Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón và cách điều trị
lượt xem 4
download
Có nhiều nguyên nhân gây táo bón ở bé, trong đó có nguyên nhân từ thức ăn, mà lại là từ những đồ ăn mẹ không bao giờ ngờ tới.Những nguyên nhân gây táo bón từ thức ăn - Các mẹ vẫn nghĩ rằng cho bé ăn nhiều hoa quả thì sẽ tránh được hiện tượng táo bón.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón và cách điều trị
- Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón và cách điều trị Có nhiều nguyên nhân gây táo bón ở bé, trong đó có nguyên nhân từ thức ăn, mà lại là từ những đồ ăn mẹ không bao giờ ngờ tới. 1. Những nguyên nhân gây táo bón từ thức ăn - Các mẹ vẫn nghĩ rằng cho bé ăn nhiều hoa quả thì sẽ tránh được hiện tượng táo bón. Nhưng trên thực tế có một số loại quả nếu mẹ cho bé ăn quá nhiều thì lại rất dễ gây táo bón ở trẻ như: chuối chín, táo. Ngoài ra, ngũ cốc, bánh mỳ, mỳ, khoai tây cũng góp phần gây táo bón nếu ăn quá nhiều. - Nếu bạn cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và khi bước sang giai đoạn ăn dặm bé bị táo bón cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Bởi vì dạ dày của bé đã quen xử lý sữa mẹ dễ tiêu và lỏng. Đến khi ăn dặm bé phải tập tiêu hóa những thức ăn phức tạp hơn nên cũng dễ bị táo bón. - Bé ăn thiếu chất xơ hay tiêu thụ quá nhiều sản phẩm từ sữa (phômai, sữa công thức) cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón.
- - Khi bé đổi từ bú mẹ sang bú bình hoặc đổi sữa công thức cũng rất dễ bị táo bón nếu mẹ chọn sữa không phù hợp. Những bé bị táo bón thường rất sợ hãi khi đi tiêu. (Ảnh minh họa) 2. Làm thế nào để biết con bạn đang bị táo bón? Có nhiều mẹ cứ thấy con không đi tiêu hàng ngày hoặc đi hơi khó khăn một chút là nghĩ ngay đến táo bón. Tuy nhiên theo bác sĩ Lowri Kew (người chuyên nghiên cứu về táo bón ở trẻ) cho biết: "Có những bé cách ngày mới đi tiêu hoặc rất khó chịu khi làm việc này, nhưng điều đó không có nghĩa là con bạn bị táo bón. Nếu bé
- nhà bạn ‘đi’ từng viên như phân thỏ hay phân dê, cứng và có vẻ bị đau thì lúc này mẹ mới nên nghĩ đến táo bón". Những biểu hiện của bé bị táo bón như sau: - Khoảng cách giữa 2 lần đi tiêu dài (hơn 3 ngày). - Phân rắn, nhỏ như phân dê hoặc quá to. - Bé đi tiêu khó khăn, không tự "đi" được, đau, són phân, kêu khóc và rất sợ đi tiêu. - Có thể kèm theo các triệu chứng như đau bụng (có thể thấy bé quấy khóc, ưỡn bụng lên), lên cân chậm, chán ăn, ăn uống kém, nôn; Bụng trướng, sờ có nhiều cục phân ở khung đại tràng (thường là bác sĩ mới phát hiện ra). 3. Các biện pháp khắc phục táo bón cho trẻ - Với những bé mới tập ăn dặm, mẹ có thể cho bé uống 30-60ml nước ép quả pha loãng như nước ép mận (nho, táo) 2 lần/ngày. Nước ép táo và nho có chứa đường và pectin tự nhiên, giúp bé giảmtáo bón. - Nếu bé đã ăn dặm một thời gian dài mà vẫn bị táo bón, mẹ hãy thêm nhiều chất xơ vào chế độ ăn của bé để “đầu ra” được dễ dàng. Những thực phẩm có chứa nhiều chất xơ gồm: lê, đào, mận, mơ, đậu Hà Lan, rau bina.
- Bác sĩ Lowri Kew cho biết, để nhận biết loại đồ ăn nào giàu chất xơ không khó, vì có thể quan sát bằng mắt. Các mẹ dễ dàng nhìn thấy sợi xơ trong một số thực phẩm, chẳng hạn những sợi xơ trong một múi cam. Các loại thực phẩm giàu chất xơ đều có “da” bao bên ngoài như các loại đậu đỗ, đậu Hà Lan, ngô… Ngoài ra, cũng nên tránh cho bé chuối, sốt táo, hạn chế bột gạo vì chúng làm táo bón nặng hơn. Tiêu thụ quá nhiều các sản phẩm từ sữa cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé bị táo bón. (Ảnh minh họa)
- - Các mẹ đã từng nghe nói đến "chế độ ăn BRAT"? Đây là từ viết tắt của B – banana (chuối); R – rice (gạo); A – Apple-sauce (nước sốt táo) và T - Toast (bánh mỳ nướng). Hãy tránh cho bé ăn theo chế độ này nếu con bạn đang bị táo bón bởi vì đó là chế độ ăn dành cho bé bị tiêu chảy, nó có tác dụng làm rắn phân. Cuối cùng, một nguyên tắc căn bản để tránh táo bón cho trẻ là mẹ hãy cho bé uống đủ nước, chú trọng đến chất xơ trong thực đơn của bé. Ngoài những biện pháp trên, mẹ có thể áp dụng song song với những cách sau sẽ giúp quá trình điều trị táo bón hiệu quả hơn: - Massage bụng cho bé: Nhẹ nhàng xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ. Đặt tay của bạn ở rốn của con, tiếp đến xoa theo chuyển động tròn. Di chuyển tay mẹ từ trung tâm (rốn bé) ra ngoài. - Động tác "đạp xe": Đặt bé nằm ngửa, nhẹ nhàng chuyển động hai chân của bé như đang đạp xe. Cách này có thể thay thế cho massage bụng nói trên. Nó cũng rất hiệu quả khi bé bị trướng bụng, đầy hơi. - Tắm nước ấm: Các bác sĩ nhi khoa khuyên bạn nên cho bé đang bị táo bón đi tắm nước ấm. Tắm xong, bạn nên kết hợp với massage bụng cho con. Táo bón ở trẻ em và những vấn đề chưa biết
- Táo bón là triệu chứng chiếm khoảng 3% trong tổng số trẻ em và trẻ sơ sinh được đi khám nhi khoa. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây táo bón ở trẻ em, sau đây là một số nguyên nhân gây táo bón cấp tính. Những thay đổi trong chế độ ăn uống, khi một đứa trẻ bắt đầu ăn ngoài sữa mẹ, ăn sam, ăn thức ăn người lớn. Táo bón cũng có thể xảy ra nếu con bạn uống quá nhiều sữa bò. Hoặc khi trẻ không uống đủ nước, chẳng hạn như khi thời tiết nóng nhu cầu nước của cơ thể tăng lên sẽ kích thích ruột hấp thu nước ở ruột. Trẻ sơ sinh nhỏ hơn 2 tuần nên có ít nhất 1 hoặc 2 đi tiêu một ngày. Trẻ lớn tuổi hơn 2 tuần có thể đi 2 lần/ngày và đôi khi lâu hơn Thường thì không sao nếu ít hơn 2lần/ ngày, đặc biệt là nếu em bé của bạn được cho ăn tốt và đi tiêu thoải mái. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thì thường đi tiêu thường xuyên. Táo bón có khả năng xảy ra khi
- bố mẹ thay đổi từ ăn sữa mẹ sang ăn sữa hoặc ăn thêm sữa ngoài, đặc biệt là nếu sự thay đổi này xảy ra trong thời gian 2 đến 3 tuần sau khi bé sinh . Khi bé lớn lên, số lượng đi tiêu, họ có mỗi ngày ít hơn và kích thước của phân thì lớn hơn.Trẻ từ 3 hoặc 4 tuổi bình thường có thể có đi tiêu một lần/ ngày hoặc ít nhất là 3lần/ tuần. Một trong những lý do bực bội cho cha mẹ về việc không hiểu lý do tại sao con em mình bị táo bón. Mặc dù nhiều bậc cha mẹ hiểu việc ăn quá nhiều sữa bò, một chế độ ăn uống chất xơ thấp và không uống đủ nước có đóng góp đến táo bón, mặc dù con em họ cũng có cùng một chế độ ăn uống tương tự nhé các trẻ khác không bị táo bón.Một phần của lý do đó là không ai có nhu cầu ăn giống nhau, đối với trẻ khác là bình thường nhưng với con bạn có thể là quá nhiều. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều
- Ngoài chế độ ăn uống của con bạn, thì yếu tố góp phần đến táo bón là có đi tiêu không thường xuyên. Điều này thường xảy ra ở một đứa trẻ trước đó có những cơn co thắt đại tràng mạnh khi bé đi tiêu gây nên đau đớn, mà đôi khi hiện tượng này có thể xảy ra ở bất cứ ai kể cả chúng ta cũng vậy. Đó là lý do mà trẻ trở nên lười và ngại đi tiêu vì “sợ” những cơn đau, bé sẽ cố gắng nhịn tiêu. Điều này càng làm cho tình trạng phân trở nên táo hơn đồng thời càng gây đau đớn hơn. Do vậy mà nhiều bậc cha mẹ thường bận rộn không để ý tới thói quen của bé và nhưng cảm xúc của bé nên tạo nên những thói quen có hại cho bé. Chú ý sẽ nhận ra những vấn đề của các bé này, bạn sẽ thấy bé đi tiêu với thời gian lâu, hoặc thấy trẻ phải đỏ mặt tía tai ở trong nhà vệ sinh để cố gắng đi tiêu… Một yếu tố khác có thể dẫn đến táo bón và đi tiêu không thường xuyên là do vấn đề tâm lý của bé, chẳng hạn như nhà đi vệ sinh bẩn, hoặc bé bị ám ảnh bởi phim kinh dị, hoặc có một ấn tượng xấu hổ trong quá khứ.
- Hội chứng Hirschprung Táo bón cũng thường thấy ở một số trẻ có bệnh bẩm sinh chẳng hạn như tật nứt đốt sống, hội chứng Down, chậm phát triển tâm thần và bại não,hay hiếm gặp như hội chứng Hirschsprung và cũng không loại trừ táo bón là một tác dụng phụ do sử dụng thuốc như thuốc chống trầm cảm, uống viên sắt Bị táo bón nên ăn gì Viết bình luận Nguyên nhân gây ra táo bón xuất phát từ chính chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Tốc độ tiêu hóa thức ăn, lượng nước bạn uống vào và loại thức ăn bạn ăn vào là yếu tố quyết định tới tình tạng táo bón của bạn. Vì vậy, bạn hãy lựa chọn các loại thức ăn có thể khắc phục được những yếu tố trên để thu được hiệu quả cải thiện táo bón tốt nhất.
- Các thức ăn chứa nhiều chất xơ Hầu hết các loại rau xanh và hoa quả đều là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ hòa tan và không hòa tan. Vì vậy bạn không cần thiết phải nhớ tên một loại cụ thể nào. Thay vào đó, hãy chọn những loại rau xanh và hoa quả mà bạn thích và ăn với lượng nhiều hơn để cung cấp nhiều chất xơ hơn cho bạn. Bạn cũng có thể sử dụng thực phẩm bổ sung chất xơ, nó sẽ giúp bạn bổ sung chất xơ một cách dễ dàng. Nhưng nguồn chất xơ tốt nhất cho bạn vẫn là các loại rau xanh và hoa quả.
- Các loại thức ăn có khả năng kích thích tiêu hóa Tốc độ di chuyển chậm của thức ăn là một nguyên nhân rất quan trọng gây ra táo bón. Để có thể cải thiện tình trạng táo bón, nhất thiết bạn phải khắc phục tình trạng này. Một trong những cách để cải thiện tình trạng này là sử dụng một số loại thức ăn có khả năng kích thích tiêu hóa. Những thức ăn này bao gồm: Thức ăn có chứa men vi sinh như sữa chua, pho mát, dưa muối… Các loại hoa quả giúp kích thích tiêu hóa như: Táo, lê, mận, đào, đu đủ, chuối… Các loại thức ăn khác như: tỏi, rau lang, rau má, xúp lơ và các loại rau húng… Bạn không nên uống quá nhiều nước trước và ngay sau bữa ăn. Tuy nhiên uống một lượng nước nhỏ sau khi ăn sẽ giúp rất tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Các thức ăn giúp bổ sung nước cho cơ thể. Sự thiếu nước của cơ thể là một trong hai nguyên nhân chủ chốt gây ra tình trạng phân bị khô cứng. Để có thể loại trừ táo bón một cách hoàn toàn, bạn cần phải khắc phục nguyên nhân này. Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng thiếu nước của cơ thể chính là tạo thói quen uống nhiều nước mỗi ngày. Ngoài ra bạn có thể bổ sung lượng nước cho cơ thể
- bằng cách ăn các thức ăn có lượng nước lớn có thể là những loại hoa quả như táo, lê, mận, đu đủ, và các loại sữa chua. Đây là một bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ và các bậc cha mẹ thường rất lúng túng. Đa phần là tình hình sẽ nhanh chóng được cải thiện, chỉ đôi khi tình trạng táo bón trở nên xấu đi nhưng rất hiếm. Thế nào là đại tiện bình thường? Một đứa trẻ khỏe mạnh bình thường sẽ “ngồi bô” một ngày mấy lần nhỉ? Thông thường thì các bé trong độ tuổi 1 – 4 sẽ đại tiện từ 1 – 2 lần/ngày. Tuy nhiên, có bé đi cầu 3 lần/ngày, ngược lại có trẻ đi cầu không theo ngày nào cả. Tất cả đều bình thường. Đối với những trẻ có sức khỏe tốt, bé có thể 3 ngày mới đi cầu một lần.
- Kích thước và lượng chất thải của các bé cũng rất khác nhau, phụ thuộc vào những gì trẻ ăn uống hằng ngày. Làm sao để biết trẻ bị táo bón? Dấu hiệu trẻ bị táo bón: - Bé dường như rất khó khăn để có thể đi cầu. - Có cảm giác đau khi đi cầu, có thể cảm nhận qua hành động ngại đi cầu, ngồi nhón chân của trẻ.
- - Chất thải rất cứng và khô. Nguyên nhân gây ra táo bón Không đủ lượng nước và chất xơ trong chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân phổ biến nhất. Nứt hậu môn là một nguyên nhân phổ biến khác. Vết nứt hậu môn là vết rạn trên da ở bờ hậu môn và điều này làm cho việc đi cầu gây ra đau đớn và trở thành cực hình. Thường thì chứng táo bón xuất hiện sau khi trẻ trải qua một thời gian viêm nhiễm, không khỏe. Trong khi bị ốm, bé thường không uống đủ lượng nước cần thiết khiến chất thải trở nên rắn và rất khó di chuyển. Những chất thải này sẽ gây xước hậu môn và là nguyên nhân gây ra bệnh nứt hậu môn. Thêm vào đó, nỗi sợ giáo viên hoặc sợ toi-let bẩn sẽ góp phần dẫn tới chứng táo bón. Bị rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy cũng khiến hệ tiêu hóa còn non của
- trẻ mất cân bằng và không thể tự kiểm soát, kết quả là dẫn tới chứng táo bón. Đây có thể là do trẻ lo lắng sợ ị ra quần. Rối loạn cảm xúc cũng được xem là một nguyên nhân nếu bé sống trong bầu không khí gia đình thường xuyên căng thẳng. Việc điều trị bằng thuốc men thường không gây ra chứng táo bón ở trẻ nhỏ (dù có thể gây táo bón cho người lớn) nhưng đôi khi một số loại siro ho có thể gây ra hiện tượng này. Dị ứng với sữa bò thường được chẩn đoán trong hầu hết các trường hợp rối loạn đường ruột ở trẻ nhỏ. Với một số trẻ, nó có thể gây ra hiện tượng táo bón. Nếu ai đó trong gia đình từng hen suyễn hoặc chàm bội nhiễm thì cũng có thể nghĩ tới nguyên nhân dị ứng sữa. Chứng táo bón đôi khi xảy ra khi một đứa trẻ sơ sinh chuyển từ bú mẹ sang uống sữa bò hoặc sữa công thức. Giúp trẻ bị táo bón như thế nào?
- Cần trao đổi với bác sĩ về tình trạng của bé nếu con bạn chưa được 1 tuổi. Nếu bé trên 1 tuổi, bạn có thể thử một trong các cách sau: - Khuyến khích trẻ uống thật nhiều nước nhưng không nên uống nước ngọt và nước có ga bởi vì chúng sẽ làm hỏng men răng. - Khuyến khích bé uống nhiều loại nước: nước trắng, nước hoa quả pha loãng và sữa (ở một số trẻ, uống quá nhiều sữa cũng có thể gây tác dụng ngược, làm cho tình trạng táo bón nặng thêm). Nước mận, lê và táo chứa rất nhiều đường sorbitol, đặc biệt tốt cho đường ruột của bé. - Với trẻ sống ở vùng ôn đới, lượng nước cần uống mỗi ngày là 1,5l/trẻ 4 - 6 tuổi và 2l/trẻ từ 7 tuổi trở lên. Tất nhiên, trẻ sống ở vùng khí hậu nhiệt đới cần uống nhiều nước hơn. - Tăng lượng chất xơ trong chế độ dinh dưỡng. Điều này dường như rất khó thực hiện bởi một khảo sát cho thấy 29 - 48% trẻ em bị táo bón là do “ăn uống cầu kỳ” và 47% có hiện tượng ăn kém ngon miệng.
- Ăn uống là yếu tố quan trọng để cải thiện tình trạng táo bón. Hãy giải thích với trẻ rằng bạn cần phải thay đổi chế độ dinh dưỡng để bé dễ đi cầu hơn nhưng không nên tạo ra quá nhiều sự khác biệt với chế độ ăn của cả nhà. Tốt nhất là cả gia đình cùng ăn những thực phẩm đó và cố gắng ăn 5 loại rau quả/ngày. Đừng vội hạn chế sữa trong chế độ dinh dưỡng trẻ mà không trao đổi trước với bác sĩ bởi nó có thể dẫn tới việc thiếu hụt dinh dưỡng. Khoảng 50% trẻ em bị dị ứng với sữa bò và cũng thường dị ứng luôn với các protein trong đậu nành. Vì thế việc chuyển từ sữa bò sang sữa đậu nành chưa hẳn đã là giải pháp tốt. Ăn sáng sớm. Đối với nhiều trẻ, bữa sáng có tác dụng kích thích nhu động ruột. Nếu ăn sáng sớm, trẻ sẽ có nhiều thời gian để dành cho việc đi cầu sau đó ngay tại nhà thay vì đến trường (bởi nhiều trẻ rất ngại đi cầu ở trường). Nên cho trẻ ngồi ghế ị riêng thay vì ngồi bồn cầu người lớn bởi vì ngồi thẳng, 2 chân chạm đất sẽ giúp trẻ đi cầu dễ dàng hơn. Đừng cho trẻ uống thuốc nhuận tràng nếu không có chỉ định của bác sĩ. Khi nào cần tới bác sĩ?
- Nên đưa bé đi khám bác sĩ nếu bé dưới 1 tuổi. Nếu bé lớn tuổi hơn, bạn nên cố gắng tìm nguyên nhân tại sao bé táo bón và thử điều chỉnh. Khi tình trạng không chuyển biến, lúc đó mới cần tới sự tư vấn của bác sĩ. Bạn không nên chậm trễ trong việc đưa trẻ tới bác sĩ nếu bạn nhận thấy rằng mình trở nên bực bội với chuyện táo bón của trẻ. Trẻ bị táo bón có thể làm bạn vô cùng nản lòng khi liên tục suy/lấy bô mà bé không ị. Nhưng táo bón không phải là lỗi của trẻ và càng không phải là sự cố ý. Điều quan trọng là phải hết sức kiên nhẫn. Hãy nghĩ rằng thế nào bé cũng phải ị bởi chất thải sẽ tích đầy trong bụng và trẻ sẽ có cảm giác muốn đi cầu. Khi đó, thậm chí bạn còn phải hỗ trợ bé bằng cách ngâm hậu môn bé trong nước ấm để kích thích phản xạ đi cầu của bé. Hơn thế, bị tiêu chảy mới thực sự là vấn đề lớn còn táo bón cũng chỉ là hiện tượng nhất thời mà thôi. Bác sĩ có thể làm gì Bác sĩ sẽ kiểm tra để xem thể chất bé có vấn đề gì không. Bác sĩ sẽ quyết định có
- phải dùng thuốc nhuận tràng hay không. Với thuốc nhuận tràng, một chu trình của nó thường kéo dài khoảng 3 tháng và sẽ giảm liều dần dần.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bệnh táo bón - Phan Hà Sơn dịch
77 p | 96 | 18
-
Dư thừa fluor có hại cho răng trẻ
2 p | 108 | 9
-
Bí quyết để bé tránh xa cặp kính cận Nôbita
4 p | 106 | 7
-
Bé bị hôi miệng, phải chăm sóc thế nào?
3 p | 137 | 7
-
5 lý do khiến trẻ khóc
5 p | 100 | 7
-
Những bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa nóng
3 p | 104 | 6
-
Nguyên nhân gây ho không ngừng
2 p | 119 | 6
-
Trẻ bị sỏi thận vì... tăng cường canxi
3 p | 58 | 5
-
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa
8 p | 126 | 5
-
13 nguyên nhân khiến con bạn đái dầm ban đêm
3 p | 104 | 5
-
Phòng tránh rối loạn tiêu hóa cho trẻ trong ngày Tết
4 p | 72 | 5
-
Trẻ có thể rụng răng vì đánh răng sai cách
1 p | 99 | 5
-
Hiện tượng đau không rõ nguyên nhân ở trẻ em
2 p | 119 | 4
-
Nguyên nhân khiến hơi thở trẻ có mùi
2 p | 78 | 4
-
Thực phẩm khiến bé bị táo bón
3 p | 54 | 2
-
Ăn đồ lạnh khiến trẻ bị táo bón
4 p | 61 | 2
-
Nguyên nhân bé bị táo bón và cách chữa trị cho bé bị táo bón lâu ngày, ra máu
10 p | 98 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn