intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BÀI TẬP NÂNG CAO VỀ VĂN BẢN “VỢ NHẶT”

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

395
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua một số bài tập giúp HS rèn luyện thêm kĩ năng phân tích nhân vật; đặc biệt là phân tích diễn biến tâm lí nhân vật( nhân vật Tràng và người vợ Tràng ) B/ Tiến trình bài dạy: I. Vấn đề thảo luận: 1.Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vâth Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân? 2.Hình tượng người vợ nhặt trong tac phẩm cùng tên của nhà văn Kim Lân?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BÀI TẬP NÂNG CAO VỀ VĂN BẢN “VỢ NHẶT”

  1. BÀI TẬP NÂNG CAO VỀ VĂN BẢN “VỢ NHẶT” A/ Yêu cầu cần đạt: Qua một số bài tập giúp HS rèn luyện thêm kĩ năng phân tích nhân vật; đặc biệt là phân tích diễn biến tâm lí nhân vật( nhân vật Tràng và người vợ Tràng ) B/ Tiến trình bài dạy: I. Vấn đề thảo luận: 1.Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vâth Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân? 2.Hình tượng người vợ nhặt trong tac phẩm cùng tên của nhà văn Kim Lân? II.Gợi ý: (GV nêu vấn đề, HS thảo luận nhóm và trả lời, GV khái quát lại) Câu 1:
  2. - Tràng là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn “Vợ nhặt”của nhà văn Kim Lân. Qua nhân vật này, nhà văn đã miêu tả một cách chân thực số phận, cảnh ngộ và phẩm chất của người nông dân nghèo trước Cách mạng. - Tràng là một người nông dân ngụ cư nghèo khổ, thô kệch, xấu xí + Anh có một ngoại hình thô kệch: cái đầu trọc, hai mắt nhỏ tí, quai hàm bạnh ra và dáng đi chúi về phía trước. + Tính cách của anh cũng rất thô mộc: anh hay đùa với trẻ con rồi cười hềnh hệch, anh nói với người đàn bà mới quen băng những lời lẽ cộc lốc, thậm chí anh không hề biết an ủi, chia sẽ khi thấy vợ thấy mẹ buồn + Cảnh ngộ của Tràng cũng rất khốn khó: anh kiếm sống bằng nghề đẩy xe thuê, lại phải nuôi mẹ già. Đã vậy anh còn là dân ngụ cư. Cũng như bao người dân khác ở xóm này, Tràng cũng bị đẩy đến miệng vực của sự chết đói - Nhưng ẩn dưới vẻ bề ngoài ấy là một trái tim ấm áp yêu thương và tràn đầy sức sống + Mặc dù bị đẩy đến miệng vực của cái chết nhưng Tràng vẫn không bi quan, tuyệt vọng, anh vẫn vươn lên dành lấy hạnh phúc. Do vậy anh vẫn “nhặt vợ” và cảm trhấy nên người nhờ người đàn bà ấy
  3. + Dù lấy vợ một cách quá dễ dàng nhưng chưa dây phút nào anh coi khinh cô vợ theo không mình. Trái lại anh dành cho chị một tình cảm thô mộc nhưng ấm áp. Câu 2: Không phải là nhân vật trung tâm của truyện nhưng chị “vợ nhặt” trong truyện ngắn cùng tên của Kim Lân đã trở thành một biểu tượng cho khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc. - Chị là một người phụ nữ có số phận bất hạnh: + Là một người đàn bà không tên, ngoại hình xấu xí, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt, mắt trủng hoáy, khuôn mặt gầy lép. + Cái đói đã cướp mất gia đình, quê hương, đẩy chị ra sống đầu đường xó chợ + Cái chết đang rình rập cuộc sống của chị từng ngày từng giờ + Cái đói cũng đã bóp méo nhân cách của chị, làm cho chị trở nên trơ trẽn - Nhưng trong người đàn bà đói rách như tổ đỉa ấy lại ẩn chứa một sức sống mạnh mẽ: + Sức sống đã giúp chị theo không Tràng về làm vợ để tìm sự sống + Về đến nhà Tràng chị thay đổi hẳn. Chị trở nên ý tứ, nết na, hiền thục
  4. + Sức sống ấy đã giúp chị tìm lại được tất cả những gì mà số phận đã cướp mất của chị: cuộc sống, gia đình, quê hương. + Sức sống trong chị đã mang đến sinh khí cho ngôi nhà của Tràng, mang đến niềm vui cho Tràng và bà cụ Tứ Bằng thái độ nâng niu, trân trọng, Kim Lân đã khám phá ra vẻ đẹp của tình người, của sức sống kì diệu trong tâm hồn người lao động nghèo. III.Bài tập về nhà: Diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt của Kim lân?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2