intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thực phẩm chức năng - ĐH Y Dược

Chia sẻ: Ngọc Lựu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

362
lượt xem
97
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Thực phẩm chức năng giúp sinh viên phân biệt một số loại chất dinh dưỡng chức năng, nêu được các yêu cầu đối với prebiotic, trình bày và giải thích các yêu cầu đối với probiotic, trình bày vai trò, chức năng của probiotic.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thực phẩm chức năng - ĐH Y Dược

  1. THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
  2. Mục tiêu: 1. Phân biệt một số loại chất dinh dưỡng chức năng 2. Nêu được các yêu cầu đối với prebiotic 3. Trình bày và giải thích các yêu cầu đối với probiotic 4. Trình bày vai trò, chức năng của probiotic
  3. Một số khái niệm Khoa học dinh dưỡng Dinh dưỡng Sức khỏe Tuổi thọ
  4. Khoa học dinh dưỡng Khoa học dinh dưỡng quan trọng do: • Nhận thức đúng đắn về mối liên quan giữa dinh dưỡng và sức khỏe • Tăng tần suất các bệnh liên quan đến chế độ dinh dưỡng • Tiến bộ trong nghiên cứu về dinh dưỡng, sinh học • Chi phí dành cho chăm sóc sức khỏe gia tăng • Sự phát triển của công nghệ thực phẩm
  5. Thực phẩm chức năng • Là thực phẩm đem lại lợi ích cho sức khỏe, có khả năng phòng hay chữa một số bệnh cấp hay mạn tính • Có thể chỉ tập trung vào một thành phần dinh dưỡng có tác dụng cụ thể, thay vì gồm nhiều thành phần dinh dưỡng tổng quát • Gồm có chất xơ, oligosaccharid (prebiotic), acid béo không no, chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất, vi sinh vật có lợi (probiotic),…
  6. Hóa thực vật (phytochemical) • Là các hợp chất hóa học tự nhiên có ở thực vật, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe • Có nhiều chất có tác dụng tốt với sức khỏe  được sử dụng như dược phẩm giúp ngăn ngừa hay làm chậm các bệnh thoái hóa mạn tính • Có hoạt tính sinh học đa dạng: kháng viêm, giảm đau, kháng ung thư, chống oxy hóa… • Ví dụ: phytoestrogen (cỏ ba lá đỏ), phytosterol (dầu thực vật: dầu bắp, dầu đậu nành,..)
  7. Dược thực phẩm (nutraceutical) • Là các chất có lợi cho sức khỏe, có thể dùng để ngăn ngừa hay điều trị một số bệnh • Có thể là các chất dinh dưỡng được phân lập, là chế độ ăn bổ sung hay chuyên biệt, là các loại cây cỏ,… • Ví dụ: vitamin E, B, D, khoáng chất… • Có thể bào chế thành các dạng khác nhau: viên nén, viên nang, viên nang mềm,…
  8. Dược mỹ phẩm (cosmeceutical) • Là sự kết hợp giữa mỹ phẩm và dược phẩm  có tác dụng như thuốc • Có thể chứa vitamin, enzym, tinh dầu, các chất hóa thực vật,.. • Thường được dùng ngoài dưới dạng thuốc kem, mỡ, lỏng,… • Ví dụ: kem chống lão hóa, chất dưỡng ẩm,…
  9. Prebiotic • Được Marcel Roberfroid (Bỉ) nhận dạng lần đầu tiên năm 1995 • 2007, M. Roberfroid đưa ra định nghĩa “Prebiotic là các thành phần chọn lọc lên men được, có khả năng làm thay đổi thành phần và/ hoặc hoạt động hệ thống vi khuẩn đường ruột, có lợi cho sức khỏe vật chủ” • Thường là các carbonhydrat (oligosaccharid, inulin), các chất xơ
  10. Probiotic • Là các vi sinh vật sống khi được cung cấp với số lượng vừa đủ sẽ có lợi cho sức khỏe của vật chủ • Thường là các vi khuẩn lactic và bifidobacteria, ngoài ra còn có nấm men hay vi khuẩn bacilli • Có thể được cung cấp dưới dạng các sản phẩm lên men (sữa chua), thực phẩm bổ sung hay các chế phẩm bột đông khô
  11. Synbiotic • Là sự phối hợp prebiotic và probiotic  vừa cung cấp vi sinh vật có lợi vừa tạo điều kiện để các vi sinh vật này phát triển - Probiotic có tác dụng tại ruột non - Prebiotic có tác dụng tại ruột già  Synbiotic có tác dụng phối hợp
  12. Thực phẩm chức năng • Khái niệm “thực phẩm chức năng” lần đầu tiên được dùng tại Nhật (1980s) • Ngoài giá trị dinh dưỡng còn có khả năng tăng cường sức khỏe hay ngăn ngừa một số bệnh • Có thể là thực phẩm bổ sung khoáng chất, vitamin, acid béo, chất xơ, chất chống oxy hóa, probiotic… • Có thể sử dụng như một phần chế độ dinh dưỡng hàng ngày
  13. Prebiotic Probiotic
  14. Prebiotic • 2007:  Có khoảng 400 sản phẩm dinh dưỡng prebiotic  Có hơn 20 công ty sản xuất các oligosaccharid và chất xơ làm chế phẩm prebiotic  Ở châu Âu, doanh số prebiotic là 87 triệu euro và dự kiến năm 2010 sẽ đạt ~ 180 triệu euro  Ngày càng có nhiều sản phẩm dinh dưỡng bổ sung prebiotic FAO, 2007
  15. Vai trò prebiotic • Cạnh tranh với vi khuẩn gây bệnh: do ngăn chặn sự bám dính của vi khuẩn gây bệnh trên lớp màng nhày của ruột • Giảm thời gian lưu giữ phân trong ống tiêu hóa • Hạ cholesterol • Hạ đường huyết • Giúp xương khỏe mạnh • Giảm lượng năng lượng hấp thu hàng ngày • Giảm tình trạng viêm ruột, ung thư ruột kết FAO, 2007
  16. Cơ chế tác động chung của prebiotic Có ảnh hưởng chọn lọc trên hệ vi khuẩn đường ruột  gia tăng sức khỏe vật chủ Chất xơ ăn Điều hòa Hệ vi khuẩn hàng ngày đường ruột Gia tăng Gia tăng Gia tăng Sức khỏe vật Số lượng bifidobacteria chủ và / hoặc vi khuẩn lactic (Tăng cường hệ miễn dịch, hấp thu khoáng chất)
  17. Một số prebiotic thường dùng • Poly saccharid: inulin (thường có ở rễ cây, thân rễ) • Oligosaccharid: fructo-oligosaccharid (FOS) • Galacto-oligosaccharid (GOS) • Soya-oligosaccharid, xylo-oligosaccharid, pyrodextrin, isomalto-oligosaccharid và lactulose Inulin, FOS và GOS được sử dụng an toàn trong quá trình lâu dài Tuy nhiên, có hiện tượng sinh hơi nhiều ở một số chế phẩm hay trong những ngày đầu sử dụng hay dùng số lượng nhiều
  18. Một số prebiotic mới • Lactulose, galactooligosaccharid, isomalto-OS, malto- OS,... • Pecticoligosaccharide, lactosucrose, gluco- oligosaccharide, resistant starch, xylosaccharide và soy-oligosaccharide • Đang được nghiên cứu in-vitro, động vật, tuy nhiên rất ít nghiên cứu ở người  Được gọi là “thực phẩm mới”  cần có thời gian để đánh giá tính an toàn và độc tính
  19. Định nghĩa rộng về prebiotic Prebiotic là các thành phần dinh dưỡng không có khả năng tăng trưởng, có lợi cho sức khỏe vật chủ do điều hòa hệ vi khuẩn đường ruột
  20. Tiêu chuẩn của prebiotic • Thành phần: không phải là một sinh vật hay dược phẩm; có thể xác định tính chất hóa học, đa số là các thành phần của thực phẩm • Có lợi cho sức khỏe: đánh giá được, không do hấp thu các thành phần vào máu hay do tác động của từng thành phần riêng lẻ; và đặc biệt không có tác dụng phụ • Điều hòa: chứng minh sự hiện diện độc lập của prebiotic làm thay đổi thành phần và hoạt động của hệ vi khuẩn vật chủ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2