intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bí quyết giúp cho bé hay ăn, chóng lớn

Chia sẻ: Nguyen Minh Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

115
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bí quyết giúp bé hay ăn, chóng lớn – Cha mẹ nên cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm, vừa bổ sung chất vừa thay đổi khẩu vị cho trẻ. Trẻ biếng ăn thường do cảm giác không ngon miệng hoặc không thích ăn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bí quyết giúp cho bé hay ăn, chóng lớn

  1. Bí quyết giúp bé hay ăn, chóng lớn Bí quyết giúp bé hay ăn, chóng lớn – Cha mẹ nên cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm, vừa bổ sung chất vừa thay đổi khẩu vị cho trẻ. Trẻ biếng ăn thường do cảm giác không ngon miệng hoặc không thích ăn. Lâu dài có thể dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng, trí tuệ chậm phát triển, tiêu chảy hoặctáo bón, dễ mắc bệnh, hay ốm đau… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển về thể lực và trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng này của trẻ không hề đơn giản, nhiều phụ huynh đã phải nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia dinh dưỡng. Dù ăn nhiều, ăn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng nhiều trẻ vẫn bị còi cọc, thiếu cân một phần là do mẹ chăm sai cách. Hầu như tất cả các bé đều trải qua những giai đoạn lười ăn khác nhau. Nhiều mẹ thay vì tìm nguyên nhân gốc rễ dẫn đến tình trạng lười ăn ở bé thì đa phần lại nhồi, ép con ăn khiến bé sợ hãi, khóc lóc. Cha mẹ nên cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm, vừa bổ sung chất vừa thay đổi khẩu vị cho bé. Khi bé mệt nhọc, mẹ có thể cho con ăn giảm đi một chút so với bình thường, sau đó sẽ cho bé ăn bù bữa chứ không nên ép con ăn theo ý mình để giảm cảm giác sợ ăn của bé. Bé biếng ăn liên tục dễ dẫn tới thiếu hụt vi chất đặc biệt là kẽm và selen ảnh hưởng tới sức khỏe, trí tuệ của bé. Sự thiếu hụt vi chất cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn. Vì vậy cần phải bổ sung thêm thực phẩm bổ dưỡng giàu vi chất tự nhiên không chỉ nhằm mục đích giải quyết triệu chứng biếng ăn của trẻ mà còn giúp điều trị tận gốc một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng biếng ăn. Hiện nay, đã có các sản phẩm được sử dụng để bổ sung vi chất dinh dưỡng giúp bé cải thiện tình trạng biếng ăn, tuy nhiên việc lựa chọn sản phẩm tốt và phù hợp không phải là một việc dễ dàng. UpKid là sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng bởi nhóm nghiên cứu dinh dưỡng của Viện dinh dưỡng quốc gia và đang được ngày càng nhiều các bậc phụ huynh tin dùng cho bé. UpKid là kết quả của việc ứng dụng công nghệ BioEnrich điều khiển quá trình nảy
  2. mầm của hạt đỗ xanh. Tại thời điểm hạt đỗ xanh chuyển hóa từ trạng thái hạt (nghỉ) sang trạng thái nảy mầm (hoạt động), một loại enzyme đặc biệt được cung cấp kịp thời giúp cho hạt đậu xanh hấp thu và chuyển hóa với hiệu suất tối đa khoáng chất vi lượng kẽm và selen có cấu trúc hữu cơ tự nhiên, được gọi là yekinu zinc và yekinu selen. Giải pháp nào để bé ăn ngon miệng? Kẽm là một khoáng chất rất quan trọng đối với nhu cầu của cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ. Kẽm không những tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ mà còn giúp trẻ tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, tăng khả năng cảm nhận vị giác, kích thích hệ tiêu hóa làm cho trẻ cảm thấy ăn ngon miệng hơn. Vì vậy các mẹ nên bổ sung kẽm cho trẻ từ các thực phẩm giàu kẽm: đậu hà lan, củ cải, cùi dừa, đậu nành, thịt nạc, sò, tôm, cua, bột mì,… Tuy nhiên, kẽm là một khoáng chất khó hấp thụ, với những trẻ biếng ăn và hệ tiêu hóa kém thì các mẹ nên bổ sung kẽm có nguồn gốc thực vật bằng đường uống. Trong mỗi gói Upkid chứa 1g Yekinu Zinc (~3mg kẽm) sẽ hỗ trợ tốt việc cung cấp lượng kẽm hàng ngày cho nhu cầu cần thiết của cơ thể bé.
  3. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ đúng cách để trẻ phát triển toàn diện Khoáng chất Selen ngăn chặn rối loạn chuyển hóa trong hệ tiêu hóa, có tác dụng chống oxy hóa. Selen là chất khoáng chỉ có trong cơ thể người với hàm lượng rất nhỏ, nhưng vô cùng quan trọng. Nó là một chất giải độc các kim loại nặng độc hại rồi giúp thải trừ chúng ra khỏi cơ thể. Selen cần phải được cung cấp đầy đủ để phòng bệnh tuyến giáp, đặc biệt là ở trẻ em. Ngoài ra selen còn có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch. Gói 3g Upkid chứa 0.1g Yekinu Selen (~6mg selen) đáp ứng đủ nhu cầu bổ sung Selen. Bổ sung kẽm và selen có nguồn gốc thực vật là một giải pháp tốt nhằm khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ. Upkid với những thành phần được chiết xuất từ mầm đỗ xanh giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, phòng chống tổn thương, hấp thu tốt chất dinh dưỡng, tăng sự thèm ăn, tăng sức đề kháng, giúp bé ngủ ngon và ngủ sâu hơn, cải thiện tình trạng ra mồi hôi trộm trong giấc ngủ của trẻ.
  4. 4 'cách ăn' giúp trẻ chóng lớn, khỏe mạnh Trẻ ở từng độ tuổi có nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng khác nhau. Mẹ cần hiểu rõ nhu cầu đó của trẻ để có một chế độ dinh dưỡng phù hợp, giúp bé hào hứng với việc ăn uống và phát triển khỏe mạnh, toàn diện. Trẻ em, nhất là lứa tuổi 1 đến 5, phát triển rất nhanh cả về thể chất và trí tuệ. Vì vậy, nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng của bé cũng rất cao. Nếu không được đáp ứng đủ, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng; còn nếu bị "nhồi nhét" quá đà, trẻ lại có nhiều nguy cơ mắc chứng thừa cân, béo phì. Theo đó, chế độ ăn khoa học và hợp lý là chìa khóa quan trọng giúp bé phát triển thông minh, khỏe mạnh. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp mẹ chăm sóc bé tốt hơn: 1. Cho bé ăn theo nhu cầu Lứa tuổi và giới tính là hai căn cứ quan trọng để mẹ chọn khẩu phần ăn cho trẻ. Ví dụ, từ một tuổi đến 9 tuổi, nhu cầu năng lượng của các bé không phân biệt giới tính, nhưng từ 10 tuổi trở đi, giữa bé trai và bé gái đã có sự khác biệt khá rõ ràng về nhu cầu năng lượng, phụ thuộc vào cân nặng trung bình của các bé. Ở trẻ nhỏ, nếu tính theo cân nặng cơ thể thì nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cao hơn người lớn, nhưng do bộ máy tiêu hoá chưa hoàn chỉnh, trẻ hay bị rối loạn tiêu hoá nên có thể dẫn tới suy dinh dưỡng. Vì thế, mẹ cần kiểm soát nguồn năng lượng "nạp" cho bé hằng ngày bằng việc tạo thói quen đọc bảng dinh dưỡng, nắm được tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong thực phẩm, để đáp ứng tổng nhu cầu năng lượng trẻ cần trong ngày. 2. Bé cần ăn cân đối Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Hoan, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ngoài việc đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng của trẻ, mẹ cần phải cân đối tỷ trọng 3 chất dinh dưỡng sinh năng lượng là Protein, Lipid, Gluxit theo tỷ lệ khuyến cáo là 15:20-25:65-60. Mẹ nên
  5. tránh cho bé ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt có ga hoặc bánh kẹo; đồng thời hạn chế sử dụng quá nhiều váng sữa. Bữa ăn của trẻ nên tập trung năng lượng cho các bữa chính (bữa sáng, trưa, tối) và giảm ăn về chiều tối, đặc biệt là ăn vặt, ăn đêm. Bên cạnh đó, mẹ cần khuyến khích trẻ vận động, vui chơi lành mạnh để cân đối giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao, giúp trẻ hấp thụ tối đa các dưỡng chất từ bữa ăn. 3. Bổ sung dưỡng chất tốt cho sức khỏe Ở lứa tuổi ăn bổ sung, mẹ nên tăng thêm dầu mỡ để đảm bảo nhu cầu lipid, cung cấp năng lượng cao cho trẻ hoạt động và phát triển. Ngoài các chất dinh dưỡng thiết yếu như chất đạm, bột, đường, chất béo và các khoáng chất, vi chất, mẹ cần đặc biệt chú ý bổ sung chất xơ hòa tan. Theo lời khuyên của bác sĩ Trần Mạnh Hà: Các mẹ cần biết, có hai loại chất xơ là chất xơ tan và chất xơ không tan, chất xơ tan mới có giá trị trong việc cải thiện tình trạng táo bón của trẻ. Tuy nhiên, trong rau củ quả, phần lớn lại là chất xơ không tan, lượng tinh chất xơ tan rất ít nên mới có trường hợp có bé ăn rất nhiều rau mà vẫn bị táo bón là như vậy. Ngoài rau củ quả, các chế phẩm có bổ sung chất xơ và các vi sinh có lợi như sữa chua cũng là một lựa chọn tốt cho bé. Hiện nay, trên thị trường đã có loại sữa chua có chất xơ hòa tan, giúp hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, trong loại sữa chua này còn có men vi sinh sống Probiotics, giúp tăng lợi khuẩn cho đường ruột, vừa giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn, vừa tăng cường hệ miễn dịch còn non trẻ của bé. 4. Ăn bổ sung đúng cách Sau 6 tháng tuổi đầu tiên hoàn toàn bú sữa mẹ, từ tháng tuổi thứ 7, sữa mẹ khó đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng của trẻ. Vì vậy, trẻ cần được ăn bổ sung hợp lý để phát triển khỏe mạnh và thông minh. Nǎng lượng trong bữa ăn của bé cần được cung cấp đủ qua các chất bột (cháo, cơm nát… là nguồn cung cấp nǎng lượng chính), chất béo (như dầu, mỡ, bơ…) và protein.
  6. Thức ǎn của trẻ cần phải được chế biến từ ít đến nhiều, không cần thiết phải nghiền nát mọi thứ mà nên thái, bǎm từ rất nhỏ đến nhỏ vừa để trẻ ăn quen dần. Mẹ nên nấu các món ăn từ rất mềm đến mềm vừa rồi đến cứng để tạo cảm giác ngon miệng và giúp rǎng lợi, cơ nhai, cơ tiêu hóa của trẻ phát triển. Ở tuổi ăn bổ sung, ngoài các cữ sữa mẹ, và một đến 2 bữa ăn dặm theo lứa tuổi, mẹ nên sử dụng thêm sữa chua, hoặc các sản phẩm giàu năng lượng, protein, lipid và đa vi chất dinh dưỡng để thúc đẩy trẻ tăng trưởng tối đa. Giúp trẻ chăm ăn, chóng lớn hơn Nhìn trẻ ăn uống ngon miệng, cha mẹ nào cũng hạnh phúc vì thấy con khỏe mạnh, khôn lớn từng ngày. Tuy nhiên, theo thạc sĩ - bác sĩ Đinh Thạc, có một nghịch lý khá phổ biến đang tồn tại, là tình trạng biếng ăn ở trẻ tỷ lệ thuận với sự phong phú và dồi dào của nguồn thực phẩm dinh dưỡng sẵn có. Quan niệm mong con “hay ăn chóng lớn” vô hình tạo nên một áp lực lớn đối với cha mẹ, thậm chí gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ. Vì thế để giúp con ăn uống ngon miệng và phát triển tốt, bác sĩ Thạc khuyên cha mẹ nên lưu ý những nguyên tắc cơ bản khi cho trẻ ăn uống như sau:  Không nên quá áp đặt việc ăn uống của trẻ.  Món ăn của bé nên phong phú và bắt mắt.  Tạo không khí sinh hoạt gia đình vui vẻ và hòa đồng trong bữa ăn. Muốn con hay ăn chóng lớn, cha mẹ không nên quá áp đặt chuyện ăn uống của trẻ. - Đừng bắt con ăn hết phần ăn mà bạn muốn, trẻ sẽ rất dễ ngán và cảm thấy việc ăn uống trở nên nặng nề. Hãy để bé ăn theo nhu cầu. Khi trẻ không muốn ăn nữa, bạn nên ngưng món ăn chính và chuyển sang món tráng miệng. Như vậy, trẻ sẽ cảm thấy thật thoải mái khi được cho ăn.
  7. - Tránh tuyệt đối việc khen thưởng khi trẻ chịu ăn loại thực phẩm mà bạn muốn vì nghĩ thức ăn ấy tốt cho bé. Điều này gây ra tình trạng mất cân đối các loại thực phẩm trẻ cần, khiến bé biếng ăn vì cứ phải dùng một loại thức ăn không còn sức hấp dẫn với mình nữa. - Nên cho bé tham gia chuẩn bị bữa ăn cùng với cha mẹ. Trẻ con rất thích ăn những gì chúng tự chế biến để khám phá thế giới xung quanh. Vì vậy bạn nên để trẻ giúp một tay trong việc nấu nướng những món ăn đơn giản như làm bánh ngọt, nướng bánh mì, chế biến các loại nước ép trái cây… Đối với trẻ lớn, nên khuyến khích ăn chung với gia đình. - Hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ăn. Nếu ngày nào bạn cũng dọn cho trẻ món trứng đúc thịt, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi bé không muốn ăn. Hãy thử bữa sau bạn cho trẻ một khúc cá chiên hay bát súp sườn hầm khoai tây, chén canh rau dền cua đồng…bạn sẽ thấy bé luôn tò mò thích ăn thử món mới xem sao. - Khuyến khích trẻ ăn đủ các bữa trong ngày một cách điều độ, đặc biệt là bữa sáng. Nghiên cứu dinh dưỡng cho thấy những trẻ ăn sáng đều đặn có vóc dáng cân đối và thường mạnh khỏe hơn đứa hay bỏ lỡ bữa sáng. - Nói cho bé biết về những lợi ích của việc ăn uống đầy đủ, đặc biệt là sự phát triển về thể lực và trí não của trẻ liên quan chặt chẽ với những loại thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Nhận thức được điều này có thể giúp trẻ hào hứng hơn trong việc ăn uống của mình. - Cắt giảm những bữa ăn vặt. Bạn hãy xem tình trạng biếng ăn của con mình có liên quan đến việc ăn vặt của bé hay không. Vài cái kẹo, một gói bánh snack, một củ khoai… tưởng như không là gì nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sự ngon miệng của trẻ. - Với bé ở độ tuổi đến trường, phụ huynh có thể thảo luận với thầy cô chọn những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu, nhiều chất xơ, nhiều rau xanh… Nếu có điều kiện nên cho trẻ ăn những món ăn yêu thích, chúng thấy ngon miệng hơn.
  8. - Khuyến khích mọi thành viên trong gia đình tổ chức nhiều hoạt động thể lực vui nhộn và bổ ích như đá bóng, đi bộ, chạy xe đạp… Hoạt động thể lực làm tiêu hao năng lượng dư thừa sẽ giúp trẻ mau đói bụng và cảm thấy ăn ngon miệng hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2