lý gây tử vong cao (Kỳ 1)
5 p | 220 | 20
-
Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống không chỉ làm giảm các cơn đau
5 p | 152 | 20
-
Những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ chuối hột
1 p | 160 | 18
-
Cách đơn giản phòng, chữa bệnh táo bón
5 p | 130 | 17
-
Thuốc Nam Gia truyền ngâm rượu chữa bệnh viêm loét dạ dầy, hang vị, tá tràng, nhiễm khuẩn HP, viêm loét đại tràng, đảm bảo khỏi bệnh
1 p | 118 | 12
-
Ăn cơm… trị bệnh
5 p | 106 | 11
-
Một số thảo dược tốt cho bệnh trĩ và táo bón
3 p | 108 | 11
-
Những ứng dụng trị bệnh triển vọng từ tế bào gốc
4 p | 101 | 9
-
tủ sách bệnh và cách chữa trị bệnh táo bón
77 p | 60 | 8
-
Ebook Trị bệnh bằng cây nhà lá vườn: Phần 1
101 p | 63 | 8
-
Chữa táo bón bằng cách... thay đổi lối sống
4 p | 75 | 5
-
Quả lê thuốc quý chữa nhiệt
1 p | 211 | 4
-
Làm cách nào để tránh bệnh trĩ
5 p | 93 | 4
-
Chuối tiêu chữa nhiều bệnh
1 p | 85 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn