intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chế độ ăn uống cho bệnh suy dinh dưỡng

Chia sẻ: Tôn Thị Cẩm Hường | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

186
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng cho trẻ. Nhưng dù nguyên nhân nào thì hậu quả cũng là trẻ bị thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng làm trẻ không tăng cân, chiều cao và giảm trí thông minh. Do đó, chế độ ăn của trẻ suy dinh dưỡng có nguyên tắc chung là làm tăng năng lượng và tăng chất dinh dưỡng. Tăng dầu mỡ: Vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi bát bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ. Nấu đặc:...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chế độ ăn uống cho bệnh suy dinh dưỡng

  1. Chế độ ăn uống cho bệnh suy dinh dưỡng Có nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng cho trẻ. Nhưng dù nguyên nhân nào thì hậu quả cũng là trẻ bị thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng làm trẻ không tăng cân, chiều cao và giảm trí thông minh. Do đó, chế độ ăn của trẻ suy dinh dưỡng có nguyên tắc chung là làm tăng năng lượng và tăng chất dinh dưỡng. Tăng dầu mỡ: Vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi bát bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ. Nấu đặc: Vì nếu nấu loãng, nhiều nước thì năng lượng sẽ thấp. Nhưng trẻ sẽ khó ăn do đó ta dùng men amylase (có trong bột mộng bắp) hoặc neopeptin theo chỉ định của bác sĩ nhỏ vào chén bột đặc sẽ làm bột lỏng ra và trẻ sẽ dễ ăn hơn. Tăng bữa ăn: Ngày ăn 5-6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa. Cho trẻ ăn thêm bữa tối trước khi ngủ. Nên ăn thêm bữa phụ ví dụ như sau khi ăn bữa chính nếu trẻ ít hơn nửa chén thì cho trẻ uống nửa ly sữa, nửa cốc sữa chua, nửa quả chuối..., vì làm như vậy trẻ đỡ chán ăn. Tại sao lại một nửa mà không phải là một? Vì chỉ cần cho trẻ ăn thêm vừa sức của trẻ, không nên ép ăn hết khi trẻ đã chán. Vì làm thế, trẻ sẽ nôn thức ăn ra và sẽ rất "sợ ăn" dẫn tới biếng ăn sau này. Đặc biệt trẻ suy dinh dưỡng nên cho ăn thêm một bữa tối trước khi đi ngủ. Tăng cường chất dinh dưỡng: Thức ăn nên đủ chất dinh dưỡng nhưng trẻ phải ăn cả xác thực phẩm. Do đó, khi chế biến phải chú ý băm nhỏ, nấu mềm và nêm phù hợp với khẩu vị của trẻ. Trẻ th ường ăn nhạt và không thích có nhiều mùi gia vị. Những thực phẩm thích hợp với trẻ nhỏ là trứng, thịt băm, cá băm, rau cũng nên xắt nhỏ.
  2. Lưu ý, không nên cho trẻ uống nước trái cây trước khi ăn hoặc coi nước trái cây là một bữa phụ vì nước trái cây rất ít năng lượng, ít chất xơ, chỉ có vitamin tan trong trong nước và có đường nên sẽ làm trẻ "ngang dạ" không muốn ăn bữa chính. Ngoài ra khi trẻ đã bị suy dinh dưỡng thì trẻ cần bổ sung một số vi chất dinh dưỡng (vitamin và muối khoáng), nên trẻ cần được các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng khám và theo dõi sức khỏe để cho thuốc thích hợp. Các bà mẹ không nên tự ý mua thuốc cho con vì tuy là "thuốc bổ" nhưng nếu dùng không đúng cũng sẽ gây ra hậu quả không tốt cho sức khỏe của trẻ. Chế độ ăn giúp trẻ thông minh Chế độ ăn uống của mẹ thời kỳ bầu bí liên quan mật thiết đến sự phát triển n ão bộ của bé. Bởi vậy mẹ nhất định phải nắm bắt thời cơ này mà bồi bổ cho hợp lý. Tám nguyên tắc dinh dưỡng sau đây sẽ giúp mẹ bé. Chú trọng thực phẩm chính, trạm năng lượng phát triển não bộ cho bé Đường Glucose là chất dinh dưỡng duy nhất cung cấp năng l ượng cho não mà hợp chất carbohydrate chính là nguồn cung cấp đường glucose chủ yếu. Bởi vậy những thực phẩm giàu carboydrate như gạo, bột mì, ngô hay các loại đậu, khoai tây, trái cây nên chiếm tỉ lệ khoảng 60% (thậm chí có thể nhiều hơn) trong bữa ăn của người mẹ. Mẹ cũng nên hạn chế nạp những thực phẩm có chứa hàm lượng đường đơn giản cao như đường mía, đường đỏ. Bổ sung protein, vật chất nền móng để phát triển não bộ của bé. Cần phải có 35% protein để duy trì và phát triển chức năng của bộ não, tăng cường khả năng tư duy, phân tích và lý giải của não. Nhưng bổ sung protein cần phải được tiến hành dưới tiền đề năng lượng và hợp chất carbohydrate cũng được cung
  3. cấp đầy đủ. Nếu nhiệt lượng chưa được bổ sung đầy đủ mà đã bổ sung hàm lượng lớn protein thì protein không những không dự trữ và chuyển cho bào thai mà ngược lại sẽ bị đốt cháy để cung cấp năng lượng cho mẹ. Hơn thế nữa, hàm lượng lớn axit uric sản sinh trong quá trình phân giải protein sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho thận. Vậy nên tiền đề của việc ăn ngon chính là ăn no, đặc biệt đối với thai phụ ở thai kỳ thứ hai, bởi việc mang thai cộng với gánh nặng công việc sẽ khiến năng l ượng của người mẹ bị tiêu hao nhiều hơn. Một bà mẹ 55-60kg, làm công việc lao động tương đối nhẹ nhàng một ngày ngoài 6 lạng tinh bột cần phải bổ sung 500ml sữa, 1 quả trứng, 3 lạng thịt nạc (thịt gia súc, gia cầm hay tôm cá) và lượng hoa quả rau xanh phù hợp. Đặc biệt nên cố gắng đảm bảo lượng thực phẩm động vật vì hàm lượng protein trong động vật cao hơn nhiều so với thực vật. Chú trọng đến axit béo - vũ khí bí mật giúp bé thông minh Chất béo chiếm khoảng 50-60% trọng lượng não bé. Những loại chất béo có chất lượng cao đặc biệt là axit béo tổng hợp không no (polyunsaturated fatty acid) và chất béo lecithin có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển tế bào não và hình thành myelin (chất béo bao bọc xung quanh dây thần kinh). Dầu bắp, dầu oliu, dầu mè, dầu đậu nành, dầu thực vật và các loại cá biển nước sâu, tôm đều là những thực phẩm có nguồn axit béo rất tốt. Tăng cường vitamin B, axit folic - giải pháp ngừa khuyết tật ống thần kinh Vitamin nhóm B có tác dụng duy trì chức năng bình thường của hệ thần kinh, thúc đẩy hoạt động trí tuệ. Phụ nữ trước khi mang thai khoảng một tháng và trong suốt thời gian đầu của thai kỳ mỗi ngày nên bổ sung 400mg axit folic để ngăn chặn khuyết tật ở ống thần kinh. Ngũ cốc, gan, thịt, đậu và rau sẫm màu chính là nguồn vitamin nhóm B rất phong phú.
  4. Bổ sung DHA và Cholin - thúc đẩy sự phát triển của tế bào não của thai nhi DHA là một loại axit béo tổng hợp không no tồn tại trong thiên nhiên rất cần thiết cho sự phát triển hoàn hảo của hệ thần kinh, nó có liên quan trực tiếp đến sự phát triển tế bào thần kinh ở não thai nhi và võng mạc. Phụ nữ mang thai mặc dù có thể bổ sung DHA thông qua axit linolenic có trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật chuyển hóa thành DHA, nhưng nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ có khoảng 3% axit linolenic loại này chuyển hóa thành DHA, do đó bổ sung DHA thông qua thực phẩm có nguồn gốc từ động vật vẫn là sự lựa chọn thích hợp cho thai phụ. Trong mỡ của tôm, cá biển (đặc biệt là cá nước sâu như cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá chích, cá chình, tôm sú...) có chứa hàm lượng lớn DHA, do đó mỗi tuần bạn hãy ăn 3-4 lần tôm cá để cung cấp DHA cho thai nhi. Hàm lượng DHA của động vật trên cạn tương đối nhỏ, do đó nếu không ăn được cá tôm bạn có thể lựa chọn các sản phẩm có chứa DHA (từ sữa, trứng, đậu tương...) để hỗ trợ cho việc hấp thụ DHA. Cholin là dưỡng chất thiết yếu của cơ thể, có vai trò tăng cường trí nhớ nhưng lượng Cholin tích lũy trong cơ thể khó có thể thỏa mãn nhu cầu khi mang thai, do đó bổ sung lượng cholin thích hợp từ các thực phẩm như tim gan động vật, trứng, thịt, sữa, đậu lạc, khoai tây sẽ thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng các tế b ào não của thai nhi. Không quên kẽm. Thiếu kẽm, não bé kém phát triển Kẽm là một trong những nguyên tô vi lượng thiết yếu của cơ thể, nó có vai trò tác động chọn lọc lên quá trình phân giải axit nucleic và protein - những thành phần quan trọng nhất của sự sống. Kẽm có độ tập trung cao trong não đặc biệt ở thùy hải mã, ở vỏ não. Nếu thiếu kẽm có thể dẫn đến rối loạn thần kinh và cơ thể phát sinh bệnh tâm phần phân liệt. Để bổ sung lượng kẽm thích hợp cho thai nhi, mẹ
  5. cần phải ăn các loại thực phẩm có hàm lượng kẽm cao như thịt, gan, trứng, sữa, cá tôm, rau củ quả có màu vàng hoặc màu xanh đậm. Đừng bỏ qua iốt - nguyên liệu cần thiết cho phát triển não và hệ thần kinh Iốt tập trung chủ yếu ở tuyến giáp để tổng hợp hoócmôn giáp trạng, nó cũng l à nguyên liệu thiết yếu phát triển não và hệ thống thần kinh ở thai nhi. Thông thường muối ăn có chứa iốt, nhưng mẹ cần biết cách sử dụng muối cho đúng: dù chiên xào hay nấu cũng nên bỏ muối sau khi đã nấu kỹ hoặc trước khi bắc nồi ra để tránh mất iốt trong quá trình nấu nướng lâu. Ngoài ra, rong biển, cá biển cũng rất giàu iốt. Cảnh giác với thực phẩm có chứa kim loại nặng. Không ăn quá nhiều cá đặc biệt là các loại cá có kích thước lớn Ăn cá tất nhiên rất có lợi, nhưng không nên ăn quá nhiều cá đặc biệt là các loại cá lớn vì trong cơ thể chúng có chứa thủy ngân. Chất này sẽ đi qua nhau thai để vào bào thai và tích lũy trong cơ thể bé lâu dần có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ bé và rất có thể sẽ khiến trí lực của bé chậm phát triển. Cuối cùng xin nhắc các bà mẹ rằng vitamin và các nguyên tố vi lượng như canxi, phốt pho, natri, kali, iốt, sắt, kẽm, mangan đều là những dưỡng chất không thể thiếu cho hoạt động của não bé. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng sẽ giúp não bé phát triển thông minh vượt trội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2