Báo Cáo Thực Tập Nhà Máy Kính Nổi VIGLACERA Bình Dương
lượt xem 60
download
Theo quyết định số 1218/QD – BXD của Bộ Xây Dựng, với mục tiêu sản xuất sản phẩm kính cao cấp đáp ứng thị trường trong nước đặc biệt cho Miền Nam. Nhà máy kính nổi VIGLACERA được khởi công xây dựng ngày 18/02/2001 trên mặt bằng 15 hecta tại khu sản xuất Tân Đông Hiệp huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương. Ngày 31/07/2002 theo quyết định số 1020/QD – BXD của Bộ Xây Dựng, công ty kính nổi VIGLACERA được thành lập trên cơ sở ban quản lý dự án của tổng công ty Thủy Tinh Gốm Xây Dựng –...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo Cáo Thực Tập Nhà Máy Kính Nổi VIGLACERA Bình Dương
- Báo Cáo Thực Tập Nhà Máy Kính Nổi VIGLACERA Bình Dương MỤC LỤC I.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty kính nổi VIGLACERA Bình Dương........3 II.Tổ chức quản lý .................................................................................................................. 4 1.Sơ đồ tổ chức nhà máy......................................................................................................................4 2.Sơ đồ quản lý phân xưởng kính.........................................................................................................4 III. Sơ đồ công nghệ sản xuất kính nổi............................................................................... 5 IV. Nguyên liệu sản xuất ....................................................................................................... 6 1.Sơ đồ kho nguyên liệu sản xuất.........................................................................................................6 2.Nguyên liệu sản xuất..........................................................................................................................6 3.Tồn trữ và gia công nguyên liệu.......................................................................................................12 4.Trình tự nạp nguyên liệu vào hệ thống cân......................................................................................15 V.Quá trình chuẩn bị phối liệu............................................................................................. 19 1.Sơ đồ qui trình chuẩn bị phối liệu....................................................................................................19 2.Thuyết minh qui trình........................................................................................................................20 3.Máy móc thiết bị và các thông số kỹ thuật.......................................................................................20 4.Các sự cố và biện pháp khắc phục..................................................................................................24 VI.Lò nấu thủy tinh............................................................................................................... 25 1.Cấu tạo lò nấu thủy tinh...................................................................................................................25 2.Công đoạn và thiết bị .......................................................................................................................25 3.Cách vận hành lò và các vùng nấu ..................................................................................................26 4.Bảo dưỡng lò nấu thủy tinh..............................................................................................................32 5.Xả thủy tinh.......................................................................................................................................36 6.Các sự cố và biện pháp khắc phục..................................................................................................41 VII.Tạo hình thủy tinh........................................................................................................... 47 1.Cấu tạo bể thiếc...............................................................................................................................48 2.Các thiết bị chính..............................................................................................................................51 3.Vận hành bể thiếc.............................................................................................................................57 4.Các sự cố và biện pháp khắc phục..................................................................................................67 GVHD: Hoàng Trung Ngôn 1
- Báo Cáo Thực Tập Nhà Máy Kính Nổi VIGLACERA Bình Dương VIII.Ủ và làm nguội thủy tinh............................................................................................... 75 1.Các khu và chức năng của các khu trong lò ủ - làm nguội...............................................................75 2.Thông số công nghệ và kĩ thuật của thiết bị....................................................................................78 3.Một số công việc đặc biệt khác........................................................................................................80 4.Kiểm soát ứng suất...........................................................................................................................83 5.Các sự cố và biện pháp khắc phục..................................................................................................87 IX. Cắt bẻ, đóng gói, thành phẩm........................................................................................ 89 1.Các quá trình khu cắt bẻ, đóng gói...................................................................................................89 2.Thiết bị và thông số kỹ thuật ...........................................................................................................90 GVHD: Hoàng Trung Ngôn 2
- Báo Cáo Thực Tập Nhà Máy Kính Nổi VIGLACERA Bình Dương I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty kính nổi VIGLACERA Bình Dương Theo quyết định số 1218/QD – BXD của Bộ Xây Dựng, với mục tiêu sản xuất sản phẩm kính cao cấp đáp ứng thị trường trong nước đặc biệt cho Miền Nam. Nhà máy kính nổi VIGLACERA được khởi công xây dựng ngày 18/02/2001 trên mặt bằng 15 hecta tại khu sản xuất Tân Đông Hiệp huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương. Ngày 31/07/2002 theo quyết định số 1020/QD – BXD của Bộ Xây Dựng, công ty kính nổi VIGLACERA được thành lập trên cơ sở ban quản lý dự án của tổng công ty Thủy Tinh Gốm Xây Dựng – tổng công ty sản xuất Vật Liệu Xây Dựng đa ngành lớn nhất Việt Nam hiện nay. Sau 20 tháng xây dựng và lắp đặt, công ty kính nổi đã chính thức đưa dây chuyền vào hoạt động 1/10/2002, 25/10/2002 mét vuông kính đầu tiên kính ra lò. Dây chuyền sản xuất của công ty sản xuất kính theo công nghệ kính nổi là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, với công suất thiết kế là 350 tấn/ngày, tương đương 18 triệu m2 kính qui tiêu chuẩn 2 mm/năm. Sản phẩm được sử dụng cho xây dựng và sản phẩm sau kính như sản xuất gương tráng bạc hoặc tráng nhôm. Kích thước sản phẩm lớn nhất 120’’ × 84’’ và kích thước sản phẩm nhỏ nhất 1500 × 2000 mm với chiều dày từ 2 – 12 mm, với màu sắc phong phú đa dạng gồm màu trà, xanh lá cây, xanh đen, trắng theo tiêu chuẩn Nhật Bản JSR3202 – 1996. Lò nấu của công ty có chu kỳ hoạt động 6 năm, hiện nay đã hoạt động 7 năm mà chưa dừng lò để sửa chữa nguội. Tháng 11/2002 công ty bắt đầu đưa sản phẩm tham gia vào thị trường và đã nhanh chóng được thị trường chấp nhận. GVHD: Hoàng Trung Ngôn 3
- Báo Cáo Thực Tập Nhà Máy Kính Nổi VIGLACERA Bình Dương II. Tổ chức quản lý 1. Sơ đồ tổ chức nhà máy 2. Sơ đồ quản lý phân xưởng kính GVHD: Hoàng Trung Ngôn 4
- Báo Cáo Thực Tập Nhà Máy Kính Nổi VIGLACERA Bình Dương III. Sơ đồ công nghệ sản xuất kính nổi GVHD: Hoàng Trung Ngôn 5
- Báo Cáo Thực Tập Nhà Máy Kính Nổi VIGLACERA Bình Dương IV. Nguyên liệu sản xuất 1. Sơ đồ kho nguyên liệu sản xuất 2. Nguyên liệu sản xuất Nguyên liệu sản xuất của Công ty được khai thác trong nước và nhập khẩu. Các nguyên liệu về đến công ty đều ở dạng thành phẩm được đưa vào sử dụng ngay mà không cần gia công chế biến lại. Nguyên liệu gồm: Cát Cam Ranh (Khánh Hòa) hoặc Cát Bình Thuận, Soda (Trung Quốc), Sufat natri (Singapore), Dolomite (Yên Bái), Đá vôi (Kim Bảng), Pegmatite (Yên Hà), bột than, kính vụn, bột màu. Ngoài thành phần hóa, những vấn đề khác cũng quan tâm như: chất lượng nguyên liệu, độ ẩm, kích cỡ hạt, tỉ lệ phân bố kích thước hạt, nguồn gốc của nguyên liệu. Việc phân tích thành phần hóa của nguyên liệu, kim loại nặng trong nguyên liệu, thành phần tạp chất … được phòng thí nghiệm phân tích. • Thành phần hóa của kính Việc lựa chọn thành phần hóa của kính được quyết định bởi ứng dụng của sản phẩm và phương pháp tạo hình. Kính phương pháp nổi và kính tấm phẳng thông thường đều thuộc hệ SiO2 – Na2O – CaO. GVHD: Hoàng Trung Ngôn 6
- Báo Cáo Thực Tập Nhà Máy Kính Nổi VIGLACERA Bình Dương Căn cứ đặc điểm và yêu cầu sử dụng các phương pháp công nghệ tạo hình kính nổi, hàm lượng Al2O3 thông thường không được vượt quá 18%, tổng hàm lượng CaO + MgO ≥ 12%, tổng hàm lượng Na2O + K2O ≤ 14%, % Fe2O3 thường khống chế dưới mức 0.1%. • Thành phần hóa của kính nổi Oxit SiO2 Al2O3 CaO MgO Na2O Fe2O3 Hàm lượng 71.5 – 72.5 1.0 – 1.8 8.0 – 9.0 3.5 – 4.0 13.5 – 14.0 0.1 – 0.15 % • Các cấu tử chính Silica: SiO2 SiO2 là cấu tử tạo mạng, làm cho thủy tinh có nhiệt độ nóng chảy cao, độ nhớt, độ bền hóa, độ chịu nhiệt cao và hệ số giãn nở nhiệt thấp. Nguồn nguyên liệu chủ yếu là Cát Al2O3 Tham gia tạo mạng thủy tinh, với tỷ lệ thích hợp làm giảm khả năng kết tinh của thủy tinh, tăng độ bền hóa, độ cứng và làm giảm hệ số giãn nở nhiệt. Chiếm tỷ lệ 1 – 3% thủy tinh. Nguồn nguyên liệu cung cấp là Pegmatite Na2O Là cấu tử gây biến dạng mạng, làm giảm độ nhớt, độ bền hóa và làm tăng hệ số giãn nở nhiệt, dẫn nhiệt. Làm thủy tinh trong quá trình nấu dễ khử bọt hơn. Chiếm khoảng 14% thủy tinh. Nguồn nguyên liệu cung cấp là Soda, Sunphat natri K2O Có tác dụng giống như Na2O nhưng tốt hơn. Nguồn nguyên liệu cung cấp là Pegmatite CaO CaO là cấu tử chính của hệ Soda – Limestone. Nó là cấu tử gây biến dạng mạng mạnh, làm cho thủy tinh có độ giãn nở nhiệt thấp, độ bền hóa cao, làm tăng độ nhớt ở nhiệt độ thấp và làm giảm độ nhớt ở nhiệt độ cao. Chiếm tỷ lệ 8 – 9 % thủy tinh. Nguồn nguyên liệu cung cấp chủ yếu là Đá vôi và Dolomit GVHD: Hoàng Trung Ngôn 7
- Báo Cáo Thực Tập Nhà Máy Kính Nổi VIGLACERA Bình Dương MgO MgO là cấu tử gây biến dạng mạng mạnh. Chiếm tỷ lệ 4% thủy tinh. Nguồn nguyên liệu cung cấp là Dolomit Fe2O3 Fe2O3 là tạp chất làm nhuộm màu cho kính, FeO cho kính nổi màu xanh lục, Fe2O3 cho kính màu vàng nhạt, FeO mức độ nhuộm màu nặng hơn nhiều so với Fe2O3. Bất kể hóa trị của Fe thấp hơn hay cao đều hạ thấp độ trong suốt rõ rệt, nên oxit sắt là tạp chất không mong muốn trong việc chế tạo kính, cần khống chế nghiêm ngặt. Hàm lượng trong thủy tinh trong khoảng 0.1% a. Nguyên liệu chính 1. Nguyên liệu cung cấp SiO2 Vai trò SiO2 là oxit tạo thủy tinh. Do có sự liên kết của các tứ diện [SiO4]4- với nhau mà khung thủy tinh cơ bản được hình thành. SiO2 là thành phần có tác dụng làm tăng độ bền hóa, bền cơ, bền nhiệt của thủy tinh lên rất nhiều, nhưng mặt khác người ta cũng nhận thấy thủy tinh chứa càng nhiều SiO2 thì càng khó nấu. SiO2 được cung cấp từ cát thạch anh. Yêu cầu cơ bản đối với thành phần hóa của cát là hàm lượng SiO2 phải rất cao trên 98 % còn hàm lượng tạp chất nhuộm màu không lớn, đặc biệt là tạp chất oxit sắt phải rất nhỏ. Kích thước hạt cát và thành phần hạt có ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ nấu và sự hình thành khuyết tật của thủy tinh. Cát thạch anh tự nhiên có kích thước hạt từ 0.1 - 2mm. Các hạt cát lớn (đường kính 0.8 – 2mm) rất khó nấu hoặc nấu không được hoàn toàn và đó là nguyên nhân gây ra khuyết tật cho thủy tinh. Cát nhỏ nấu dễ và nhanh do đấy người ta thường dùng loại cát mịn nhưng có cỡ hạt đồng đều. Cỡ hạt cát không đồng đều sẽ gây ra vân, sa thạch … Vì quá trình hòa tan các hạt cát không được đồng đều. Cát nhỏ có nhược điểm là dễ bay, bụi và hay lẫn các tạp chất chứa sắt. Đó là điều cần chú ý trong việc lựa chọn và sử dụng cát thế nào cho thích hợp. Ngoài ra cũng nên chú ý đến hình dạng hạt cát, loại hạt trơn, tròn thường khó nấu hơn những hạt có góc cạnh. Yêu cầu công nghệ của Cát • Độ hạt: GVHD: Hoàng Trung Ngôn 8
- Báo Cáo Thực Tập Nhà Máy Kính Nổi VIGLACERA Bình Dương ≥ 0.6 mm: ≤ 0.5% < 0.1 mm: ≤ 5.0% • Độ ẩm: ≤ 5.0% • Thành phần hóa: Oxit SiO2 Al2O3 CaO MgO Fe2O3 MKN Hàm lượng ≥ 99.5 ± 0.5% ≤ 0.3% ≤ 0.1% ≤ 0.1% 0.1% ≤ 0.3% 2. Nguyên liệu cung cấp Al2O3 Vai trò Để sản xuất thủy tinh kính tấm, Al2O3 được đưa vào dưới dạng các nguyên liệu thiên nhiên: tràng thạch, pegmatite… Al2O3 làm giảm khuynh hướng kết tinh của thủy tinh làm tăng độ bền cơ học, độ bền hóa học và độ bền nhiệt, làm giảm hệ số dãn nở của thủy tinh. Thêm Al2O3 vào thành phần thủy tinh natri canxi tốc độ nấu chậm lại (đặc biệt là ở nhiệt độ thấp), tốc độ khử bọt cũng giảm đi đồng thời độ nhớt của thủy tinh tăng lên và thủy tinh đóng rắn nhanh hơn. Yêu cầu công nghệ của Pegmatite • Độ hạt: ≥ 0.6mm: ≤ 0.5% > 0.5mm: ≤ 5.0% < 0.1mm: ≤ 80.0% • Độ ẩm: < 1.0% • Thành phần hóa: Oxit SiO2 Al2O3 CaO MgO Fe2O3 MKN ≤ 76.0 ≥ 14.50 ≤ 0.75 Hàm lượng % ≤ 2.50% ≤ 0.50% ≤ 0.3% ± 1.0% ± 1.0% ± 0.10% 3. Nguyên liệu cung cấp CaO Vai trò CaO được đưa vào thủy tinh chủ yếu từ nguyên liệu đá vôi. CaO là một trong những thành phần cơ bản của thủy tinh. Nó giúp cho quá trình nấu và khử bọt thêm dễ và làm cho thủy tinh chịu đựng được tác dụng hóa học. Yêu cầu công nghệ của Đá vôi • Độ hạt: GVHD: Hoàng Trung Ngôn 9
- Báo Cáo Thực Tập Nhà Máy Kính Nổi VIGLACERA Bình Dương ≥ 2.5mm: không được phép có ≥ 2.0mm: ≤ 1.0% < 0.1mm: ≤ 12.0% • Độ ẩm: < 1.0% • Thành phần hóa: Oxit SiO2 Al2O3 CaO MgO Fe2O3 Hàm lượng % ≤ 0.3% ≤ 0.50% ≥ 52.0 ± 2.0% ≤ 0.50% ≤ 0.15% 4. Nguyên liệu cung cấp Na2O Vai trò Cùng với SiO2, Na2O là thành phần quan trọng nhất của thủy tinh công nghiệp: đưa Na2O vào hầu hết các tính chất của thủy tinh như tính chất cơ học, tính chất hóa học, tính chất điện… đều giảm đi. Tuy vậy tác dụng quan trọng của Na2O là ở chỗ nó giải quyết được nhiều khó khăn có tính chất công nghệ như hạ thấp nhiệt độ nấu, tăng tốc độ hòa tan các hạt cát, tốc độ khử bọt do hạ thấp độ nhớt của thủy tinh … Nguyên liệu chủ yếu cung cấp Na2O cho thủy tinh là soda và sunfat natri. Yêu cầu công nghệ của Soda, Sunphat natri, than • Nguyên liệu Soda • Độ hạt: ≥ 1.0mm: không được phép có • Độ ẩm: < 0.5% • Thành phần hóa: %Na2CO3: ≥ 99.0% ± 0.5% %NaCl: ≤ 0.5% ± 0.1% • Nguyên liệu Sunphat natri • Độ hạt: ≥ 1.0mm: ≤ 5.0% < 0.1mm: ≤ 12.0% • Độ ẩm: ≤ 0.5% • Thành phần hóa: %Na2SO4: ≥ 99.0% ± 0.5% %NaCl: ≤ 0.6% ± 0.1% GVHD: Hoàng Trung Ngôn 10
- Báo Cáo Thực Tập Nhà Máy Kính Nổi VIGLACERA Bình Dương • Nguyên liệu than • Độ hạt: kiểm tra sau nghiền ≥ 2.0mm: không được phép có ≥ 1.0mm: ≤ 1.5% < 0.1mm: ≤ 30.0% • Độ ẩm: ≤ 3.0% • Thành phần hóa: %C: ≥ 80.0% 5. Nguyên liệu cung cấp MgO Vai trò Để có MgO các nhà máy thủy tinh thường sử dụng Đolomite CaCO3.MgCO3 (ở dạng tinh khiết chứa 54.3% CaCO3, 45.7 %MgCO3). Chất lượng Đolomite và khả năng sử dụng nó để nấu thủy tinh do hàm lượng MgO quyết định. MgO làm giảm khuynh hướng kết tinh, làm tăng tốc độ đóng cứng của thủy tinh. Khi đưa vào cùng với Al2O3 độ bền hóa của thủy tinh cũng tăng lên. Yêu cầu công nghệ của Dolomit • Độ hạt: ≥ 2.5mm: không được phép có ≥ 2.0mm: ≤1.0% < 0.1mm: ≤16.0% • Độ ẩm: < 1.0% • Thành phần hóa: Oxit SiO2 Al2O3 CaO MgO Fe2O3 Hàm lượng % ≤ 0.25% ≤ 0.50% ≤ 40.0 ± 1.0% ≥ 20.0 ± 1.0% ≤ 0.15% b. Nguyên liệu phụ • Chất khử màu Màu sắc của thủy tinh thường gây ra bởi các hợp chất sắc lẫn vào trong nguyên liệu và trong quá trình chuẩn bị phối liệu. Khi tồn tại ở hóa trị hai Fe2+ nhuộm thủy tinh thành màu xanh lam, còn ở dạng hoá trị ba Fe3+ nhuộm thủy tinh màu vàng nhạt. Để có thủy tinh trong GVHD: Hoàng Trung Ngôn 11
- Báo Cáo Thực Tập Nhà Máy Kính Nổi VIGLACERA Bình Dương suốt không màu cần phải hạn chế đến mức tối thiểu hàm lượng hợp chất sắt và lượng sắt còn lại trong thủy tinh phải ở hóa trị cao. Đối với nhiều loại thủy tinh màu xanh là do sắt gây ra dù rất yếu nhưng cũng không mong muốn. Để thủy tinh không màu ta tiến hành khử màu. Có hai cách khử màu: khử màu hóa học và khử màu vật lý. Khử màu hóa học: là chuyển toàn bộ sắt thành oxit sắt ba. Khi đó màu sắc của thủy tinh giảm đi, thủy tinh sẽ có màu vàng lục hơi nhạt và độ thấu quang tăng lên. Chất khử màu hóa học là các chất oxy hóa mạnh, các hợp chất của flor… Khử màu vật lý: là đưa vào thủy tinh một chất nhuộm màu khác có khả năng tạo ra màu phụ với màu do sắt gây ra, kết quả làm thủy tinh trở nên không màu nhưng độ thấu quang của thủy tinh bị giảm đi. Chất khử màu vật lý là oxit niken hóa trị thấp, oxit coban hóa trị thấp… • Chất khử bọt Là chất có khả năng làm cho những bọt nhỏ li ti trong thủy tinh gom lại thành những bọt có kích thước lớn và chúng dễ thoát ra ngoài khối thủy tinh hơn. Các chất khử bọt là nitrat, sunfat natri… • Chất nhuộm màu Để tạo thủy tinh có màu sắc khác nhau có thể dùng chất nhuộm màu phân tử. Khi nấu thủy tinh các chất nhuộm màu phân tử hòa tan trong khối thủy tinh đó và do mỗi chất nhuộm màu ấy có khả năng hấp thu chọn lọc các sóng ánh sáng mà thủy tinh trở nên có màu. Màu sắc này được hình thành ngay sau khi nấu và không bị thay đổi trong quá trình gia công nhiệt về sau này. Màu sắc của thủy tinh cũng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện nấu, thành phần của thủy tinh gốc, môi trường lò… 3. Tồn trữ và gia công nguyên liệu Việc tồn trữ và gia công nguyên liệu là vấn đề không được xem nhẹ trong sản xuất kính. Nếu tồn trữ và gia công nguyên liệu xử lý không thích đáng sẽ dẫn đến phế liệu phát sinh ô nhiễm, cung cấp bị gián đoạn, chất lượng không hợp quy cách hoặc vấn đề ứ đọng vốn… sẽ tạo nên những ảnh hưởng bất lợi cho sản xuất. a. Tồn trữ nguyên liệu Các loại nguyên liệu trước khi vào xưởng, cán bộ kiểm nghiệm chất lượng phải kiểm nghiệm chất lượng, căn cứ tình hình chất lượng để bố trí tồn trữ hoặc xử lý. Nguyên liệu sau khi vào xưởng đều phải tồn trữ với số lượng nhất định. Lượng tồn trữ không đủ sẽ phát sinh cung không đủ cầu ảnh hưởng sản xuất không bình thường. Lượng tồn trữ quá nhiều sẽ ứ đọng vốn, gia tăng cấu trúc vật tồn trữ và đảo lộn khối lượng công tác vận chuyển sẽ dẫn đến ô nhiễm nguyên liệu. Thông thường là cần phải căn cứ vào GVHD: Hoàng Trung Ngôn 12
- Báo Cáo Thực Tập Nhà Máy Kính Nổi VIGLACERA Bình Dương lượng sử dụng trong ngày, khoảng cách vận tải nguyên liệu, phương thức và điều kiện vận tải để quyết định lượng tồn trữ lớn nhỏ và thời gian dài ngắn. Nguyên liệu dạng bột, như kiềm nguyên chất đóng gói rời cần để ở trong kho liệu đảm bảo chống nước, chống ẩm tốt. Nguyên liệu dạng bột khối lượng lớn như cát silic có thể để ở trong bãi chứa. Khi để ở ngoài trời cần chú ý vấn đề chống gió, mưa, đông kết. Nhà máy kính loại lớn và vừa đa phần áp dụng hình thức cần cẩu hoặc kho đều hóa để tồn trữ cát silic, như vậy sẽ sinh ra hiệu quả đều hóa tương ứng, để giảm bớt sự dao động của thành phần cát silic. Đối với cát silic từ những nơi sản xuất ra khác nhau, khi tồn trữ không được lẫn với nhau. Đôlômit dạng miếng và felspar sẽ chứa riêng rẽ trên bãi nền bằng xi măng bằng phương pháp xếp đống nhang theo cách dựng đứng. Trang bị vải bạt để chống mưa. Các loại nguyên liệu bột hợp quy cách đóng gói bằng túi cần được chứa trong kho có thông gió tốt. b. Gia công xử lý nguyên liệu Để làm cho hỗn hợp đồng đều của phối liệu và tăng tốc độ quá trình nung chảy của thủy tinh, nâng cao chất lượng chế biến nung chảy thì cần phải tiến hành gia công xử lý làm vụn, bột vụn, sàng phân chia…, đối với nguyên liệu khoáng chất miếng to và nguyên liệu hóa chất kết thành miếng làm vụn trở thành những cỡ hạt to nhỏ nhất định. Nguyên liệu sau khi được làm vụn, bột vụn sẽ gia tăng độ phân tán, diện tích bề mặt được mở rộng lớn, như vậy sẽ tăng diện tích tiếp xúc tương ứng giữa các cỡ hạt của phối liệu, sẽ tăng phản ứng hóa học vật lý khi chúng được nung chảy chế biến, nâng cao tỷ suất tốc độ nung chảy và độ đồng đều của dịch thủy tinh. Có những nguyên liệu như cát thạch anh khi cần thiết còn phải tiến hành xử lý khử sắt. c. Làm vụn và làm bột vụn các nguyên liệu Việc làm vụn và làm bột của nguyên liệu chủ yếu là căn cứ vào cỡ to nhỏ của miếng liệu, độ cứng của nguyên liệu và mức độ nhu cầu của bột vụn để lựa chọn phương pháp xử lý gia công với thiết bị tương ứng. Nham cát và nham thạch anh là một loại nguyên liệu có độ cứng cao, khối lượng sử dụng lớn trong nguyên liệu thủy tinh để giảm thiểu mức thô vụn của chúng mài mòn đối với thiết bị cơ khí, hạ thấp chất sắt cơ khí lẫn vào. Có một số nhà máy trước khi làm vụn thô sẽ tiến hành rèn đốt trên 10000C, sau đó mới dùng máy đập vụn phản kích (hoặc máy xoay lồng) để tiến hành làm vụn, từ đó nâng cao hiệu suất làm vụn, giảm thiểu độ mài mòn của thiết bị cơ khí. GVHD: Hoàng Trung Ngôn 13
- Báo Cáo Thực Tập Nhà Máy Kính Nổi VIGLACERA Bình Dương Nham cát rèn đốt tuy tiện lợi cho gia công nhưng tiêu hao năng lượng lớn, chi phí cao, công nghệ phức tạp mà tỉ lệ lợi dụng đá khoáng thấp. Vì vậy, nhiều nhà máy đã áp dụng máy đập hàm làm vụn, máy làm vụn đối trục hoặc máy làm vụn phản kích, kết hợp với máy làm vụn đập hàm, với máy làm vụn phản kích seri Y để trực tiếp làm thành bột vụn nham cát hoặc nham thạch anh. Liệu miếng dolomit, đá vôi, felspar… thông thường tiến hành làm vụn bằng máy đập hàm, sau đó dùng máy làm vụn kiểu búa hoặc máy làm vụn phản kích seri Y để tiến hành làm vụn. Khi kiềm nguyên chất, sunfat kết thành miếng thì dùng máy xoay lồng hoặc máy làm vụn kiểu búa để làm vụn. d. Sàng phân chia nguyên liệu Nham cát (hoặc nham thạch anh), đôlômit, đá vôi, felspar sau khi được làm vụn miếng cần phải thông qua sàng phân loại để phân ly tạp chất và những phần hạt lớn để có được cỡ hạt nhất định nhằm đảm bảo hỗn hợp đều cho phối liệu và tránh được phân tầng. Nguyên liệu khác nhau thì yêu cầu cỡ hạt khác nhau. Thông qua sàng chỉ khống chế được mức độ của hạt nguyên liệu, đối với phần cỡ hạt nhỏ thì không thể phân ly ra được. Cỡ hạt lớn nhỏ của nguyên liệu là căn cứ tỷ trọng của nguyên liệu, số lượng nguyên liệu trong phối liệu và nhiệt độ nung chảy ấn định sẽ được xét theo những điều sau đây. Cát silic thông thường chỉ thông qua sàng 36 – 49 lỗ/cm2 vì khi tuyển dụng cát silic thì đã tiến hành phân tích cỡ hạt, sau khi vào xưởng nhằm khống chế cỡ hạt và loại bỏ tạp chất bên ngoài như cỏ tạp, đá mảnh, đất mảnh… Nham cát (hoặc nham thạch anh), felspar là thông qua lưới sàng 81 lỗ/cm2. Kiềm nguyên chất, sunfat, đôlômit, đá vôi là thông qua lưới sàng 64 lỗ/cm2. Thông thường, thiết bị sàng phân loại của nhà máy kính thường dùng tiến hành sàng phân loại kiềm nguyên chất, sunfat, đôlômit, đá vôi, felspar thì dùng sàng lục giác (sàng quay), nham cát hoặc nham thạch anh tiến hành sàng phân loại là dùng sàng rung và sàng lắc phẳng. e. Khử sắt nguyên liệu Để đảm bảo yêu cầu quy định hàm lượng sắt phù hợp của thủy tinh, nên việc khử sắt của nguyên liệu là rất cần thiết. Phương pháp khử sắt rất nhiều, thông thường là phương pháp vật lý và phương pháp hóa học. Phương pháp vật lý khử sắt gồm: sàng phân loại, đãi, phân ly thủy lực, tuyển nổi bằng súng siêu âm hoặc khử từ… Phương pháp hóa học khử sắt chia làm 2 loại: phương pháp phân ly ướt và phương pháp phân ly khô. Chủ yếu là để khử hợp chất sắt trong nguyên liệu thạch anh. GVHD: Hoàng Trung Ngôn 14
- Báo Cáo Thực Tập Nhà Máy Kính Nổi VIGLACERA Bình Dương Thông thường khi tuyển nguyên liệu vào xưởng thì đã tiến hành phân tích vật lý hóa học, mục đích khử sắt sau khi vào xưởng không phải là để khống chế hàm lượng sắt bề mặt và hợp chất sắt trong nguyên liệu, mà là khử tạp chất sắt và sắt cơ khí lẫn trong quá trình tồn trữ, vận chuyển, gia công. Vì vậy, nhà máy kính thường dùng thiết bị khử sắt, máy tuyển từ bánh lăn (lắp ở trên bánh xe đầu máy băng tải dây đa), bộ khử sắt điện từ kiểu treo (lắp ở trên mặt dây đa của băng tải), máy tuyển từ rung (liệu bột đi qua nam châm thì rớt xuống)… cường độ từ tuyển của chúng là 4000 – 20000 Cos. 4. Trình tự nạp nguyên liệu vào hệ thống cân • Nguyên liệu Cát A. Chuẩn bị vận hành Kiểm tra thiết bị: kiểm tra bộ cấp liệu rung, băng tải, gầu tải. Kiểm tra cát trên silô đầu vào và đầu ra dây chuyền. Cố định van đường ống vào silô dự trữ. B. Khởi động dây chuyền: Khởi động theo chu trình Báo khởi động khởi động băng tải 2 (trong trường hợp chứa cát vào silô B) khởi động gầu tải khởi động băng tải 1 khởi động cấp liệu rung. Thiết bị tiếp theo được khởi động sau khi thiết bị trước đã khởi động xong (theo đồng hồ dòng điện trên tủ điều khiển) C. Trong khi vận hành Điều chỉnh cấp liệu rung đảm bảo hiệu suất của dây chuyền chú ý không được cấp liệu quá tải cho thiết bị trong dây chuyền. Thường xuyên kiểm tra độ phát nóng của động cơ điện, tiếng kêu của hộp số và của các cơ cấu truyền động, kiểm tra các con lăn, độ cân đối của băng tải, tiếng va quệt của gầu nâng nếu phát hiện có hiện tượng không bình thường cần dừng ngay dây chuyền để kiểm tra nếu có hỏng hóc báo cáo trưởng ca hoặc lãnh đạo phân xưởng để có biện pháp giải quyết. Kiểm tra cát trên silô đầu vào không được để hết liệu, kiểm tra silô đầu ra không được đổ đầy quá. Kiểm tra các đường ống dẫn liệu trong dây chuyền nếu có mòn, bục phải báo cáo cấp trên để sửa chữa. GVHD: Hoàng Trung Ngôn 15
- Báo Cáo Thực Tập Nhà Máy Kính Nổi VIGLACERA Bình Dương D. Dừng dây chuyền: Dừng theo chu trình Dừng cấp liệu rung dừng băng tải 1 dừng gầu tải dừng băng tải 2 (trong trường hợp chứa cát vào silô B). Chỉ được dừng thiết bị khi tải mang trên thiết bị đã được chuyển đi hết. E. Sau khi vận hành Vệ sinh thiết bị và mặt bằng xung quanh thiết bị. Tổng hợp tình trạng của thiết bị vào sổ nhật trình. • Nguyên liệu Pegmatite A. Chuẩn bị vận hành Kiểm tra thiết bị: kiểm tra hệ thống hút và lọc bụi, gầu tải. Kiểm tra Pegmatite trên silô dự trữ. Khởi động dây chuyền: Khởi động theo chu trình • Báo khởi động khởi động quạt hút bụi trên đỉnh silô khởi động quạt hút bụi gầu tải khởi động gầu tải. • Thiết bị tiếp theo được khởi động sau khi thiết bị trước đã khởi động xong (theo đồng hồ dòng điện trên tủ điều khiển) B. Trong khi vận hành Điều chỉnh cấp liệu vào gầu tải đảm bảo hiệu suất của dây chuyền chú ý không được cấp liệu quá tải cho thiết bị trong dây chuyền. Thường xuyên kiểm tra độ phát nóng của động cơ điện, tiếng kêu của hộp số và của các cơ cấu truyền động, tiếng va quệt của gầu nâng nếu phát hiện có hiện tượng không bình thường cần dừng ngay dây chuyền để kiểm tra nếu có hỏng hóc báo cáo trưởng ca hoặc lãnh đạo phân xưởng để có biện pháp giải quyết. Nếu thấy nhiều bụi cần kiểm tra và vệ sinh phin lọc bụi. Kiểm tra silô chứa, gầu ra không được đổ đầy quá. Kiểm tra các đường ống dẫn liệu trong dây chuyền nếu có mòn, bục phải báo cáo cấp trên để sửa chữa. Dừng dây chuyền: Dừng theo chu trình. GVHD: Hoàng Trung Ngôn 16
- Báo Cáo Thực Tập Nhà Máy Kính Nổi VIGLACERA Bình Dương Dừng cấp liệu vào gầu tải dừng gầu tải dừng quạt hút bụi gầu tải dừng quạt hút bụi trên đỉnh silô). Chỉ được dừng gầu tải khi tải mang trên nó đã được chuyển đi hết. Dừng quạt hút sau khi đã dừng gầu tải được 2 phút. C. Sau khi vận hành Vệ sinh thiết bị và mặt bằng xung quanh thiết bị. Tổng hợp tình trạng của thiết bị vào sổ nhật trình. • Nguyên liệu soda, sunphat A. Chuẩn bị vận hành Kiểm tra thiết bị: kiểm tra hệ thống quạt hút, gầu tải. Kiểm tra nguyên liệu trên silô dự trữ. Cố định đường ống dẫn nguyên liệu từ gầu tải vào silô cho đúng. B. Khởi động dây chuyền: khởi động theo chu trình Báo khởi động khởi động quạt hút bụi trên đỉnh silô khởi động quạt hút bụi gầu tải khởi động gầu tải. Thiết bị tiếp theo được khởi động sau khi thiết bị trước đã khởi động xong (theo đồng hồ dòng điện trên tủ điều khiển). Chú ý: Trước khi nạp liệu vào dây chuyền cần kiểm tra đèn tín hiệu báo ống chảy xuống silô nào. Sau khi đã báo chính xác mới tiến hành nạp liệu vào dây chuyền. C. Trong khi vận hành Điều chỉnh cấp liệu vào gầu tải đảm bảo hiệu suất của dây chuyền chú ý không được cấp liệu quá tải cho thiết bị trong dây chuyền. Thường xuyên kiểm tra độ phát nóng của động cơ điện, tiếng kêu của hộp số và của các cơ cấu truyền động, tiếng va quệt của gầu nâng nếu phát hiện có hiện tượng không bình thường cần dừng ngay dây chuyền để kiểm tra nếu có hỏng hóc báo cáo trưởng ca hoặc lãnh đạo phân xưởng để có biện pháp giải quyết. Nếu thấy nhiều bụi cần kiểm tra và vệ sinh phin lọc bụi. Kiểm tra silô chứa gầu ra không được đổ đầy quá. GVHD: Hoàng Trung Ngôn 17
- Báo Cáo Thực Tập Nhà Máy Kính Nổi VIGLACERA Bình Dương Kiểm tra các đường ống dẫn liệu trong dây chuyền nếu có mòn, bucc phải báo cáo cấp trên để sửa chữa. D. Dừng dây chuyền: Dừng theo chu trình Dừng cấp liệu vào gầu tải dừng gầu tải dừng quạt hút bụi gầu tải dừng quạt hút bụi trên đỉnh silô). Chỉ được dừng gầu tải khi tải mang trên nó đã được chuyển đi hết. Dừng quạt hút sau khi đã dừng gầu tải được 2 phút. E. Sau khi vận hành Vệ sinh thiết bị và mặt bằng xung quanh thiết bị. Tổng hợp tình trạng của thiết bị vào sổ nhật trình. • Nguyên liệu đá vôi, Dolomit A. Khởi động dây chuyền: khởi động theo chu trình Báo khởi động khởi động quạt hút bụi trên đỉnh silô khởi động quạt hút bụi gầu tải khởi động gầu tải. Thiết bị tiếp theo được khởi động sau khi thiết bị trước đã khởi động xong (theo đồng hồ dòng điện trên tủ điều khiển). Chú ý: Trước khi nạp liệu vào dây chuyền cần kiểm tra đèn tín hiệu báo ống chảy xuống silô nào. Sau khi đã báo chính xác mới tiến hành nạp liệu vào dây chuyền. B. Trong khi vận hành Điều chỉnh cấp liệu vào gầu tải đảm bảo hiệu suất của dây chuyền chú ý không được cấp liệu quá tải cho thiết bị trong dây chuyền. Thường xuyên kiểm tra độ phát nóng của động cơ điện, tiếng kêu của hộp số và của các cơ cấu truyền động, tiếng va quệt của gầu nâng nếu phát hiện có hiện tượng không bình thường cần dừng ngay dây chuyền để kiểm tra nếu có hỏng hóc báo cáo trưởng ca hoặc lãnh đạo phân xưởng để có biện pháp giải quyết. Nếu thấy nhiều bụi cần kiểm tra và vệ sinh phin lọc bụi. Kiểm tra silô chứa gầu ra không được đổ đầy quá. GVHD: Hoàng Trung Ngôn 18
- Báo Cáo Thực Tập Nhà Máy Kính Nổi VIGLACERA Bình Dương Kiểm tra các đường ống dẫn liệu trong dây chuyền nếu có mòn, bục phải báo cáo cấp trên để sửa chữa. C. Dừng dây chuyền: Dừng theo chu trình Dừng cấp liệu vào gầu tải dừng gầu tải dừng quạt hút bụi gầu tải dừng quạt hút bụi trên đỉnh silô). Chỉ được dừng gầu tải khi tải mang trên nó đã được chuyển đi hết. Dừng quạt hút sau khi đã dừng gầu tải được 2 phút. D. Sau khi vận hành Vệ sinh thiết bị và mặt bằng xung quanh thiết bị. Tổng hợp tình trạng của thiết bị vào sổ nhật trình. V. Quá trình chuẩn bị phối liệu • Lượng nguyên nhiên liệu sử dụng 1 ngày Nguyên Cát Soda Sunphat Pegmatite Đolomit Đá vôi Dầu FO nhiên liệu Khối lượng 170 – 180 62 3 18 58 18 66 tấn/ngày 1. Sơ đồ qui trình chuẩn bị phối liệu GVHD: Hoàng Trung Ngôn 19
- Báo Cáo Thực Tập Nhà Máy Kính Nổi VIGLACERA Bình Dương 2. Thuyết minh qui trình Nguyên liệu được nhập về kho sau đó được xe nâng đưa đến 4 trạm nạp liệu: Cát, Đôlômit + Đá vôi, Soda + Sunfat, Pegmatite, tại các trạm này nguyên liệu được gầu tải nâng lên cao rồi đưa xuống vào các silô chứa để chuẩn bị cân. Trên bảng điều khiển nhận thấy có đến 2 silô chứa cát vì công nghệ nấu kính sử dụng rất nhiều cát, và thực tế thì 2 silô chứa cát này lớn hơn hẳn so với các silô khác. Cân 1 dùng để cân cát từ 2 silô đổ vào và cân này hoạt động theo nguyên lí cân tăng lượng. Cân 2 dùng cân soda, sunfat và pegmatite, cân 3 dùng để cân đá vôi và dolomit, hiện trong thời gian thực tập thì cân 4 không hoạt động do nhà máy sản xuất kính trắng là chủ yếu, 2 cân này hoạt động theo nguyên lí cân giảm lượng. Cân nào xong trước thì cứ việc xả nguyên liệu vào silô chờ bên dưới trước khi vào máy trộn và khi cả 4 cân đều xong thì silô chờ này mới xả vào máy trộn và bắt đầu quá trình trộn. Máy trộn chỉ hoạt động 1 trong 2 cái, cái này hoạt động thì cái kia dừng để dự phòng, 1 tháng đổi máy trộn 1 lần. Nguyên lí hoạt động của máy trộn cũng tương tự như máy nghiền bánh xe, máy trộn gồm cách khuấy hình chóp nhọn và cánh đảo gồm 1 cánh ngang và 1 cánh nghiêng để đảo phối liệu. Quá trình trộn gồm 2 giai đoạn: trộn khô 90 giây và trộn với nước ấm 700C 130 giây. Sau khi trộn, phối liệu được đưa xuống silô chứa bên dưới và được trải đều trên băng tải đưa lên bunker đầu lò chuẩn bị cho quá trình nấu. Cùng song song với quá trình cân trộn phối liệu thì mảnh thủy tinh cũng được chuẩn bị. Mảnh thủy tinh được máy đập búa đập vụn ra và trải trên băng tải đưa lên cân 5 gần đầu lò để cân và trải đều trên băng tải chuyển phối liệu lên bunker đầu lò, cân 5 cũng hoạt động theo nguyên lí cân tăng lượng. Phối liệu đã bao gồm cả mảnh thủy tinh đi qua máy khử sắt trước khi vào bunker đầu lò, máy khử sắt có tác dụng hút các tạp chất bằng sắt ra khỏi phối liệu. Ngoài ra trên hình ta còn thấy có thanh gạt, chức năng của thanh này là gạt bỏ mẻ phối liệu nghi ngờ là không đạt ra khỏi băng tải, và thiết bị hút bụi để làm sạch không khí khu vực này tránh các bụi bẩn có lẫn sắt bám vào phối liệu. 3. Máy móc thiết bị và các thông số kỹ thuật • Thông số của Silô chứa cát chưa sàng Dung tích chứa 50 tấn • Thông số của bể chứa cát: (2 bể chứa) Kích thước: 30 × 15 × 7 m • Thông số của Silô chứa Cát – Soda – Sunfat – Pegmatite – Đolomit – Đá vôi Dung tích chứa tối đa: Cát: 200 tấn Soda – Sunfat – Pegmatite: 150 tấn GVHD: Hoàng Trung Ngôn 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo thực tập " nhà máy thuỷ điện Hoà Bình"
26 p | 3049 | 615
-
Báo cáo Thực tập tốt nghiệp : Nhà máy nhiệt điện Phả Lại
25 p | 1528 | 331
-
BÁO CÁO THỰC TẬP NHÀ MÁY BIA VINAKEN
70 p | 1127 | 269
-
Báo cáo thực tập: Nhà máy đường phổ Phong – Công ty Cổ phần đường Quãng Ngãi
62 p | 767 | 178
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Nhà máy Luyện Gang Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO)
43 p | 683 | 174
-
Báo cáo thực tập nhận thức - Nhà máy xi măng Hoàng Thạch
13 p | 694 | 166
-
Báo cáo Thực tập Tốt nghiệp tại Nhà máy thuốc lá Thanh Hoá
21 p | 494 | 92
-
Báo cáo thực tập tại Nhà máy thủy điện Za Hung
85 p | 476 | 85
-
Bài thuyết trình Báo cáo thực tập về phân xưởng CCR của nhà máy Lọc dầu Dung Quất
39 p | 536 | 83
-
Báo cáo thực tập Nhà máy đường Cà Mau
58 p | 404 | 83
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Tại Nhà máy Chế biến Khí Dinh Cố
78 p | 374 | 80
-
Báo cáo thực tập: Quy trình khởi động nhà máy thuỷ điện Suối Sập 1
93 p | 250 | 79
-
Báo cáo thực tập tại Nhà máy in Quân Đội 1
36 p | 223 | 69
-
Báo cáo thực tập tại Nhà máy nước Cầu Đỏ
61 p | 297 | 66
-
Báo cáo thực tập tại nhà máy thủy điện Suối Sập 1
46 p | 257 | 52
-
Báo cáo thực tập: Quá trình & thiết bị tại Nhà máy Nhựa và Khuôn mẫu Tân Ý
76 p | 274 | 43
-
Báo cáo thực tập Nhà máy thủy điện Minh Lương Thượng xã Thẩm Dương Huyện Văn Bàn Tỉnh Lào Cai
65 p | 58 | 17
-
Báo cáo thực tập doanh nghiệp: Công ty TNHH Thương mại dịch vụ sản xuất công nghệ Tân Hưng
21 p | 39 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn