intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bao nylon - chai nhựa gây xáo trộn nội tiết tố

Chia sẻ: Ps Ps | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

92
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài “Sử dụng và quản lý hóa chất công nghiệp có thể có tác dụng gây xáo trộn hệ thống nội tiết tố” đã được các nhà khoa học nêu lên từ lâu. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới rất quan tâm đến các hóa chất được xếp vào loại gây rối loạn nội tiết tố EDC (Endocrine Disrupting Chemicals) có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh của một số loài động vật, kể cả con người. Nhiều hội nghị quốc tế về EDC đã diễn ra tại các nước, kể cả Việt Nam. Đối với con...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bao nylon - chai nhựa gây xáo trộn nội tiết tố

  1. Bao nylon - chai nhựa gây xáo trộn nội tiết tố Đề tài “Sử dụng và quản lý hóa chất công nghiệp có thể có tác dụng gây xáo trộn hệ thống nội tiết tố” đã được các nhà khoa học nêu lên từ lâu. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới rất quan tâm đến các hóa chất được xếp vào loại gây rối loạn nội tiết tố EDC (Endocrine Disrupting Chemicals) có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh của một số loài động vật, kể cả con người. Nhiều hội nghị quốc tế về EDC đã diễn ra tại các nước, kể cả Việt Nam.
  2. Đối với con người, tuy chưa có những thử nghiệm cụ thể, nhưng cũng đã có những dị dạng ở cơ quan sinh dục nam - nữ, ung thư vú, tử cung, âm đạo, sẩy thai, ung thư tuyến tiền liệt, dị tật bẩm sinh… có liên quan đến EDC. Túi nylon, bao bì nhựa rất tiện dụng, nhưng khi đựng nước, nước mắm, dầu ăn, thức ăn có dầu mỡ và nhiệt độ nóng sẽ “thôi” chất độc vào thức ăn uống. Dùng càng nhiều, càng lâu ngày sẽ bị nhiễm độc đáng kể. Chẳng hạn chất dietylstilbestrol dùng để ngừa sẩy thai trước đây, đã gây dị dạng thai nhi, hoặc trẻ gái sau này bị ung thư âm đạo ở tuổi dậy thì… nên đã bị cấm sử dụng. Một số hóa chất thuộc nhóm EDC như DDT và các thuốc trừ sâu rầy gốc clor khác, dioxin, polyclorobiphenyl, polybromodiphenyleter, etynylestradiol, một số chất dùng trong ngành nhựa (để hóa dẻo), bột giặt, mỹ phẩm như ester phtalat, biphenol A, nonylphenol… Các ester phtalat thuộc nhóm EDC thường dùng trong công nghiệp gồm DEP (dietyl phtalat), DBP (dibutyl phtalat), BBP (butylbenzyl phtalat), DEHP (di- (2-etylhexyl) phtalat), DNOP (di-n-octyl phtalat), DNP (dinonyl phtalat), DINP (di-iso-decyl phtalat), DIDP (di-iso-decyl phtalat)… Các chất EDC này được dùng khá phổ biến làm chất hóa dẻo cho nhựa plastic, nhất là PVC dùng làm hộp chứa, can nhựa, gạch nền, giấy dán tường, áo mưa, màn che, mực in trên nhựa,
  3. chất kết dính (keo dán), đồ chơi trẻ con, bình sữa, núm vú, túi nhựa (bao nylon), ống nước, dẫn dịch truyền… Dùng trong mỹ phẩm làm chất hóa dẻo, định hương (giữ mùi cho lâu), dung môi cho nước hoa, sơn móng tay, chất khử mùi, son môi, keo dựng tóc, gel chải tóc, dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, xà bông, bột giặt, nước rửa chén… Đựng nước mắm, dầu mỡ, bia rượu trong can nhựa sẽ bị nhiễm độc do hóa chất hóa dẻo trong nhựa “thôi” ra. Các chất EDC trong nhựa, dễ tác dụng nhất với đồ ăn, thức uống có chất béo và nhiệt độ cao. Do đó các vật đựng bằng nhựa, bao nylon sẽ “thôi” EDC ra nếu đựng thực phẩm, nhất là thực phẩm có chất béo, chai dầu mỡ, nước mắm… Thực phẩm không có chất béo như nước ngọt, nước tinh khiết… cũng bị “thôi” ra một ít EDC! Những sản phẩm dùng trực tiếp như các loại mỹ phẩm nêu trên thì EDC lại thấm qua da rất nguy hiểm khi dùng dài ngày cho đàn ông, phụ nữ, nhất là cho trẻ con! Cộng đồng Âu châu đã cấm sử dụng EDC trong các sản phẩm liên hệ đến sức khỏe con người. Nước ta cũng có Quyết định số 3339/2001/QĐ-BYT ngày 30/7/2001 quy định hàm lượng chất “thôi” ra tối đa từ bao bì đựng thực phẩm là 10 mg/dm2 hoặc tối đa là 60 mg/kg thực phẩm đựng trong bình. Tuy nhiên quy
  4. định này chỉ mới áp dụng cho chất DEP trong khi có rất nhiều chất EDC nêu trên trong các sản phẩm tiêu dùng. Mặc dù các chuyên gia như GS. Chu Phạm Ngọc Sơn, phó chủ tịch các hội KH&KT; BS. Nguyễn Lân Đính, chuyên gia dinh dưỡng; TS. Phạm Văn Tất, chuyên gia về độc chất học và DS. Phan Đức Bình, phó CT Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM, đã có rất nhiều bài về sự độc hại của chất hóa dẻo. Hiện thời ở ta chưa có thống kê những trường hợp bị tác hại do dùng các sản phẩm có chứa chất gây rối loạn nội tiết tố, nhưng ở các nước châu Phi thì bị nhiều nhất: đàn ông thì bị chứng to vú, bất lực, trẻ gái cũng bị chứng vú to khi mới 3 - 5 tuổi, dậy thì sớm, bé trai thì chậm lớn, biến lệch giới tính… Những chất hóa dẻo trong vật dụng bằng nhựa, chất giữ mùi trong mỹ phẩm, xà bông, bột giặt, nước hoa, dầu gội, nước làm mềm vải, nước rửa chén, nước xịt phòng, thậm chí thuốc xịt muỗi cũng cho mùi vào!… Các sản phẩm gia dụng càng có mùi thơm nhiều chừng nào thì độc hại nhiều chừng ấy nhưng các bà, các cô lại rất thích, thậm chí mua về ép con cháu mình dùng! Độc hại của phtalat và các chất EDC trong thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm đã được nói tới, nhưng tới nay người dân chưa thấy hết sự độc hại của các chất EDC vật dụng thường ngày. Các ngành chức năng nhà nước cần phải cấm sản xuất các bao bì nhựa, túi nylon, núm vú, bình sữa, bao bì, vật dụng y tế… có các chất hóa dẻo nêu trên.
  5. Khuyên người tiêu dùng tránh đựng thức ăn, nước uống trong túi nylon, bao nhựa, can nhựa; tránh dùng các loại nước uống vô chai, đóng lon, đóng hộp nhựa; tránh dùng tối đa nước giải khát, nước trái cây công nghiệp; không đựng nước mắm, dầu mỡ và mọi thực phẩm khác trong bao bì nhựa, túi nylon. DS. TỪ BẢO ANH
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2