Bài giảng Thuốc khí dung - Phạm Đình Duy
lượt xem 4
download
Bài giảng Thuốc khí dung với mục tiêu giúp các bạn nêu được định nghĩa và phân loại thuốc khí dung; Trình bày được đặc điểm, sinh dược học ảnh hưởng đến sinh khả dụng và ứng dụng trị liệu của thuốc khí dung; Trình bày các thành phần chính của thuốc khí dung đóng khí nén dưới áp suất cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thuốc khí dung - Phạm Đình Duy
- THUỐC KHÍ DUNG GV. Phạm Đình Duy Bộ môn Bào chế - Khoa Dược Đại học Y Dược TP.HCM 1
- MỤC TIÊU Nêu được định nghĩa và phân loại thuốc khí dung. Trình bày được đặc điểm, sinh dược học ảnh hưởng đến sinh khả dụng và ứng dụng trị liệu của thuốc khí dung Trình bày các thành phần chính của thuốc khí dung đóng khí nén dưới áp suất cao. Vẽ sơ đồ quy trình sản xuất. Nêu và phân tích các nội dung kiểm nghiệm đặc trưng của thuốc khí dung đóng khí nén dưới áp suất cao. 2
- NỘI DUNG Đại Cương Định nghĩa và đặc điểm Phân loại Ưu nhược điểm của thuốc khí dung Đặc điểm sinh dược ảnh hưởng đến sinh khả dụng và ứng dụng trị liệu của thuốc khí dung Kỹ thuật sản xuất thuốc khí dung Thành phần cấu tạo Các phương pháp sản xuất Một số nội dung kiểm nghiệm trong bào chế thuốc khí dung 3
- Đại Cương Định nghĩa và đặc điểm Định nghĩa là dạng bào chế: dược chất được phun thành những hạt nhỏ với kích thước thích hợp, luồng khí đẩy ở áp suất cao nén thuốc qua đầu phun → phun thuốc tới nơi tác dụng, như trên da, tóc, niêm mạc mũi họng, phổi,… 4
- Đại Cương Định nghĩa và đặc điểm Đặc điểm khi sử dụng, hoạt chất được phân tán đều dưới dạng hạt mịn ở thể lỏng, keo hoặc bột với kích thước phù hợp trong khí đẩy → trạng thái khí dung hay sol-khí. 5
- Đại Cương Định nghĩa và đặc điểm Đặc điểm Hạt thuốc: dung dịch, bột mịn, hoặc những tập hợp phức tạp khác, nên thuốc còn có những tên tương ứng để phân biệt như: Thuốc phun mù: Hạt thuốc ở thể rắn như hạt bụi trong khí (smog), VD: thuốc phun mù oxytetracyclin, hydrocortison, fusafungin,... Thuốc phun sương: Hạt thuốc ở thể lỏng hay dung dịch, tương tự kiểu hạt sương trong không khí (mist). VD: thuốc phun sương oxymetazolin, adrenalin, theophyllin, lidocain,... Thuốc phun keo: Hạt thuốc ở thể keo, lỏng, có độ nhớt cao. VD: thuốc phun keo collagen, chitosan, povidon,...dùng ngoài da hoặc trên da đầu, tóc hoặc dạng dược- mỹ phẩm keo phun (xịt) làm bóng tóc, dưỡng tóc. 6
- Đại Cương Định nghĩa và đặc điểm Đặc điểm 2 dạng thuốc khác có đặc điểm tương đồng với thuốc khí dung nhưng không đáp ứng với định nghĩa trên, đó là thuốc ống hít và thuốc bọt. Thuốc ống hít: hoạt chất phân tán mức kích thước phân tử trong khí, thường dùng qua đường mũi, miệng,.. nhờ hoạt chất dễ bay hơi hoặc thăng hoa. Thuốc bọt: hoạt chất ở thể lỏng, thường là nhũ tương dùng khí đẩy, song thuốc không được phân tán thành hạt nhỏ mà chính khí đẩy lại phân tán trong thuốc thành các bọt khí và tự vỡ nhanh ngay sau khi được đẩy ra khỏi bình chứa, thuốc còn lại ở thể mềm, dễ bám dính, nên thuốc bọt thường dùng ngoài da. 7
- Đại Cương Phân loại Theo đường sử dụng Thuốc dùng ngoài (topical aerosols) dùng phun xịt trên da, trên tóc,... 8
- Đại Cương Phân loại Theo đường sử dụng Thuốc dùng theo đường miệng (oral aerosols): chữa bệnh răng miệng, hoặc tác dụng toàn thân: trị suyễn, đau nửa đầu,… 9
- Đại Cương Phân loại Theo đường sử dụng Thuốc dùng theo đường hô hấp (nasal sprays): để trị bệnh ở mũi, họng, phổi, để gây tê, kháng khuẩn, kháng viêm,... 10
- Đại Cương Phân loại Theo loại khí đẩy và trạng thái tập hợp của thuốc Theo khí đẩy: không khí, khí trơ (khí carbonic, khí nitơ,...); hay hỗn hợp khí ( n-butan, cloro fluoro carbon - CFC, ....). 11
- Đại Cương Phân loại Theo loại khí đẩy và trạng thái tập hợp của thuốc Theo trạng thái tập hợp: 2 pha, 3 pha hoặc dạng phức tạp. Trạng thái 2 pha: gồm pha khí nén và pha lỏng (thuốc dạng dung dịch, hỗn dịch). Pha lỏng gồm o các dung môi - chất dẫn thông thường o đặc biệt có thể là chất khí hóa lỏng (khí nén) hoặc hỗn hợp dung môi và khí hóa lỏng. 12
- Đại Cương Phân loại Theo loại khí đẩy và trạng thái tập hợp của thuốc Theo trạng thái tập hợp: Trạng thái 3 pha: hình thành khi dùng khí nén hóa lỏng (2 pha). Nếu thuốc không hỗn hòa trong pha khí hóa lỏng, mà nổi lên trên, hoặc chìm xuống dưới sẽ hình thành hệ tập hợp 3 pha. 13
- Đại Cương Phân loại Theo loại khí đẩy và trạng thái tập hợp của thuốc Theo trạng thái tập hợp: Trạng thái bọt: hình thành bởi sự phân tán khí đẩy trong thuốc ở thể lỏng hay môi trường liên tục lỏng. Thuốc dạng bọt được bào chế kiểu nhũ tương D/N, sau đó phân tán vào tướng khí nén, khí sẽ đảo pha hình thành các bọt khí trong tướng dầu, tạo bọt. Bọt được nén trong bình áp suất cao, khi mở van bọt sẽ phun ra và nhanh chóng vỡ để khí thoát ra, để lại nhũ tương thuốc. Loại này thường dùng khí hóa lỏng. 14
- Đại Cương Phân loại Theo kích thước của hạt Thuốc khí dung thật (Nebulae): 0,1 – 5 µm, tốc độ sa lắng chậm, thời gian khuếch tán trong khí của hạt đủ để thuốc tới những vị trí cần thiết trong đường hô hấp và phổi. Thuốc khí dung thô (Atomizer / Spray): 5 - 100 µm, sa lắng nhanh, nên chủ yếu để trị bệnh ở đường hô hấp trên và những vị trí khác. 15
- Đại Cương Phân loại Theo kích thước của hạt Tùy sự hiện diện của nước hay dung môi còn phân biệt: Khí dung khô (Nebulae siccae): hạt ở trạng thái rắn, khô Khí dung ướt (Nebulae humidae): hạt ở trạng thái ướt hoặc lỏng 16
- Đại Cương Phân loại Theo kỹ thuật tạo khí dung Thuốc khí dung tạo bằng máy nén khí: dùng cho bệnh viện, tập thể nhiều người bệnh. Được coi như dạng pha chế theo đơn, người bệnh đến cơ sở điều trị để dùng thuốc theo chỉ dẫn. 17
- Đại Cương Phân loại Theo kỹ thuật tạo khí dung Thuốc khí dung dùng khí nén đóng sẵn: thuốc được đóng chai,( lọ, bình), có gắn van, nén khí trơ hoặc hỗn hợp khí hóa lỏng. Còn gọi là khí dung tự động vì chỉ bấm nút là thuốc được phun ra theo yêu cầu. 18
- Đại Cương Phân loại Theo kỹ thuật tạo khí dung Thuốc khí dung dùng piston: đóng chai, bình có gắn van đồng thời với piston, người dùng tự bơm không khí trước khi thuốc được đẩy ra. Tương tự có loại thuốc khí dung đóng trong bơm tiêm với đầu phun phù hợp, tiện dùng cho thuốc phân liều nhỏ dùng một lần như thuốc gây tê, giảm đau, sát trùng vết thương. 19
- Đại Cương Phân loại Theo kỹ thuật tạo khí dung Các dạng khác: hộp chứa bột thuốc để hít; thuốc hít có bộ phận nghiền thuốc tạo bột mịn để hít, thuốc khí dung tạo bởi xung động (siêu âm hoặc điện cao tần); khí dung dùng quả bóp, hoặc dùng bao bì dẻo xếp nếp để nén bóp. Ngoài ra những kiểu trị liệu cổ truyền như nồi xông, phòng, lều xông hơi thuốc; hoặc máy xông hơi; thuốc hút, … có thể coi như kiểu khí dung dùng nhiệt độ cao. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Thuốc điều chỉnh rối loạn hô hấp - TS. Trần Thanh Tùng
13 p | 226 | 32
-
Bài giảng Thuốc bổ huyết
14 p | 223 | 21
-
Bài giảng Thuốc bổ khí
16 p | 169 | 18
-
Bài giảng Các đường dùng thuốc
9 p | 242 | 12
-
Bài giảng Thuốc trị bệnh phần khí
12 p | 86 | 11
-
Bài giảng Thuốc hành khí
13 p | 86 | 10
-
Bài giảng bộ môn Dược lý học: Thuốc kháng sinh
14 p | 64 | 10
-
Bài giảng Bài 25: Thuốc lợi niệu
12 p | 77 | 6
-
Bài giảng Cách sử dụng các dụng cụ phân phối thuốc
62 p | 38 | 3
-
Bài giảng Thuốc chống lao
14 p | 44 | 2
-
Bài giảng Mở khí quản tại giường - BS.CK1. Dư Quốc Minh Quân
43 p | 5 | 1
-
Bài giảng Cai nghiện thuốc lá - ThS.BS. Nguyễn Bá Hợp
106 p | 1 | 1
-
Bài giảng Sử dụng thuốc để đặt nội khí quản ở trẻ em - PGS. TS. BS. Phùng Nguyễn Thế Nguyên
19 p | 4 | 1
-
Bài giảng Sử dụng thuốc trong điều trị loét dạ dày tá tràng - ThS. Nguyễn Thị Mai Hoàng
35 p | 2 | 0
-
Bài giảng Cách dùng thuốc bôi Corticosteroid - TS.BS Châu Văn Trở
42 p | 0 | 0
-
Bài giảng Rối loạn giấc ngủ - TS.BS. Trần Đức Sĩ
21 p | 1 | 0
-
Bài giảng Sử dụng hiệu quả thuốc viên tránh thai cho phụ nữ trong tuổi sinh sản - TS.BS. Lâm Đức Tâm
41 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn