intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bé có thể học bơi từ 6 tháng tuổi

Chia sẻ: Cuctrang_1 Cuctrang_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

88
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dù bé sợ hay thích nước thì bơi cũng là một kỹ năng cần biết trong cuộc sống. Bạn có thể trang bị kỹ năng này cho bé khi bé tròn 6 tháng tuổi. Có những bé sinh ra với khả năng học bơi cực nhanh nhưng một số lại cực kỳ sợ nước. Hãy tham khảo những ý kiến và kinh nghiệm của các chuyên gia để giúp bé thoải mái hơn khi ở trong nước và việc học bơi dễ dàng hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bé có thể học bơi từ 6 tháng tuổi

  1. Bé có thể học bơi từ 6 tháng tuổi
  2. Dù bé sợ hay thích nước thì bơi cũng là một kỹ năng cần biết trong cuộc sống. Bạn có thể trang bị kỹ năng này cho bé khi bé tròn 6 tháng tuổi. Có những bé sinh ra với khả năng học bơi cực nhanh nhưng một số lại cực kỳ sợ nước. Hãy tham khảo những ý kiến và kinh nghiệm của các chuyên gia để giúp bé thoải mái hơn khi ở trong nước và việc học bơi dễ dàng hơn. Bạn hoàn toàn có thể dạy bé tập bơi khi bé tròn 6 tháng tuổi Bắt đầu sớm
  3. Bạn có thể tham gia vào những lớp học bơi cùng bé khi bé đã trên 6 tháng tuổi. Qua những lớp học như thế, bạn sẽ học hỏi được nhiều điều hay (các kiểu bơi thành hình như thế nào, cách bồng bé dưới nước đúng nhất…), sẽ giúp bé hiểu rằng nước là vô hại, để bé hào hứng hơn với việc học bơi. Nếu trong nhà có hồ bơi, bạn phải rào cẩn thận khu vực này và luôn có tấm che cứng cáp để bé không bị nguy hiểm khi vui đ ùa ở đây. Bạn cũng nên đặt ra những quy định khi vui chơi trong sân và hồ bơi để giúp mọi người trong gia đình có trách nhiệm hơn, ví dụ như luôn có người giám sát các bé trong sân. Chơi đùa trong nước Trước khi bé đủ tuổi học bơi, bạn có thể cùng bé vui đùa trong bồn tắm để bé làm quen với nước. Hãy chỉ bé cách tạt nước, có thể bạn sẽ rất vất vả để dọn dẹp sau mỗi lần như thế nhưng ít ra việc này có thể khiến bé cảm thấy thú vị hơn được tiếp xúc với nước. Trong quá trình phát triển, các bé học hỏi những kỹ năng và kiến thức theo những cách riêng với tốc độ khác nhau. Bạn có thể thử đưa bé đi học bơi từ sớm và theo dõi tiến độ của bé. Và dĩ nhiên, thời gian học phải được giới hạn trong vòng 30 phút dành cho bé dưới 3 tuổi và 45 phút khi bé đã lớn hơn. Chậm mà chắc
  4. Không phải bất cứ ai cũng thích nước. Đối với những bé không quen và sợ nước, bạn có thể bế bé và từ từ bước xuống hồ để bé cảm nhận được sự an toàn và thoải mái. Hãy cười và nói với bé rằng hồ bơi là một nơi chơi đùa thú vị chứ không đáng sợ như bé nghĩ. Khi bé bắt đầu thích thú với nước, việc học bơi sẽ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết. Nếu bé nhất quyết không chịu bước xuống hồ bơi, bạn cũng không nên ép buộc bé. Thay vào đó, hãy dụ dỗ bé bằng những món đồ chơi bé yêu thích hằng ngày. Đặt đồ chơi của bé ở phần hồ cạn hoặc ở bậc thềm để bé ngồi chơi và làm quen với nước. Khi bé đã thấy thoải mái ở trong hồ, bạn có thể bắt đầu “dụ dỗ” để đưa bé ra những chỗ khác của hồ bơi Thư giãn cùng nước
  5. Khi bé đã làm quen với khung cảnh hồ bơi và nước, hãy thử để bé nằm nổi trên nước và thư giãn. Đặt đầu bé lên vai bạn và giữ cho bé nổi trên mặt hồ. Hãy hứa rằng bạn sẽ không buông tay và để bé nổi đến khi nào bé chán. Khó khăn lớn nhất của một đứa trẻ khi học bơi là để mặt mình ướt đẫm nước. Hãy thử cho một ít nước văng vào mặt bé để làm quen. Nếu bé “trả lời” bằng tiếng cười thì bạn có thể thử để bé tự làm ướt mặt và tóc của mình như một trò chơi. Các chuyên gia khuyên rằng bạn không nên đốt cháy giai đoạn bằng cách nhúng bé xuống nước. Hãy tập cho bé bằng cách bảo bé nghiêng đầu qua hai bên để thử cảm giác có nước vào lỗ tai. Sau đó, hãy tập cho bé ngâm mặt xuống nước. Khi bé đã quen với việc ngâm mình dưới nước, hãy tạo không khí sôi nổi hơn với những trò chơi an toàn để khoảng thời gian tập bơi trở nên hào hứng hơn. Có rất nhiều trò chơi dưới nước mà bạn và bé có thể cùng tham gia. Hãy bắt đầu từ một quả bóng và phát triển thêm nhiều ý tưởng khác.
  6. Khi bé lớn hơn, bé sẽ biết cách giữ hơi thở dưới nước lâu hơn Bắt đầu từ đôi chân Hãy dạy bé học bơi bắt đầu với những bài học đạp chân. Để bé cầm lấy bảng tập bơi và luyện tập cho đôi chân. Dùng tay đỡ bé ở hông hoặc ngực để bé có thể thử nghiệm kết hợp những động tác quạt tay. Nhưng bạn cần làm mẫu cho bé thấy cách quạt tay đúng để bé biết cách quạt trong nước. Nếu thấy bé quá chú trọng vào những động tác tay, hãy nhắc nhở bé luôn đạp chân.
  7. Sau khi bé đã thành thạo những động tác bơi căn bản, hãy thử để bé bơi đến bạn. Bắt đầu với những cự ly ngắn – để bạn có thể với tay đến bé, và dần kéo dài khoảng cách. Bạn cũng có thể tổ chức những cuộc thi bơi nhỏ trong gia đình để giúp bé tập luyện. Bất cứ kỹ năng nào muốn hoàn thiện cũng cần tập luyện cật lực. Bơi cũng không ngoại lệ. Hãy luôn nhắc nhở và khuyến khích bé tập bơi, khen ngợi những động tác chuẩn của bé hay những lần bé bơi được xa để bé biết rằng bé đã tiến bộ. Khi bé lớn hơn, bé sẽ biết cách giữ hơi thở dưới nước lâu hơn và nhờ đó, bơi được xa và lâu hơn. Ủng hộ tinh thần cho bé bằng cách khuyến khích bé thử những kỹ năng mới như lặn dưới nước, nhặt đồ vật dưới đáy hồ… Bạn cũng có thể để bé tự nhảy xuống hồ và bơi ngược lên mặt nước. Đây còn là lúc thích hợp nhất để bé hoàn thiện những động tác bơi của mình. Bạn cần dạy cho bé cách giữ được nhịp thở đều đặn ngay cả trong khi bơi và đứng trong nước để tránh tình trạng kiệt sức dưới nước. Ngoài ra, bạn cũng nên để ý đến cảm giác của bé khi học bơi lần đầu. Có thể bé sẽ muốn được học một mình thay vì có quá nhiều người nhìn ngó. Bạn cũng nên làm một ví dụ điển hình cho bé thấy rằng bơi lội là một hoạt động và là môn thể thao thú vị. Hãy cùng bé học bơi để có thêm nhiều thời gian bên gia đình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0