Chữa táo bón cho trẻ an toàn và hiệu quả
lượt xem 2
download
Chữa táo bón cho trẻ đã khó, tuy nhiên chữa táo bón cho trẻ hiệu quả và an toàn lại là điều lo lắng của không ít các bậc cha mẹ có con nhỏ. Vậy cha mẹ cần làm gì để chữa táo bón cho trẻ được an toàn và hiệu quả nhất?
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chữa táo bón cho trẻ an toàn và hiệu quả
- Chữa táo bón cho trẻ an toàn và hiệu quả Chữa táo bón cho trẻ đã khó, tuy nhiên chữa táo bón cho trẻ hiệu quả và an toàn lại là điều lo lắng của không ít các bậc cha mẹ có con nhỏ. Vậy cha mẹ cần làm gì để chữa táo bón cho trẻ được an toàn và hiệu quả nhất? Chữa táo bón cho trẻ phải tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ Thế nào là táo bón ở trẻ? Táo bón không đơn thuần là số lần đi đại tiện, có bé đi đều đặn hàng ngày nhưng phân khô cứng vẫn gọi là táo bón, nhưng có thể 2 - 3 ngày mới đi một lần mà phân mềm, thành khuôn thì chưa thể gọi là táo bón.
- Táo bón là tình trạng phân di chuyển chậm, bị hấp thu lại một phần nước nên phân trở nên cứng rắn, khô nứt nẻ hoặc tròn nhỏ như phân dê. Đi đại tiện rất khó khăn, bé phải ngồi lâu, rặn nhiều gây đau rát, tình trạng nặng hơn phân có thể dính máu khiến bé sợ hãi, không chịu đại tiện. Táo bón làm bụng trẻ đầy chướng, khó chịu hay quấy khóc, mệt mỏi, ít ăn và không chịu chơi. Nguyên nhân táo bón ở trẻ 95% nguyên nhân gây táo bón ở trẻ liên quan đến chế độ ăn uống và sinh hoạt chưa được hợp lí, chỉ còn lại khoảng 5% có thể do lỗi bẩm sinh ở đường tiêu hóa như dài đại tràng, phình trực tràng… Nguyên nhân táo bón ở trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ ít bị táo bón hơn trẻ dùng sữa công thức. Nếu bà mẹ gặp tình trạng táo bón sau sinh, ăn nhiều đồ cay nóng, uống thuốc giảm cân… có thể qua sữa làm cơ thể bé bị nóng dẫn đến mất nước, phân khô khó di chuyển gây ra táo bón. Giai đoạn trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn nên lượng phân ít, có thể 3-4 ngày bé mới đi đại tiện một lần mà phân mềm thì vẫn bình thường. Nhưng trẻ sơ sinh dễ bị táo bón
- ở giai đoạn bổ sung thêm sữa hộp hoặc ăn dặm do có sự thay đổi về thức ăn mà bé chưa kịp thích nghi. Nguyên nhân táo bón ở trẻ nhỏ: Táo bón ở trẻ nhỏ có nguyên nhân chủ yếu từ chế độ ăn uống chưa hợp lí, uống chưa đủ lượng nước hàng ngày, ăn ít chất xơ từ rau xanh, uống các sản phẩm từ sữa bò không hợp gây nóng làm phân khô cứng. Ngoài ra có thể trẻ ăn quá ít nên phân không đủ lớn hay do ham chơi không tạo thói quen đại tiện đúng giờ cũng gây ra táo bón. Nếu tiếp tục để táo bón kéo dài có thể gây ra các bệnh ở trẻ như chảy máu, nứt kẽ, viêm loét hậu môn gây đau rát, phình đại tràng, xa trực tràng và bệnh trĩ. Chữa táo bón cho trẻ an toàn Trẻ nhỏ bị táo bón, cha mẹ quá lo lắng, có người thiếu tìm hiểu, vội vàng sử dụng thuốc nhuận tràng, kích thích có thể không an toàn, dịch bơm bôi trơn hay viên nhét hậu môn chỉ là giải pháp tình thế giúp trẻ có thể đại tiện ngay, nhưng nguyên nhân làm phân khô rắn vẫn còn tồn tại? Ngoài ra dùng thường xuyên có thể làm trẻ quen và không tự giác đi đại tiện. Vậy đâu là biện pháp an toàn hơn và hiệu quả nhanh chữa táo bón cho trẻ? Chữa táo bón cho trẻ sơ sinh
- Chữa táo bón cho trẻ cần hướng dẫn cho trẻ đại tiện đúng cách Nếu bé đang bú sữa mẹ hoàn toàn thì sự điều chỉnh chế độ ăn của người mẹ là hết sức quan trọng, hạn chế tối đa những đồ ăn cay nóng, các chất kích thích, nên tăng cường bổ sung chất xơ từ rau xanh và củ quả tươi. Trường hợp mẹ mắc táo bón cần
- giải quyết tình trạng táo bón cho mẹ bằng chất xơ hòa tan vì loại này không hấp thu qua đường tiêu hóa vào máu nên không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Mẹ cần cho bé bú tăng cường thêm để có thêm nước và lượng phân lớn hơn giúp quá trình đẩy phân được thuận lợi. Có thể xoa bụng cho bé theo hình vòng tròn, hoặc di chuyển chân cho bé như kiểu đạp xe làm tăng nhu động ruột. Trường hợp thật sự cần thiết, bé khó chịu, quấy khóc nhiều mới nên thụt bằng dịch bôi trơn. Nếu bé đã dùng sữa ngoài, cha mẹ cần xem xét và có thể thay đổi loại sữa phù hợp hơn cho bé, chú ý pha sữa đúng lượng nước theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Cần cho bé uống thêm nước nhất là mùa hè và chất xơ hòa tan, loại đóng túi theo công thức đã được sự cho phép của cơ quan chức năng thuộc Bộ Y Tế, có thể pha chất xơ hòa tan vào nước uống hoặc pha cùng với sữa ấm cho bé. Chữa táo bón cho trẻ nhỏ Cha mẹ cần chú ý để phát hiện sớm khi trẻ bị táo bón, tránh trường hợp táo bón nặng, chữa táo bón sẽ khó khăn hơn. Cho trẻ dùng đủ lượng nước hàng ngày (1,5 - 2 lít/ngày tùy theo tuổi) mùa hè nên tăng lượng nước bù lại lượng mồ hôi thoát ra. Bữa ăn đủ lượng thức ăn có tăng cường chất xơ từ rau xanh và củ quả tươi. Tập cho trẻ đại tiện đúng giờ, vận động vui chơi hợp lý. Bổ sung chất xơ hòa tan, một giải pháp hữu hiệu cho trẻ bị táo bón
- Chất xơ hòa tan thường đươc chiết xuất từ rau củ, nó tan trong nước nhưng vào đường tiêu hóa lại tạo ra các thể nhày, không hấp thu vào máu nên an toàn, giúp giữ nước làm phân mềm và xốp hơn, dễ di chuyển. Chất xơ hòa tan còn làm tăng thể tích phân kích thích nhu động ruột đẩy phân ra ngoài nhanh hơn, nhất là trẻ nhỏ. Ngoài ra bổ sung chất xơ hòa tan còn tạo môi trường thuận lợi ở đường tiêu hóa cho hệ vi sinh vật có lợi phát triển, giúp đường tiêu hóa ổn định làm giảm táo bón. Natufib - sản phẩm cha mẹ tin dùng chữa táo bón cho trẻ Nhiều bà mẹ kêu ca rằng con mình rất khó đi đại tiện, vì thế bài viết này xin cung cấp một số bài thuốc bằng các thứ cây lá thông thường quanh ta, các phương pháp xoa bóp để phòng và chống bệnh táo bón ở trẻ em.
- Bài 1: Cam thảo nam 20 gam, chỉ xác 8 gam. Cách dùng: Đổ xâm xấp nước, cách thủy 15 phút, lấy ra để còn ấm cho trẻ uống. Trẻ 1 tuổi trở xuống uống 1-2 thìa cà phê một lần. Trẻ 2-3 tuổi uống 2-3 thìa cà phê một lần. Ngày uống 2-3 lần. Bài 2: Rau khoai lang 60 gam Cách dùng: Nấu canh hoặc ăn luộc cả nước và cái, ăn vài lần. Bài 3: Rau dền 30 gam, rau sam 30 gam Cách dùng: Rau rửa sạch, nấu canh hoặc luộc ăn cả cái và nước, ngày ăn vài lần. Bài 4: Lá muồng muồng hoặc cây muồng 10-15 gam. Cách dùng: Nấu nước uống sau mỗi bữa cơm. Bài 5: Kẹo mạch nha 1.500 gam, mật ong 500 gam, con nhộng 500 gam, lá dâu 1.000 gam, vừng đen 500 gam. Cách dùng: Lá dâu lấy ngọn non, rửa sạch, đồ chín phơi khô. Vừng đen sao qua, xát bỏ vỏ. Con nhộng đồ chín, phơi khô sao vàng. Ba vị trên tán bột. Đổ kẹo mạch nha vào mật ong, đánh cho tan. Cho ba vị trên đã tán thành bột vào luyện dẻo, viên mỗi viên 12 gam. Dùng giấy chống ẩm bọc lại hoặc bỏ vào lọ dùng dần. Mỗi ngày uống 2 lần sáng và tối, mỗi lần 1 viên, thuốc này còn có tác dụng chữa suy nhược thần kinh, hư hao ngủ kém. Bài 6: Khi trẻ bí đại tiện, cho trẻ em ăn chuối tiêu già có thể làm nhuận tràng thông tiện hoặc lấy táo tàu (loại táo, loại táo đen hay bán ở hiệu thuốc Bắc). Hầm nhừ, ăn cả nước lẫn cái (bỏ hạt). Xoa bóp giúp nhuận tràng Cho trẻ nằm ngửa trên giường, người thao tác dùng phần gốc bàn tay phải của mình áp sát vào phần cơ bụng trẻ, từ bụng trên bên phải xoa sang bụng trên bên trái
- rồi xuống đến bụng dưới bên phải, cứ xoa xoay day đẩy như vậy. Sau lại tiến hành xoa xoay day đẩy theo chiều tuần tự ngược trở lại. Động tác xoa không nên làm nặng tay quá, mỗi lần xoa trong 10 phút, mỗi ngày xoa 2-3 lần, cho đến khi nào trẻ thông đại tiện được, cũng nên tiếp tục xoa như thế trong vòng 1 đến 2 tuần nữa để củng cố hiệu quả chữa trị. Day xoa bụng như thế sẽ thúc đẩy tuần hoàn ở vùng dạ dày và vùng bụng, tăng nhu động ruột, không những có thể làm thông thoát đại tiện mà còn làm tăng khả năng thèm ăn, kích thích ăn ngon miệng ở trẻ. Phòng bệnh táo bón cho trẻ - Tập cho trẻ có thói quen đi đại tiện đúng giờ. Có thể hằng ngày vào một giờ nhất định cho trẻ ngồi vào bô đại tiện, những ngày đầu chưa quen, trẻ không đại tiện được cũng không sao, cứ kiên trì, đúng giờ cho trẻ ngồi vào bô như vậy (khoảng 10-15 phút), nói chung khoảng vài tuần sau là có thể tạo thành thói quen phản xạ đi ngoài. - Tăng cường rau xanh trong bữa ăn của trẻ như rau cần, rau hẹ... kết hợp hoa quả như cam, bưởi, uống nước đun sôi để ấm. - Tích cực cho trẻ hoạt động ngoài trời như chạy nhảy, nô đùa. - Phải chữa trị ngay những bệnh là nguyên nhân dẫn đến táo bón của trẻ, không nên để kéo dài.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quả sung chữa táo bón, viêm dạ dày
5 p | 224 | 30
-
Thuốc nam chữa bệnh táo bón
8 p | 175 | 19
-
Điều trị táo bón cho trẻ bằng dinh dưỡng
8 p | 132 | 14
-
Chữa táo bón bằng dược thảo
6 p | 132 | 13
-
Loại trừ táo bón, không lo mất sữa cho phụ nữ sau sinh
7 p | 133 | 10
-
Táo bón ở trẻ em
5 p | 151 | 9
-
Mẹo điều trị táo bón cho trẻ theo từng lứa tuổi
7 p | 155 | 7
-
Chăm sóc răng miệng cho trẻ trong ngày Tết
2 p | 114 | 5
-
Phòng tránh táo bón cho trẻ em
3 p | 70 | 4
-
Cách hay 'đánh bay' táo bón cho trẻ
12 p | 74 | 4
-
Khắc phục chứng táo bón ở trẻ
5 p | 78 | 3
-
Bé bị táo bón: Khi nào cần đến gặp bác sỹ?
6 p | 51 | 3
-
Mẹ chọn sai thực đơn, con bị táo bón
5 p | 79 | 3
-
Cách chữa trị táo bón ở trẻ
3 p | 81 | 3
-
Bé không tăng cân do bị táo bón
4 p | 115 | 3
-
Thực phẩm khiến bé bị táo bón
3 p | 55 | 2
-
Nguyên nhân bé bị táo bón và cách chữa trị cho bé bị táo bón lâu ngày, ra máu
10 p | 99 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn