intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chế độ ăn cho trẻ bị đái tháo đường

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

105
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chế độ ăn cho trẻ bị đái tháo đường Đái tháo đường ở trẻ em rất khó khống chế do trẻ chưa ý thức được bệnh để phòng tránh. Chính vì vậy, ngoài liệu pháp điều trị thay thế insulin, tăng cường vận động cho trẻ, bạn cần có một chế độ ăn lành mạnh, hợp lý khi trẻ bị bệnh này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chế độ ăn cho trẻ bị đái tháo đường

  1. Chế độ ăn cho trẻ bị đái tháo đường Đái tháo đường ở trẻ em rất khó khống chế do trẻ chưa ý thức được bệnh để phòng tránh. Chính vì vậy, ngoài liệu pháp điều trị thay thế insulin, tăng cường vận động cho trẻ, bạn cần có một chế độ ăn lành mạnh, hợp lý khi trẻ bị bệnh này. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều chất dinh dưỡng để tránh nguy cơ mắc đái tháo đường. Chế độ ăn của trẻ bị đái tháo đường không kiểm soát chặt chẽ như người lớn, vì cơ thể trẻ đang phát triển cần ăn đủ chất, đảm bảo phát triển, tăng trưởng, nhưng phải kiểm soát glucose máu ổn định.
  2. Bạn nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày vì nếu ăn quá nhiều trong một bữa sẽ làm cho đường huyết tăng cao. Trẻ đái tháo đường type 1 - Chế độ ăn cho trẻ bị đái tháo đường type 1 cần bảo đảm năng lượng cho sự cân bằng giữa hoạt động chuyển hóa của insulin và phát triển thể lực. - Thức ăn chia thành 3 bữa ăn chính và 2-3 bữa ăn phụ, 20% vào buổi sáng, 35% vào buổi trưa, 15% cho đêm khuya. Trẻ bị đái tháo đường type 2 - Trẻ bị đái tháo đường type 2 thì năng lượng, tinh bột trẻ ăn hàng ngày cần được tính toán chặt chẽ hơn.
  3. - Không nên cho trẻ ăn quá nhiều chất dinh dưỡng để tránh nguy cơ mắc đái tháo đường. Tuy nhiên, không nhất thiết là phải kiêng khem quá mức khiến trẻ thiếu hụt dinh dưỡng. Những thực phẩm không nên cho trẻ ăn - Những thực phẩm quá mặn. - Những thức ăn có chứa chất màu tổng hợp.
  4. - Đường ngọt, bánh kẹo, nước ngọt (đặc biệt là nước ngọt có gas), kem, nước mía, các loại quả khô ướp đường như mứt, quả ngọt sấy khô như chuối, mít... Đặc biệt, trong những ngày Tết, không nên để trẻ ăn quá nhiều bánh kẹo, vì có thể làm tăng đường huyết bất thường, dẫn đến đi tiểu nhiều và mất nước. Mặt khác, khi đã ăn kẹo nhiều thì trẻ thường lại không ăn cơm, do vậy, lượng đường thì tăng nhưng trẻ lại bị thiếu hụt các chất khác. Những thực phẩm nên hạn chế - Các quả chín quá ngọt: Mít, na, chuối, nhãn, vải... - Các loại đồ ăn đông lạnh. - Các loại đồ ăn chế biến sẵn: Patê, xúc xích, lạp
  5. sườn, thịt hun khói... - Các món ăn xào rán nhiều mỡ, bánh mỳ, mỳ tôm, cơm, các loại thịt nhiều mỡ, bơ, pho mát... Những thực phẩm nên cho trẻ ăn - Ngũ cốc nguyên hạt: Ngô, khoai sọ, gạo lứt...
  6. - Các loại rau xanh sẫm màu. - Các loại quả chín ít ngọt: Dưa chuột, thanh long, bưởi, cam, táo ta, lê, mận... Không cần kiêng đường hoàn toàn Trẻ đái tháo đường cũng không cần thiết phải kiêng đường hoàn toàn. Hiện nay, trên thị trường đã có những sản phẩm sử dụng những loại đường thay thế rất tốt cho người đái tháo đường, là loại chất ngọt tự nhiên và an toàn. Ngoài ra, còn có một số loại đường ăn kiêng khác. Thực phẩm bổ sung Nếu trẻ đái tháo đường buộc phải theo một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, trẻ có khả năng bị thiếu một số
  7. chất dinh dưỡng. Theo các nhà chuyên môn, với những trường hợp này, nên cho trẻ sử dụng các thực phẩm bổ sung có nhiều chất xơ và vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là những sản phẩm dành cho người thừa cân, béo phì và phải dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2