Bài văn mẫu lớp 12: Cảm nhận về Mùa Xuân Nho Nhỏ của Thanh Hải
lượt xem 17
download
Nếu biết được rằng Mùa xuân nho nhỏ ra đời lúc nhà thơ Thanh Hải đang giành giật với tử thần từng phút sống: ….Em nâng cho anh nằm Giữa những cơn khóc thầm Em quạt cho anh ngủ). Bài viết cảm nhận về Mùa Xuân Nho Nhỏ mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài văn mẫu lớp 12: Cảm nhận về Mùa Xuân Nho Nhỏ của Thanh Hải
- Cảm nhận về Mùa Xuân Nho Nhỏ của Thanh Hải bài 3
- Nếu biết được rằng Mùa xuân nho nhỏ ra đời lúc nhà thơ Thanh Hải đang giành giật với tử thần từng phút sống : ….Em nâng cho anh nằm Giữa những cơn khóc thầm Em quạt cho anh ngủ)(1), ta sẽ càng xúc động, cảm phục trước tình yêu cuộc sống, khát vọng hoà nhập và dâng hiến hồn nhiên, trong sáng đến lạ lùng của tác giả. Được viết vào thàng 11- 1980, một tháng trước lúc nhà thơ trút hơi thở cuối cùng, bài thơ được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc và từ đó đã đồng hành cùng bao nhiêu mùa xuân. Bài thơ mở đầu bằng bức tranh thiên nhiên mùa xuân mang sắc màu và âm thanh quen thộc của đồng quê. Bình dị, tươi trong, chứa đựng sự sống và niềm vui. Cảnh và tình hoà quyện. Đó là màu tím biếc của bông hoa dân dã soi bóng, hài hoà trên mặt nước song xanh thấm đẫm bóng trời xanh, là tiếng hót cao vang của con chim chiền chiện vút lên từ
- bãi sông, ruộng lúa làm sao động khoảng trời. Còn thi nhân yêu đời thì lắng nghe, phát hiện và thụ cảm cùng với bao trìu mến, nâng niu : Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa biêng biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời. Trong khát vọng nắm bắt trọn vẹn hương vị cuộc đời của một người ý thức được kiếp người hữu hạn, cảm nhận thính giác đã chuyển hoá thành thị giác, cái vô hình trở thành cái hữu hình: Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Tiếng chim chiền chiện thả vào không gian trong suốt của mùa xuân được cảm nhận thành từng giọt mang màu sắc long lanh. Câu thơ gợi nhớ đến lời thơ Tồ Hữu :
- Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu. Cùng một niềm tha thiết yêu đời, chỉ khác nhau cảnh ngộ.Sáu dòng thơ đầu không có một chữ xuân nào mà ta vẫn thấy chàn ngập không khí mùa xuân qua những hình ảnh và âm thanh đặc trưng, tiêu biểu. Giữa các dòng thơ hầu như không có hiệp vần ( trừ hai tiếng rơi và trời) mà nhạc tình vẫn trần đầy do hiệu quả hài thanh trong các tiếng- một trong những đặc điểm của thơ ca đưng đại. Để ý thêm, ta sẽ thấy sự đăng đối ngầm giữa từng đôi câu thơ một trong sáu dòng thơ: hài hoà giữa diện và điểm, phông nền và nét nhấn của từng bức tranh xuân. Tất cả tạo cho bài thơ lực hấp dẫn ngay từ những khúc dạo đầu.Cảm hứng trữ tình công dân thấm sâu trong tâm hồn lớp nhà thơ xuất hiện sau cách mạng tháng tám, trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến đã dẫn dắt thi tứ mở hướng về phía mùa xuân cho đất nước. Hình ảnh đất nước vào xuân với nhịp điệu rộn ràng, xôn xao, hối hả không tìm ở đâu xa mà tìm ngay trong hình ảnh người lính hành quân bảo vệ bờ cõi và người nông dân lao động trên
- đồng, tiêu biểu cho một dân tộc ngàn năm tay cày, tay súng. Sự đối xứng của hai hính ảnh đi liền với hai chữ mùa xuân trùng điệp tự nó tạo nên giai điệu rộn ràng, một không khí khẩn trương sôi nổi, chẳng cần tác giả phải chua thêm: Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao. Nhạc sĩ Trần Hoàn rất tinh khi cắt bỏ hai dòng thơ này không đưa vào bản nhạc. Đất nước như vì sao Cứ vượt lên phía trước là một so sánh độc đáo, mới lạ, nảy sinh trong hoàn cảnh cụ thể nhưng mang giá trị khái quát cao. Toả sáng vĩnh hằng, đất nước trong quá khứ và hiện tại cứ bền bỉ và vượt lên qua bao giânnn vất vả, bất chấp mọi kẻ thù, như một thiên thể giữa bầu trời nhân loại. Đặt vào bối
- cảnh đất nước những năm 1975 – 1980 với những ngặt nghèo của hai cuộc kháng chiến chống đói nghèo lạc hậu và bảo vệ chủ quyền dân tộc, hình ảnh so sánh trên thật có ý nghĩa. Có nét gần gũi với Nguyễn Đình Thi trong cảm hứng về đất nước: Anh yêu em như anh yêu đất nước Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần nhưng một bên thì da diết xót xa, một bên lại vững vàng rắn rỏi. Rung cảm thiết tha trước mùa xuân đất nước, nhà thơ bộc bạch một ước nguyện chân thành: Ta là con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoa cà Một nốt trầm xao xuyến Cái tôi đã chuyển hoá thành cái ta, điệp lại nhiều lần như liệt kê, nhấn mạnh thể hiện sự
- hoà điệu với mọi người trong ước vọng chung là góp sức xuân của từng cá nhân cho mùa xuân đất nước. Nhà thơ muốn hoá thân vào tiếng chim hót báo hiệu và thức tỉnh, một cành hoa tô điểm cho núi sông, một nốt trầm xao xuyến trong khúc ca phấn chấn tự hào động viên khích lệ. Bài thơ có sự ứng chiếu trong kết cấu: Bông hoa tím soi bóng dòng sông, con chim chiền chiện với tiếng hót long lanh ở đầu bài thơ, những hình ảnh dung dị của mùa xuân, đến đây được láy lại trở thành ẩn dụ cho mùa xuân nho nhỏ. Ta bống thấm thía nhan đề của bài thơ. Vì mỗi cuộc đời như một mùa xuân thể hiện niềm tự tin, tự hào của con người trong tư thế tự do và làm chủ. Trước Thanh Hải đã có Mùa xuân xanh, mùa xuân chín, một nhà xuân(2)…còn mùa xuân nho nhỏ thân thương đến lúc này ta mới gặp lần đầu.Từ cảm hứng trữ tình công dân dạt dào sôi nổi, nhà thơ trở về với chức phận nghệ sĩ của mình qua đoạn thơ kết: Mùa xuân – ta xin hát Câu nam ai, Nam bình
- Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế Cái chung lại trở về với cái riêng trong tiếng hát ca của người nghệ sĩ nhiệt thành ca ngợi vẻ đẹp của nước non ngàn dặm nối liền một dải bằng dọng ca lặng thầm da diết của điệu hò, điệu lí đất chôn rau. Bài thơ khép lại bằng một triện đỏ in dấu hồn thơ của người con xứ Huế.Bài thơ lay động tâm hồn chúng ta bởi chất nhạc xao xuyến và ước nguyện chân thành cảm động. Cái ước nguyện lặng lẽ dâng cho đời một mùa xuân nho nhỏ đã tìm được những tiếng lòng đồng vọng. Bài thơ chính là một “ Mùa xuân nho nhỏ” Thanh Hải để lại cho đời trước lúc đi xa.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài văn mẫu: Hình tượng người phụ nữ qua ba tác phẩm “Vợ chồng a phủ” của Tô Hoài, “Vợ nhặt” của Kim Lân và “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu
17 p | 709 | 87
-
Văn mẫu lớp 12: 5 bài phân tích khổ thơ cuối trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
11 p | 412 | 35
-
Bài văn mẫu lớp 12: Cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến
9 p | 336 | 30
-
4 bài văn mẫu cảm nhận về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
21 p | 261 | 28
-
Bài văn mẫu lớp 12: Phân tích nhân vật Việt và Chiến trong Những đứa con trong gia đình
8 p | 257 | 28
-
Bài văn mẫu lớp 12: Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc
11 p | 415 | 26
-
Bài văn mẫu lớp 12: Phân tích Đề tài người nông dân và Chí Phèo - Nam Cao
8 p | 267 | 18
-
Bài văn mẫu: Phân tích bài thơ số 28 Người làm vườn của Tago trong Ngữ văn lớp 11
3 p | 315 | 14
-
Bài văn mẫu lớp 12: Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp
7 p | 267 | 14
-
Bài văn mẫu lớp 12: Phân tích kết thúc truyện Tấm Cám
10 p | 277 | 13
-
Bài văn mẫu lớp 12: Phân tích bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
7 p | 279 | 13
-
Bài văn mẫu lớp 12: Tìm hiểu tác phẩm "Đời thừa" - Nam Cao
11 p | 132 | 12
-
Văn phân tích lớp 12: Phân tích màn đối thoại của Việt và Chiến trong đêm trước ngày đi tòng quân.
7 p | 333 | 10
-
Bài văn mẫu lớp 12: Nêu cảm nhận về hình tượng người lính Tây Tiến
8 p | 237 | 10
-
Bài văn mẫu lớp 12: Suy nghĩ của mình về tình “mẫu tử”
7 p | 167 | 8
-
Bài văn mẫu lớp 12: Đọc hiểu bài thơ Lai Tân - Hồ Chí Minh
8 p | 144 | 6
-
Văn mẫu lớp 12: So sánh sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị và Liên
12 p | 20 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn