intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thảo luận Quản trị nhân lực: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Chia sẻ: Ngo Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:35

169
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là như thế nào? Vì sao mà lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm đến hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực? Bài thảo luận Quản trị nhân lực: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sau đây sẽ đi trả lời những câu hỏi đó. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thảo luận Quản trị nhân lực: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

  1. Trường ĐH Kinh tế &QTKD  Môn:Quản trị nhân lực BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ NHÂN LỰC   Đề tài: Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực.   Phân biệt giữa đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Giải thích lý   do mà lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm đến hoạt động đào tạo và phát  triển nguồn nhân lực? Giáo viên hướng dẫn:Cô NGUYỄN THỊ NHƯ TRANG Nhóm thực hiện        :Nhóm1 Lớp :K6QTKDTHA GVHD:Nguyễn Thị Như Trang                                                                    SVTH:Nhóm1 ­ 1 ­
  2. Trường ĐH Kinh tế &QTKD  Môn:Quản trị nhân lực QUẢN TRỊ NHÂN LỰC   Đề tài: Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực.   Phân biệt giữa đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Giải thích lý   do mà lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm đến hoạt động đào tạo và phát  triển nguồn nhân lực? Giáo viên hướng dẫn:Cô NGUYỄN THỊ NHƯ  TRANG                                     SVTH:                                                                                                                                                        Dương Thị Hằng                                                                              Lê Đức Anh                                                                              D ương Th ị Bùi Đào Thị Hạnh Chu Thị Dĩnh Nguyễn Trọng Đại Đỗ Công Duy Nông Minh Đức Nông Thị Dung Ngô Cao Biên Nguyễn Tài Cường                                                Thái Nguyên tháng 10 năm 2011 GVHD:Nguyễn Thị Như Trang                                                                    SVTH:Nhóm1 ­ 2 ­
  3. Trường ĐH Kinh tế &QTKD  Môn:Quản trị nhân lực LỜI MỞ ĐẦU Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất   nước; đồng thời cũng đang bước đầu tiếp cận dần đến nền kinh tế  tri  thức và những tiến bộ  của thời đại, do đó nền kinh tế  đang trong quá  trình chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ. Sự chuyển dịch kép từ  nền kinh tế  nông nghiệp sang nền kinh tế  công nghiệp và nền kinh tế  tri thức, đòi  hỏi chúng ta phải có nguồn nhân lực có đủ  khả  năng và trình độ để  đáp  ứng những đòi hỏi, yêu cầu khách quan đó. Nhận thức được tầm quan trọng cấp thiết của vấn đề  đào tạo và  phát triển nguồn nhân lực. Đảng và Nhà nước ta đã có quan điểm, chủ  trương coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đồng thời cũng  đưa ra nhiều chính sách về  giáo dục và đào tạo nhằm phát triển nguồn  nhân lực phục vụ  cho quá trình phát triển kinh tế, văn hoá ­ xã hội của  đất nước. Trong nền kinh tế  hiện nay, vấn đề  đào tạo và phát triển nguồn  nhân lực của các doanh nghiệp là một yếu tố tất yếu, rất quan trọng đối   với doanh nghiệp. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện  tốt vấn đề này. Vì vậy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hay đào tạo  và phát triển nguồn nhân lực là một trong những yêu cầu cấp bách để  thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Vấn đề  đặt ra đối với mỗi  quốc gia là phải thường xuyên chăm lo, nâng cao chất lượng nguồn nhân  lực nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội.  GVHD:Nguyễn Thị Như Trang                                                                    SVTH:Nhóm1 ­ 3 ­
  4. Trường ĐH Kinh tế &QTKD  Môn:Quản trị nhân lực Vậy đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là như  thế  nào? Và do vì sao  mà lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm đến hoạt động đào tạo và phát triển  nguồn   nhân   lực?Trong   bài   thảo   luận   môn   “Quản   trị   nhân   lực”nhóm  chúng em  sẽ tìm hiểu và phân tích làm rõ hơn câu hỏi trên.  MỤC LỤC I.KHÁI NIỆM VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC. 1. Đào tạo nguồn nhân lực 2. Phát triển nguồn nhân lực. 3.Mối quan hệ giữa đào tạo và phát triển nguồn nhân lực II:PHÂN BIỆT GIỮA ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC 1.   Sự giống nhau:  2.   Sự khác nhau III.     CÁC   PHƯƠNG   PHÁP   ĐÀO   TẠO   VÀ   PHÁT   TRIỂN   NGUỒN  NHÂN LỰC 2.1  Đào tạo trong công việc: 2.2  Đào tạo ngoài công việc:  2.3. Các hình thức đào tạo 2.4. Xây dựng chương trình đào tạo và phát triển. IV:LÝ DO NHÀ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP QUAN TÂM ĐẾN HOẠT   ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC IV:THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC  CỦA DN CỤ THỂ ­ CÔNG TY VINAMILK GVHD:Nguyễn Thị Như Trang                                                                    SVTH:Nhóm1 ­ 4 ­
  5. Trường ĐH Kinh tế &QTKD  Môn:Quản trị nhân lực I.KHÁI   NIỆM   VỀ   ĐÀO   TẠO   VÀ   PHÁT   TRIỂN   NGUỒN   NHÂN  LỰC. 1. Đào tạo nguồn nhân lực. ­ Đào tạo là hoạt động học tập nhằm trang bị  kiến thức về nghề  nghiệp giúp cho người lao động hoàn thành công việc được giao tốt hơn.  ­ Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị  những kiến thức   nhất định về  chuyên môn, nghiệp vụ  cho người lao động để  họ  có thể  đảm nhận một nghề nào đó, hay để  làm tốt hơn một công việc nào đó,   hoặc để làm những công việc khác trong tương lai. 2. Phát triển nguồn nhân lực. ­ Phát triển nguồn nhân lực (theo nghĩa rộng) là tổng thể  các hoạt  động học tập có tổ  chức được tiến hành trong những khoảng thời gian   nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao  động. ­ Phát triển nguồn nhân lực là toàn bộ  những hoạt động tác động  vào người lao động, để người lao động có đủ khả năng phục vụ cho nhu   cầu về lao động trong tương lai  GVHD:Nguyễn Thị Như Trang                                                                    SVTH:Nhóm1 ­ 5 ­
  6. Trường ĐH Kinh tế &QTKD  Môn:Quản trị nhân lực ­ Xét về mặt nội dung: phát triển nguồn nhân lực gồm 3 loại hoạt   động: đào tạo, giáo dục và phát triển.Trong đó:        . Đào tạo (hay còn gọi là đào tạo kĩ năng) là các hoạt động học   tập nhằm giúp cho người lao động có thể  thực hiện có hiệu quả  hơn  chức năng nhiệm vụ của mình.          .  Giáo dục là các hoạt động tập thể  chuẩn bị  cho người lao   động bước vào một nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề mới, thích  hợp hơn trong tương lai.    . Phát triển là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công  việc trước mắt của người lao động, nhằm mở  ra cho họ  những công  việc mới dựa trên cơ sở  những định hướng tương lai của tổ chức hoặc   phát triển khả năng nghề nghiệp của họ.  ­ Mục tiêu chung của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhằm  sử dụng tối đa nguồn lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức   thông qua việc giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm  vững hơn nghề nghiệp của mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của   mình một cách tự  giác hơn, với thái độ  tốt hơn, cũng như  nâng cao khả  năng thích ứng của họ với công việc trong tương lai. ­ Lí do phải thực hiện công tác đào tạo và phát triển: .  Để  đáp  ứng nhu cầu công việc của tổ  chức hay nói cách  khác là để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của tổ chức.  . Để đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động. . Đào tạo và phát triển là một hoạt động sinh lợi đáng kể. ­ Ý nghĩa của đào tạo và phát triển: Đào tạo và phát triển là điều  kiện quyết định để một tổ chức có thể tồn tại và đi lên trong cạnh tranh. GVHD:Nguyễn Thị Như Trang                                                                    SVTH:Nhóm1 ­ 6 ­
  7. Trường ĐH Kinh tế &QTKD  Môn:Quản trị nhân lực ­ Các tác dụng chủ yếu của đào tạo và phát triển: . Nâng cao năng suất lao động hiệu quả thực hiện công việc. . Nâng cao chất lượng của thực hiện công việc. .  Giảm bớt tai nạn lao động vì ngươì lao động nắm nghề  nghiệp tốt hơn và có thái độ lao động tốt hơn. .  Giảm bớt sự  giám sát vì người lao động được đào tạo là   người có khả năng tự giám sát. . Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức. *   Đặc điểm của phát triển nguồn nhân lực. ­ Số   lượng   nguồn   nhân   lực   (số   người,   số   ngày/người,   số  giờ/người): bù đắp cho hao hụt tự nhiên và tăng thêm do yêu  cầu của sản xuất. ­ Chất lượng nguồn nhân lực: + Thể lực: chiều cao, trọng lượng, giác quan. + Trí lực: tuổi thọ  bình quân, tỉ  lệ  học sinh đến trường, thu   nhập   quốc   dân   bình   quân   đầu   người   (HDI:   là   chỉ   số   phát   triển   con   người).       3.Mối quan hệ giữa đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt về nguồn nhân lực  , để  thu hút, giữ  chân và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các  DN buộc phải xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân  lực. Chiến lược nguồn nhân lực là chiến lược chức năng và là một công  cụ nhằm thực hiện chiến lược doanh nghiệp. Phát triển nguồn nhân lực (PT NNL) là quá trình nâng cao năng  lực sản xuất  và  tính hiệu quả  hoạt  động  của nguồn  lực con người   trong DN, là quá trình xây dựng cơ cấu NNL tương thích với hệ  thống   GVHD:Nguyễn Thị Như Trang                                                                    SVTH:Nhóm1 ­ 7 ­
  8. Trường ĐH Kinh tế &QTKD  Môn:Quản trị nhân lực kinh doanh tại từng thời  điểm và phù hợp với chiến lược phát triển   DN. Chiến lược PT NNL bao gồm t ổng th ể các hoạt động nhằm  nâng   cao chất lượng NNL và  hoàn thiện quy mô và kết cấu NNL một cách  có tổ  chức của doanh nghiệp (DN). Nâng cao chất lượng NNL là mục   tiêu và nhiệm vụ  chủ  yếu của công tác đào tạo. Hoàn thiện kết cấu  NNL là mục tiêu và nhiệm vụ của công tác tổ chức nhân sự. Nội dung  và chương trình đào tạo phải được xây dựng trên cơ  sở  chiến lược  nguồn nhân lực. Không thể thực hiện được chiến lược phát triển  nguồn  nhân lực nếu không có một chiến lược đào tạo phù hợp. Như  vậy, đào  tạo vừa là nội dung cơ  bản vừa là công cụ  chủ  yếu nhằm thực hiện   chiến lược phát triển nguồn nhân lực của DN. II:PHÂN BIỆT GIỮA ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC 1..   Sự giống nhau:  ­ Mục tiêu chung của đào tạo và  phát triển nguồn nhân lực là nhằm  sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện  có và nâng cao tính hiệu quả của tổ  chức thông qua việc giúp cho người  lao động của tổ  chức hiểu rõ hơn  về   công   việc,   nắm   vững   hơn   về  nghề nghiệp của mình và thực hiện  chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, với thái độ tốt   hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với các công việc  trong tương lai. ­ Đối tượng của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chính là con  người; hay nói cụ thể hơn chính là người lao động. GVHD:Nguyễn Thị Như Trang                                                                    SVTH:Nhóm1 ­ 8 ­
  9. Trường ĐH Kinh tế &QTKD  Môn:Quản trị nhân lực ­ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu sản  xuất kinh doanh, đồng thời đáp  ứng nhu cầu học tập của người lao  động.  Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giúp cho doanh nghiệp:       + Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc.       + Nâng cao chất lượng thực hiện công việc.            + Giảm bớt sự  giám sát vì người lao động được đào tạo là  người có khả năng tự giám sát.        + Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức.       + Duy trì và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực.            + Tạo điều kiện cho áp dụng tiến bộ  khoa học kỹ  thuật và   quản lí vào doanh nghiệp.       + Tạo ra được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Đối với người lao động, vai trò của đào tạo và phát triển nguồn   nhân lực thể hiện ở chỗ:       + Tạo được sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp.       + Tạo được tính chuyên nghiệp trong người lao động       + Tạo ra được sự thích ứng giữa người lao động và công việc   hiện tại cũng như tương lai.            + Đáp  ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển cá nhân của  người lao động.       + Tạo cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới trong   công việc của họ; là cơ  sở để  phát huy tính sáng tạo, năng động của  người lao động trong công việc. ­ Để  đáp ứng nhu cầu công việc của tổ chức hay nói cách khác là  để  đáp  ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của tổ  chức, nhu cầu học   tập của người lao động; đồng thời là một hoạt động sinh lợi đáng kể  GVHD:Nguyễn Thị Như Trang                                                                    SVTH:Nhóm1 ­ 9 ­
  10. Trường ĐH Kinh tế &QTKD  Môn:Quản trị nhân lực nên các doanh nghiệp cần phải thực hiện công tác đào tạo và phát  triển nguồn nhân lực. ­ Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là điều kiện quyết định để  tổ  chức, doanh nghiệp có thể  tồn tại, phát triển và đi lên trong xu  hướng cạnh tranh.  2.   Sự khác nhau: Đào tạo nguồn nhân lực Phát triển nguồn nhân lực ­ Là quá trình trang bị  những kiến  ­ Là toàn bộ  những hoạt động tác  thức   nhất   định   về   chuyên   môn,  động   vào   người   lao   động,   để  nghiệp vụ  cho người lao động để  người   lao   động   có   đủ   khả   năng  họ có thể đảm nhận một nghề nào  phục vụ  cho nhu cầu về lao động  đó,   hay  để   làm   tốt   hơn  một   công  trong tương lai. việc   nào   đó,   hoặc   để   làm   những  công việc khác trong tương lai. ­   Đào   tạo   là   quá   trình   thực   hiện  ­ Phát triển là quá trình thực hiện  những công việc ở hiện tại.  những công việc ở tương lai. ­ Đào tạo được thực hiện  ở  phạm  ­ Phát triển được thực hiện trong  vi cá nhân. phạm vi cá nhân và tổ chức. ­   Đào   tạo   được   thực   hiện   trong  ­   Phát   triển   thì   được   thực   hiện  khoảng thời gian ngắn hạn. trong thời gian dài hạn. ­ Mục đích của đào tạo nguồn nhân  ­ Mục đích của phát triển nguồn  lực la khắc phục sự  thiếu hụt về  nhân lực là chuẩn bị cho tương lai  kiến thức và kỹ  năng hiện tại cho  một đội ngũ lao động có trinh độ  người lao động. kỹ thuật, tay nghề cao. ­ Đào tạo nguồn nhân lực có phạm  ­ Phát triển nguồn nhân lực mang  GVHD:Nguyễn Thị Như Trang                                                                    SVTH:Nhóm1 ­ 10 ­
  11. Trường ĐH Kinh tế &QTKD  Môn:Quản trị nhân lực vi   hẹp   hơn,   nó   chính   là   một   nội  nghĩa rộng hơn, nó không chỉ  bao  dung   của   phát   triển   nguồn   nhân  gồm vấn đề đào tạo mà còn nhiều  lực. vấn đề  khác như: chăm sóc y tế,  tuyên   truyền   sức   khoẻ   cộng  đồng…nhằm   phát   triển   nguồn  nhân lực trên mọi phương diện. ­ Phát triển nguồn nhân lực mang  ­ Đào tạo nguồn nhân lực mang tính  tính   chất   dài   hạn,   lâu   dài   hơn  chất ngắn hạn hơn trong nền kinh  trong nền kinh tế. tế. ­ Phát triển nguồn nhân lực thực  chất là phát triển đào tạo hoặc là  ­     Đào   tạo   nguồn   nhân   lực   thực  phát triển đào tạo và phát triển. chất là quá trình nâng cao trình độ,          Phát   triển   đào   tạo   cũng   là  kiến   thức,   kỹ   năng,   phương   pháp  những hoạt động học tập nhưng  làm việc cho người lao động. những   hoạt   động   học   tập   này  vượt qua khỏi những khuôn khổ  người   lao   động   đang   làm   trước  mắt và chuẩn bị  cho những công  việc trong tương lai. ­   Đào tạo nguồn nhân lực là một  hoạt động nằm trong quá trình, kế  hoạch   phát   triển   nguồn   nhân   lực.  Hay  nói   cách   khác   đào  tạo   nguồn  nhân lực là một nội dung trong quá  trình phát triển nguồn nhân lực.  GVHD:Nguyễn Thị Như Trang                                                                    SVTH:Nhóm1 ­ 11 ­
  12. Trường ĐH Kinh tế &QTKD  Môn:Quản trị nhân lực    GVHD:Nguyễn Thị Như Trang                                                                    SVTH:Nhóm1 ­ 12 ­
  13. Trường ĐH Kinh tế &QTKD  Môn:Quản trị nhân lực III.   CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN   NHÂN LỰC        2.1  Đào tạo trong công việc: ­ Là các phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó  người học sẽ học được các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc  thông qua thực tế thực hiện công việc dưới sự hướng dẫn của người lao   động lành nghề hơn. Thực chất là vừa làm, vừa học hay nói cách khác là  không thoát ly khỏi quá trình sản xuất. Gồm có các phương pháp sau: 2.1.1 Đào tạo theo chỉ dẫn công việc: ­ Dạy các kỹ năng thực hiện công việc cho hầu hết các công nhân   sản xuất và kể cả một số công việc quản lý. Quá trình đào tạo bắt đầu  bằng sự giới thiệu và giải thích của người dạy về mục tiêu của công ty.   Người học sẻ  nắm được kỷ  năng công việc qua quan sát, trao đổi, học  hỏi cho tới khi thành thạo.  2.1.2 Đào tạo theo kiểu học nghề: ­ Phương pháp này dùng để  dạy một nghề  hoàn chỉnh cho công  nhân. 2.1.3 Kèm cặp và chỉ dẫn: GVHD:Nguyễn Thị Như Trang                                                                    SVTH:Nhóm1 ­ 13 ­
  14. Trường ĐH Kinh tế &QTKD  Môn:Quản trị nhân lực ­ Giúp các cán bộ quản lý và các nhân viên giám sát học được các  kiến thức, kỷ  năng cần thiết cho công việc hiện tại và trong tương lai.  Có ba cách để kèm cặp:   Kèm cặp bởi người lãnh đạo trực tiếp.   Kèm cặp bởi một cố vấn.   Kèm cặp bởi người quản lý có kinh nghiệm hơn. 2.1.4 Luân chuyển và thuyên chuyển công việc:  Người quản lý được bố  trí luân chuyển công việc trong phạm vi  nội bộ một nghề nghiệp chuyên môn.  2.2  Đào tạo ngoài công việc:  ­ Là phương pháp đào tạo trong đó người học được tách khỏi sự  thực hiện các công việc thực tế. 2.2.1 Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp. ­ Các doanh nghiệp có thể tổ chức các lớp đào tạo với hai chương   trình đào tạo:lý thuyết và thực hành. 2.2.2 Cử đi học ở các trường chính quy. ­ Các doanh nghiệp cử  người lao động đến học tập  ở  các trường  dạy nghề hoặc trường quản lý do các bộ ngành, trung ương tổ chức. 2.2.3 Các bài giảng, các hội nghị và các thảo luận  ­ Trong các buổi thảo luận, học viên sẽ  thảo luận theo từng chủ  đề  dưới sự  hướng dẫn của người lãnh đạo, qua đó họ  học được các   kiến thức, kinh nghiệm cần thiết. 2.2.4 Đào tạo với sự trợ giúp của phương tiện nghe nhìn  ­ Đây là hình thức đào tạo kỹ  năng thông qua việc sử  dụng các  phương tiện nghe nhìn: đầu video, radio, máy chiếu điện tử…Mà không  cần giáo viên hướng dẫn. GVHD:Nguyễn Thị Như Trang                                                                    SVTH:Nhóm1 ­ 14 ­
  15. Trường ĐH Kinh tế &QTKD  Môn:Quản trị nhân lực 2.2.5 Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm ­ Phương pháp này gồm các cuộc hội thảo khoa học sử  dụng các   kỷ  thuật như: Bài tập tình huống, diễn kịch, mô phỏng trên máy tính… Giúp cho người học thực tập các tình huống như trên thực tế. 2.2.6 Mô hình hoá hành vi.  ­ Là phương pháp sử dụng các vở kịch để mô hình hoá các hành vi  hợp lý trong các hành vi đặc biệt. 2.2.7 Đào tạo kỷ năng xử lý công văn, giấy tờ  ­ Phương pháp này giúp cho người quản lý học tập ra các quyết  định nhanh chóng trong công việc hàng ngày. 2.3. Các hình thức đào tạo. 3.1 Đào tạo mới:  Tức là đào tạo cho những người chưa có nghề, để họ có được một nghề  nào đó trong tương lai. 3.2 Đào tạo lại:  Là đào tạo cho những người đã có nghề, nhưng nghề đó hiện không còn  phù hợp nữa. 3.3 Đào tạo nâng cao trình độ lành nghề:  Là đào tạo cho những người đã có nghề, để  họ  có thể  làm những công  việc phức tạp hơn. 2.4. Xây d   ựng chương trình đào tạo và phát triển .  4.1 Xác định nhu cầu đào tạo Xác định khi nào? Ở bộ phận nào? Cần phải đào tạo kỹ năng nào…Nhu   cầu được xác định dựa trên phân tích nhu cầu lao động của tổ chức, kiến   thức kỹ năng cần có cho công việc. 4.2 Xác định mục tiêu đào tạo Những kết quả cần đạt được của chương trình đào tạo gồm: GVHD:Nguyễn Thị Như Trang                                                                    SVTH:Nhóm1 ­ 15 ­
  16. Trường ĐH Kinh tế &QTKD  Môn:Quản trị nhân lực   + Kỹ năng cụ thể cần đào tạo và trình độ kĩ năng có được sau đào   tạo + Số lượng và cơ cấu người tham gia. + Thời gian đào tạo. 4.3 Lựa chọn đối tượng đào tạo:  4.4 Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo: ­ Hệ thống các môn học, bài học và phương pháp đào tạo chưa phù  hợp ­ Những môn học lí thuyết, chưa có tính  ứng dụng thực tế  công  việc cao ­ Phương pháp đào tạo còn cứng nhắc. Giáo viên để  đào tạo nhân viên tổ  chức chưa hẳn là những người  có kinh nghiệm thực tế cao, thấu hiểu tổ chức và những nhiệm vụ  tổ chức 4.5 Dự tính chi phí đào tạo Dự tính chi phí cho việc học và chi phi phí cho việc dạy.  4.6 Lựa chọn và đào tạo giáo viên  Lựa chọn giáo viên trong biên chế hoặc thuê ngoài.       Các giáo viên cần phải đựơc tập huấn để  nắm vững mục tiêu và cơ  cấu của chương trình đào tạo chung. 4.7 Đánh giá chương trình đào tạo:  Các tiêu thức đánh giá:     ­ Mục tiêu đào tạo có đạt được hay không?     ­ Những điểm yếu và điểm mạnh của chương trình đào tạo hoặc tính  toán hiệu quả kinh tế của việc đào tạo thông qua so sánh chi phí và kết  quả của chương trình. GVHD:Nguyễn Thị Như Trang                                                                    SVTH:Nhóm1 ­ 16 ­
  17. Trường ĐH Kinh tế &QTKD  Môn:Quản trị nhân lực GVHD:Nguyễn Thị Như Trang                                                                    SVTH:Nhóm1 ­ 17 ­
  18. Trường ĐH Kinh tế &QTKD  Môn:Quản trị nhân lực   IV:LÝ DO NHÀ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP QUAN TÂM ĐẾN  HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Nhận thức về nguồn nhân lực của Việt  Nam   đang   còn   có   những   ý   kiến   khác   nhau.  Trên phương tiện thông tin đại chúng, người  ta thường nói đến thế mạnh của Việt Nam là  nguồn nhân công rẻ  mạt và kêu gọi các nhà  đầu tư hãy đầu tư vào Việt Nam vì Việt Nam  có nguồn nhân công rẻ  mạt. Tại sao lại nói  như vậy? Một số người chưa đánh giá đúng về nguồn nhân lực của Việt   Nam. Quan điểm chỉ đạo về vấn đề này cũng chưa rõ ràng. Khả năng để  tổ chức khai thác nguồn nhân lực còn bất cập. Vì vậy, để nghiên cứu nó,  phải tìm hiểu xem nguồn nhân lực ở Việt Nam xuất phát từ đâu và đang  ở trong tình trạng nào?  Nguồn nhân lực từ nông dân:  Tính đến nay, số dân của cả nước là 84,156 triệu người. Trong đó, nông  dân chiếm khoảng hơn 61 triệu 433 nghìn người, bằng khoảng 73% dân   số của cả nước. Số liệu trên đây phản ánh một thực tế là nông dân nước  ta chiếm tỷ lệ cao về lực lượng lao động xã hội. Theo các nguồn số liệu  mà tôi thống kê được, hiện nay, cả  nước có khoảng 113.700 trang trại,   7.240 hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thủy sản; có 217 làng nghề  và 40%  sản phẩm từ  các ngành, nghề  của nông dân được xuất khẩu đến hơn  GVHD:Nguyễn Thị Như Trang                                                                    SVTH:Nhóm1 ­ 18 ­
  19. Trường ĐH Kinh tế &QTKD  Môn:Quản trị nhân lực 100 nước. Như  vậy, so với trước đây, nông thôn nước ta đã có những  chuyển biến tích cực.  Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong nông dân ở nước ta vẫn chưa được khai  thác, chưa được tổ chức, vẫn bị  bỏ mặc và từ  bỏ  mặc đã dẫn đến sản  xuất tự  phát, manh mún. Người nông dân chẳng có ai dạy nghề  trồng  lúa. Họ  đều tự  làm, đến lượt con cháu họ  cũng tự  làm. Có người nói  rằng, nghề trồng lúa là nghề  dễ  nhất, không cần phải hướng dẫn cũng  có thể  làm được.  ở  các nước phát triển, họ  không nghĩ như  vậy. Mọi  người dân trong làng đều được hướng dẫn tỷ  mỷ  về  nghề  trồng lúa  trước khi lội xuống ruộng. Nhìn chung, hiện có tới 90% lao động nông,  lâm, ngư nghiệp và những cán bộ quản lý nông thôn chưa được đào tạo.  Điều này phản ánh chất lượng nguồn nhân lực trong nông dân còn rất   yếu kém. Sự  yếu kém này đẫ  dẫn đến tình trạng sản xuất nông nghiệp   nước ta vẫn còn đang trong tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún, sản xuất   theo kiểu truyền thống, hiệu quả sản xuất thấp. Việc liên kết "bốn nhà"  (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp) chỉ là hình thức.  Tình trạng đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, làm cho một bộ phận lao   động ở nông thôn dôi ra, không có việc làm. Từ năm 2000 đến năm 2007,  mỗi năm nhà nước thu hồi khoảng 72 nghìn ha đất nông nghiệp để  phát   triển công nghiệp, xây dựng đô thị và rơi vào túi những ông có chức, có  quyền ở địa phương, gây nên bất hợp lý trong chính sách đối với người  nông dân.  Chính vì nguồn nhân lực trong nông thôn không được khai thác, đào tạo,   nên một bộ  phận nhân dân  ở  nông thôn không có việc làm  ở  các khu  công nghiệp, công trường. Tình trạng hiện nay là các doanh nghiệp đang   GVHD:Nguyễn Thị Như Trang                                                                    SVTH:Nhóm1 ­ 19 ­
  20. Trường ĐH Kinh tế &QTKD  Môn:Quản trị nhân lực thiếu nghiêm trọng thợ có tay nghề cao, trong khi đó, lực lượng lao động  ở nông thôn lại dư thừa rất nhiều.  Vấn đề  lao động và việc làm  ở  nông thôn Việt Nam đang rất đáng lo  ngại. Nông dân  ở  những nơi bị  thu hồi đất thiếu việc làm; chất lượng  lao động thấp, nhưng cho đến nay, qua tìm hiểu, tôi thấy vẫn chưa được  khắc phục có hiệu quả.  Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là chính sách đối với nông dân,  nông thôn, nông nghiệp chưa rõ ràng.  Nguồn nhân lực từ công nhân:  Về  số  lượng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay có khoảng dưới 5  triệu người, chiếm 6% dân số  của cả  nước, trong đó, công nhân trong  các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ thấp, khoảng gần 2 triệu người,   bằng khoảng 40% so với lực lượng công nhân nói chung của cả  nước;   lực lượng công nhân của khu vực ngoài nhà nước có khoảng 2,70 triệu,  chiếm   gần   60%.   Xu   hướng   chung   là   lực   lượng   công   nhân   trong   các  doanh nghiệp nhà nước ngày càng ít đi, trong khi đó, lực lượng công  nhân của khu vực ngoài nhà nước ngày càng tăng lên. Công nhân có tay  nghề cao chiếm tỷ lệ rất thấp so với đội ngũ công nhân nói chung. Trình   độ văn hóa, tay nghề, kỹ thuật của công nhân còn thấp. Số công nhân có  trình độ  cao đẳng, đại học  ở  Việt Nam có khoảng 150 nghìn người,  chiếm khoảng 3,3% so với đội ngũ công nhân nói chung ở Việt Nam. Số  công nhân xuất khẩu lao động tiếp tục tăng, tuy gần đây có chững lại.   Từ  năm 2001  đến năm 2006, Việt Nam  đã đưa được gần 375 nghìn  người lao động đi làm việc tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ, tăng gấp 4  lần so với thời kỳ 1996­2000 (95 nghìn người). Hiện nay, lao động Việt   GVHD:Nguyễn Thị Như Trang                                                                    SVTH:Nhóm1 ­ 20 ­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2