YOMEDIA
ADSENSE
Bài thu hoạch tự bồi dưỡng thường xuyên - Modun 39: Phối hợp giữa giáo viên với gia đình và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh THPT
1.325
lượt xem 76
download
lượt xem 76
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài thu hoạch tự bồi dưỡng thường xuyên - Modun 39: Phối hợp giữa giáo viên với gia đình và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh THPT với mục tiêu giúp giáo viên hình thành kĩ năng xây dựng kế hoạch phối hợp giữa giáo viên với gia đình và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh THPT.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thu hoạch tự bồi dưỡng thường xuyên - Modun 39: Phối hợp giữa giáo viên với gia đình và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh THPT
- BÀI THU HOẠCH TỰ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN Năm học 2015 – 2016 Họ và tên giáo viên : NGUYỄN THỊ TÝ Tổ: SINH – KTNN NỘI DUNG MODUN 39: “PHỐI HỢP GIỮA GIÁO VIÊN VỚI GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH THPT” I. Lí do chọn mô đun: Phương châm giáo dục của Đảng và nhà nước ta rất coi trọng và đánh giá cao vai trò giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu giáo dục và đào tạo học sinh thì cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của cả ba môi trường giáo dục: nhà trường gia đình – xã hội, trong đó nhà trường là nhân tố giữ vai trò chủ đạo. Cùng với đó gia đình, nhà trường và xã hội luôn được coi là "tam giác" giáo dục quan trọng đối với mỗi đứa trẻ. Tầm quan trọng của mỗi lực lượng cũng như mối quan hệ giữa ba lực lượng này trong việc giáo dục học sinh thì ai cũng hiểu nhưng vẫn có khoảng cách lớn giữa nói và làm. Vấn đề mấu chốt ở đây là làm như thế nào? Trên thực tế, lâu nay, sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường trong việc giáo dục học sinh không còn chặt chẽ như những năm trước. Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn mô đun này để tìm cách phối hợp chặt chẽ 3 thành tố quan trọng trong việc giáo dục toàn diện học sinh đáp ứng yêu cầu của xã hội. II. Khái quát nội dung mô đun 39: A. Mục tiêu: Giúp giáo viên hình thành kĩ năng xây dựng kế hoạch phối hợp giữa giáo viên với gia đình và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh THPT. B. Nội Dung: 1. Nội dung 1: Ý nghĩa mục tiêu của sự phối hợp giữa giữa giáo viên với gia đình và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh THPT Tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa gia đình và cộng đồng , xây dựng được sự cảm thông chia sẽ của cộng đồng đối với gia đình, đồng thời mỗi bên đều thấy trách nhiệm của mình trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Thống nhất về sự cần thiết của sự phối hợp nhằm giáo dục học sinh THPT trong những điều kiện sống hiện nay. Chỉ ra được những nội dung phối hợp và trách nhiệm của từng bên tham gia vào sự phối hợp đó Biết cách thực hiện sự phối hợp một cách có hiệu quả nhất. Để làm được điều đó cần xác định rõ nhiệm vụ của từng phía , đồng thời nêu lên cách liên kết với nhau để thực hiện nhiệm vụ và nội dung đề ra. Phát huy được sức mạnh của từng lực lượng giáo dục, tạo nên sự liên kết chặt chẽ trong giáo dục học sinh THPT.
- 2. Nội dung 2: Nội dung và hình thức phối hợp giữa giữa giáo viên với gia đình và cộng đồngtrong công tác giáo dục học sinh THPT. a. Khi trao đổi với đồng nghiệp hay với gia đình HS, GV cần đáp ứng yêu cầu sau: Thực sự cầu thị, lắng nghe ý kiến từ phía các đối tượng mình giao tiếp Biết phân tích, tổng hợp các thông tin thu được Biết chọn lọc các thông tin từ họ để chuẩn bị cho việc viết nội dung và lựa chọn hình thức phối hợp b. Nội dung, hình thức phối hợp Giáo dục HS qua các hoạt đông văn hoá xã hội tại địa phương nhằm thu hút học sinh tham gia vào hoạt động văn hoá lành mạnh, tránh bị cám dỗ bởi những hiện tượng tiêu cực bên ngoài. Nắm bắt về tình cảm, tâm tư nguyện vọng của HS để có định hướng trong việc điều chỉnh và giáo dục các em cho phù hợp. Giáo dục hành vi văn hoá và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh Giáo dục cho HS về trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng nơi mình sinh sống, giao lưu và rèn luyện hàng ngày. Giáo dục bảo vệ môi trường ở cộng đồng. 3. Nội dung 3: Thiết kế kế hoạch phối hợp giữa giáo viên với gia đình và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh THPT. Nội dung phối Biện pháp phối Điều kiện phối Thời gian phối Ghi chú hợp hợp hợp hợp 4. Nội dung 4: Biện pháp tăng cường sự phối hợp giữa giáo viên với gia đình và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh THPT. Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải phối hợp giáo dục giữa gia đình và cộng đồng. Lập KH giáo dục HS ở cộng đồng dân cư. Hình thành mạng lưới phối hợp giáo dục mà trong đó đại diện phụ huynh học sinh và đại diện các tổ chức ở cộng đồng. Thường xuyên nắm bắt tình hình học sinh qua mạng lưới phối hợp Sử dụng mạng lưới truyền thông của cộng đồng để tuyên truyền công tác giáo dục HS THPT, đáp ứng yêu cầu của nhà trường và địa phương. III. NỘI DUNG THỰC HIỆN : Trong năm 20152016, được sự phân công của Ban giám hiệu, tôi phụ trách giảng dạy 10A1 đến 10A8 và 10A10, 10A11 và chủ nhiệm lớp 10A8 được 4 tuần. Trong quá trình giảng dạy và chủ nhiệm tôi đã thực hiện việc ngay các nội dung tự bồi dưỡng của mô đun 39 và công tác giáo dục học sinh tại trường THPT Đức Trí, với những vấn đề từ cơ bản nhất để nắm bắt hoàn cảnh gia đình, tâm sinh lí và các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh như sự giáo dục của gia đình, các đối tượn mà em gọi là bạn bè, … cụ thể là:
- 1. Khi nhận lớp chủ nhiệm tôi tiến hành các giải pháp để có thể phối hợp tốt với gia đình các em trong việc giáo dục học sinh như sau; Thực hiện phiếu thông tin học sinh: địa chỉ, họ tên, nghề nghiệp và số ddienj thoại cha mẹ, tình cảm giữa học sinh và cha mẹ, sở thích, … Liện lạc với cha mẹ để xác nhận độ xác thực của thông tin từ các em. Họp CMHS định kì thông qua những yêu cầu mà trường và lớp đề ra các em cần đạt nhằm thống nhất cách phối hợp giáo dục. 2. Công tác phối hợp với phụ huynh trong giáo dục học sinh. Trao đổi trực tiếp với phụ huynh khi có thông tin về vi phạm của học sinh bằng cách mời đến trường hoặc điện thoại (hoàn cảnh đặc biệt), luôn có học sinh vi phạm ở bên cạnh để các em thấy được các khuyết điểm. Hàng tuần thông báo kết quả phấn đấu, rèn luyên của học sinh qua phiếu liên lạc hàng tuần và điện thoại trực tiếp trao đổi với cha mẹ các em có biểu hiện cá biệt. Sắp xếp thời gian đến nhà một số học sinh đặc biệt của lớp (các em thường xuyên vi phạm) để thu thập thêm cách quản lí và giáo dục của gia đình. 3. Công tác phối hợp với giáo viên. Thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn về tình hình học tập và đạo đức của từng học sinh trong lớp. Lắng nghe ý kiến phản hồi từ đồng nghiệp để có biện pháp giáo dục học sinh. Trao đổi những ý kiến của học sinh góp ý với giáo viện bộ môn trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm. 4. Công tác phối hợp với các tổ chức cộng đồng. Phối hợp với địa phương tổ chức cho học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa xã hội như: xóa đói giảm nghèo, dân số kế hoạch hóa gia đình, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng gia đình văn hóa mới…nhằm góp phần cải tạo môi trường gia đình và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Giúp địa phương theo dõi tiến trình, đánh giá kết quả của việc giáo dục thanh thiếu niên, phân tích các nguyên nhân, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và sự phối hợp chặt chẽ giữa các môi trường giáo dục. IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN: Trong năm học đã áp dụng các biện pháp trên và đạt được hiệu quả khá tích cực trong công tác giáo dục học sinh Phối hợp ban đại diện cha mẹ học sinh , hội khuyến học hỗ trợ cho 1 số học sinh có hoàn cảnh khó khăn của lớp. Học sinh lớp chủ nhiệm ít vi phạm nội quy trường lớp. Tạo được mối quan hệ chặt chẽ vừa có tình và có lí trong công tác phối hợp với gia đình học sinh. V. KẾT LUẬN
- Tóm lại, nếu xây dựng được một cơ chế phối hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và xã hội sẽ là “liều thuốc” hữu hiệu từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo của nhà trường. Bài học đầu tiên Bài học lớn nhất của học sinh khi tới trường là bài học “Làm người” chứ không phải là những con số khô khan. Như vậy, việc giáo dục con người không phải chỉ chờ đến khi đứa trẻ cắp sách tới trường để được thày cô giáo dạy cho những bài học về kiến thức khoa học, về đạo lý làm người, mà trước đó ngay còn là thai nhi thì âm nhạc và những lời vỗ về của người mẹ đã có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển trí não của thai nhi. Tuy vậy không ai có thể phủ nhận được vai trò đặc biệt quan trọng của nhà trường. Nhờ có nhà trường mà trẻ thơ được đi từ ngôi nhà thân thương của mình được mang vốn kiến thức sơ giản ban đầu về thế giới xung quanh (qua lời kể của mẹ, lời dạy của cha, lời khuyên nhủ của ông bà), để bước vào lớp học một thế giới mới và khác xa cuộc sống hàng ngày. Trong cái thế giới ấy có thầy cô vừa gần gũi vừa nghiêm khắc, vừa là người xa lạ vừa là người thân thương trìu mến, chỉ bảo từng nét chữ, cách ngồi đến lời nói, hành vi ứng xử với mọi người xung quanh. Sau nhiều năm đi học đứa trẻ trưởng thành, phát triển khá mạnh mẽ về thể chất cũng như tâm hồn, thế giới nội tâm biến chuyển theo chiều hướng tích cực biểu hiện qua hệ thống hành vi: hăng hái tham gia vào những công việc chung, sẵn sàng chia xẻ với vui buồn với bạn bè xung quanh hoặc bất bình trước việc làm sai trái của người khác hay tự trách mình khi phạm lỗi … Như vậy là bên trong con người trẻ tuổi ấy đang có sự lên tiếng của những giá trị đạo đức. Tất nhiên những giá trị nhân văn ấy sẽ trở nên ổn dịnh, bền vững nhờ có gia đình, nhà trường và xã hội, nhờ những khoảng cách gần gũi giữa những con người trong một gia đình, những người bạn trong một lớp học, những thầy cô giáo thân thương dưới mái trường, những đồng chí trong một đơn vị công tác. Nhà trường cần phải biết cách tập hợp sức mạnh của giáo dục gia đình, tổng hoà sức mạnh của các đoàn thể xã hội để cùng với mình làm công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, tạo ra được những con người có ích cho đất nước. Tân Châu, ngày 08 tháng 05 năm 2016 Người viết thu hoạch Nguy ễn Th ị Tý
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn