intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chế độ dinh dưỡng cho bé thường xuyên bị táo bón

Chia sẻ: Lê Thị Chị | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

130
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Táo bón lâu ngày sẽ sẽ gây tình trạng kém hấp thu các chất dinh dưỡng, chán ăn. Do đó, cần giúp bé cải thiện ngay tình trạng táo bón bằng cách: Về chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ thường xuyên bị táo bón như sau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chế độ dinh dưỡng cho bé thường xuyên bị táo bón

  1. Chế độ dinh dưỡng cho bé thường xuyên bị táo bón Táo bón lâu ngày sẽ sẽ gây tình trạng kém hấp thu các chất dinh dưỡng, chán ăn. Do đó, cần giúp bé cải thiện ngay tình trạng táo bón bằng cách: Về chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ thường xuyên bị táo bón như sau: - Bữa sáng: Có thể chọn một trong những món cho bé như bánh mỳ, sữa (hoặc sữa đậu nành) khoảng 200ml; phở bò (1 bát ăn cơm), một miếng đu đủ nhỏ (khoảng 200g); hoặc: cháo gà (1 bát ăn cơm), 1 quả quýt ngọt; hoặc: cháo thịt lợn (thịt heo) 1 bát ăn cơm; 1 quả chuối…
  2. - Bữa trưa: Là bữa ăn có chất dinh dưỡng nhiều nhất, nên cho trẻ ăn cơm nát, bánh bao, thịt băm, rau cải, gan động vật, đậu phụ, canh rau… Lượng chất dinh dưỡng cần thiết của bữa trưa chiếm khoảng 35% số lượng thức ăn cả ngày của trẻ. Các dưỡng chất cho bữa chiều chiếm 10% lượng thức ăn cả ngày của bé. Các bà mẹ có thể cho trẻ uống những loại như sữa bò, sữa đậu nành, hoa quả… - Bữa tối: Nên cho trẻ ăn hơi nhạt, ví dụ như cơm nát, mì sợi, bánh nhân rau, rau cải, súp…, chất dinh dưỡng trong bữa tối chiếm khoảng 30% tổng số lượng thức ăn cả ngày. Đồng thời cũng cần phải chú ý không nên cho trẻ nhỏ ăn quá no vào buổi tối, vì nó ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ và làm cho trẻ ngủ không ngon. Ở giai đoạn từ 3 tuổi, trẻ đã biết ăn theo bữa như người lớn và có thể tự đưa ra yêu cầu về các món ăn. Có điều, bạn nên chuẩn bị thức ăn thêm cho bé, ví dụ như thịt
  3. vẫn cần ninh nhừ hoặc băm nhỏ, cá cần gỡ sạch xương, rau cần thái nhỏ và nấu mềm hơn. Nên duy trì cho trẻ uống ít nhất 1 bữa sữa trong ngày và 1 bữa ăn phụ vào sau giấc ngủ trưa. Nếu trẻ đi học ở trường, cha mẹ cần lưu ý bữa ăn sáng cho trẻ, nhất là trong thời gian trẻ mới đi học, chưa quen với chế độ ăn uống và sinh hoạt ở trường… Hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng mỗi ngày để bé có thể phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần! Chế độ ăn cho bé biếng ăn và táo bón ? Con cháu tròn 14 tháng, cháu ở cùng ông bà nên được cho ăn dặm từ rất sớm, 4 tháng tuổi bà đã cho cháu ăn, có thể vì bị ép ăn sớm và khi cháu không muốn ăn nên cháu rất biếng ăn, có phần sợ ăn vì mỗi lần bà hoặc mẹ bê bát cháo ra bé thường quay mặt đi trốn hoặc khóc. Cháu sinh ra được 4 cân, mẹ ít sữa cháu lại không uống sữa ngoài nên 1 thời gian dài cháu không tăng cân, tròn 1 tuổi cháu được 8,9kg gia đình có cho cháu đi khám dinh dưỡng, bác sĩ kết luận cháu biếng ăn do bị ép ăn dặm quá sớm và ăn quá nhiều tinh bột, cháu cũng bị còi xương do đêm ngủ hay dậy khóc và hay bị ra nhiều mồ hôi, tóc thưa và dụng tóc sau gáy, cháu cũng bị táo bón thường xuyên, phân rất khô và cứng. Bác sĩ kê đơn cho cháu uống vitamin D3 B.O.N, canxium cobiere, Lysikid, Proginin. Gia đình cho cháu uống 1 tháng cháu đi ngoài phân không táo bón nhưng tình trạng biếng ăn không cải thiện, gia đình cho cháu đi khám lại bác sĩ kê cháu uống canxium cobiere và 5-Zymes, gia đình cho cháu uống thuốc 1 tháng nữa cháu ăn có tốt hơn trước 1 chút nhưng cháu vẫn bị táo bon, bác sĩ lại cho cháu dùng vitamin nhỏ giọt mỗi ngày 4 giọt nhưng cháu vẫn táo bón,mỗi lần đi rất khó khăn.
  4. Uống hết thuốc gia đình cho cháu đi khám lại bác sĩ cho đơn thuốc là vitamin D3 BON, 5- Zymmes, Lysikid, Zincator. Hiện tại cháu vẫn đang uống thuôc, nhưng tình trạng ăn uống vẫn không khá hơn, cháu vẫn bị táo bón, đêm ngủ vẫn dậy khóc 3,4 lần. cháu cũng ít ra mồ hơi hơn. 3 lần khám và uống thuốc cháu cũng vẫn không tăng cân,hiện giờ tròn 14 tháng cháu vẫn 9 cân. Gia đình rất mong bác sĩ tư vấn cho cháu chế độ ăn cho bé biếng ăn và táo bón. Chuyên gia tư vấn :
  5. Chào bạn! Cháu 14 tháng, 9 cân dù là trai hay gái thì cân nặng của cháu vẫn trong giới hạn bình thường, nhưng hơi thiếu cân. Nhưng có biểu hiện còi xương (ngủ hay dậy khóc và hay bị ra nhiều mồ hôi, tóc thưa và dụng tóc sau gáy) - Táo bón ở trẻ rất thường gặp, đây là tình trạng rối loạn tiêu hóa, nguyên nhân thường do chế độ ăn. Để khắc phục táo bón, tập cho cháu đi vào một giờ nhất định, dần dần tình tình trạng táo bón sẽ cải thiện. Ngoài ra, trong chế độ ăn, cho cháu ăn thêm nhiều rau xanh, uống nhiều nước, sữa. Pha sữa loãng hơn bình thường. - Chữa còi xương, thiếu cân: Các thuốc mà bác sĩ cho cháu khi khám gồm các loại vitamin, men tiêu hóa, kẽm, D3, các thuốc này rất cần thiết cho sự phát triển của bé. Chị nên tiếp tục cho cháu uống theo đơn. Ngoài ra chị nên bổ sung thêm men vi sinh cho cháu. Có thể sử dụng sản phẩm Golden Lab, ngày 2 gói chia làm 2 lần. Golden Lab có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa, kích thích ăn ngon, tăng sức đề kháng. Về chế độ ăn, ở độ tuổi này cần cho cháu ăn thức ăn dễ hấp thu như cháo hoặc bột. Ngày cho ăn 3 bữa, thức ăn phải có thị, cá, trứng, tôm, cua, các loại rau xanh và phải thay đổi thực đơn thường xuyên. Nếu mẹ ít sữa thì cho cháu uống thêm sữa bột, hàng ngày khoảng 500 – 700ml. Để khắc phục tình trạng của bé, chị và gia đình cần kiên trì, sức khỏe của bé sẽ cải thiện dần. Chúc gia đình bạn mạnh khỏe! - See more at: http://bekhoemevui.vn/che-do-an-cho-be-bieng-an-va-tao- bon.html#sthash.C1IQ5VKQ.dpuf Chế độ dinh dưỡng hợp lý không những giúp bé tăng trưởng tốt mà còn tránh được các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón…
  6. Theo kinh nghiệm của tôi, có nhiều giai đoạn trẻ dễ mắc phải chứng táo bón. Thường thì trong vòng 6 tháng đầu bé rất dễ gặp tình trạng này. Nếu trẻ đang bú mẹ nên cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng của người mẹ vì giai đoạn này bé chưa ăn những thức ăn ngoài sữa nhiều. Tuy nhiên cũng có thể bổ sung cho bé bằng các loại men vi sinh và nước trái cây ép, xay (ví dụ: cam vắt, hay trái bơ xay, hay cho bé ăn dặm yaourt …) với một lượng vừa đủ. Theo dõi kỹ phân và thời gian đi cầu của bé. Giai đoạn khoảng gần 2 tuổi đến 3 tuổi, bé cũng dễ mắc chứng này, nhưng giai đoạn này bé đã ăn dặm nhiều nên chúng ta có thể bổ sung trực tiếp chế độ dinh dưỡng. Ngoài việc bổ sung rau củ trong chế dộ ăn chính, rất cần thêm chất xơ thông qua thức ăn phụ (trái cây, yaourt…)., vấn đề không thể thiếu và quan trọng đó là cho bé uống nước đầy đủ.
  7. Nếu bé đã bị táo bón rồi thì không nên lạm dụng việc bơm hậu môn cho bé nhiều, mà nên tập trung kiểm tra lại cách thức pha sữa có hợp lý không. Pha quá đặc sữa cũng không tốt. Kiểm tra chế độ rau củ trong thức ăn của trẻ có thiếu không và có bổ sung thức ăn phụ đầy đủ không. Trường hợp đã kiểm tra hết các yếu tố trên nhưng vẫn không khắc phục được bệnh, nên cho bé đi kiểm tra ở các cơ sở y tế xem có bị bệnh lý gì về hệ tiêu hóa. Như vậy theo tôi, việc quan tâm chế độ dinh dưỡng cho bé đúng mực là quan trọng, không những giúp trẻ tăng trưởng tốt mà còn tránh được các bệnh về tiêu
  8. hóa như tiêu chảy, táo bón… Tất nhiên cả về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến cho bé cũng rất cần được quan tâm. Cũng cần phải theo dõi các chế phẩm sữa nào hợp với bé nhất, vì sữa là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ em.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2