intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bảo hiểm y tế tự nguyện

Chia sẻ: Ali Ali | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

577
lượt xem
92
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bảo hiểm y tế tự nguyện" cung cấp đến các bạn các kiến thức hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện, cũng như tình trạng của BHYT tự nguyện hiện nay. Tham khảo để biết nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bảo hiểm y tế tự nguyện

  1. Bảo hiểm y tế tự nguyện Nguồn: laodong.com.vn (LĐCT) - Đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân là một chính sách rất quan trọng. Không có sức khoẻ tốt không thể có sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Bên cạnh bảo hiểm y tế (BHYT) bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện được đưa vào theo Nghị định 63/2005/NĐ-CP gần hai năm qua là một bước đi đúng hướng. Nhưng rất đáng tiếc do không được chuẩn bị chu đáo nên hoạt động khá trầy trật. Liên bộ Y tế -Tài chính đã có Thông tư liên tịch số 22/2005/TTLT ngày 24.8.2005 để hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế tự nguyện. Theo đó BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh cơ bản theo quy định, và 100% cho dịch vụ kỹ thuật cao dưới 7 triệu đồng một lần; 60% chi phí dịch vụ kỹ thuật cao trên 7 triệu đồng nhưng không quá 20 triệu đồng một lượt. Nói cách khác "đồng chi trả" (bệnh nhân và BHYT cùng chi trả: trước đây theo tỉ lệ là 20/80) đã bị bãi bỏ. Với quy định bỏ "đồng chi trả" chưa được cân nhắc kỹ này (nhưng có vẻ được lòng dân, ngẫm nghĩ kỹ thì ngược lại), chỉ trong năm 2006 Quỹ BHYT bội chi tới 1.616 tỉ đồng. Tính cả nửa cuối năm 2005 (kể từ thời điểm Điều lệ BHYT mới có hiệu lực), Quỹ "âm" khoảng 1.900 tỉ, gần hết khoản kết dư hơn mười năm qua. Tình hình diễn ra đúng như cảnh báo của các nhà chuyên môn đã nêu ra khi quy định được ban hành về nguy cơ xảy ra "hiểm hoạ đạo đức - moral hazard" khi BHYT chi trả toàn bộ chi phí, khi cả những người được bảo hiểm lẫn các nhà cung cấp dịch vụ không có khuyến khích để tiết kiệm. Tình trạng "lựa chọn ngược - adverse selection", tức là những người có bệnh nặng háo hức tham gia (vì giá rẻ, vì được thanh toán 100%) còn những người khoẻ mạnh thì không hào hứng, cũng được cảnh báo và đã xuất hiện. Cho nên việc cháy quỹ là điều dễ hiểu, chỉ tại vài câu "sai" trong quy định. Để vá víu từ đó đến nay đã phải tăng phí BHYT tự nguyện lên hai lần. Nhưng tăng phí không phải là bài thuốc bốc đúng bệnh. Và mới đây với Thông tư số 06/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 30.3.2007, Nhà nước đã phải "siết chặt các đối tượng tham gia và điều kiện triển khai BHYT tự nguyện" (tít của báo ĐCSVN điện tử 4.4.2007). Bên cạnh nhiều quy định "siết chặt" khác và tăng phí bảo hiểm tự nguyện lên 50%, theo Thông tư này BHYT sẽ chỉ thanh toán 100% chi phí khám
  2. chữa bệnh ngoại trú dưới 100 ngàn đồng một lượt. Tất cả các chi phí khác (ngoại trú trên 100 ngàn và các chi phí nội trú) bệnh nhân phải đồng chi trả ở mức 20% (kể cả dịch vụ kỹ thuật cao không quá 20 triệu đồng một lượt). Nói cách khác phục hồi lại cơ chế "đồng chi trả". Khoản học phí khá cao cho một bài học sơ đẳng mà bất kể sinh viên nào học bảo hiểm cũng phải biết. Một quy định bất cập nữa của Nghị định 63 (điểm 3, Điều 27) là nếu Quỹ BHYT tự nguyện thiếu tiền thì có thể lấy từ Quỹ BHYT bắt buộc hay nguồn khác để chi trả. Theo tôi phải tách bạch các quỹ này. BHYT tự nguyện là bảo hiểm y tế bổ sung bên cạnh BHYT bắt buộc, và thị trường này phải được mở ra cho cả các hãng bảo hiểm thương mại nữa. Để tránh sự lẫn lộn, tù mù, để nâng cao sự minh bạch và hiệu quả Quỹ BHYT tự nguyện phải được tách bạch, và quản lý tách rời Quỹ BHYT bắt buộc. Hệ thống chăm sóc sức khoẻ gồm hai mặt: cấp tài chính và cung cấp dịch vụ. BHYT thực hiện chức năng cấp tài chính, nó là người (đại diện cho bệnh nhân) mua dịch vụ từ những người cung cấp dịch vụ y tế (các bệnh viện, phòng khám bệnh). Khả năng chi trả của bảo hiểm y tế và của người dân cho y tế tạo thành cầu. Khả năng cung ứng của các bệnh viện, phòng khám tạo thành cung. Cải cách hệ thống y tế là cải cách cả hai bên cung và cầu. Cả các tổ chức BHYT lẫn các tổ chức cung ứng dịch vụ sẽ đều nên mở cho khu vực phi nhà nước (phi lợi nhuận, và vì lợi nhuận). Bảo hiểm xã hội ở nước ta hiện phải bao sân BHYT (cả bắt buộc và tự nguyện) song lại bị Nhà nước chi phối trực tiếp quá nhiều nên hoạt động không thể hiệu quả. Ai cũng biết Nhà nước không thể vận hành tốt hệ thống cấp tài chính và cung cấp dịch vụ y tế; song thị trường tự do cũng không thể. Cần có sự phối hợp hài hoà. Nên chia dịch vụ y tế thành các dịch vụ cơ bản và các dịch vụ bổ sung. Nhà nước phải có chính sách đảm bảo các dịch vụ cơ bản (nhưng không có nghĩa là Nhà nước phải tự đứng ra làm). Và BHYT bắt buộc (sẽ phải dần dần mở ra cho toàn dân) sẽ chỉ nên cung cấp tài chính cho các dịch vụ y tế cơ bản. Các gói dịch vụ cơ bản được các bên cấp tài chính và các bên cung ứng dịch vụ thoả thuận theo từng thời kỳ và có thể được mở rộng theo sự phát triển kinh tế. Có khá nhiều kinh nghiệm quốc tế [thí dụ được tổng kết trong cuốn Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng (Phúc lợi, Lựa chọn và Đoàn kết trong chuyển đổi) của J. Kornai và K.
  3. Eggleston (NXB Văn hoá Thông tin 2002)] mà chúng ta có thể học để tạo ra hệ thống hiệu quả phù hợp với Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2