intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Viêm phúc mạc - ThS. BS. Hồ Đặng Đăng Khoa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Viêm phúc mạc, được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp các bạn sinh viên có thể nêu được phân loại viêm phúc mạc; Biết cách chẩn đoán xác định viêm phúc mạc; Nêu được các phương pháp điều trị viêm phúc mạc. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Viêm phúc mạc - ThS. BS. Hồ Đặng Đăng Khoa

  1. VIÊM PHÚC MẠC THS. BS. HỒ ĐẶNG ĐĂNG KHOA Khoahdd.bmngoai@pnt.edu.vn
  2. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG 1. Nêu được phân loại viêm phúc mạc 2. Biết cách chẩn đoán xác định viêm phúc mạc 3. Nêu được các phương pháp điều trị viêm phúc mạc
  3. NỘI DUNG BÀI GIẢNG 1. Giải phẫu – Sinh lý phúc mạc 2. Phân loại viêm phúc mạc 3. Triệu chứng lâm sàng 4. Cận lâm sàng 5. Chẩn đoán xác định 6. Điều trị
  4. ĐẠI CƯƠNG Viêm phúc mạc (VPM): -Viêm lá phúc mạc (mủ, dịch,…) -Diễn tiến cấp hay mạn, khu trú hay lan toả -Thường gặp VPM thứ phát, cấp tính là biến chứng vô cùng nặng, tử vong cao -Cấp cứu ngoại khoa thường gặp cần chẩn đoán sớm, xử trí đúng, kịp thời
  5. 1a. GIẢI PHẪU Lá phúc mạc: - 1 màng trơn láng - Gồm 3 phần: + Lá thành (phúc mạc thành) (trước, bên, sau, hoành, tiểu khung) + Lá tạng (phúc mạc tạng) (trừ đoạn cuối trực tràng) + Nếp phúc mạc (treo, chằng, nối)
  6. 1a. GIẢI PHẪU Xoang phúc mạc: - 1 khoang ảo - 75 - 100ml dịch màu vàng trong - Gồm 2 túi: • Túi nhỏ (hậu cung mạc nối) • Túi lớn
  7. 1a. GIẢI PHẪU Túi nhỏ: - 1 túi nằm ngang, đáy ở bên trái, cổ và miệng ở bên phải - 4 thành: trước, sau, trên, dưới - Khe Winslow.
  8. 1a. GIẢI PHẪU Túi lớn: - Phần còn lại của xoang phúc mạc - Đại tràng ngang và mạc treo chia ra làm hai tầng.
  9. 1b. SINH LÝ A. CHỨC NĂNG CƠ HỌC: -Treo các tạng trong xoang phúc mạc với thành bụng bằng các mạc treo, các mạc chằng. -Giữ các tạng với nhau bằng các mạc nối. -Dịch sánh trong xoang phúc mạc làm cho các tạng không dính vào nhau và có thể trượt lên nhau một cách dễ dàng.
  10. 1b. SINH LÝ B. CHỨC NĂNG BẢO VỆ 1. Tạo hàng rào - Mạc nối lớn bao bọc lấy ổ nhiễm khuẩn và bài tiết ra một chất dịch trong có nhiều albumin và fibrin bảo vệ phúc mạc. - Mạc nối lớn chống nhiễm khuẩn bằng một hàng rào cơ học do hiện tượng thực bào các vi khuẩn gây bệnh.
  11. 1b. SINH LÝ B. CHỨC NĂNG BẢO VỆ 2. Sức nặng và sức hút -Do sức nặng, các chất dịch trong xoang phúc mạc tích tụ lại ở túi cùng Douglas, nơi thấp nhất của xoang phúc mạc. -Do sức hút của cơ hoành, trong mỗi nhịp thở dịch được kéo lên trên và tích tụ lại ở dưới cơ hoành. -Tại đó, các vi khuẩn hoặc được hấp thu hoặc tạo nên các ổ áp xe.
  12. 1b. SINH LÝ C. CHỨC NĂNG TRAO ĐỔI CHẤT 1. Khả năng hấp thu * Khác nhau theo từng vùng * Qua đường bạch mạch hay đường máu 2. Khả năng bài xuất * Bài xuất nước, điện giải, các protein từ huyết tương vào xoang phúc mạc * Khi bị viêm tiết ra rất nhiều dịch. - Thẩm phân phúc mạc.
  13. 1b. SINH LÝ D. CẢM GIÁC CỦA PHÚC MẠC 1. Phúc mạc thành -Có nhiều sơi thần kinh hướng tâm nên rất nhạy cảm + Thành bụng trước: nhạy cảm nhất do 6 đôi thần kinh ngực dưới cùng. + Thành bụng sau và tiểu khung: nhạy cảm kém hơn + Phúc mạc lót mặt dưới cơ hoành: nhận thức kích thích ngoại vi
  14. 1b. SINH LÝ D. CẢM GIÁC CỦA PHÚC MẠC 1. Phúc mạc thành -Mọi viêm nhiễm trong xoang bụng đều kích thích phần phúc mạc sát kề bên và phúc mạc đáp ứng lại bằng cảm giác đau. -Đây là cơ sở cho chẩn đoán tình trạng viêm cấp tính trong xoang bụng. -Kích thích phúc mạc thành ngoài việc gây đau dữ dội và khu trú tại một vùng còn gây nên co cứng thành bụng và cảm ứng phúc mạc. -Vì vậy, người ta coi nguồn gốc sự đau đớn xuất phát từ phúc mạc thành.
  15. 1b. SINH LÝ D. CẢM GIÁC CỦA PHÚC MẠC 2. Phúc mạc tạng -Gần như vô cảm nhưng cũng có thể nhận biết được kích thích đủ mạnh và kéo dài nhất là đối với tình trạng viêm. -Kích thích cảm giác tạng thường là do sự căng chướng hoặc do áp lực trong lòng tạng rỗng gây nên hoặc là do áp lực trong các mô tăng lên khi có viêm nhiễm. 3. Rễ mạc treo: -rất nhạy cảm với sự co kéo.
  16. 2. PHÂN LOẠI A. Theo nguyên nhân: - VPM nguyên phát - VPM thứ phát * Do bệnh lý * Do chấn thương hay vết thương bụng * Do phẫu thuật
  17. 2. PHÂN LOẠI Viêm phúc mạc nguyên phát: - Không nguồn bệnh rõ ràng - Vi trùng theo máu, bạch huyết, sinh dục nữ… - Thường: liên cầu, phế, trực cầu khuẩn lao…
  18. 2. PHÂN LOẠI Viêm phúc mạc thứ phát: 1. Do bệnh lý: a) Đường tiêu hoá Viêm ruột thừa thủng
  19. 2. PHÂN LOẠI 1. Do bệnh lý: a) Đường tiêu hoá Thủng ổ loét hành tá tràng Thủng ổ loét dạ dày
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2