Bài học về đầu tư : Các quy tắc đầu tư cơ bản
lượt xem 11
download
Người cha giàu của Robert T.Kiyosaki đã dạy cho ông 7 quy tắc cơ bản, giúp ông đạt được tự do tài chính khi chưa đến 40 tuổi. Dưới đây là 7 quy tắc đó. Quy Tắc Số 1: Luôn luôn ghi nhớ bạn đang làm việc vì loại thu nhập nào Mỗi người có 3 loại thu nhập khác nhau
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài học về đầu tư : Các quy tắc đầu tư cơ bản
- Bài học về đầu tư : Các quy tắc đầu tư cơ bản
- Người cha giàu của Robert T.Kiyosaki đã dạy cho ông 7 quy tắc cơ bản, giúp ông đạt được tự do tài chính khi chưa đến 40 tuổi. Dưới đây là 7 quy tắc đó. Quy Tắc Số 1: Luôn luôn ghi nhớ bạn đang làm việc vì loại thu nhập nào Mỗi người có 3 loại thu nhập khác nhau 1. Thu nhập từ sức lao động: Loại thu nhập này do một việc làm hay một hình thức lao động nào đó mang lại. Thông thường đó là tiền lương hay phí tư vấn. Loại thu nhập này có thể bị đánh thuế rất cao, do đó rất khó làm giàu. Khi bạn nói với người khác rằng: “Hãy kiếm một công việc tốt”, tức là bạn đang khuyên con mình làm việc vì loại thu nhập này. 2. Thu nhập từ danh mục đầu tư: Loại thu nhập này kiếm được từ các tài sản giấy như cổ phiếu, trái phiếu, quỹ tương hỗ,…vv. Loại thu nhập này phổ biến nhất trong thu nhập đầu tư loại này dễ quản lý và chuyển nhượng hơn là các loại tài sản khác. 3. Thu nhập thụ động: Loại thu nhập kiếm được từ bất động sản, bản quyền tác giả hay độc quyền thương hiệu. Tuy nhiên, thu nhập bất động sản chiếm tới khoảng 80%. Hình thức đầu tư bất động sản có nhiều ưu điểm về mặt thuế. Nếu muốn giàu, bạn phải làm việc chăm chỉ để kiếm thu nhập từ danh mục đầu tư
- và thu nhập thụ động. Quy Tắc Số 2: Chuyển thu nhập từ sức lao động thành thu nhập từ danh mục đầu tư hoặc thu nhập thụ động càng nhiều càng tốt Đó là tất cả những gì mà một người đầu tư cần phải làm. Hãy ghi nhớ thật kỹ điều này và đừng nghĩ đến việc “làm sao kiếm được tiền nếu không có tiền”. Quy Tắc Số 3: Bảo vệ nguồn thu nhập từ sức lao động bằng cách đầu tư vào một loại công cụ đầu tư như: cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, kim loại quý…vv Vấn đề quan trọng trong quy tắc này là: Bạn phải biết được công cụ đầu tư nào mà
- bạn đầu tư sẽ trở thành tài sản của bạn. Bởi vì: Hãy quay lại những khái niệm cơ bản nhất về tài sản và tiêu sản. Tài sản là một thứ đem tiền vào túi bạn. Còn tiêu sản lấy tiền ra khỏi túi của bạn. Sai lầm lớn nhất ở nhiều người là coi những công cụ đầu tư như: cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, kim loại quý… là một loại tài sản. Những công cụ đầu tư này chỉ là tài sản khi nó mang tiền đến cho bạn. Ngược lại, chúng không phải là tài sản. Ví dụ như bạn đầu tư mua 100 cổ phiếu của công ty ABC vào tháng 12, mỗi cổ phiếu giá 20.000 đồng. Vào tháng giêng, bạn bán ra 10 cổ phiếu với giá 30.000 đồng. Như vậy 10 cổ phiếu đó là tài sản của bạn. Vì chúng đem lại lời cho bạn. Nhưng nếu tháng 3, bạn bán 10 cổ phiếu đó với giá 10.000 đồng thì số cổ phiếu ấy trở thành tiêu sản vì đã làm cho bạn bị lỗ. Chính sự thiếu hiểu biết của người đầu tư khi phân biệt một công cụ đầu tư là tài sản hay tiêu sản mới làm đầu tư trở nên rủi ro với họ. Quy Tắc Số 4: Người đầu tư mới thực sự là tài sản hay tiêu sản Hãy mở rộng tầm nhìn và sự quan sát ra xung quanh, bạn sẽ thấy: - Nhiều chuyên gia đầu tư bị lỗ trong khi khối người đầu tư bình thường khác lại lời.
- - Nhiều người mua được một miếng đất rất tốt và làm giàu lên từ miếng đất đó. Nhưng rồi vài năm sau chính miếng đất đó tụt giá thê thảm. Và, trong thực tế, một người đầu tư khôn ngoan thường hay bám sát một người đầu tư mạo hiểm khác. Bởi vì đó chính là nơi phát sinh nhiều cơ hội đầu tư rất hời. Quy Tắc Số 5: Một nhà đầu tư đúng nghĩa phải chuẩn bị đối phó trước bất kỳ tình huống nào có thể xảy ra “Tôi lẽ ra đã mua miếng đất ấy với giá 500 USD cách đây 20 năm. Bây giờ nhìn nó xem. Một tay nào đó vừa xây một trung tâm thương mại sát bên, và miếng đất ấy giờ đây trị giá đến 500.000 USD”. Những câu chuyện như vậy chắc hẳn bạn đã nghe rất nhiều. Đó là một ví dụ cho một nhà đầu tư không có sự chuẩn bị khi cơ hội đến với mình. Bài học trong quy tắc này dành cho bạn là: Sự chuẩn bị sẽ có lợi cho bạn rất nhiều khi muốn đầu tư. Và đừng suy đoán lung tung về thị trường. Điều bạn phải làm rất đơn giản. Đó là tập trung ghi nhớ những gì mà mọi người đang tìm kiếm. Nếu bạn muốn mua một cổ phiếu, bạn nên tham dự những khóa học làm thế nào để tìm được những cơ hội mặc cả trên thị trường. Đối với bất động sản cũng tương tự. Mọi thứ đều bắt đầu từ việc luyện tập bộ não của bạn, biết tìm kiếm những gì cần
- tìm, và chuẩn bị sẵn sàng cho những cơ hội đầu tư xuất hiện trước mắt bạn. Hầu hết các cơ hội đầu tư làm cho bạn giàu chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian rất ngắn. Vậy nên nếu bạn không chuẩn bị với vốn hiểu biết, kinh nghiệm và tiền dư của mình, cơ hội đó sẽ vuột khỏi tay. Quy Tắc Số 6: Bạn có hiểu biết, kinh nghiệm và tìm thấy một cơ hội tốt, thế thì tiền bạc sẽ tìm đến bạn hoặc là bạn phải đi kiếm nó
- Chìa khóa thành công trong đầu tư chính là con người và con người. Về cơ bản: Nếu bạn tìm thấy một cơ hội tốt, cơ hội đó sẽ tự nó lôi cuốn tiền bạc đổ đến – các nhà đầu tư khác. Còn nếu cơ hội đó không tốt, sẽ khó mà kêu gọi vốn đổ vào. Nhưng trên thực tế vẫn có những người nhìn thấy một cơ hội tốt nhưng không kêu gọi được vốn. Nếu phân tích nguyên nhân sâu xa thì bạn sẽ thấy, không phải bản thân cơ hội đó không lôi cuốn được vốn, mà chính người kiểm soát cơ hội đó không kêu gọi được vốn. Nói cách khác, cơ hội đó sẽ trở nên tốt nếu người đó không tham gia vào. Điều đó giống như một chiếc xe đua loại tốt và một tay đua hạng trung bình. Cho dù chiếc xe đó tốt đến mức nào đi nữa, sẽ chẳng có ai dám đặt cược vào tay đua trung bình ấy. Và, trên sân chơi đầu tư – cho dù đó là địa ốc, kinh doanh, cổ phiếu hay trái phiếu…vv, chìa khóa thành công chính là con người và con người. Công cụ đầu tư không nhất thiết phải rủi ro hay an toàn, mà cốt lõi chính là ở nhà đầu tư. Đây là điều bạn cần ghi nhớ. Quy tắc số 7: Khả năng đánh giá rủi ro và lợi nhuận
- Điều quan trọng nhất trong quy tắc này là: không phải là mức lời trên số vốn bỏ ra, mà chính là làm sao để vốn quay về với mình. Bởi vì đảm bảo sự an toàn của đồng vốn là điều quan tâm hàng đầu của mỗi nhà đầu tư. Vậy làm cách nào để một người đầu tư có thể đánh giá được điều đó khi thấy cơ hội đến với mình? Đó chính là quy tắc 3K: 1. Kiến thức 2. Kinh nghiệm 3. Khoản tiền dư dồi dào.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nhà đầu tư thông minh - Phần 1
6 p | 645 | 250
-
Những bài học trong đầu tư chứng khoán
13 p | 139 | 37
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế: Chương 1 - Huỳnh Thị Thúy Giang
27 p | 333 | 37
-
Bài giảng Quỹ đầu tư và danh mục đầu tư - Chương 5 - GV. Hồ Viết Tiến
69 p | 161 | 25
-
Kế toán tài chính 2: Bài tập Đầu tư tài chính
12 p | 218 | 24
-
Bài giảng Tổng quan Quản trị dự án đầu tư
216 p | 108 | 23
-
Những bài học về đầu tư - Phần V
6 p | 90 | 12
-
Bài giảng Quản lý đầu tư kinh doanh bất động sản - Chương 5: Quản lý nhà nước về đầu tư kinh doanh bất động sản
13 p | 30 | 11
-
Bài giảng Nguyên lý đầu tư: Chương 1 - Nguyễn Thị Minh Thu
42 p | 112 | 11
-
Bài giảng Nguyên lý đầu tư: Chương 6 - Nguyễn Thị Minh Thu
16 p | 101 | 10
-
Bài học về đầu tư: Làm thế nào để tìm ra một kế hoạch đầu tư phù hợp?
7 p | 102 | 10
-
10 quy tắc kiểm soát đầu tư
3 p | 90 | 10
-
Bong bóng Internet: Bài học về đầu cơ chứng khoán
6 p | 89 | 9
-
Bài học về đầu tư : Tại sao đầu tư thường rắc rối ?
12 p | 73 | 9
-
Bài học về đầu tư: Sự lựa chọn & bạn nhìn thế giới thế nào ?
6 p | 90 | 9
-
Bài học về đầu tư : Đầu tư - Một kế hoạch chứ không phải sản phẩm
4 p | 96 | 8
-
Bài học về đầu tư: Nghệ thuật đối diện với sai lầm
6 p | 94 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn