Bài giảng Thanh toán trong thương mại điện tử: Chương 5 - ThS. Nguyễn Như Phương Anh
lượt xem 6
download
Bài giảng "Thanh toán trong thương mại điện tử: Chương 5 - Lựa chọn giải pháp trong thanh toán điện tử" được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Lựa chọn cổng thanh toán điện tử; Lựa chọn cách thức xử lý thanh toán; Chấp nhận thanh toán trực tuyến; Đàm phán một giải pháp thanh toán điện tử. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thanh toán trong thương mại điện tử: Chương 5 - ThS. Nguyễn Như Phương Anh
- HỌC PHẦN THANH TOÁN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Giảng viên: ThS. Nguyễn Như Phương Anh Huế, 10/2020
- NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ Chương 2 CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Chương 3 HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ Chương 4 AN NINH TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ Chương 5 LỰA CHỌN GIẢI PHÁP TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ
- CHƯƠNG 5 3 LỰA CHỌN GIẢI PHÁP TRONG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ 5.1. Lựa chọn cổng thanh toán điện tử 5.2. Lựa chọn cách thức xử lý thanh toán 5.3. Chấp nhận thanh toán trực tuyến 5.4. Đàm phán một giải pháp thanh toán điện tử
- 4 5.1. Lựa chọn cổng thanh toán điện tử 5.1.1. Vấn đề an ninh Một trong những sự quan tâm lớn nhất đối với tất cả các bên tham gia vào một giao dịch thương mại điện tử là vấn đề an ninh. Điều đó không chỉ bởi vì các thông tin nhạy cảm được lưu giữ trên các file, mà còn bởi vì các thông tin cá nhân của các khách hàng của đơn vị gửi qua cổng thanh toán hàng ngày. Những thông tin này là có giá trị đối với các tin tặc, vì vậy, chúng cần phải được bảo vệ. Vì lý do đó, khi lựa chọn một nhà cung cấp cổng thanh toán, bạn phải tin chắc rằng, nhà cung cấp này coi an ninh là vấn đề ưu tiên số một.
- 5 5.1. Lựa chọn cổng thanh toán điện tử 5.1.2. Các đặc trưng của cổng thanh toán ❖ Màn hình ảo (Virtual Terminal) Một màn hình ảo là một dạng Web có thể kết nối với người bán và cho phép bạn nhập đề nghị thanh toán bằng thẻ tín dụng bằng tay. Nó có thể được dùng để thực hiện khai báo hoặc xóa bỏ nghiệp vụ cũ. ❖ Ngăn chặn lừa đảo Việc ứng dụng các công cụ ngăn chặn lừa đảo do các nhà cung cấp cổng thanh toán của bạn đưa ra sẽ cho phép bạn giảm được đáng kể thời gian để xử lý vấn đề trả lại (chargebacks) và dành nhiều thời gian hơn cho việc bán hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của bạn. ❖ Thanh toán hóa đơn tuần hoàn (Recurring billing) Giúp tiết kiệm được một lượng thời gian đáng kể. Chỉ cần cung cấp một cách đơn giản cho cổng thanh toán các thông tin về hóa đơn và cho biết tần suất thanh toán của khách hàng – cổng thanh toán sẽ thực hiện phần còn lại.
- 6 5.1. Lựa chọn cổng thanh toán điện tử 5.1.2. Các đặc trưng của cổng thanh toán ❖ Xử lý séc Séc điện tử (eChecks) là một phương pháp thanh toán đang dần trở nên phổ biến cho phép các khách hàng nhập vào đó các thông tin ngân hàng của họ, thay vì phải gửi một cách vật chất một tờ séc bằng con đường bưu điện. ❖ Khả năng tích hợp (Integration) Mặc dù đó không phải thực sự là một đặc trưng, khả năng tích hợp vẫn đáng được cân nhắc khi bạn lựa chọn một cổng thanh toán bởi điều này có thể giúp công ty phối hợp có hiệu quả các chức năng trong hoạt động của mình. Việc có quyền lựa chọn một giải pháp có khả năng tích hợp mà không phải gánh chịu bất kỳ một khoản phí bổ sung nào có thể giúp bạn khỏi phải đau đầu trong quá trình lựa chọn cổng thanh toán để tập trung cho việc quản lý tăng trưởng kinh doanh trong những ngày tháng tiếp theo.
- 7 5.1. Lựa chọn cổng thanh toán điện tử 5.1.2. Các đặc trưng của cổng thanh toán ❖ Chi phí Cũng như đối với bất kỳ dịch vụ kế toán bán hàng nào, việc sử dụng cổng thanh toán cũng đòi hỏi phí – phí này không bao gồm trong đó khoản phí do người cung cấp tài khoản yêu cầu. Các khoản phí này được chuẩn hóa và thường bao gồm: (1) Phí lắp đặt: là số tiền phải trả khi lắp đặt lần đầu. (2) Phí hàng tháng: mức phí này thường tùy thuộc vào dung lượng các nghiệp vụ phải xử lý hàng tháng. (3) Phí nghiệp vụ: các nhà cung cấp thường tính phí này cho mỗi nghiệp vụ phải xử lý bất kể số nghiệp vụ tăng lên hay giảm đi. (4) Phí bổ sung: các nhà cung cấp cổng thanh toán thường tính phí thêm cho các thuộc tính bổ sung mà bạn muốn sử dụng. Phí này có thể bao gồm phí lắp đặt, phí hàng tháng và phí nghiệp vụ tách riêng khỏi các khoản phí trên.
- 8 5.1. Lựa chọn cổng thanh toán điện tử 5.1.3. Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng Để thành công trong kinh doanh bạn phải luôn sẵn sàng đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng, mọi nơi, mọi lúc. Vì vậy, cổng thanh toán của bạn phải làm việc 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần (24-7). Dưới đây là một mô hình đơn giản về thanh toán:
- 9
- 10 5.1. Lựa chọn cổng thanh toán điện tử 5.1.3. Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng Trong đó nội dung các bước như sau: (1) Khách hàng đặt hàng bằng thẻ tín dung của họ thông qua điểm bán hàng, xe mua hàng (shopping cart), cửa hàng bán lẻ, kênh trực tuyến v.v… (2) Nhà cung cấp dịch vụ được gửi tới yêu cầu xác nhận và gửi có đảm bảo yêu cầu tới người phát hành thẻ tín dụng của khách hàng để kiểm tra thẻ và nếu nguồn ngân quỹ là sẵn sàng (khả năng nguồn ngân quỹ). (3) Gửi trả lời chấp nhận hoặc từ chối trở lại cho nhà cung cấp dưới dạng format an toàn. (4) Trường hợp chấp nhận, người bán thực hiện đơn hàng của khách hàng (5) Người bán gửi yêu cầu thanh toán tới nhà cung cấp và nhà cung cấp thanh toán theo lô với người cung cấp tài khoản cho người bán. (6) Trường hợp thanh toán hoàn tất, người cung cấp tài khoản cho người bán gửi số tiền trực tiếp vào tài khoản phát hành séc của người bán.
- 11 5.2. Lựa chọn cách thức xử lý thanh toán 5.2.1. Tài khoản thương mại thực và người xử lý bên thứ ba Khi áp dụng phương pháp tài khoản thương mại thực, bạn, với tư cách là người bán hàng, cần đề nghị một ngân hàng xử lý (thường thông qua một đại lý bán) cung cấp một tài khoản thương mại chuyên phục vụ cho kinh doanh của bạn. Tài khoản thương mại này chỉ để phục vụ cho kinh doanh của bạn và bạn chịu trách nhiệm hoàn toàn về nó. Bạn cũng phải chịu trách nhiệm về việc cung cấp một cổng thanh toán cho tài khoản thương mại vì cổng thanh toán không đi liền với tài khoản. (Trong thực tế, một số công ty xử lý hoặc đại lý bán hàng có thể gộp một cổng thanh toán với một tài khoản thương mại cho tiện lợi. Tuy nhiên, chúng là những thực thể riêng biệt và bạn thường được tự do sử dụng bất kỳ cổng nào mà bạn ưa thích). Về cơ bản, tài khoản thương mại của bạn là một tài khoản trực tiếp với các tổ chức phát hành thẻ như Visa và MasterCard (với American Express và Discover Card, bạn nên chọn chấp nhận thanh toán từ các thành viên của họ) và do vậy bạn phải tuân thủ các quy tắc của các tổ chức này.
- 12 5.2. Lựa chọn cách thức xử lý thanh toán 5.2.1. Tài khoản thương mại thực và người xử lý bên thứ ba Người xử lý bên thứ ba là tổ chức cho phép các doanh nghiệp và các cá nhân chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng thông qua tài khoản thương mại riêng của nó. Thay vì yêu cầu trực tiếp thông qua một ngân hàng xử lý, bạn yêu cầu thông qua người xử lý bên thứ ba, là bên sử dụng các công cụ riêng của mình để quyết định liệu bạn có đủ tư cách hay không trong việc sử dụng các dịch vụ mà họ cung cấp – Ngân hàng của người xử lý bên thứ ba thậm chí không biết đến sự tồn tại của bạn. Một cổng thanh toán cho một số dạng được tích hợp một cách tự động ngay khi bạn có yêu cầu xử lý tất cả doanh số bán thông qua hệ thống của người xử lý bên thứ ba. Người xử lý bên thứ ba sẽ tiến hành xử lý đối với tất cả các thẻ và tạo ra tất cả các quy tắc qua đó bạn phải tuân thủ và chúng sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc các nghiệp vụ của bạn ảnh hưởng như thế nào đến tài khoản thương mại của chúng.
- 13 5.2. Lựa chọn cách thức xử lý thanh toán 5.2.2. Lựa chọn người xử lý bên thứ ba Về nguyên tắc, khi bạn muốn tiến hành kinh doanh trực tuyến nhưng nếu việc tiếp cận một tài khoản thương mại thực là không thực tế hoặc không thể, một người xử lý bên thứ ba rõ ràng là một lựa chọn. Điều này sẽ xảy ra trong các tình huống chẳng hạn như dưới đây. (1) Người đề nghị không thể có được một tài khoản thương mại thực. Không phải mọi người, ai có mong muốn chấp nhận thẻ tín dụng là đều có tư cách để có thể có được một tài khoản thương mại thực. Lý do là vì: + Người đề nghị không phải là một doanh nghiệp có đăng ký. Bốn tổ chức phát hành thẻ tín dụng chính là Visa, Master Card, American Express và Discovery Card đòi hỏi rằng tất cả những người đề nghị phải là các doanh nghiệp có đăng ký hợp pháp. Các cá nhân không được phép xử lý thẻ tín dụng cho việc sử dụng mang tính cá nhân - điều này bao gồm việc sử dụng tài khoản thương mại kinh doanh của họ cho việc sử dụng cá nhân.
- 14 5.2. Lựa chọn cách thức xử lý thanh toán 5.2.2. Lựa chọn người xử lý bên thứ ba + Người đề nghị có tên trong danh sách đen (Blacklist). The Match File, còn được gọi là Terminated Merchant File, là một danh sách đen về công nghiệp xử lý thẻ tín dụng. Nếu bạn có tên trong danh sách này, nguy cơ là bạn sẽ không thiết lập được một tài khoản thương mại tận khi bạn đã loại trừ được các lý do dẫn tới việc bạn có tên trong danh sách này. + Người đề nghị có rủi ro cao. Việc chấp nhận thẻ tín dụng trực tuyến là một tình huống có rủi ro. Tỷ lệ lừa đảo chiếm trong thanh toán thẻ tín dụng trực tuyến là tương đối cao khi so sánh với việc thực hiện bán lẻ truyền thống. Các dạng kinh doanh khác nhau cũng có thể có rủi ro cao, thấp khác nhau, chẳng hạn như kinh doanh điện tử khác với kinh doanh du lịch. Kết hợp một dạng kinh doanh có rủi ro cao với rủi ro cao của môi trường Internet làm cho việc thiết lập một tài khoản thương mại cho kinh doanh của bạn đương nhiên sẽ trở nên rất khó khăn.
- 15 5.2. Lựa chọn cách thức xử lý thanh toán 5.2.2. Lựa chọn người xử lý bên thứ ba + Uy tín cá nhân của người đề nghị có vấn đề. Bởi rủi ro là một nhân tố quan trọng nhất trong việc xem xét để được chấp nhận một tài khoản thương mại, uy tín cá nhân trở thành nhân tố chính cho khả năng một người bán có thể thiết lập được một tài khoản thương mại. Vì các doanh nghiệp mới chưa thiết lập được uy tín, người bán hàng phải sử dụng uy tín cá nhân của mình để hỗ trợ cho doanh nghiệp. Trong thực tế, những người bán hàng không có uy tín hoặc uy tín thấp sẽ khó có thể được chấp nhận một tài khoản thương mại và nếu họ có đề nghị thì cũng sẽ thuộc diện có tỷ lệ loại trừ cao.
- 16 5.2. Lựa chọn cách thức xử lý thanh toán 5.2.2. Lựa chọn người xử lý bên thứ ba (2) Người đề nghị chỉ xử lý một khối lượng nhỏ các nghiệp vụ. Tài khoản thương mại thực là khả thi cho việc gánh chịu các khoản phí bổ sung không có đối với trường hợp áp dụng giải pháp người xử lý bên thứ ba. Chúng bao gồm một khoản phí hàng tháng cho việc mở tài khoản thương mại và thường là một khoản phí tối thiểu hàng tháng sẽ phải trả nếu một mức nhất định của hoạt động không đáp ứng được trên tài khoản của bạn. Hơn nữa, cũng sẽ có một khoản phí cổng thanh toán hàng tháng và phí thiết lập cổng thanh toán.
- 17 5.2. Lựa chọn cách thức xử lý thanh toán 5.2.2. Lựa chọn người xử lý bên thứ ba (3) Người đề nghị không phải là một người lập trình. Không phải bất kỳ ai mong muốn chấp nhận thẻ tín dụng trực tuyến đều có các phương tiện để thực hiện một API phức tạp (đồng bộ). Nhiều người bán hàng không phải là những nhà kỹ thuật với rất ít kinh nghiệm lập trình. Khi họ sở hữu các kỹ năng (know-how) và đường dẫn để đưa cửa hàng của mình lên trực tuyến, họ đơn giản không thể kiểm soát được các phương pháp thanh toán hiện đại hơn. Những người xử lý bên thứ ba nắm hàng loạt các xử lý thanh toán, tiến hành xử lý một cách hết sức đơn giản. Họ sẽ thường xuyên cung cấp cho bạn những mã đường truyền đơn giản đưa vào website của bạn và chịu trách nhiệm về những vấn đề thanh toán từ đó.
- 18 5.2. Lựa chọn cách thức xử lý thanh toán 5.2.2. Lựa chọn người xử lý bên thứ ba (4) Một số điểm khác cần cân nhắc: Ngoài các điểm chính trên, có một số yếu tố khác cũng cần phải lưu ý khi cân nhắc việc người xử lý bên thứ ba + Người xử lý bên thứ ba không tiến hành kiểm tra uy tín. + Họ sẽ thường chấp nhận các doanh nghiệp rủi ro cao mà không lấy phí cao hơn. + Người xử lý bên thứ ba không thể dùng một cổng thanh toán xử lý riêng. + Tên của người xử lý bên thứ ba xuất hiện trên báo cáo thẻ tín dụng của các khách hàng của bạn. + Bạn có thể cắt quan hệ bất cứ lúc nào mà không phải chịu tiền phạt + Có thể mất một tháng để nhận được bất kỳ khoản tiền nào đã được chuyển vào tài khoản.
- 19 5.2. Lựa chọn cách thức xử lý thanh toán 5.2.3. Lựa chọn giải pháp tài khoản thương mại thực Những lý do cho sự lựa chọn này bao gồm: + Khi người bán có một khối lượng lớn các nghiệp vụ cần xử lý. Mặc dù tài khoản thương mại thực phải gánh chịu khoản phí mà sẽ không có nếu sử dụng người xử lý bên thứ ba, nhưng đối với những người bán hàng cần xử lý một lượng lớn các nghiệp vụ, họ sẽ chỉ phải trả một lượng chi phí nhỏ cho một tài khoản thương mại thực bởi họ sẽ nhận được một tỷ lệ chiết khấu tốt hơn. Tỷ lệ chiết khấu trả cho một người xử lý bên thứ ba có thể cao tới 6% với một khoản phí nghiệp vụ ở mức 1 USD hay lớn hơn. Một tài khoản thương mại thực có thể đưa ra một tỷ lệ chỉ bằng nửa số này. Kết quả là, một khoản tiết kiệm của người bán với một tài khoản thương mại thực tăng lên khi dung lượng các nghiệp vụ được thực hiện trên tài khoản của họ tăng lên. Những người bán có dung lượng lớn sẽ dễ dàng làm rõ ngưỡng làm cho một tài khoản thương mại thực thành một sự lựa chọn ưu tiên về tài chính.
- 20 5.2. Lựa chọn cách thức xử lý thanh toán 5.2.3. Lựa chọn giải pháp tài khoản thương mại thực Những lý do cho sự lựa chọn này bao gồm: + Những người bán muốn có sự kiểm soát hoàn toàn về tài khoản. Bởi vì bạn mở tài khoản thương mại chuyên cho kinh doanh của mình nên bạn sẽ có sự kiểm soát hoàn toàn đối với nó. Tên của bạn sẽ xuất hiện trên báo cáo thẻ tín dụng của các khách hàng của bạn, bạn liên hệ với các khách hàng trực tiếp và bạn có nhiều tự do trong việc bạn sử dụng tài khoản của mình như thế nào. Người xử lý bên thứ ba có xu hướng thiết lập các quy tắc nghiêm ngặt bởi họ chịu rủi ro mất tài khoản thương mại của mình nếu nó làm dễ dàng cho quá nhiều sự vi phạm quy tắc. + Tài khoản thương mại cung cấp các kiểm tra ra một cách minh bạch Hầu hết các cổng thanh toán cung cấp một API (giao diện chương trình ứng dụng) tương tác với các dịch vụ của nó. Điều này cho phép một người lập chương trình liên kết (giao tiếp) với cổng thanh toán trực tiếp từ website của người bán thay vì đưa khách hàng tới website của cổng thanh toán và sau đó quay trở lại. Nghiệp vụ dường như được xử lý trực tiếp trên website của người bán, làm giảm bớt vấn đề các khách hàng rời khỏi website chỉ vì họ cảm thấy không thoải mái với quá trình mua.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Thương mại điện tử (TS Phạm Thị Thanh Hồng) - Chương 6 Quy trình thanh toán trong thương mại điện tử
10 p | 384 | 83
-
Bài giảng Thanh toán điện tử: Chương 2 - ĐH Thương Mại
17 p | 264 | 47
-
Bài giảng Thanh toán điện tử: Chương 1 - ĐH Ngân hàng
9 p | 128 | 32
-
Bài giảng Thương mại điện tử - Chương 6: Hệ thống thanh toán trong thương mại điện tử
16 p | 148 | 20
-
Bài giảng Marketing toàn cầu - Chương 4: TS. Bùi Thanh Tráng
17 p | 126 | 16
-
Bài giảng Thương mại di động - Chương 5: Thanh toán trong thương mại di động
11 p | 36 | 13
-
Bài giảng Thương mại điện tử căn bản: Chương 3 - PGS. TS. Nguyễn Văn Minh
6 p | 96 | 13
-
Bài giảng Thương mại điện tử - ThS. Nguyễn Thị Khiêm Hòa
11 p | 276 | 10
-
Bài giảng Thanh toán trong thương mại điện tử: Chương 2 - ThS. Nguyễn Như Phương Anh
36 p | 16 | 8
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Chương 7 - Nguyễn Đức Cương
5 p | 79 | 7
-
Bài giảng Thanh toán trong thương mại điện tử: Chương 4 - ThS. Nguyễn Như Phương Anh
41 p | 8 | 6
-
Bài giảng Thanh toán trong thương mại điện tử: Chương 3 - ThS. Nguyễn Như Phương Anh
29 p | 13 | 6
-
Bài giảng Thanh toán trong thương mại điện tử: Chương 1 - ThS. Nguyễn Như Phương Anh
38 p | 18 | 6
-
Bài giảng môn Công nghệ Thương mại điện tử: Chương 6 - Nguyễn Đức Cương
5 p | 28 | 6
-
Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 1 - Trần Thạch Uyên Vy
9 p | 27 | 5
-
Bài giảng Thương mại điện tử cách tiếp cận quản lý: Chương 4 - Lê Văn Huy
48 p | 13 | 3
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Chương 6 - ThS. Nguyễn Thị Trần Lộc
35 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn