intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh

Chia sẻ: Nguyen Minh Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

83
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn thường thấy lúng túng trong việc chăm ăn mỗi khi con yêu của bạn bị ốm như ho, sốt hay tiêu chảy. Các bà mẹ thường cho bé kiêng khem rất nhiều, điều này có thực sự tốt cho trẻ? Vậy khi trẻ ốm, bạn nên cho trẻ ăn gì để trẻ mau khỏe hơn?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh

  1. Cho trẻ ăn gì khi bị bệnh? Bạn thường thấy lúng túng trong việc chăm ăn mỗi khi con yêu của bạn bị ốm như ho, sốt hay tiêu chảy. Các bà mẹ thường cho bé kiêng khem rất nhiều, điều này có thực sự tốt cho trẻ? Vậy khi trẻ ốm, bạn nên cho trẻ ăn gì để trẻ mau khỏe hơn? Dinh dưỡng cho bé bị sốt Khi bị sốt, bé thường thấy mệt mỏi và buồn ngủ, bạn hãy để bé nghỉ ngơi. Bị sốt cơ thể bé mất nhiều nước và nước bọt giảm tiết, do đó mẹ chăm con bị ốm cần lưu ý là thường xuyên bổ sung nước cho con. Bạn cũng nên cho trẻ trẻ uống thêm nước trái cây để bổ sung nước và vitamin. Bé bị sốt sẽ làm giảm các hoạt động của hệ tiêu hoá đặc biệt là dạ dày, vì vậy mẹ nên cho bé ăn thức ăn loãng, dễ tiêu nhưng vẫn cung cấp đủ chất béo và đạm như cháo đậu xanh nấu thịt, cháo hành nấu thịt, súp gà, súp cua… Nếu bé còn bú thì bạn nên cho trẻ bú nhiều lần, cho trẻ bú bất cứ lúc nào trẻ muốn. Các bà mẹ cũng nên uống thêm sữa và nước để đủ sữa cho trẻ. Bé bị sốt mẹ nên cho bé ăn thức ăn loãng
  2. Dinh dưỡng cho bé tiêu chảy Bạn nên cho bé uống uống nhiều nước (nước lọc, nước canh) bên cạnh dung dịch bù nước Oresol, do tiêu chảy làm trẻ bị mất nhiều nước. Một số bà mẹ cứ nghĩ rằng, con bị tiêu chảy thì ăn vào bao nhiêu thì ra hết bấy nhiêu nên chỉ ăn cháo trắng và muối. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, bạn không những không được bắt trẻ ăn kiêng mà còn phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho bé. Bạn cứ tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc bú sữa bình nhiều lần trong ngày và bạn cũng cần ăn nhiều đạm (thịt, cá) và hạn chế ăn chất xơ như rau xanh với bé dưới sáu tháng tuổi. Bạn cũng có thể cho bé ăn một số loại quả như: chuối, xoài, đu đủ, hồng xiêm, táo, lê… Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu protein, bột đường và vitamin như gạo, thịt lợn, trứng, cà rốt, thịt gà, cá, khoai tây… và chế biến thành những thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu với bé trên sáu tháng tuổi. Thịt gà và cà rốt rất tốt cho những bé bị tiêu chảy. Các mẹ cũng nên lưu ý khi chăm bé bị tiêu chảy là trong thời gian bé bị tiêu chảy nên giảm các thực phẩm giàu chất xơ; tinh bột nguyên hạt như ngô, đậu; thức ăn có nhiều đường; thức uống có gas vì những thức ăn đó không những khó tiêu mà còn làm cho tình trạng bệnh của bé nặng thêm. Dinh dưỡng khi bé bị ho Trong lúc bé bị ốm, bé cần ăn những món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như: súp, cháo, sữa… đảm bảo bốn nhóm bột, béo đạm, rau và phù hợp với khẩu vị hàng ngày của trẻ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cho trẻ ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như: các loại thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ và hoa quả để tăng sức đề kháng để chống bệnh. Bạn nên chia bữa ăn của bé ra làm nhiều lần. Bạn cũng nên hạn chế cho bé ăn những món ăn chế biến có quá nhiều mỡ như: chiên, xào… Đối với bé có cảm giác tanh, dễ gây ói thì bạn không nên cho bé ăn cá, bạn cần đợi sau khi bé hết bệnh hãy cho tập ăn trở lại.
  3. Trước khi cho bé ăn nên cho uống vài thìa nước, sau đó cho trẻ nằm sấp rồi vỗ về lưng bé nhằm giúp đờm nhớt không còn đọng ở cổ trẻ. Điều này giúp bé giảm ho và không bị nôn khi ăn. Cho trẻ ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như: các loại thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ và hoa quả để tăng sức đề kháng để chống bệnh Dinh dưỡng cho bé bị ngạt mũi hoặc sổ mũi: Có 2 lưu ý hữu ích khi chăm bé ngạt mũi hoặc sổ mũi các mẹ nên biết, đó là: - Cần cho bé uống nhiều nước lọc, nước ép quả nhưng chỉ uống nóng và không được uống lạnh vì uống nóng sẽ giúp bé thông hơi và giảm chảy nước mũi. - Ăn các món soup, cháo, canh nóng cũng giúp thông hơi và giảm chảy mũi. Tránh cho bé ăn những thực phẩm nhiều đường vì sẽ làm cho bệnh nặng hơn. Chế độ dinh dưỡng cho bé sau khi đã khỏi bệnh  Để bé hồi phục nhanh và tránh khỏi tình trạng suy dinh dưỡng, cần cho bé ăn thêm 2 bữa/1 ngày liên tiếp trong 2 tuần liền hoặc có thể kéo dài hơn tùy theo tình trạng sức khỏe của bé;
  4.  Bổ sung thêm cho bé các thức ăn giàu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để bé có sức khỏe tốt sau khi khỏi bệnh.  Nên cho bé ăn theo sở thích, vì lúc này cơ thể bé rất mệt mỏi dẫn đến chán ăn, những món ăn theo sở thích của bé sẽ giúp bé ăn tốt hơn, hấp thu hiệu quả hơn;  Cho bé uống đủ nước mỗi ngày, ít nhất là 100ml trong 30 phút vì lúc này cơ thể bé rất cần nước, việc cho bé uống nước từng ít một trong một khoảng thời gian ngắn sẽ tốt hơn việc bạn ép bé uống quá nhiều nước một lúc đấy.  Có thể bổ sung thêm nước ép trái cây để tăng cường vitamin cho cơ thể bé;  Nên cho bé ăn thức ăn loãng, dễ tiêu hóa nhưng giàu dinh dưỡng như canh, súp, cháo,…. Chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ bị bệnh Như mọi năm, cứ bắt đầu vào mùa nóng là các bệnh liên quan đến thời tiết lại tăng mạnh và gia tăng chủ yếu ở đối tượng trẻ em. Khi trẻ bị bệnh, ngoài việc điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc thì việc chăm sóc theo chế độ dinh dưỡng cho trẻ cũng rất cần thiết. Nên quan tâm và chăm sóc dinh dưỡng như thế nào khi trẻ bị bệnh? 1. Cho trẻ ăn thành nhiều bữa với thức ăn loãng hơn Đối với trẻ dưới 4 tháng đang bú sữa mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú sữa bình thường nhưng tăng số lần bú và thời gian mỗi lần bú cần kéo dài hơn. Nếu trẻ bị tắc mũi hoặc mệt quá không bú được thì người mẹ cần vắt sữa ra và cho trẻ ăn bằng thìa. Với trẻ từ 5 tháng trở lên thì ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn thêm nhiều bữa và ăn từng ít một với các thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt, trứng, sữa, cá...và cho thêm dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần. Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, loãng hơn bình thường để dễ tiêu hoá. Cho trẻ ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh và giảm nguy cơ bội
  5. nhiễm. Cho trẻ ăn thêm quả chín hay nước quả chín như chuối, cam, chanh, xoài, đu đủ... để tăng cường vitamin và chất khoáng. Trẻ bị tiêu chảy, tránh cho ăn các thức ăn có nhiều đường, nước ngọt có ga vì có thể làm tiêu chảy nặng hơn. Đồng thời cần tránh các thức ăn có nhiều chất xơ, ít dinh dưỡng như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt như ngô đỗ gây khó tiêu. Các loại súp, nước cháo muối, dung dịch Oresol chỉ là các dịch để bù nước, không nên coi là thức ăn vì không cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Với trẻ bị viêm nhiễm hô hấp bị sổ mũi, gây khó thở cần làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng bông gạc để giúp trẻ bú mẹ và ăn uống dễ dàng. 2. Ăn uống của trẻ sau khi khỏi bệnh Khi trẻ khỏi bệnh, để giúp trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi tuần 2 bữa trong 2 tuần liền. Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì phải cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa và kéo dài tối thiểu là 1 tháng. 9 lời khuyên dinh dưỡng dành cho trẻ khi ốm Để phục hồi dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn trẻ bị bệnh, các bậc phụ huynh cần lưu tâm đến một số yếu tố sau: - Chia nhỏ bữa ăn, cho trẻ ăn nhiều bữa hơn với số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường. - Thức ăn cho trẻ ốm cần chế biến loãng và giàu chất dinh dưỡng hơn. - Cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm, không kiêng khem các loại thực phẩm như tôm, cá, dầu mỡ và rau xanh. - Bổ sung nhiều nước cho trẻ, đặc biệt đối với những trẻ bị tiêu chảy. - Canh, súp, nước cháo… chỉ để bù nước, không nên coi các loại đó là thức ăn vì chúng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
  6. - Đối với những trẻ bị tiêu chảy, cần tránh cho ăn các thức ăn chứa nhiều nhiều đường, đồ uống có ga vì có thể khiến tiêu chảy nặng hơn. Đồng thời cần tránh các thức ăn chứa nhiều chất xơ, ít dinh dưỡng và khó tiêu hóa như các loại rau thô, tinh bột nguyên hạt như ngô, đậu… Cần theo dõi trẻ cẩn thận như số lần đi ngoài để sớm phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm khác và đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời. - Đối với những trẻ bị viêm nhiễm hô hấp, sổ mũi, gây khó thở cần làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng bông gạc để giúp trẻ bú mẹ và ăn uống dễ dàng. - Đối với những trẻ bị sốt, phụ huynh phải theo dõi nhiệt độ liên tục để tránh những diễn biến xấu có thể xảy ra. - Khi trẻ ốm phụ huynh cần dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc, dỗ dành trẻ để trẻ ăn được nhiều. Ngoài những lưu ý chung như trên, các bậc phụ huynh cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ đang trong giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn và giai đoạn ăn dặm bổ sung. Với trẻ đang trong giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn Vẫn tiếp tục cho trẻ bú bình thường, tǎng số lần bú và thời gian mỗi lần bú cần kéo dài hơn vì trẻ mệt khả năng mút vú của trẻ kém hơn. Tăng số lần và thời gian mỗi lần cho trẻ bú sữa mẹ Khi trẻ bị tắc mũi hoặc mệt quá không bú được thì người mẹ cần vắt sữa ra và cho trẻ ăn bằng thìa nhằm đảm bảo trẻ hấp thu đủ lượng sữa cần thiết. Với trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm Ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn thêm nhiều bữa ăn bổ sung khác nhau với những thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa…. Ngoài ra, cần chú ý bổ sung dầu thực vật và mỡ động vật vào khẩu phẩn ăn của trẻ để tăng thêm năng lượng cho mỗi bữa ăn.
  7. Thức ăn của trẻ cần phải chín kỹ, mềm và loãng hơn bình thường để trẻ dễ tiêu hoá hơn. Phụ huynh cần lưu ý phải cho trẻ ǎn ngay sau khi nấu chín để đảm bảo vệ sinh và giảm nguy cơ bội nhiễm. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ các loại quả chín hay nước quả chín như chuối, cam, chanh, soài, đu đủ... để tăng cường vitamin và chất khoáng. Dinh dưỡng cho trẻ sau khi điều trị bệnh Sau khi khỏi ốm, để giúp trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ǎn thêm mỗi tuần 2 bữa, trong 2 tuần liên tiếp. Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì phải cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa và kéo dài tối thiểu 1 tháng. Do vậy, để trẻ có được sự phát triển tốt nhất, ngay từ đầu, các bậc phụ huynh cần nghiêm khắc tuân thủ thực đơn dinh dưỡng và giời giấc sinh hoạt của trẻ - đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa, thời tiết nắng nóng, hội hè và du lịch.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2