intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo khoa học cấp trường: Nghiên cứu bán lẻ sách điện tử ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

65
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu là để làm rõ mục tiêu chủ yếu, nghiên cứu tổng hợp một số lí thuyết về ebook, bán lẻ ebook, nghiên cứu thực trạng phát triển bán lẻ ebook tại một số quốc gia trên thế giới, nghiên cứu thực trạng bán lẻ ebook tại một số doanh nghiệp ở Việt Nam, làm rõ 14 những tồn tại trong bán lẻ ebook và đề xuất các giải pháp phát triển bán lẻ ebook tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo khoa học cấp trường: Nghiên cứu bán lẻ sách điện tử ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU BÁN LẺ SÁCH ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Mã số: CS-2018-25 Chủ nhiệm đề tài: TS. Chử Bá Quyết Thành viên tham gia: Ths. Vũ Thị Hải Lý Ths. Hoàng Cao Cường Xác nhận của Trường Đại học Thương mại Chủ nhiệm đề tài HÀ NỘI, tháng 4 năm 2019 1
  2. 2
  3. Mục lục Phần mở đầu ............................................................................................................................ 8 1. Tính cấp thiết đề tài nghiên cứu ........................................................................................ 8 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................................... 9 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 13 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................... 13 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 14 6. Kết cấu báo cáo .............................................................................................................. 14 Chương 1: Một số lý thuyết về bán lẻ sách điện tử ................................................................. 15 1.1. Lý thuyết cơ bản về bán lẻ điện tử ............................................................................... 15 1.1.1 Khái niệm và các lợi ích của bán lẻ điện tử ............................................................ 15 1.1.2 Đối tượng của BLĐT ............................................................................................. 17 1.1.3 Quy trình BLĐT .................................................................................................... 21 1.1.4 Một số mô hình bán lẻ hàng hóa số ........................................................................ 23 1.2. Tổng quan về sách điện tử ........................................................................................... 24 1.2.1 Khái niệm và phân loại sách điện tử ....................................................................... 24 1.2.2 Một số ưu, nhược điểm của ebook ......................................................................... 27 1.3. Lý thuyết về bán lẻ sách điện tử................................................................................... 28 1.3.1 Quan điểm về sản phẩm số sách đện tử và các mô hình bán lẻ sách điện tử ............ 28 1.3.2. Mô hình xuất bản sách điện tử .............................................................................. 29 1.4. Kinh nghiệm phát triển bán lẻ sách điện tử trên thế giới ............................................... 31 1.4.1 Khái quát về phát triển bán lẻ sách điện tử trên thế giới ......................................... 31 1.4.2 Thị trường bán lẻ sách điện tử tại Hoa Kỳ .............................................................. 34 1.4.3 Thị trường bán lẻ sách điện tử tại một số nước Châu Âu ........................................ 36 1.4.4 Thị trường ebook tại Nga ....................................................................................... 37 1.4.5 Thị trường ebook tại Trung Quốc........................................................................... 37 Chương 2: Thực trạng bán lẻ ebook tại Việt Nam................................................................... 38 2.1. Khái quát về thị trường sách Việt Nam ........................................................................ 38 2.1.1 Khái quát sự phát triển thị trường sách tại Việt Nam .............................................. 38 2.1.2 Phân tích tình hình sử dụng sách điện tử tại Việt Nam ........................................... 40 2.2. Thực trạng bán lẻ sách điện tử tại một số doanh nghiệp ở Việt Nam ............................ 46 2.2.1. Phân tích thực trạng bán lẻ sách điện tử tại một số doanh nghiệp ở Việt Nam ....... 46 2.2.2. Đánh giá thực trạng bán lẻ sách điện tử ................................................................. 58 2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới bán lẻ ebook tại Việt Nam............................................... 60 2.3.1 Yếu tố từ thị trường người đọc ............................................................................... 60 3
  4. 2.3.2 Yếu tố từ NXB, công ty phát hành và nhà bán lẻ ebook ......................................... 61 2.3.3 Một số yếu tố liên quan khác ................................................................................. 62 Chương 3: Dự báo xu hướng và các giải pháp phát triển bán lẻ ebook tại Việt Nam ............... 64 3.1. Dự báo xu hướng phát triển ebook tại Việt Nam .......................................................... 64 3.1.1 Dự báo xu hướng phát triển doanh số và nhu cầu ebook trên thế giới ..................... 64 3.1.2. Nhận định sự sẵn sàng sử dụng ebook tại Việt Nam .............................................. 70 3.2. Các giải pháp phát triển bán lẻ ebook ở Việt Nam ....................................................... 71 3.2.1 Phát triển mô hình phân phối ebook ....................................................................... 71 3.2.2. Phát triển ebook tại các thư viện ........................................................................... 73 3.2.3. Phát triển văn hóa đọc sách, khuyến khích đọc sách trong cộng đồng.................... 74 3.3. Một số kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan ........................................................... 76 3.3.1. Tăng cường xử lý người sản xuất, phân phối sách lậu, sách vi phạm bản quyền .... 76 3.3.2. Nâng cao nhận thức người đọc sách về sách lậu .................................................... 77 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 79 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 85 4
  5. DANH MỤC BẢNG Stt Tên Bảng Trang 1 Bảng 1.1 Các mặt hàng có doanh số BLĐT cao nhất tại Đức năm 2015 16 và 2016 2 Bảng 1.2 Các mặt hàng có doanh số BLĐT cao nhất tại Hoa Kỳ 2012- 16 2018 3 Bảng 2.1. Thống kê số người tham gia đọc và tổng thời gian đọc tại 38 Waka 2018 4 Bảng 2.2 39 5 Bảng 2.3. Bảng tổng hợp khả năng tiếp cận ebook của sinh viên 44 6 Bảng 2.4. Danh sách các NXB phối hợp với Tiki xuất bản ebook 51 7 Bảng 2.5 Thống kê các tiêu chí phân tích website với công cụ 54 Similarweb trong thời gian 12/2018-2/2019 5
  6. DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Stt Tên Bảng, Sơ đồ, Hình vẽ Trang 1 Hình 1.1. Số người mua hàng trực tuyến tại 8 nước Châu Âu năm 2015 17 2 Hình 1.2. Chuỗi giá trị số hóa: hàng hóa và dịch vụ 18 3 Sơ đồ 1.1: Quy trình BLĐT hàng hóa, dịch vụ 20 4 Sơ đồ 1.2: Quy trình BLĐT hàng hóa số 20 5 Hình 1.3. Hình chụp từ https://gumroad.com/discover?query=ebook 21 6 Sơ đồ 1.3. Quy trình bán lẻ sách và ebook 28 7 Sơ đồ 1.4 Quy trình xuất bản ebook mới kiểu truyền thống 28 8 Sơ đồ 1.5. Quy trình xuất bản ebook mới 29 9 Hình 1.4. Doanh số và tốc độ tăng trưởng ebook từ 2010-2016 toàn cầu 29 10 Hình 1.5. Doanh số và tốc độ tăng trưởng ebook 2009-2018 toàn cầu 30 11 Hình 1.6: Thị phần ebook trên thế giới năm 2015 30 12 Hình 1.7: Tăng trưởng bán lẻ ebook theo khu vực trên thế giới từ 2009- 31 2016 13 Hình 1.8. Tỷ lệ doanh số ebook trên tổng doanh số sách năm 2015 31 14 Hình 1.9. Doanh số bán sách tại cửa hàng sách từ 1992 đến 2017 tại Hoa 32 Kỳ 15 Hình 1.10 Doanh số bán sách ebooks tại Hoa Kỳ 2008 - 2018 33 16 Hình 1.11 Tỉ lệ phân bổ đầu sách ebooks tại Hoa Kỳ 2014 - 2017 33 17 Hình 1.12. Sự phát triển của thị trường sách in tại một số nước châu Âu 34 18 Hình 1.13. Sự phát triển của thị trường sách in và ebook tại Anh 34 19 Hình 2.1. Số đầu sách và doanh số sách in năm 2014-2017 36 20 Hình 2.2. Số đầu sách in và ebook năm 2014 – 2017 tại Việt Nam 37 21 Hình 2.3. Doanh số ebook và sách giấy 2014-2017 37 22 Hình 2.4. Số người đọc Waka 2014-quí III/2018 38 23 Hình 2.5. Thời gian bắt đầu sử dụng ebook 39 24 Hình 2.6. Nguồn ebook sử dụng 40 25 Hình 2.7. Loại thiết bị sử dụng để đọc ebook 40 26 Hình 2.8. Thời gian đọc sách hàng tuần của sinh viên 41 27 Hình 2.9. Địa điểm đọc ebook của sinh viên 41 28 Hình 2.10. Mục đích sử dụng ebook của sinh viên 42 29 Hình 2.11. Sử dụng đầu ebook của sinh viên tại các trường đại học 42 30 Hình 2.12. Sử dụng loại ebook theo ngôn ngữ của sinh viên 43 6
  7. 31 Hình 2.13. Nhận định về khả năng thay thế của ebook 43 32 Hình 2.14. Số đầu sách, số tác giả đã hợp tác và số đơn vị phát hành 45 sách tại Waka từ 2014-2018 33 Hình 2.15. Số lượng Audibook và số lượt nghe năm 2017 và 2018 46 34 Hình 2.16. Tỷ lệ % người đọc đọc ebook tại Waka theo độ tuổi 46 35 Hình 2.17. Tỷ lệ % người đọc thường xuyên đọc sách tại Waka hàng 47 ngày 36 Hình 2.18. Số phút/tháng trung bình người đọc đọc sách tại Waka 47 37 Hình 2.19. Thiết bị sử dụng của người đọc đọc sách tại Waka 47 38 Hình 2.20. Chi phí đọc sách tại Waka năm 2016 và 2017 48 39 Hình 2.21. Số lượng đọc và tốc độ tăng doanh số của các đầu ebook 48 khai thác trước của Waka 40 Hình 2.22. Tăng trưởng doanh số và các loại sách tại Waka từ 2014- 49 2018 41 Bảng 2.3. Danh sách các NXB phối hợp với Tiki xuất bản ebook 49 42 Hình 2.23. Đánh giá của người đọc ebook tại Vinabook Reader 51 43 Hình 2.24. Đường xu hướng số lượt truy cập 5 website từ 12/2018- 54 2/2019 44 Hình 2.25. Biểu đồ số lượt truy cập 5 website 12/2018-2/2019 theo ngày 55 45 Hình 2.26. Biểu đồ số lượt truy cập 5 website 12/2018-2/2019 theo tuần 55 46 Hình 2.27. Biểu đồ số lượt truy cập 4 website 12/2018-2/2019 theo tuần 56 47 Hình 3.1. Dự báo thị phần sách in đến năm 2020 62 48 Hình 3.2. Ước tính giá trị doanh số bán lẻ ebook năm 2013 và năm 2018 63 49 Hình 3.3. Dự báo tốc độ tăng doanh số bán lẻ ebook đến 2023 63 50 Hình 3.4. Ước tính xu hướng xuất bản ebook trên thế giới từ năm 2014 – 64 2020 51 Hình 3.5. Tỷ lệ % giữa các mô hình xuất bản ebook tại Hoa Kỳ năm 65 2018 52 Hình 3.6. Dự báo tốc độ tăng doanh số bán lẻ ebook đến 2023 65 53 Hình 3.7. Tỉ lệ % đọc sách in và sử dụng ebook 2011-2016 66 54 Hình 3.8. Dự báo số người đọc ebook toàn cầu đến 2023 67 55 Hình 3.9. Tỷ lệ % người đọc ebook toàn cầu theo độ tuổi đến 2025 67 55 Hình 3.10. Chi tiêu bình quân của người đọc ebook toàn cầu đến 2023 67 56 Hình 3.11. Mô hình cho nhà cung cấp hạ tầng công nghệ ebook 70 57 Hình 3.12. Mô hình chuỗi giá trị ebook 71 7
  8. Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết đề tài nghiên cứu TMĐT ra đời đã tác động và làm thay đổi nhiều lĩnh vực, từ hình thái, giá trị của sản phẩm, dịch vụ truyền thống, đến thay đổi cả cách thức phân phối và tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ… Thuật ngữ sản phẩm số, hàng hóa số xuất hiện cùng với sự ra đời của TMĐT. Đã có những quan điểm khác nhau về sản phẩm số, hàng hóa số do những đặc tính của nhóm đối tượng này không còn mang nguyên những đặc điểm của hàng hóa hay dịch vụ truyền thống. Theo cách hiểu rộng nhất, sản phẩm số là hàng hóa hoặc dịch vụ được chuyển giao bằng phương thức điện tử. Tuy nhiên, các nhà lập pháp tại Hoa Kỳ đã chia sản phẩm số thành 6 nhóm là: dữ liệu (data), sự thật (fact), thông tin, hình ảnh, âm thanh và nhóm sáu được sản sinh ra do bất kì sự kết hợp nào đó của năm nhóm. Sự thật được hiểu là sự kiện, thông tin hoặc tình trạng hiện có, được quan sát hoặc được hiểu là đã xảy ra và được xác nhận hoặc thừa nhận trong thực tế. Có sự phân biệt giữa sản phẩm số và hàng hóa số. Trên thực tế, một số hoạt động được hiểu như dịch vụ (hành vi đại diện cho một cá nhân hoặc tổ chức, truy cập Internet, phần mềm máy tính, dịch vụ tự động hóa số (DAS), phần mềm truy cập từ xa (RAS); hoặc đối tượng được hiểu như sản phẩm được thực hiện điện tử (truyền, nhận…) nhưng không được coi là hàng hóa số. Các sản phẩm số là đối tượng phải tính thuế theo Luật bán hàng Arkansas, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2018 [21]. Hàng hóa số vừa có đặc tính của dịch vụ: tính vô hình, nhưng lại có đặc tính của hàng hóa, có hình thể là định dạng số. Hàng hoá số vì thế được coi là hàng hóa đặc biệt, hàng hoá vô hình tồn tại ở dạng số. Một trong những hàng hóa số điển hình là ebook. Trong quá trình phát triển của TMĐT, các hàng hóa số được mua bán, tiêu dùng tăng trưởng mạnh mẽ. Có những hàng hóa số đã dần thay thế hàng hóa vật thể trong kinh doanh, tiêu dùng, chiếm tỷ lệ rất cao về sản lượng so với hình thức tồn tại của hàng hóa hoặc dịch vụ đó trong thương mại truyền thống, có những nhóm mặt hàng chỉ bị tác động nhỏ [44]. Đối với ebook, đây là một loại hàng hóa số rất phổ biến. Do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, máy vi tính, điện thoại thông minh và các loại thiết bị đọc ebook chuyên dùng đã làm thay đổi cách đọc sách của người đọc trên toàn cầu. Ebook phát triển và được mua bán, sử dùng ngày càng gia tăng. Nhiều quốc gia có thị phần ebook tăng rất nhanh như Hoa Kỳ, Anh, có những đầu sách có thị phần ebook đến 50%, và một số đầu sách chỉ tồn tại dưới hình thức ebook mà không có bản in trên giấy [51]. Doanh số ebook cũng tăng trưởng nhanh, cùng chiều với tăng thị phần loại sách 8
  9. này. Vào năm 2013 tại Hoa Kỳ, doanh số bán lẻ sách in giảm đi 2,5% trong đó doanh số ebook tăng 3,8% [51, 58]. Theo BISG [16], ebook đã trở thành một "phương tiện thông thường để tiêu thụ nội dung". Theo Nielsen Book Research, ebook chiếm 30% số sách và chiếm 14% doanh số vào quý II năm 2013 [42]. Hãng nghiên cứu Juniper Research đã công bố: năm 2011 doanh số bán ebook toàn cầu chỉ là 1,5 tỷ thì đến năm 2016 đã đạt tới 9,7 tỷ USD [34]. Còn theo Báo cáo ebook toàn cầu năm 2014, ngành công nghiệp sách là một bộ phận quan trọng của ngành công nghiệp nội dung và giải trí toàn cầu với giá trị ước tính là 150 tỷ USD, trong đó giá trị doanh số ebook chiếm khoảng 5-6% và cao nhất so với các ngành công nghiệp giải trí khác [51]. Có thể thấy, bán lẻ hàng hóa số, trong đó mặt hàng ebook trên thế giới đã có sự tăng trưởng cả về sản lượng và doanh số, thể hiện xu hướng của người tiêu dùng trong thời đại số. Ở Việt Nam, BLĐT nhiều mặt hàng có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Với những lợi thế của quốc gia đông dân số đứng thứ 13 trên thế giới, trên 60 triệu người dùng Internet, và lượng người trẻ ở độ tuổi học tập ngày càng tăng, việc kinh doanh ebook có nhiều triển vọng. Ngày càng có nhiều người chuyển sang đọc ebook. Bán lẻ ebook đã phát triển trong nhiều năm nay, tuy nhiên doanh số bán ebook tại Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng dưới 2% tổng doanh số ngành bán lẻ sách [1]. Theo số liệu từ Cục Xuất bản, In và Phát hành Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, tính tới ngày 20/11/2017 các NXB đã nộp lưu chiểu 26.333 xuất bản phẩm, trong đó lượng sách in có 25.431 cuốn, ebook chỉ có 137 xuất bản phẩm, chiếm khoảng 0,5%. Số đơn vị kinh doanh ebook cũng chưa có nhiều, khoảng mười đơn vị trên cả nước. Mặc dù ebook có nhiều ưu điểm so với sách in, nhưng tại Việt Nam thị trường ebook còn rất khiêm tốn, không như kì vọng [1]. Còn nhiều khó khăn trong kinh doanh bán lẻ ebook [8]. Xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu đòi hỏi phát triển thị trường sách ebook trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài “Nghiên cứu bán lẻ sách điện tử ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp” nhằm tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển bán lẻ sách điện tử tại Việt Nam. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Từ khi TMĐT ra đời và phát triển, các nghiên cứu về TMĐT đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng trên thế giới. Đối với BLĐT hàng hóa nói chung, và bán lẻ ebook nói riêng đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu, được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Tại Việt Nam, giáo trình Marketing TMĐT do Nguyễn Hoàng Việt chủ biên (2011) đã có một chương trình bày về quản trị sản phẩm chào hàng trong TMĐT, một nội dung đề cập đến là sản phẩm số - ebook. Tuy nhiên, các vấn đề lý thuyết về ebook còn chưa được đề cập sâu [13]. Cuốn eBusiness & eCommerece - Quản trị theo chuỗi 9
  10. giá trị số của tác giả Andreas Meier & Henrik Stormer, sách dịch năm 2011 có trình bày cách thức tổ chức kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ số hóa thông qua các mô hình hợp tác thích hợp; mô tả kênh phân phối các sản phẩm và dịch vụ số hóa dưới góc độ là một bộ phận của chuỗi cung ứng tổng thể. Các sản phẩm số được mô tả là phần mềm, thông tin, sản phẩm đa phương tiện... Ebook là đối tượng được đề cập tới, nhưng chưa có nghiên cứu riêng [2]. Cuốn Giáo trình thương mại di động, NXB Thống kê (2014) do Nguyễn Văn Minh chủ biên [7] có một chương trình bày các ứng dụng của thương mại di động như: Ứng dụng thương mại di động trong lĩnh vực ngân hàng; trong lĩnh vực giải trí, trong lĩnh vực cung cấp thông tin, lĩnh vực bán lẻ, trong hoạt động bán vé... Giáo trình đã giới thiệu một số hàng hóa số như âm nhạc, video, hình ảnh số, nhạc chuông, truyền hình qua Internet, và các dịch vụ nội dung số. Tuy nhiên, giáo trình chưa đi sâu về lý thuyết bán lẻ hàng hóa số ebook. Cuốn sách Tìm hiểu về TMĐT của Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế do NXB Chính trị quốc gia ấn hành năm 2005 [11] cũng trình bày một số lý thuyết và thực trạng về phát triển sản phẩm số hóa, tuy nhiên, chưa có lý thuyết về ebook, và không có phân biệt giữa sản phẩm số với hàng hóa số. Đề tài Giải pháp phát triển các sản phẩm nội dung số của công ty VTC Intecom của Vũ Thị Thúy Hằng, Trường Đại học Thương mại [5] đã hệ thống hóa lí luận về sản phẩm nội dung số, trình bày quy trình cơ bản trong tạo lập, mua bán, phân phối và bảo vệ bản quyền sản phẩm nội dung số; đánh giá mức độ hài lòng, cảm thông, tin cậy của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ số của Công ty VTC Intecom, và đưa ra một số giải pháp có tính định hướng trong phát triển các sản phẩm nội dung số tại công ty VTC Intecom trong những năm tới. Trên thế giới hiện nay có nhiều nghiên cứu công bố liên quan về hàng hóa số và ebook. Theo Vicki Morwitz, Associate Editor (2017), bài báo có tên là Hàng hoá số có giá trị thấp hơn hàng hoá vật thể [58], bài báo đã trình bày một số lý thuyết về hàng hóa số, giải thích sự khác biệt trong tâm lý sở hữu đối với hàng hoá hữu hình và hàng hóa số đã tạo ra sự khác biệt về giá trị của chúng. Các phát hiện cho thấy các đặc tính của các hàng hóa hữu hình ảnh hưởng như thế nào đến khả năng thu hút quyền sở hữu tâm lý trước khi chúng được mua, và cung cấp những hiểu biết lý thuyết và thực tiễn cho việc tiếp thị, tâm lý học và kinh tế của hàng hoá số và hàng hóa hữu hình. Rudiger Wischenbart (2014), Báo cáo ebook toàn cầu: Sự phát triển và xu hướng thị trường [41] đã chỉ ra trên phạm vi toàn cầu trong ngành công nghiệp xuất bản sách trong những năm 2011 - 2014 đang có xu hướng gia tăng xuất bản ebook, và giảm đi sách in. Báo cáo cũng đưa ra tình hình bán lẻ ebook tại các thị trường Hoa Kỳ, Anh, các nước Châu Âu, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và những quốc gia thế giới Ả Rập. Báo cáo eBook toàn cầu sử dụng dữ liệu thực tế, không phải số liệu dự báo để trình bày 10
  11. quá trình phát triển bán lẻ ebook. Dữ liệu cũng được thu thập từ nguồn phỏng vấn chuyên gia và một nhóm các tác giả quốc tế. Mục đích chính của nghiên cứu là tóm tắt, hệ thống và so sánh các xu hướng phát triển thị trường ebook toàn cầu. Werner Ballhaus (2011), Turning the Page: The Future of eBooks (Chuyển trang: Tương lai của ebook) [60]. Nghiên cứu này thực hiện trên 40 cuộc phỏng vấn với các chuyên gia và giám đốc điều hành cấp cao của các NXB, đại lý, cửa hàng sách trực tuyến và sách truyền thống và thư viện ở Đức. Cuộc khảo sát xem xét tầm quan trọng của ebook và hỏi về tiềm năng thị trường, động lực, trở ngại cho sự phát triển của thị trường trong tương lai và các mô hình kinh doanh và cấu trúc tiếp thị có thể có. Brian Evans [17] ở Bộ môn Kinh tế trường Foothill tiến hành một khảo sát với 253 sinh viên về chi phí sử dụng sách giáo trình in và giáo trình ebook năm 2011. Khảo sát đi đến một số nhận định: sinh viên sử dụng ebook tiết kiệm được nhiều chi phí và rất hữu ích cho những sinh viên có thu nhập thấp, ebook có tính di động cao. Hạn chế của ebook là nhiều loại đầu sách không có sẵn, và khó cho việc đọc nghiên cứu. Rachel Phelps [46], bài báo Cost of E-Textbooks Vs. Paper Textbooks đã cho rằng giá mua ebook là rẻ hơn sách giấy khoảng 30-40%. Tuy nhiên, với sách giấy người đọc có thể bán lại và thu về một phần chi phí, trong khi ebook thì không thể bán lại. Đặc biệt người đọc phải có thiết bị đọc ebook, và phải đầu tư một khoản chi phí khá lớn. Remez Sasson và Karsent [47] cũng đã tổng hợp những lợi ích của ebook như phân phối nhanh chóng, tức thời, chỉ một vài phút là mua và đọc được ngay, sử dụng dễ dàng nhờ công cụ trợ giúp trên máy như tìm kiếm nội dung bằng từ khóa. Ebook giá rẻ hơn và thường được khuyến mại, được cập nhật phiên bản, đặc biệt là sách giáo trình với các tài liệu hỗ trợ học tập mà sách in không có được. Hình thức ebook rất đa dạng, không chỉ là văn bản chữ, hình ảnh, mà còn có âm thanh, video sinh động, tính tương tác cao. Ebook được lưu trên máy tính, tốn ít không gian lưu trữ như sách in. Một máy tính hoặc thiết bị lưu trữ ebook có thể lưu trữ hàng nghìn, thậm chí chục nghìn ebook, tương đương một thư viện cỡ lớn. Ebook có tính di động do vận chuyển quá nhẹ nhàng. Nhờ các thiết bị đọc nhỏ gọn mà ebook được sử dụng mọi nơi, trên tàu, xe bus, máy bay mà sách in bất tiện hơn. Ebook có thể liên kết với những thông tin liên quan. Đặc điểm liên kết và khả năng tìm kiếm là ưu điểm khác hẳn với sách truyền thống. Chi phí mua ebook thấp hơn do không phải trả chi phí cửa hàng, chi phí đóng gói, bao bì và vận chuyển. Ebook có thể chuyển thành bản in trên giấy, tiết kiệm chi phí in ấn. Kích cỡ ebook cũng có thể được điều chỉnh theo thị lực của người đọc. Luận văn thạc sĩ của Christi Cowan [18], tên đề tài là Printed books versus Ebook formats: A study using niche gratification theory. Nghiên cứu nhằm đánh giá cách sinh viên đại học tương tác với các định dạng sách khác nhau, giải quyết các yếu tố như thời 11
  12. gian và vị trí để đo lường hoạt động đọc sách trên các loại: sách in, ebook (đọc qua thiết chuyên dùng, máy tính bảng và máy tính). Một khảo sát với 603 sinh viên để giải thích cách các định dạng sách đang được sử dụng cho thấy: sách in có sức mạnh thị trường tốt nhất, sau đó là máy đọc ebook chuyên dụng, sau đó là thiết bị máy tính bảng và cuối là ebook máy tính. Nghiên cứu cũng trình bày những lợi ích tiềm tàng của việc đọc trong mỗi định dạng đó, cung cấp lý do để sinh viên có thể thưởng thức hoặc đánh giá định dạng cho các mục đích cụ thể, chẳng hạn như sử dụng sách giáo trình in để học tập và đọc ebook để thư giãn. Kết quả này cũng có ý nghĩa tham khảo cho các nhà in, NXB về tình trạng của ebook. Đề xuất được đưa ra là: để thích nghi với các định dạng dựa trên thói quen đọc sách được phát hiện ở đây, các NXB không nên chuyển ngay tới ebook mặc dù những ưu điểm của nó, nhưng cần đưa ebook vào thị trường một cách kế hoạch, vì ngày càng có nhiều người chuyển sang sử dụng thiết bị đọc kỹ thuật số. Hui Li [27], bài báo có tên là The Impact of Ebooks on Print Book Sales: Cannibalization and Market Expansion (Ảnh hưởng của ebook tới sách in: động lực và sự mở rộng thị trường). Bài báo trình bày một mô hình năng động trong việc mua sách của người tiêu dùng, sự lựa chọn định dạng và quyết định mua ebook. Sử dụng dữ liệu bảng lịch sử mua hàng cá nhân, với giá sách và đặc điểm sách sẵn có công khai, nghiên cứu phát hiện người tiêu dùng có khuynh hướng chung đọc sách không đồng nhất liên tục, tiện ích định dạng từ đọc ebook và kỳ vọng hợp lý đối với việc mua ebook. Mô hình ước tính 2/3 doanh số bán ebook xuất phát từ việc xuất bản sách in, và 1/3 thu được từ việc mở rộng thị trường. Việc giới thiệu ebook làm tăng thặng dư tiêu dùng lên 709,5 triệu USD trong năm 2011. Mô hình này cũng có ý nghĩa đối với các NXB và các chiến lược định giá theo các chương trình hợp đồng in ấn khác nhau. Nghiên cứu của Jan Thomas Sorbo Sviggum & Poul Malthe Mikkelsen [30], Internet Distributed Books VS. Printed Scholarly Books - A Life Cycle Assessment (Đánh giá vòng đời sản phẩm: sách phân phối qua Internet với sách học thuật in) trường đại học Aarhus. Nghiên cứu đưa ra nhận định về ngành công nghiệp kỹ thuật số đang tiêu thụ rất nhiều điện; trong đó quá trình in ấn và sản xuất nguyên liệu cho các cuốn sách là tác nhân chính gây ra khí thải CO2. Kết quả từ mỗi phân tích được so sánh bằng cách tính tổng lượng khí thải CO2, nghiên cứu kết luận rằng sách phân phối qua Internet có ảnh hưởng ít hơn đến môi trường đối với sách in. Động lực của nghiên cứu này là để cho NXB hiểu rõ hơn tác động môi trường sau quá trình sản xuất mỗi sản phẩm của họ. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cung cấp những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp cải thiện mô hình kinh doanh của họ cũng như định hình các chiến lược tiếp thị trong tương lai. 12
  13. Hanho Jeong [25], bài báo A comparison of the influence of electronic books and paper books on reading comprehension, eye fatigue, and perception (So sánh sự ảnh hưởng của ebook và sách in về đọc hiểu, mệt mỏi mắt và tiếp nhận), đã đánh giá khả năng sử dụng của ebook và sách giấy, bao gồm sự hiểu biết của người sử dụng, mệt mỏi mắt và tiếp nhận. Nghiên cứu phát hiện ra là có một "hiệu ứng sách" đáng kể đối với kết quả điểm thi; so với ebook, sách in dường như cho phép đọc hiểu tốt hơn, điểm thi tốt hơn. Về mệt mỏi mắt, sinh viên đã có mệt mỏi mắt cao hơn đáng kể khi đọc ebook hơn là sau khi đọc sách in. Sinh viên chấp nhận ebook, nhưng họ thích sách in. Mặc dù nghiên cứu này cho thấy sinh viên nói chung vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ sách in, ebook ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, những thách thức lớn vẫn còn trong việc tạo ra nội dung ebook có sẵn và cho phép hiểu rõ hơn và giảm mệt mỏi mắt. Yu (Jeffrey) Hu and Michael D. Smith (2013) [63], thuộc trường đại học Georgia Tech University và Carnegie Mellon University trong một nghiên cứu có tên là: The Impact of Ebook Distribution on Print Sales: Analysis of a Natural Experiment (Tác động của việc phân phối ebook tới doanh số bán hàng: Phân tích một thí nghiệm tự nhiên). Từ việc đặt câu hỏi những hàng hóa số sẽ tác động như thế nào đối với sản phẩm hàng hóa hữu hình hiện tại, nghiên cứu tiến hành phân tích tác động của việc có sẵn ebook vào doanh số bán hàng thực tế bằng cách sử dụng thử nghiệm tự nhiên diễn ra giữa tháng 4 và tháng 6 năm 2010. Nghiên cứu đã nhận định, sự chậm trễ bán ebook đã cho kết quả là doanh số bán sách in tăng lên và doanh số ebook giảm xuống. Ngoài ra, hiện tượng này được kiểm soát bởi nhận thức về thương hiệu của người tiêu dùng và sở thích về kênh kỹ thuật số: trì hoãn việc Kindle có sẵn những cuốn sách bán chạy, và kết quả dẫn đến tăng đáng kể về doanh số bán sách in cho những cuốn sách đó. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn về bán lẻ sách điện tử - ebook. Phạm vi nghiên cứu: - Trọng tâm nghiên cứu: thực trạng bán lẻ mặt hàng sách điện tử – ebook qua Internet tại một số doanh nghiệp đi đầu ở Việt Nam. - Các số liệu được thu thập: tại một số doanh nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn 2014-2018. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là đề xuất giải pháp cho phát triển bán lẻ ebook ở Việt Nam. Để làm rõ mục tiêu chủ yếu, nghiên cứu tổng hợp một số lí thuyết về ebook, bán lẻ ebook, nghiên cứu thực trạng phát triển bán lẻ ebook tại một số quốc gia trên thế giới, nghiên cứu thực trạng bán lẻ ebook tại một số doanh nghiệp ở Việt Nam, làm rõ 13
  14. những tồn tại trong bán lẻ ebook và đề xuất các giải pháp phát triển bán lẻ ebook tại Việt Nam. Các câu hỏi nghiên cứu: - Người sử dụng ebook tại Việt Nam: ai (đối tượng, giới tính, tuổi...), tình trạng sử dụng ebook, nhận thức về ưu điểm và hạn chế của ebook, khó khăn sử dụng ebook? - Tình hình phát triển bán lẻ ebook, cách thức bán, kết quả và khó khăn bán lẻ ebook tại Việt Nam là gì? - Giải pháp nào giải quyết khó khăn bán lẻ ebook? 5. Phương pháp nghiên cứu - Tiếp cận từ góc độ lý thuyết: đề tài tiếp cận từ lý thuyết về BLĐT đối với hàng hóa ebook. - Tiếp cận từ góc độ thực tiễn: tình hình sử dụng và bán lẻ ebook tại Việt Nam. - Tiếp cận từ góc độ đào tạo: theo định hướng đào tạo của Trường, chuyên ngành Quản trị TMĐT. - Nghiên cứu tổng hợp tài liệu là các bài báo, sách, đề tài nghiên cứu, luận văn, giáo trình, báo cáo điều tra liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Kết hợp dữ liệu thứ cấp với phỏng vấn, điều tra thu thập dữ liệu để làm rõ thực trạng sử dụng và bán lẻ ebook tại Việt Nam [xem phụ lục 1, 2, 3, 4, 5]. - Kết hợp xử lý dữ liệu thủ công và phần mềm Microsoft Excel 2010 trong phân tích dữ liệu. 6. Kết cấu báo cáo Chương 1: Một số lý thuyết về bán lẻ sách điện tử. Chương 2: Thực trạng bán lẻ sách điện tử tại Việt Nam. Chương 3: Dự báo xu hướng và các giải pháp trong phát triển bán lẻ sách điện tử tại Việt Nam. 14
  15. Chương 1: Một số lý thuyết về bán lẻ sách điện tử 1.1. Lý thuyết cơ bản về bán lẻ điện tử 1.1.1 Khái niệm và các lợi ích của bán lẻ điện tử 1.1.1.1 Khái niệm bán lẻ điện tử Bán lẻ điện tử (BLĐT) là việc bán hàng hóa thông qua mạng Internet. Nhà BLĐT (e-tailer) là người sử dụng mạng Internet và một số phương tiện để bán hàng hóa tới khách hàng là người tiêu dùng. Ở đây, thuật ngữ “hàng hóa” được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm hàng hóa hữu hình, dịch vụ, thông tin. Bán hàng là việc chuyển các quyền vật thể (vật quyền) và các quyền pháp lý của hàng hóa cho người tiêu dùng. BLĐT là hoạt động bán hàng hóa qua Internet và một số phương tiện điện tử khác [56]. Như vậy, ngoài sử dụng mạng Internet như là phương tiện chính, người bán có sử dụng các phương tiện điện tử khác để bán hàng hóa của mình. So với bán lẻ truyền thống, BLĐT có sử dụng mạng Internet, đây vừa là điểm khác biệt để phân biệt giữa BLĐT với bán lẻ truyền thống. Internet là công cụ được sử dụng bắt buộc trong BLĐT. Do các giao dịch mua bán được tiến hành qua Internet, người bán lẻ và người mua hàng không cần thiết phải gặp nhau trực tiếp. Như vậy, Internet là điều kiện hạ tầng cốt yếu để tiến hành các giao dịch mua bán lẻ, nếu không có mạng Internet, thì các bên không thể tiến hành giao dịch mua bán hàng hóa. Sự khác biệt trong sử dụng công cụ Internet của BLĐT chính là điểm phân biệt BLĐT với bán lẻ truyền thống. BLĐT và TMĐT B2C là hai thuật ngữ đôi khi được sử dụng thay thế cho nhau. Tuy nhiên, có những khác biệt giữa hai thuật ngữ này. BLĐT bao hàm các giao dịch giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C). TMĐT B2C là khái niệm được sử dụng để mô tả một giao dịch thương mại giữa một doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng. Theo từ điển Techopedia [64], TMĐT B2C là mô hình giao dịch tài chính hoặc bán hàng trực tuyến giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. B2C đề cập đến cung ứng dịch vụ hoặc trao đổi sản phẩm từ một doanh nghiệp đến người tiêu dùng, theo đó các doanh nghiệp bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng. Theo Businessjagon [65], BLĐT còn được gọi là bán lẻ Internet (Internet retailing), là quá trình bán hàng hóa và dịch vụ thông qua phương tiện điện tử, đặc biệt là internet. BLĐT cũng được hiểu là bán hàng hóa và dịch vụ trực tuyến cho người tiêu dùng. Phương tiện điện tử là phương tiện sử dụng đối tượng điện tử hoặc cơ điện để truy cập nội dung. Theo Luật giao dịch điện tử Việt Nam 2005, phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền 15
  16. dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự [9]. Còn theo từ điển Canbridge Dictionary [66], phương tiện điện tử là bất kỳ thiết bị nào được sử dụng trong quy trình liên lạc điện tử (ví dụ: tivi, radio, điện thoại, máy tính để bàn, bảng điều khiển trò chơi, thiết bị cầm tay). 1.1.1.2 Một số lợi ích của BLĐT Lợi ích của BLĐT được xem xét từ góc độ người mua, và người bán bao gồm: Vị trí bán hàng và diện tích cửa hàng là không quan trọng. Trong bán lẻ truyền thống, vị trí là yếu tố quan trọng bậc nhất. Tuy nhiên, vị trí tốt tất yếu là đi liền với chi phí bỏ ra cao. BLĐT xóa nhòa yếu tố này. Điểm bán hàng cũng không còn ý nghĩa. Cấu trúc xã hội-dân số học của người mua hàng điện tử là hấp dẫn. Khách hàng thường là những người có việc làm với thu nhập ổn định, có khả năng thanh toán và trình độ đào tạo trên trung bình. Bên cạnh đó theo thống kê, phần lớn những người tham gia Internet có độ tuổi 15-35 có độ thích ứng nhanh, có do vậy các nhà doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến có thể tiếp cận một cách dễ dàng các khách hàng tiềm năng. BLĐT giúp người bán tiết kiệm nhiều loại chi phí khác, từ chi phí thuê cửa hàng, tới chi trả lương cho nhân biên bán hàng, và chi phí duy trì các phương tiện bán hàng. Nhà BLĐT có thể thực hiện việc quản trị quan hệ khách hàng dễ dàng và thuận tiện hơn. Ngoài ra, với sự thuận tiện trong cung cấp thông tin, dẫn đến nhiều cơ hội đối với bán hàng chéo và bán hàng bổ sung. Người mua có thể chủ động thời gian mua sắm tại nhà hoặc cơ quan, hoặc các địa điểm truy cập Internet công cộng. Người mua cũng giảm đi lại, tìm kiếm các cửa hàng vật lý, giúp tiết kiệm chi phí mua sắm, giảm bớt ách tắc, ô nhiễm môi trường. Do các website bán hàng liên tục 24/24, người mua không phải chờ đợi xếp hàng, tiết kiệm thời gian mua sắm. Việc đặt hàng được chủ động, có thể thực hiện bất kì lúc nào. Việc giao nhận hàng hóa có thể diễn ra nhanh chóng, đặc biệt những hàng hóa là sản phẩm nội dung, mua bán dịch vụ số. Người mua có thể tìm kiếm và lựa chọn nhiều sản phẩm từ nhiều nhà cung ứng dễ dàng hơn, kể cả các sản phẩm có thể khó tìm mua tại các cửa hàng truyền thống. Người mua hàng cũng có thể hưởng giá thấp hơn so với mua truyền thống nhờ sử dụng các công cụ tìm kiếm so sánh giá từ nhiều cửa hàng trực tuyến, giá cạnh tranh. Người mua có thể chia sẻ kinh nghiệm mua sắm với nhau, đưa ra ý kiến phản hồi về chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung ứng của người bán tức thời. Đặc biệt người mua còn có thể được miễn, hoặc giảm một số loại thuế khi mua hàng trực tuyến tại một số quốc gia trên thế giới. Người bán có thể mở rộng thị trường bán hàng, tiếp cận khách hàng toàn cầu do các website bán hàng không bị giới hạn tại bất kì khu vực nào, địa điểm nào trong nước 16
  17. hoặc nước ngoài. Người bán cũng tăng thêm được thời lượng bán hàng do các cửa hàng trực tuyến được mở liên tục 24/24, làm tăng thời gian cho khách hàng mua sắm. Người bán có thể tiết kiệm chi phí thuê cửa hàng, giảm tồn kho nhờ hệ thống thông tin bán hàng được cập nhật liên tục, cắt giảm chi phí đặt hàng nhờ xử lí đơn hàng tự động. Bên bán cũng không phải trả phí vận chuyển đối với các mặt hàng là sản phẩm nội dung. Bên bán hàng được sở hữu một cơ sở dữ liệu khách hàng rất lớn, ít tốn kém và dễ quản lí so với bán hàng truyền thống, từ đó có thể tăng cường quản trị mối quan hệ khách hàng hơn. Cả bên bán và nhà sản xuất có thể hiểu được, nắm bắt nhu cầu khách hàng, hoặc nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng, từ đó cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng hiệu quả hơn. 1.1.2 Đối tượng của BLĐT Đối tượng của BLĐT là các hàng hóa, ở đây thuật ngữ “hàng hóa” được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm hàng hóa hữu hình, dịch vụ, thông tin. Một tiếp cận khác là phân chia hàng hóa của BLĐT gồm hàng hóa hữu hình, hàng hóa số, dịch vụ, và dịch vụ số. Quá trình phát triển BLĐT từ nhiều năm qua trên thế giới cho thấy hầu hết các sản phẩm vật thể và dịch vụ đều có thể là đối tượng của BLĐT. 1.1.2.1. Hàng hóa Hàng hóa hữu hình (goods) là đối tượng rất phổ biến của BLĐT. Về nguyên tắc, mọi hàng hóa hữu hình đều có thể mua bán trực tuyến. Tuy nhiên, thực tế phát triển trên thế giới, thì những hàng hóa có những đặc tính sau đây thường được mua bán nhiều nhất qua Internet [11]. - Những sản phẩm có mức độ tiêu chuẩn hóa cao, có các đặc trưng chuẩn. Thông qua các thông số kỹ thuật, người mua có thể đánh giá và có ý niệm tương đối đầy đủ về sản phẩm mà không cần phải giám định một cách trực quan, khi người mua không có điều kiện trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm. - Những sản phẩm có thương hiệu và được biết, thừa nhận rộng rãi. Các sản phẩm có thương hiệu có tính thuyết phục cao đối với khách hàng, cả mua bán truyền thống và mua bán qua mạng Internet. - Những sản phẩm được bảo hành. Người mua thường đánh giá cao đối với sản phẩm có bảo hành, đây không phải là những sản phẩm kém chất lượng hoặc có thể được đổi sản phẩm khác. - Những sản phẩm có tính số hóa cao, như phim, ảnh, âm nhạc, phần mềm. Những sản phẩm này được sản xuất và lưu trữ trên nền tảng CNTT, được tiêu thụ trên môi trường ảo. Người mua có thể đánh giá chất lượng qua quan sát qua mạng và không cần tiếp xúc, giao nhận lại nhanh chóng, ít tốn kém. 17
  18. - Những sản phẩm có giá trị không cao, người tiêu dùng không phải cân nhắc kĩ lưỡng khi quyết định mua hàng. - Những sản phẩm có tính dễ vận chuyển, ít cồng kềnh, chỉ cần lưu trữ trong kho, không cần trưng bày tại cửa hàng. Ví dụ, tại Đức, 5 nhóm sản phẩm được mua bán có doanh số mua bán trực tuyến cao nhất trong hai năm 2015, 2016 là quần áo, điện thoại và hàng tiêu dùng điện tử, sách và ebook, giày dép, máy tính và phần mềm máy tính (xem bảng 1.1). Bảng 1.1 Các mặt hàng có doanh số BLĐT cao nhất tại Đức năm 2015 và 2016 Đơn vị: Tỷ Euro STT Nhóm mặt hàng Doanh số Nhóm mặt hàng Doanh số năm 2015 năm 2016 1 Quần áo 10,0 Quần áo 11,2 2 Điện thoại và hàng tiêu 7,6 Điện thoại và hàng tiêu 8,7 dùng điện tử dùng điện tử 3 Sách in và ebook 3,6 Máy vi tính, phần cứng, 3,7 phần mềm 4 Giày dép 3,3 Giày dép 3,6 5 Máy vi tính, phần 3,0 Sách in và ebook 3,5 cứng, phần mềm Nguồn: www.emarketer.com Tại Hoa Kỳ, những nhóm mặt hàng có doanh số BLĐT cao nhất từ 2012-2018 theo eMarketer (2019) là máy tính và hàng điện tử, hàng may mặc, sách, âm nhạc, video, đồ dùng gia đình... (xem Bảng 1.2). Bảng 1.2 Các mặt hàng có doanh số BLĐT cao nhất tại Hoa Kỳ 2012-2018 Đơn vị: Tỉ USD STT Nhóm mặt hàng Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2012 2013 2104 2015 2016 2017 2018 1 Máy vi tính & hàng điện 49,0 57,4 66,4 76,1 86,1 96,9 108,4 tử 2 Hàng may mặc 38,0 44,7 52,0 59,7 67,9 76,6 86,0 3 Sách, âm nhạc, Video 19,6 23,2 27,2 31,5 36,0 41,0 46,2 4 Đồ dùng gia đình 15,2 17,7 20,3 23,1 26,0 29,1 32,3 5 Đồ chơi trẻ em 8,9 15,0 17,3 19,6 22,1 24,7 27,4 Nguồn: eMarketer.com PostNord đã nghiên cứu dữ liệu về BLĐT tại 8 nước châu Âu là Anh, Đức, Pháp, BeNeLux, Nordics, Tây Ban Nha, Ý và Ba Lan [70], từ đó phát hiện ra mặt hàng quần áo và giày dép là một trong những loại sản phẩm phổ biến nhất, tiếp sau là sách, và hàng điện tử gia dụng được người tiêu dùng chọn lựa (xem hình 1.1). 18
  19. Hình 1.1. Số người mua hàng trực tuyến tại 8 nước Châu Âu năm 2015 Nguồn: eCommerce in Europe, https://ecommercenews.eu/ecommerce-in-europe/ 1.1.2.2. Dịch vụ Dịch vụ cũng là đối tượng rất phổ biến của BLĐT. Dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất và có những tính chất sau: i) Tính đồng thời: sản xuất và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời, ii) Tính không thể tách rời: sản xuất và tiêu dùng dịch vụ không thể tách rời, iii) Tính không đồng nhất: không có chất lượng đồng nhất; iv) Tính vô hình: không có hình hài rõ rệt. Không thể thấy trước khi tiêu dùng; v) Tính không lưu trữ được: không lập kho để lưu trữ như hàng hóa được. Ngày nay, có rất nhiều dịch vụ được mua bán trực tuyến. Ví dụ, ngành công nghiệp âm nhạc của Đức có giá trị 1,58 tỷ Euro năm 2016 [52], trong đó doanh số của các sản phẩm hữu hình (CD, DVDs/Blu-rays, Vinyl – bản ghi) chiếm 62% còn 38% là sản phẩm số (sản phẩm tải, xem trực tuyến). Tại Bỉ, 63% doanh số ngành công nghiệp dịch vụ là dịch vụ số, 37% là dịch vụ ngoại tuyến trong khi đối với hàng hóa hữu hình, giá trị sản phẩm hàng hóa số là 8% còn 92% là doanh số hàng hóa ngoại tuyến [52]. Nếu chia giá trị doanh số B2C thành hai nhóm: giá trị giao dịch số và giá trị giao dịch ngoại tuyến (offline) thì vào quỹ 2 năm 2016, giá trị giao dịch số chiếm 16%, và giá trị giao dịch ngoại tuyến là 84%. 1.1.2.3. Hàng hóa số Hàng hóa số hoặc hàng hóa điện tử là các hàng hóa vô hình tồn tại dưới hình thức số. Ví dụ các hàng hóa số là sách điện tử - ebook, âm nhạc có thể tải xuống, quảng cáo trực tuyến, vé điện tử, phần mềm có thể tải xuống; tác phẩm nghệ thuật, các khóa học trực tuyến... Có sự phân biệt giữa sản phẩm số và dịch vụ số. Sản phẩm số thường liên 19
  20. quan đến việc cung cấp thông tin hoặc một số hình thức của công việc sáng tạo. Ví dụ các sản phẩm số dựa trên thông tin như sách điện tử, khóa học trực tuyến, bài giảng điện tử, video giảng bài, hoặc các sản phẩm số sáng tạo như logo, mô phỏng, đồ họa, phông chữ... Giá sản phẩm số thường thấp hơn sản phẩm vật thể, và không có giới hạn đối với số lượng có thể bán, không có tồn kho, thậm chí thời gian sử dụng. Sản phẩm số được chuyển giao cho khách hàng theo hình thức tải, truyền dữ liệu. Dịch vụ số là hàng hóa số, là dịch vụ được cung cấp cho khách hàng chỉ sử dụng kênh trực tuyến. Theo mô hình trưởng thành dịch vụ số DSMM [68], dịch vụ số có 6 cấp độ. Ở cấp thấp nhất, một dịch vụ được cung cấp thủ công từ đầu đến cuối, không có sự tham gia của kênh trực tuyến. Ở cấp độ 1, một dịch vụ được cung cấp một phần qua kênh trực tuyến, trong đó khách hàng được yêu cầu thực hiện một số quy trình thủ công (ví dụ: in biểu mẫu, chữ ký tươi, đến văn phòng giao dịch), không được coi là một dịch vụ số. Ở cấp độ 2, dịch vụ được cung cấp đầy đủ thông qua kênh trực tuyến nhưng có một số quy trình thủ công tại văn phòng của cơ quan cung cấp dịch vụ. Cấp độ 3, dịch vụ số hóa hoàn toàn: việc cung cấp dịch vụ được số hóa hoàn toàn bao gồm cả các quy trình tại cơ quan cung cấp dịch vụ. Cấp độ 4, dịch vụ số được quản lý và theo dõi; cấp độ 5, dịch vụ số được tối ưu hóa là dịch vụ số hóa hoàn toàn và dịch vụ được theo dõi và quản lý với sự cải tiến kinh doanh liên tục. Việc phân chia hàng hóa số thành sản phẩm số và dịch vụ số đi từ quan điểm mọi sản phẩm hữu hình và dịch vụ đều có thể số hóa theo các mức độ. Nói cách khác, sản phẩm và dịch vụ được người tiêu dùng chấp nhận ở các hình thức khác nhau nếu các thuộc tính của sản phẩm không bị thay đổi, thậm chí được bổ sung giá trị, có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường (xem hình 1.2). Chuối giá trị Mức độ hàng hóa số hóa Hàng hóa số Sản phẩm số Hàng hóa Dịch vụ số Dịch vụ Chuỗi giá trị dịch vụ Hình 1.2. Chuỗi giá trị số hóa: hàng hóa và dịch vụ 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2