Bài tập hóa học 12 phần Crom, sắt, đồng
lượt xem 555
download
Bài 1: Cho hỗn hợp A gồm 2 oxit của sắt với khối lượng bằng nhau trong hỗn hợp. Lấy 4,64 gam hỗn hợp A đem hòa tan hoàn toàn trong dd HCl. Thêm vào dd thu được lượng dư dd NH3, lọc rửa kết tủa được tạo thành nung nó trong không khí dư ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được 4,72 gam chất rắn B. a) Xác định công thức của 2 oxit sắt trong A. b) Lấy 6,96 gam hỗn hợp A hòa tan hoàn toàn trong dd HNO3 loãng thu được V lít khí hóa nâu...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập hóa học 12 phần Crom, sắt, đồng
- BÀI TẬP HÓA HỌC 12 PHẦN CROM, SẮT, ĐỒNG. Bài 1: Cho hỗn hợp A gồm 2 oxit của sắt với khối lượng bằng nhau trong hỗn hợp. Lấy 4,64 gam hỗn hợp A đem hòa tan hoàn toàn trong dd HCl. Thêm vào dd thu được lượng dư dd NH3, lọc rửa kết tủa được tạo thành nung nó trong không khí dư ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được 4,72 gam chất rắn B. a) Xác định công thức của 2 oxit sắt trong A. b) Lấy 6,96 gam hỗn hợp A hòa tan hoàn toàn trong dd HNO3 loãng thu được V lít khí hóa nâu trong không khí ở 27,3oC, 1 atm. Tính V. Đáp án: a) Fe2O3 & Fe3O4 b) V = 0,1232 (l) Bài 2: Cho dòng khí CO qua ống sứ đựng 31,2 gam hỗn hợp CuO và FeO nung nóng. Sau thí nghiệm thu được chất rắn A trong ống sứ. Cho khí đi ra khỏi ống sứ lội từ từ qua 1 lít dd Ba(OH)2 0,2 M thấy tạo thành 29,55 gam kết tủa. 1. Tính khối lượng chất rắn A. 2. Chia chất rắn A thành 2 phần bằng nhau: - Hòa tan phần thứ 1 bằng dd HCl dư thấy thoát ra 0,56 lít H2 (đktc). - Hòa tan hết phần thứ 2 bằng dd H2SO4 đặc nóng thu được dd 2 muối sunfat trung hòa và V lít duy nhất SO2. Tính V lít ở đktc. Đáp án: 1. TH1: 28,8 gam; TH2: 27,2 gam. 2. TH1: 1,96 (l) < VSO2 < 3,48 (l); TH2: 3,08 (l) < VSO2 < 3,976 (l). Bài 3: Đốt cháy 5,6 gam bột sắt nung đỏ trong bình oxi thu được 7,36 gam hỗn hợp A gồm Fe2O3, Fe3O4 và một phần Fe còn lại. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A bằng dd HNO3 thu được V lít hỗn hợp khí B gồm NO2 và NO có tỉ khối so với H2 bằng 19. Tính thể tích V ở đktc. Đáp án: V = 0,896 (l). Bài 4: Cho 10,24 gam hỗn hợpX gồm 3 kim loại Cu, Mg, Fe ở dạng bột tác dụng với 150 ml dd 2 axit HCl 2 M và H2SO4 loãng 2 M, phản ứng làm giải phóng ra 3,584 lít H2 (đktc). Đem lọc, rửa thu được dd A và chất rắn B. Hòa tan hết B trong H2SO4 đặc nóng giải phóng ra V lít SO2 (đktc). Thêm vào dd A 125 ml NaOH 25% có d = 1,28 g/ml. Khuấy đều hỗn hợp, lọc kết tủa đem rửa và nung ở nhiệt độ cao đến khi khối lượng không đổi thu được 9,6 gam chất rắn C. 1. Tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp. 2. Tính V. 3. Cho 2,56 gam hỗn hợp X tác dụng với 500 ml dd AgNO3 0,17 M thu được chất rắn E. Tính mE = ? Đáp án: 1. % Mg = 18,75%; % Fe = 43,75%; % Cu = 37,5% 2. V = 1,344 lít. 3. mE = 9,98 (g). Bài 5: Hỗn hợp A gồm 2 oxit sắt. Dẫn từ từ khí H2 đi qua m gam A đựng trong ống sứ đã nung nóng. Sản phẩm tạo nên là 2,07 gam H2O và 8,48 gam hỗn hợp B gồm 2 chất rắn. Hòa tan b trong 200 ml dd H2SO4 1 M thu được dd D và 1971,2 ml H2 ở 27,3oC và 1 atm. Cho D tác dụng với dd NaOH dư được kết tủa E. Cho E tiếp xúc với không khí để chuyển E hoàn tan thành chất rắn F. Khối lượng của E và F khác nhau 1,36 gam. 1. Tính m. 2. Tìm nồng độ của các hợp chất và các ion trong dd D. (thể tích dd D thay đổi không đáng kể, các muối thủy phân không đáng kể, các chất phân li hoàn toàn thành ion. 3. Tính % theo khối lượng của mỗi chất trong A. Đáp án: 1. mA = 10,32 (g). 2. Nồng độ mol các chất trong dd D: [H2SO4 dư] = 0,255 M; [FeSO4] = 0,4 M; [Fe2(SO4)3] = 0,125 M. Nồng độ các ion: [Fe2+] = 0,4 M; [Fe3+] = 0,25 M; [H+] = 0,45 M; [SO42-] = 1 M. 3. TH1: % FeO = 6,977%; % Fe2O3 = 93,023%. TH2: % Fe3O4 = 22,48%; % Fe2O3 = 77,52%. Bài 6: Cho hỗn hợp A gồm Fe, Cu ở dạng bột. Cho 7 gam hỗn hợp A vào 500 ml dd AgNO3, khuấy kĩ hỗn hợp. Sau khi kết thúc phản ứng đem lọc, rửa kết tủa thu được dd A’ và 21,8 gam chất rắn B. Thêm lượng dư dd NaOH loãng vào A’, lọc rửa kết tủa, nung nó trong hkông khí dư ở nhiệt độ cao đến khi có khối lượng không đổi, thu được chất rắn C có khối lượng 7,6 gam. a) Tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong A và nồng độ mol/lít của dd AgNO3. Sưu tầm và chọn lọc: Lương Phát Tài 12 Hóa 1
- BÀI TẬP HÓA HỌC 12 PHẦN CROM, SẮT, ĐỒNG. b) Tính thể tích dd HNO3 2 M tối thiểu phải dùng để hòa tan hoàn toàn 7 gam A, biết rằng phản ứng giải phóng ra khí NO duy nhất. Đáp án: a) % Fe = 36%; % Cu = 64%; [AgNO3] = 0,38 M. b) VHNO3 = 183,5 ml. Bài 7: Cho 4,15 gam hỗn hợp Fe và Al ở dạng bột tác dụng với 200 ml dd CuSO4 0,525 M. Khuấy kĩ hỗn hợp để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Đem lọc, rửa kết tủa thu được kết tủa A gồm 2 kim loại có khối lượng 7,84 gam và dd nước lọc B. a) Để hòa tan hoàn toàn kết tủa A cần dùng ít nhất bao nhiêu ml HNO3 2 M, biết rằng phản ứng giải phóng NO. b) Thêm dd hỗn hợp Ba(OH)2 0,05 M và NaOH 0,1 M vào dd B. Hỏi cần thêm bao nhiêu ml hỗn hợp dd trên vào để kết tủa hoàn toàn 2 hiđroxit của 2 kim loại trong hỗn hợp ban đầu? Sau đó lọc, rửa và đem nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được bao nhiêu gam chất rắn? Đáp án: a) VHNO3 = 0,16 (l). b) Vdd = 1,05 (l); mrắn = 17,1825 (g). Bài 8: Cho M là hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3. 1. Cho dòng H2 dư đi qua 4,72 gam hỗn hợp M nung nóng thu được 3,92 gam Fe. Mặt khác cho 4,72 gam hỗn hợp M vào lượng dư dd CuSO4 thu được 4,96 gam chất rắn. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp M. 2. Cần dùng bao nhiêu ml dd HCl nồng độ 7,3% có d = 1,03 g/ml để hòa tan vừa đủ 4,72 gam hỗn hợp M, dd thu được lúc này gọi là dd D. 3. Cho dd D tác dụng với lượng dư dd AgNO3. Tính khối lượng chất rắn thu được. Đáp án: 1. % Fe = 35,59%; % FeO = 30,5%; % Fe2O3 = 33,99%. 2. VHCl = 67,96 ml 3. mrắn = 27,65 (g). Bài 9: Xử lí 3,2 gam Cu bằng a gam dd H2SO4 đặc 95%, phần Cu còn lại được xử lí tiếp bằng b gam dd HNO3 đặc 80%. Sau 2 lần xử lí lượng Cu còn lại là 1,28 gam. Khi xử lí bằng H2SO4 thu được V1 lít khí X, còn xử lí bằng HNO3 thu được V2 lít kh1i Y. Biết V1 + V2 = 896 cm3. Các thể tích khí đều đo ở đktc. 1. Lấy a gam dd H2SO4 95% trộn với b gam dd HNO3 80% rồi đem pha loãng bằng nước tới 20 lần ta được dd A. Hòa tan 3,2 gam Cu trong dd A. Tính thể tích khí thoát ra V3, giả sử hiệu suất đạt 100%. 2. Trộn V1 lít khí X với V2 lít khí Y ta được hỗn hợp Z. Cho khí Z lội từ từ qua dd BaCl2 dư. Tính khối lượng kết tủa tạo thành. Giả sử X tác dụng với Y hoàn toàn. Đáp án: 1. V3 = 0,672 lít. 2. m↓ = 4,66 (g). Bài 10: Khi hòa tan 12,8 gam một kim loại hóa trị 2, đứng sau hiđro trong dãy điện hóa trong 27,78 ml H2SO4 98% (d = 1,8 g/ml) đun nóng ta được dd B và một khí C duy nhất. Trung hòa dd b bằng một lượng NaOH 0,5 M vừa đủ rồi cô cạn dd nhận được 82,2 gam chất rắn D gồm 2 muối Na2SO4.10H2O và ASO4.xH2O. Sau khi làm khan 2 muối trê, thu được chất rắn E có khối lượng bằng 56,2% khối lượng của D. a) Xác định kim loại A và CT của muối ASO4.xH2O. b) Tính thể tích dd NaOH 0,5 M đã dùng. c) Cho toàn bộ thể khí C tác dụng với 1 lít dd KMnO4 0,2 M ở môi trường H2SO4, dd KMnO4 có bị mất màu hoàn toàn không? Đáp án: a) A: Cu, CT muối ngậm nước: CuSO4.5H2O. b) VNaOH = 0,4 lít. c) dd KMnO4 không bị mất màu hoàn toàn. Bài 11: Hòa tan 8,32 gam Cu vào 3 lít dd HNO3 thu được dd A và 4,928 lít hỗn hợp NO, NO2 (đktc). a) Hỏi ở đktc 1 lít hỗn hợp 2 khí này có khối lượng bao nhiêu gam? b) 16,2 gam bột Al phản ứng hết dd A tạo ra hỗn hợp NO, N2 và thu được dd B. Tính thể tích NO và N2 trong hỗn hợp biết tỉ khối của hỗn hợp 2 khí đối với H2 là 14,4. c) Để trung hòa dd B phải dùng 100 ml dd Ba(OH)2 1,3 M. Tính nồng độ mol của dd HNO3 ban đầu. Đáp án: a) mhh = 1,99 gam. b) VNO = 2,24 lít, VN2 = 3,36 lít. c) [HNO3] = 0,98 M. Bài 12: Một hỗn hợp X gồm CuO và Cu có tổng % của Cu trong cả hai chất là 88,89%. a) Xác định thành phần % theo số mol của X. b) Hòa tan 144 gam hỗn hợp X trong 2,8 lít HNO3 1 M thì thu được V1 lít khí NO. CuO tan hết, còn lại một phần Cu chưa tan. Tính V1 và khối lượng Cu còn lại. Sưu tầm và chọn lọc: Lương Phát Tài 12 Hóa 1
- BÀI TẬP HÓA HỌC 12 PHẦN CROM, SẮT, ĐỒNG. c) Thêm 2 lít dd HCl 1 M, có V2 khí NO thoát ra. Tính V2, Cu có tan hết hay không? Đáp án: a) 50% Cu và 50% CuO (theo số mol). b) V1 = 4,48 lít, mCu = 44,8 gam. c) V2 = 14,45 lít, Cu tan hết. Bài 13: Một hỗn hợp X gồm FeO và Fe2O3 có khối lượng là 30,4 gam. Nung hỗn hợp này trong một bình kín có chứa 22,4 lít CO (đktc). Khối lượng hỗn hợp khí thu được là 36 gam. a) Xác định thành phần hỗn hợp khí. Biết rằng X bị khử hoàn toàn thành Fe. b) Tính khối lượng Fe thu được và khối lượng 2 oxit sắt. Đáp án: a) 50% CO và 50% CO2. b) mFe = 22,4 gam, mFeO = 14,4 gam, mFe2O3 = 16 gam. Bài 14: Một hỗn hợp X gồm FeCl3 và CuCl2 hòa tan trong nước cho dd A. Chia A làm 2 phần bằng nhau: Phần 1: Cho tác dụng với 0,5 lít dd AgNO3 0,3 M cho 17,22 kết tủa. Phần 2: Cho tác dụng với 1 lượng NaOH 2 M vừa đủ để kết tủa hết 2 hidroxit. Kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi cho một chất rắn nặng 4 gam. a) Chứng minh Cl- đã kết tủa hết với AgNO3. Tính khối lượng feCl3 và CuCl2 trong hỗn hợp X. b) Tính thể tích dd NaOH 2 M đã dùng. c) Thêm m gam AlCl3 vào lượng hỗn hợp X trên được hỗn hợp Y. Hòa tan hết Y và thêm từ từ dd NaOH 2 M. Khi thể tích NaOH 2 M thêm vào là 0,14 lít thì kết tủa không thay đổi nữa. Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung kết tủa và khối lượng m của AlCl3 đã thêm vào hỗn hợp X. Đáp án: a) mFeCl3 = 6,5 gam, mCuCl2 = 8,1 gam. b) VNaOH = 0,06 lít. c) mrắn = 4 gam, mAlCl3 = 1,335 gam. Bài 15: Một hỗn hợp gồm Zn và Fe có khối lượng 37,2 gam. Hòa tan hỗn hợp này torng 2 lít dd H2SO4 0,5 M. a) Chứng tỏ hỗn hợp này tan hết. b) Nếu dùng một lượng hỗn hợp Zn và Fe gấp đôi trường hợp trước, lượng H2SO4 vẫn như cũ thì hỗn hợp mới này có tan hết trong H2SO4 hay không? c) Trong trường hợp a, hãy tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp biết rằng lượng H2 tạo ra trong các phản ứng tác dụng vừa đủ với 48 gam CuO nung nóng. Tính nồng độ mol của mỗi ion kim loại và của H+ trong dung dịch thu được sau phản ứng. (thể tích dung dịch vẫn là 2 lít). Đáp án: b) Hỗn hợp mới không tan hết. c) mZn = 26 gam, mFe = 11,2 gam, [Zn2+] = 0,2 M, [Fe2+] = 0,1 M, [H+] = 0,4 M. Bài 16: Cho hỗn hợp A gồm kim loại R (hóa trị 1), kim loại X (hóa trị 2). Hòa tan 3 gam A vào dd chứa HNO3 và H2SO4, thu được 2,94 gam hỗn hợp B gồm khí NO2 và khí D, có thể tích là 1,344 lít (đktc). a) Tính khối lượng muối khan thu được. b) Nếu tỉ lệ khí NO2 và khí D thay đổi thì khối lượng muối khan thay đổi trong khoảng giá trị nào? c) Nếu cho cho cùng một lượng khí Cl2 lần lượt tác dụng với kim loại R và với X thì khối lượng kim loại R đã phản ứng gấp 3,375 lần khối lượng của kim loại X, khối lượng muối clorua của R thu được gấp 2,126 lần khối lượng muối clorua của X đã tạo thành. Hãy tính thành phần % về khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp A. Đáp án: a) mmuối = 7,06 gam. b) 6,36 < mmuối < 7,34.c) X: Cu, R: Ag, % Cu = 64%, % Ag = 36%. Bài 17: Một hỗn hợp X gồm 2 kim loại A, B (đều hóa trị 2) với MA ≈ MB, mX = 9,7 gam. Hỗn hợp X tan hết trong 200 ml dd Y chứa H2SO4 12 M và HNO3 2 M tạo ra hỗn hợp Z gồm 2 khí SO2 và NO có tỉ khối của Z đối với H2 bằng 23,5 và V = 2,688 lít (đktc) và dd T. a) Tính số mol SO2 và NO trong hỗn hợp Z. b) Xác định A, B và khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. c) Tính thể tích dd NaOH phải thêm vào dd T để bắt đầu có kết tủa, kết tủa cực đại và kết tủa cực tiểu. Đáp án: a) nSO2 = nNO = 0,06 mol. b) A: Cu, B: Zn, mCu = 3,2 gam, mZn = 6,5 gam. c) dd bắt đầu có kết tủa: VNaOH = 2,36 lít. dd có kết tủa cực đại: VNaOH = 2,51 lít. dd có kết tủa cực tiểu: VNaOH = 2,61 lít. Sưu tầm và chọn lọc: Lương Phát Tài 12 Hóa 1
- BÀI TẬP HÓA HỌC 12 PHẦN CROM, SẮT, ĐỒNG. Bài 18: Một hỗn hợp X có khối lượng là 18,2 gam gồm 2 kim loại A (hóa trị 2) và B (hóa trị 3). A, B là 2 kim loại thông dụng. Hỗn hợp X tan hết trong 200 ml dd Y chứa H2SO4 10 M và HNO3 8 M cho ra hỗn hợp khí Z gồm SO2 và khí D (oxit nitơ) có dD/CO2 = 1. Hỗn hợp Z có V = 4,48 lít (đktc) và dZ/H2 = 27. a) Xác định khí D, số mol SO2 và D trong hỗn hợp Z. b) Xác định 2 kim loại A, B biết rằng số mol 2 kim loại bằng nhau và tính % mỗi kim loại trong hỗn hợp X. c) Chứng minh rằng 200 ml dd Y hòa tan hết hỗn hợp X trên. Tìm giới hạn trên và giới hạn dưới của khối lượng muối khan thu được khi hòa tan X trong Y. Đáp án: a) D: N2O, nSO2 = nNO2 = 0,1 mol. b) A: Cu, B: Al, c) 66,2 < mmuối < 80,2 Bài 19: Một thanh kim loại M hóa trị 2 được nhúng vào trong 1 lít dd CuSO4 0,5 M. Sau khi lấy thanh M ra và cân lại, thấy khối lượng của thanh tăng 1,6 gam, nồng độ CuSO4 còn 0,3 M. a) Xác định thanh kim loại M. b) Lấy một thanh M có khối lượng ban đầu bằng 8,4 gam nhúng vào dd chứa AgNO3 0,2 M và CuSO4 0,1 M. Thanh M có tan hết hay không? Tính khối lượng chất rắn A thu được và nồng độ mol các ion kim loại có trong dd sau phản ứng. (giả sử thể tích dd sau phản ứng vẫn là 1 lít). Đáp án: a) M: Fe. b) Thanh Fe tan hết, [Fe2+] = 0,15 M, [Cu2+] = 0,05 M, mA = 24,8 gam. Bài 20: Nhúng một thanh kim loại M hóa trị 2 vào 0,5 lít dd CuSO4 0,2 M. Sau phản ứng khối lượng thanh M tăng lên 0,4 gam trong khi nồng độ CuSO4 còn lại là 0,1 M. a) Xác định kim loại M. b) Lấy m gam kim loại M cho vào 1 lít dd chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 nồng độ mỗi muối là 0,1 M. Sau phản ứng ta thu được chất rắn A khối lượng 15,28 gam và dd B. Tính m. c) Thêm vào dd B một lượng NaOh dư, thu được kết tủa C. Đem nung chất kết tủa này ngoài không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn D. Xác định thành phần % khối lượng chất rắn D và khối lượng của D. Đáp án: a) M: Fe. b) m = 6,72 gam. c) mD = 12 gam. Thành phần D: % Fe2O3 = 80%, % CuO = 20%. Bài 21: Một hỗn hợp X gồm kim loại M (có hóa trị 2 và 3) và oxit MxOy của kim loại ấy. Khối lượng mX bằng 27,2 gam. Hỗn hợp X tan hết trong 0,8 lít dd HCl 2 M cho ra dd A và 4,48 lít H2 (đktc). Để trung hòa lượng axit dư trong dd A cần 0,6 lít dd NaOH 1 M. a) Xác định M, MxOy, % M và % MxOy trong hỗn hợp biết rằng trong 2 chất này có một chất có số mol bằng 2 lần số mol chất kia. b) Một hỗn hợp khác Y có khối lượng là 37,6 gam cũng gồm Mvà MxOy trên. Tính số mol H2SO4 loãng tối đa để hòa tan hết hỗn hợp Y. Suy ra Y tan hết trong 1 lít dd H2SO4 1 M. c) Tính nồng độ % các chất tan trong dd B thu được khi hòa tan Y trong 1 lít dd H2SO4 1 M (d = 1,1 g/ml) biết rằng tổng số mol M và MxOy trong Y bằng tổng số mol M và MxOy trong X. Đáp án: a) M: Fe, MxOy: Fe2O3 Sưu tầm và chọn lọc: Lương Phát Tài 12 Hóa 1
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập hóa học 12 phần Cacbohidrat - Polime & Vật liệu Polime
2 p | 1201 | 593
-
Sưu tầm chọn lọc Bài tập Hóa học 12 phần Este
5 p | 1196 | 472
-
BÀI TẬP HÓA HỌC 12 PHẦN ESTE
5 p | 824 | 193
-
Bài giảng Hóa học 12 bài 13: Đại cương về polime
36 p | 544 | 77
-
Bài giảng Hóa học 12 bài 10: Amino axit
23 p | 388 | 64
-
Giáo trình hóa học 12 (Phần 2)
10 p | 206 | 60
-
Bài giảng Hóa học 12 bài 11: Peptit và protein
43 p | 462 | 54
-
Câu hỏi trắc nghiệm hóa học 12 - phần Ankan
2 p | 361 | 52
-
Bài giảng Hóa học 12 bài 16: Thực hành Một số tính chất của protein và vật liệu của polime
13 p | 633 | 52
-
Bài giảng Hóa học 12 bài 9: Amin
24 p | 278 | 39
-
Bài giảng Hóa học 12 bài 23: Luyện tập điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại
10 p | 229 | 30
-
Bài giảng Hóa học 12 bài 7: Luyện tập - cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat
21 p | 261 | 28
-
Bài tập hóa học lớp 12 về sắt, oxit sắt
2 p | 205 | 23
-
Bài tập hóa học lớp 12 trường THPT Việt Yên 1- Bắc giang
1 p | 102 | 5
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa học 12 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển - Mã đề 204
5 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
2 p | 29 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Phan Bội Châu
18 p | 12 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn