YOMEDIA
ADSENSE
Cách hay 'đánh bay' táo bón cho trẻ
74
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Táo bón là bệnh thường gặp ở con trẻ, nhưng cách chữa trị đơn giản mà hiệu quả thì lại là 'ẩn số' với nhiều mẹ. Hãy đến với chuyên mục Làm Mẹ để hiểu hơn về Mẹ Và Bé, bí quyết Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh, cách Đặt Tên Cho Con.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cách hay 'đánh bay' táo bón cho trẻ
- Cách hay 'đánh bay' táo bón cho trẻ Táo bón là bệnh thường gặp ở con trẻ, nhưng cách chữa trị đơn giản mà hiệu quả thì lại là 'ẩn số' với nhiều mẹ. Hãy đến với chuyên mục Làm Mẹ để hiểu hơn về Mẹ Và Bé, bí quyết Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh, cách Đặt Tên Cho Con. Chia sẻ những điều cần biết khi trẻ Ăn Dặm, hay những câu Truyện Cổ Tích hay cho bé. Đọc và chia sẻ trên Website EVA. Táo bón là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em với đặc điểm là giảm số lần đại tiện bình thường, kèm theo đi tiêu khó và đau do phân rắn hoặc quá to. Khi số lần đi tiêu của trẻ sơ sinh dưới 2 lần/ngày, của trẻ bú mẹ dưới 3 lần/tuần (trên 2 ngày/lần), của trẻ lớn dưới 3 ngày/lần thì coi là bị táo bón. Nguyên nhân trẻ bị táo bón - Táo bón do nguyên nhân ăn uống: Ăn chưa đủ số lượng, pha sữa không đúng tỷ lệ cho trẻ ăn, mẹ bị táo bón cho con bú, bé ăn ít chất xơ, không chịu ăn rau quả, chỉ ăn nước không ăn cái rau, quả, uống ít nước. Táo bón là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em với đặc điểm là giảm số lần đại tiện bình thường, kèm theo đi tiêu khó và đau do phân rắn hoặc quá to. (Ảnh minh họa). - Táo bón do yếu tố tâm lý: Thường hay gặp ở trẻ mẫu giáo. Do bé ngại xin phép cô giáo hoặc sợ bẩn không muốn đi đại tiện, sau vài lần làm cho đại tràng dãn to vì
- vậy phân phải tích nhiều ngày mới đủ kích thích đại tràng gây phản xạ đi ngoài. Trẻ thường đi ngoài phân khuôn to như người lớn, phân cứng và khô. - Táo bón do dùng thuốc: Hay gặp khi trẻ bị ốm phải dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc ho có codein, viên sắt... - Bệnh toàn thân: Trẻ còi xương (do trương lực cơ giảm làm cho nhu động ruột kém, phân phải lưu chuyển lâu trong lòng ruột), trẻ suy dinh dưỡng do biếng ăn nên thường ăn ít dẫn đến tình trạng "đói" phân, mấy ngày trẻ mới đi ngoài một lần. Các bé bị thiếu máu thường phải uống vi sắt cũng là nguyên nhân gây táo bón. - Bệnh ngoại khoa, tiêu hóa: Dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn. Cách giúp trẻ khỏi táo bón - Uống nhiều nước: trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 - 200 ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 - 12 tháng uống 200 - 300 ml nước/ngày. Trẻ 1 - 3 tuổi uống 500 - 600 ml nước/ngày. Trẻ 3 - 5 tuổi uống 1000 ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 - 2000 ml nước/ngày. - Ăn nhiều rau xanh và hoa quả (chọn loại rau có tính nhuận tràng như rau lang, mồng tơi, rau dền, khoai lang). Khi nấu bột và cháo, phải băm nhỏ cho trẻ ăn cả cái. Ăn các loại quả như: chuối tiêu, đu đủ, bưởi, cam, quýt, thanh long… Khi trẻ đã bị táo bón không nên ăn cà rốt, hồng xiêm, táo…
- Ăn hoa quả giúp trẻ giảm táo bón. (Ảnh minh họa). - Trẻ bú sữa bò bị táo bón: Pha sữa loãng hơn bình thường một chút, có thể pha thêm một thìa cà phê nước quả (cam, quýt) vào cốc sữa cho trẻ, hoặc dùng nước cháo pha sữa cho trẻ trên 5 tháng. - Mẹ bị táo bón cho con bú thì phải điều trị táo bón cho mẹ, ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước… - Xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái, 3-4 lần/ngày giữa 2 bữa để kích thích tăng nhu động ruột. - Vệ sinh đại tiện giữ một vai trò quan trọng: Tập cho trẻ đại tiện đúng giờ, chọn thời gian lúc trẻ không vội vã, nên chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động tăng. Tránh để trẻ ngồi bô hoặc ngồi bồn cầu quá lâu. Biện pháp giảm táo bón - Hạn chế một số thức ăn như bánh mỳ nướng, chuối từ chế độ ăn của bé. Loại thức ăn này gây xơ cứng phân và khiến táo bón nặng hơn.
- - Hãy thử massage bụng của bé theo chiều kim đồng hồ. Điều này giúp kích thích hệ tiêu hóa vận động tốt nhưng không cần sử dụng tinh dầu thơm hoặc kem dưỡng da cho việc này. - Thử tắm cho bé trong một bồn tắm ấm. Táo bón ở trẻ sơ sinh từ 1 đến 12 tháng tuổi Táo bón ở trẻ sơ sinh (1-12 tháng) là một tình trạng mà phân trở nên khô và rắn hơn hơn bình thường. Bé sẽ khó khăn và đau đớn khi mỗi lần đi đại tiện, phân sẽ bị giữ lại mà không được đào thải khỏi cơ thể một cách bình thường. >>> Bé táo bón nên điều trị sớm, tránh gây biến chứng >>> Táo bón ở trẻ và cách chữa trị Nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ sơ sinh?
- 1. Trẻ bú sữa mẹ: Bé được bú sữa mẹ đầy đủ hiếm khi nào bị táo bón bởi vì đơn giản là sữa mẹ rất dễ tiêu hóa. Vì sao vậy? Trong đường tiêu hóa (ruột già) của bé có một hệ vi sinh vật có ích giúp tiêu hóa một số thành phần khó tiêu có trong sữa mẹ như: chất đường, chất đạm và chất béo. Kết quả là phân của bé là nhẹ nhàng hơn, do vậy thải ra ngoài dễ dàng hơn. Sữa mẹ còn chứa một hormone là motilin làm tăng nhu động ruột của bé, giúp phân của bé di chuyển dễ dàng hơn. Tuy nhiên táo bón vẫn có thể vẫn xuất hiện ở trẻ được bú mẹ hoàn toàn, xuất phát từ thực tế là trẻ có được mẹ cho bú đủ không? Và mỗi lần bú trẻ có chịu bú đủ một lượng sữa mà cơ thể trẻ cần thiết hay không? Thiếu nước là nguyên nhân chính gây táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn. Trẻ bú sữa mẹ thiếu nước được khắc phục đơn giản chỉ là cho bú nhiều hơn cả về số lần và số lượng mỗi lần bú, không giống như bé dùng sữa hộp là bé không chịu bú hết bình sữa mặc dù sữa trong bình vẫn còn. Thành phần của sữa mẹ cũng sẽ thay đổi khi bé lớn hơn, những nó cũng cung cấp đầy đủ các nhu cầu của cơ thể bé ở các giai đoạn đó. Các nguyên nhân khác Thực phẩm của bé bao gồm các loại sữa và các loại thực phẩm được đưa thêm vào trong chế độ ăn, thời kỳ ăn dặm thường là nguyên nhân gây ra táo bón của bé.
- Và mất nước, đặc biệt là trong thời tiết nóng, có thể là một yếu tố góp phần quan trọng gây ra táo bón. Trong một số trường hợp, táo bón có thể là một triệu chứng của một bệnh khác, hoặc là tác dụng phụ của một loại thuốc nào đó mà bé đang dùng. Nếu bé của bạn không tăng cân hoặc kèm theo bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác như: sốt, bỏ bú, quấy khóc, bụng chướng…Cần cho bé sớm đến bác sỹ nhi khoa để được thăm khám và điều trị. Sữa cho trẻ không phù hợp là một trong những nguyên nhân gây táo bón điển hình 2. Trẻ ăn sữa ngoài (Sữa bò - sữa công thức)
- Vì một lý do nào đấy, mà mẹ không có điều kiện cho con bú. Bé phải dùng sữa ngoài mà thường xuyên bị táo bón thì cũng không phải là lạ vì sữa công thức khó tiêu hóa hơn sữa mẹ. Một bé phải dùng sữa công thức 100% thường sẽ đi đại tiện ít hơn một bé được nuôi bằng sữa mẹ. Phân sẽ cứng hơn và không đồng đều, màu hơi xanh lục. Số lần đại tiện ở trẻ sơ sinh (từ 1 đến 4 tháng tuổi). Số lần đại tiện ở bé sơ sinh ở độ tuổi này có thay đổi trong một khoảng rất lớn được coi là "bình thường" từ một ngày đi vài lần đến một tuần đi một lần. Một bé sơ sinh ở độ tuổi này chỉ nên can thiệp bằng phương pháp thụt, hoặc dùng thuốc khi khoảng thời gian giữa hai lần đại tiện quá dài hoặc bé đau-khóc khi phân đi qua hậu môn. Em bé được bú sữa mẹ sẽ đi đại tiên thường xuyên trong độ tuổi này. Phân của bé thường là màu vàng. Số lần đại tiện ở trẻ sơ sinh (từ 4 đến 12 tháng tuổi) Đây là giai đoạn có bé đã bắt đầu quá trình chuyển đổi thực phẩm tức là ăn các thức ăn khác ngoài sữa ( ăn dặm). Số lần đại tiện của bé cũng như đặc điểm của phân phụ thuộc vào thức ăn mà bé được ăn. Phân của bé sẽ bắt đầu giống như phân bình thường đó là tính đồng nhất và có mùi đặc trưng. Khi bé bắt đầu ăn dăm, số lần đi đại tiện của bé cũng sẽ thay đổi. Bé của bạn sẽ có số lần đại tiện nhiều lần trong ngày hoặc là không thường xuyên khoảng 2-3 ngày một lần. Tại thời điểm này, một số bé có thể bị táo bón nhẹ. Điều này là do đường tiêu hóa của bé đang làm quen với các thành phần dinh dưỡng mới và có thể cần
- tăng cường một lượng chất lỏng nhiều hơn để thích hợp với một số loại thực phẩm mới, chẳng hạn như các loại rau củ quả như cà rốt. Khi một bé ăn các loại thực phẩm đặc hơn, táo bón có thể sảy ra bởi tình trạng thiếu nước. Vòng tròn luẩn quẩn Khi một em bé ở độ tuổi này bị táo bón rất dễ rơi vào vòng luẩn quẩn như sau: Bé bắt đầu bị táo bón, mỗi lần đi đại tiện gây ra đau đớn vì phân quá cứng được tích tụ trong ruột lâu ngày. Hậu môn mỗi lần đại tiện phải dãn căng xuất hiện các vết nứt kẽ, có thể chảy máu và gây đau nhiều hơn. Để tránh các cơn đau, trong tiềm thức bé có thể bắt đầu việc không muốn đi ngoài làm cho phân ở lại lâu hơn trong ruột già. Kết quả là, cơ thể của bé sẽ hấp thụ nước lại từ phân và làm cho phân thêm rắn chắc. Điều này có thể làm cho táo bón của bé thêm nặng hơn. Một số bé bị táo bón hay quấy khóc do đau bụng (co thắt ở ruột), bởi vì một số lượng lớn phân trong ruột làm cho ruột giãn ra. Trong một số trường hợp, bé có thể bỏ ăn và thậm chí có thể nôn trớ một chút.
- Mát xa bụng giúp bé dễ đại tiện hơn Những gì bạn cần làm để điều trị táo bón cho bé ? Massage bụng cho bé Bắt đầu từ rốn và sau đó massage ra ngoài theo vòng tròn xoáy trôn ốc theo chiều kim đồng hồ. Có thể dùng một số dầu hoặc kem (loại cho bé) trên ngón tay của bạn để bôi trơn da và giữ cho chuyển động được mượt mà và nhẹ nhàng. Chỉ tiếp tục làm nếu bé thích massage và thoải mái, thư giãn. Di chuyển đôi chân của bé như đi xe đạp Đặt bé nằm ngửa, bạn ngồi ở dưới hai tay giữ hai chân của bé và di chuyển một cách nhẹ nhàng như đi xe đạp, khoảng 10-15 phút mỗi ngày. Điều này sẽ tạo ra áp lực nhẹ nhàng vào ruột để kích thích nhu động làm cho phân di chuyển.
- Di chuyển đôi chân của bé như đi xe đạp Cho bé tắm Cho bé tắm nước ấm, có thể để bé thư giãn trong bồn-chậu một chút để phân được di chuyển dễ dàng hơn. Đồng thời bạn cũng có thể xoa bóp nhẹ vùng bụng cho bé. Khi tắm xong cần lau khô người cho bé ngay tránh bị lạnh cho bé. Sau đó có thể xoa một chút kem hoặc dầu jelly (Vaseline) xung quanh bên ngoài của hậu môn bé. Không được dùng đầu của nhiệt kế để kích thích bé đi đại tiện Không được đặt nhiệt kế hoặc bất cứ vật gì khác vào bên trong hậu môn của bé để kích thích nhu động ruột, bởi vì việc này có thể gây ra tổn thương trực tràng của bé.
- Kiểm tra lại sữa hộp ( sữa công thức) xem bạn đã dùng đúng chưa? Nếu bé ăn sữa công thức, bạn nên làm theo đúng hướng dẫn trên bao bì một cách cẩn thận. Ví dụ bạn pha sữa cho bé quá đặc, hơn là chỉ dẫn có thể làm bé bị thiếu nước dẫn đến táo bón. Có nhiều thương hiệu sữa khác nhau trên thị trường, về cơ bản chúng có chất lượng tương đương. Mỗi thương hiệu lại có nhiều công thức khác nhau, bởi vậy mỗi công thức khác nhau có thể phải pha loãng khác nhau. Tránh pha theo thói quen. Tuy nhiên, một số bé thích hợp với mỗi công thức sữa khác nhau, vì vậy bé bị táo bón bạn có thể đổi sang một thương hiệu khác có giá trị dinh dưỡng tương đương. Nhiều loại sữa công thức có chứa chất xơ hòa tan (prebiotics) một loại thực phẩm giúp phát triển số lượng vi khuẩn có ích trong đường ruột của bé, làm mềm và xốp phân vì vây chúng có thể giúp giảm táo bón. Cho bé uống thêm nước Đơn giản khi bé bị táo bón cho bé uống thêm nước đun sôi để nguội. Ngăn chặn táo bón cho bé ở lứa tuổi sơ sinh Khi bé từ 4-6 tháng tuổi bị táo bón, bạn có thể bắt đầu cho bé ăn dặm ( bột, cháo dinh dưỡng), nước ép trái cây hoặc rau nghiền bổ sung vào chế độ ăn uống của bé.
- Thức ăn giầu chất xơ, sản phẩm chất xơ hòa tan, bột quả mận (Prune) đều tốt để giải quyết táo bón ở bé. Tuy nhiên, bạn cần cho bé uống nước nhiều hơn một chút để tiêu hóa các chất xơ.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn