intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Táo bón ở trẻ em

Chia sẻ: Nguyễn Luân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

152
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi nói đến bệnh lý về tiêu hóa, thường mọi người chỉ tập trung vào tiêu chảy, nhưng trên thực tế, táo bón (TB) cũng rất thường gặp ở trẻ và hay bị bỏ qua vì nghĩ bệnh không ảnh hưởng nhiều lắm tới sức khỏe. Tuy nhiên, TB có thể gây ra những hậu quả khó lường, mà điển hình là trẻ biếng ăn, chậm tăng cân và thậm chí suy dinh dưỡng. Khi nào mới gọi là TB? Khi trẻ đi tiêu ít hơn 3 lần trong một tuần có thể xem trẻ bị TB. Phân của trẻ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Táo bón ở trẻ em

  1. Táo bón ở trẻ em Khi nói đến bệnh lý về tiêu hóa, thường mọi người chỉ tập trung vào tiêu chảy, nhưng trên thực tế, táo bón (TB) cũng rất thường gặp ở trẻ và hay bị bỏ qua vì nghĩ bệnh không ảnh hưởng nhiều lắm tới sức khỏe. Tuy nhiên, TB có thể gây ra những hậu quả khó lường, mà điển hình là trẻ biếng ăn, chậm tăng cân và thậm chí suy dinh dưỡng. Khi nào mới gọi là TB? Khi trẻ đi tiêu ít hơn 3 lần trong một tuần có thể xem trẻ bị TB. Phân của trẻ TB thường cứng, thành viên hoặc đóng khối có khi rất to làm nghẹt cả bồn cầu. Tuy nhiên, cần lưu ý số lần tiêu phân của trẻ bình thường rất thay đổi theo lứa tuổi và theo chế độ ăn. Trung bình trẻ bú mẹ nhỏ hơn 3 tháng, đi tiêu 3 lần/ngày nhưng có thể tiêu hơn 10 lần/ngày hoặc ngược lại hơn một tuần mới tiêu một lần nhưng vẫn không gọi là TB nếu phân vẫn mềm và trẻ vẫn bú, ngủ tốt. Với trẻ bú bình, số lần tiêu mỗi ngày trung bình từ lúc sinh đến 3 tháng là 2 lần, từ tháng thứ sáu trở đi là 1,8 lần; từ một tuổi giảm còn 1,4 lần và khi trẻ được 3 tuổi thì chỉ còn 1 lần.
  2. Một số trẻ thường phải vặn mình, đỏ mặt, 2 chân co lên bụng một hồi lâu mới tiêu được, phân mềm không có đàm máu. Đây là giai đoạn “tập tành” của trẻ, hoàn toàn bình thường, rồi trẻ sẽ tiêu dễ dàng hơn khi lớn lên. Tại sao trẻ bị TB? Nguyên nhân có thể do bệnh lý hoặc do chức năng. TB do bệnh lý thường không tự hết, hay kèm theo các biểu hiện bất thường khác và trẻ thường suy dinh dưỡng. Có rất nhiều nguyên nhân như: ruột già quá to, hẹp hậu môn, rối loạn vận động ruột do bất thường thần kinh, bệnh nội tiết chuyển hóa, bệnh thần kinh, cơ… Đối với nhóm nguyên nhân này, cần phải điều trị bệnh gốc mới hết TB. Cần lưu y các biểu hiện sau để đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế kịp thời: chậm tiêu phân su hơn 24 giờ, kích
  3. thước phân nhỏ, sụt cân, suy dinh dưỡng, bụng chướng, đau bụng hoặc đau hậu môn, nôn và buồn nôn, sốt, tiêu máu. TB do nguyên nhân chức năng rất thường gặp. Gọi là chức năng vì trẻ không có bất kỳ bệnh lý gì khác ngoại trừ TB. Các yếu tố làm trẻ dễ bị TB là: chế độ ăn không cân bằng, thiếu chất xơ; vừa đổi chế độ ăn (sữa mẹ chuyển sang sữa bò, thức ăn mềm sang thức ăn cứng); do trẻ uống không đủ nước; trẻ tự nín khi có cảm giác đại tiện vì sợ đau, do ham chơi, sợ chỗ lạ; đôi khi sau một stress như: bệnh tật, đổi chỗ ở, chuyển trường, chuyển lớp, trẻ cũng bị TB. Hậu quả của TB là gì? TB có thể gây tác hại “tại chỗ” là làm bé đau do nứt hậu môn, nặng hơn thì làm bé bị chảy máu khi đi tiêu. Bé nín làm phân càng ở lâu trong cơ thể, càng lớn và khô cứng hơn, khiến bé phải gắng sức hơn trong những lần sau lại dễ làm rách hậu môn gây đau và chảy máu. Bé lại nín nhiều hơn. Cứ thế, tác hại của vòng luẩn quẩn này ngày càng càng lớn và cuối cùng khối phân đóng cứng trong trực tràng lớn dần lên, bé không thể giữ được nữa nên làm són phân ra quần (trong dân gian thường gọi là ị đùn). Điều này khiến bé thực sự xấu hổ và sợ hãi nên sẽ thu mình lại, không tham gia các hoạt động trường lớp như các bạn cùng lứa. Ngoài ra phân ứ đọng lâu ngày còn có tác hại làm bé biếng ăn, chậm tăng cân, thậm chí suy dinh dưỡng. Trẻ dễ bị TB vào lúc nào? TB đặc biệt thường xảy ra vào 3 thời điểm: sau khi bắt đầu ăn bột ngũ cốc và trái cây nghiền, trong suốt thời gian tập ngồi bô/bàn cầu, sau khi bắt đầu
  4. đi học. Biết được những thời điểm nguy cơ này, phụ huynh sẽ dễ dàng hơn trong việc giúp bé phòng ngừa TB. - Giai đoạn tập ăn dặm: bé đang từ bú mẹ hoặc bú bình chuyển sang ăn đặc có thể bị TB do ăn không đủ chất xơ và uống không đủ nước. - Tập ngồi bô hay bồn cầu: bé có nguy cơ bị TB trong giai đoạn này vì nhiều nguyên nhân: + Chế độ ăn vẫn còn phụ thuộc nhiều vào sữa nên dể bị thiếu chất xơ. + Nếu bé không thích hoặc không sẵn sàng để ngồi vào “chỗ mới”, chúng có thể cố gắng nín nhịn, điều này có thể dẫn đến TB. + Bé đã bị đi phân cứng hoặc đau khi đi tiêu còn hay nín hơn để khỏi phải ngồi bô/ bồn cầu. - Giai đoạn đi học: một số bé miễn cưỡng phải dùng nhà vệ sinh tại trường vì chúng không quen hoặc quá “công cộng”, điều này có thể dẫn đến việc nín đi tiêu. Điều trị TB như thế nào? Điều trị TB chức năng gồm các phần sau: tháo phân (khi phân đóng quá cứng trong trực tràng, thường là ở bệnh viện) - duy trì (thường kết hợp dùng thuốc, thời gian dài ngắn tùy TB đã lâu hay mau, nói chung thường mất vài tháng) - điều chỉnh hành vi và lối sống (tập thói quen đi tiêu tốt, phát hiện và loại trừ các yếu tố thúc đẩy đã kể ở trên).
  5. Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên lưu ý cho trẻ bú mẹ vì sữa mẹ cung cấp dinh dưỡng phù hợp, dễ hấp thu, trẻ ít bị TB. Khi cho trẻ ăn đặc, cần cân đối các nhóm chất, trong đó có chất xơ… và cho trẻ uống đủ nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2