Biện pháp phòng, trị một số bệnh ở dê
lượt xem 7
download
Biện pháp phòng và trị các bệnh ký sinh trùng Dê có thể mắc các bệnh nội ký sinh (giun đũa, sán lá gan…) và các bệnh ngoại ký sinh (ghẻ, ve, rận…). Để phòng các bệnh này, cần tuân thủ các biện pháp sau đây: - Luôn đảm bảo chuồng nuôi sạch sẽ, khô ráo. Mỗi tuần nên quét dọn phân trên nền chuồng và rắc vôi bột một lần. 3 tháng nên tổng vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi, tiêu độc rãnh phân và sân chơi một lần. - Cung cấp đầy đủ thức ăn chất...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Biện pháp phòng, trị một số bệnh ở dê
- Biện pháp phòng, trị một số bệnh ở dê 1. Biện pháp phòng và trị các bệnh ký sinh trùng Dê có thể mắc các bệnh nội ký sinh (giun đũa, sán lá gan…) và các bệnh ngoại ký sinh (ghẻ, ve, rận…). Để phòng các bệnh này, cần tuân thủ các biện pháp sau đây: - Luôn đảm bảo chuồng nuôi sạch sẽ, khô ráo. Mỗi tuần nên quét dọn phân trên nền chuồng và rắc vôi bột một lần. 3 tháng nên tổng vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi, tiêu độc rãnh phân và sân chơi một lần. - Cung cấp đầy đủ thức ăn chất lượng tốt, bảo đảm đủ nước uống sạch sẽ. Không sử dụng các loại thức ăn ôi thiu, ẩm, mốc. Điều trị: + Đối với bệnh giun sán: định kỳ tẩy giun sán 6 tháng/lần. + Đối với bệnh do ghẻ: cần tách những con bị bệnh ra khỏi đàn, cắt lông chỗ bị ghẻ, cạo sạch vẩy mụn và bôi Cythion 5% hoặc Ivermectin. + Đối với ve, rận: dùng Credin hoặc dầu thông bôi vào chỗ ve, rận đốt. Có thể sử dụng Chlorfenvinphos 0,5% để diệt trứng. 2. Bệnh viêm phổi ở dê Bệnh viêm phổi ở dê thường xuất hiện vào những thời kỳ chuyển mùa từ thu sang đông hoặc đầu mùa xuân. Các yếu tố bất lợi của môi trường như nhiệt độ thấp, gió lùa, chuồng trại ẩm ướt, chật, mất vệ sinh, dính mưa… làm tăng tỷ lệ dê mắc bệnh. Dê bị bệnh có biểu hiện sốt cao, kém ăn, mệt mỏi, ủ rũ, nằm một chỗ, có thể chảy nước dãi, nước mũi, ho và khó thở. Trường hợp bệnh nặng và không điều trị kịp thời dê dễ bị chết. Bệnh có thể chuyển sang dạng mãn tính, dê ốm yếu, gầy còm và rất khó hồi phục.
- * Phòng bệnh: - Giữ chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Định kỳ tẩy uế chuồng nuôi bằng nước vôi 10% hoặc axit phenic 2%. - Cho dê ăn uống tốt, bảo đảm đủ dinh dưỡng; thức ăn, nước uống phải sạch sẽ. - Phát hiện sớm những con dê bị bệnh, nuôi cách ly và điều trị kịp thời. * Điều trị - Điều trị nhiễm khuẩn: sử dụng một trong các loại kháng sinh sau đây trong 4-5 ngày liên tục. + Tylosin, liều 11 mg/kg khối lượng/ngày; + Gentamycine, liều 15 mg/kg khối lượng/ngày; + Streptomycine, liều 30 mg/kg khối lượng/ngày. - Trợ sức và hộ lý: + Dùng vitamin B1, vitamin C. + Truyền tĩnh mạch huyết thanh mặn hoặc ngọt đẳng trương. + Chăm sóc và nuôi dưỡng tốt. 3. Hội chứng tiêu chảy ở dê Hội chứng tiêu chảy rất thường gặp ở dê non. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn, vi rút. Nhưng nhiều khi do giun đũa hoặc cầu trùng. Bệnh thường phát vào những ngày nóng, quá lạnh hoặc mưa nhiều, ẩm ướt. Tỷ lệ mắc bệnh cao khi nhốt dê trong điều kiện chật chội, vệ sinh kém; thức ăn kém chất lượng, bị bẩn, ướt, thối, mốc. Dê bệnh bị tiêu chảy với các mức độ khác nhau, có khi phân rất loãng, mùi hôi thối, hậu môn dính bê bết phân. Dê bị mất nước, mệt mỏi, ủ rũ, kém ăn, gầy sút nhanh, tai lạnh, mắt nhợt nhạt. * Phòng bệnh:
- - Nuôi dưỡng tốt dê non: cho ăn đủ sữa và thức ăn chất lượng tốt; uống nước sạch; - Luôn giữ chuồng nuôi ấm áp, khô ráo và sạch sẽ. Cần tập trung phân ủ để diệt trứng giun sán. * Điều trị: - Trước khi tiến hành điều trị bệnh, cần xem xét nguồn thức ăn, nước uống: thức ăn ôi, mốc; sữa để lạnh, dụng cụ chứa sữa không hợp vệ sinh; nước uống bẩn… để loại trừ. - Trường hợp bệnh nặng, ở dê non, có thể sử dụng Cloroxit, liều 4-8 viên/ngày, cho uống làm 2 lần. Đối với dê trưởng thành, nên tiêm Genta-Tylan hoặc Colistin, liều 5-7 ml/con. - Trường hợp bệnh nhẹ, có thể cho dê ăn hoặc giã nát, vắt lấy nước cho dê uống các loại lá chát như lá hồng xiêm, lá ổi, lá chè xanh./. CHĂM SÓC AO TÔM TRONG MÙA MƯA Tôm sú là loài động vật máu lạnh, nhiệt độ cơ thể của tôm có thể thay đổi trong một khoảng nhiệt độ giới hạn. Nhưng nếu các yếu tố môi trường thay đổi đột ngột vượt quá giới hạn cho phép, tôm sẽ bị yếu, sốc và có thể chết hàng loạt. Khi trời mưa, nhiệt độ, độ mặn, pH và oxy hòa tan trong ao đều bị giảm đột ngột. Việc chăm sóc tôm nuôi trong mùa mưa nhất là những cơn mưa liên tục kéo dài, gây nhiều khó khăn cho người nuôi, kể cả những người nuôi có kinh nghiệm, từ việc xả nước mặt cho đến chế độ tăng giảm lượng thức ăn cho hợp lý. Cho nên cần có sự chuẩn bị đồng bộ các khâu từ khi xử lý ao đến khi nuôi. 1. Xây ao lắng: Phải có ao lắng và xử lý nước đúng quy trình trước khi cấp vào ao nuôi, ao lắng có diện tích bằng 1/3-1/2 ao nuôi. Có thể nuôi thay đổi ao sau từng
- vụ. Dự trữ đủ nước để sẵn sàng thay nước cho ao nuôi. Không nuôi tôm với mực nước quá cạn. 2. Mật độ thả nuôi thích hợp: Trong mùa mưa chỉ nên thả với mật độ vừa phải (
- Độ kiềm thích hợp cho tôm sú là 90-130ppm. Ngâm vôi dolomite vào nước ngọt 24h, sau đó tạt đều xuống ao vào lúc 20-22 giờ. Cứ 1,655g vôi dolomite làm cho 1m3 nước tăng độ kiềm lên 1 mg/ml. Cách tính lượng vôi dolonite: để tăng độ kiềm cho ao 5000 m3 từ độ kiềm 80 mg/ml lên 90 mg/ml, lượng vôi dolomite cần sử dụng là 5000 x 1,655 x (90-80)/1.000 = 82,75kg. Khi tăng độ kiềm trong ao, chỉ tăng 1 lần 10 mg/ml; sau đó lặp lại, không tăng 1 lần quá nhiều sẽ làm tôm bị sốc. Nếu sử dụng phương pháp trên mà độ kiềm không tăng hoặc tăng quá chậm thì chúng ta dùng biện pháp sau: Kết hợp 70% lượng vôi cần theo cách tính trên là soda (NaHCO3), 30% lượng vôi cần đánh theo công thức trên là dolomite. Ngâm vào nước ngọt 24h sau đó tạt đều xuống ao vào lúc 20-22 giờ. 7. Quản lý tảo khi độ mặn thấp hơn 8‰ Khi độ mặn trong ao thấp hơn 8‰ thường xuất hiện tảo lục có màu xanh nước rau má. Khi đó có các hiện tượng: Tảo thường xuyên bị tàn lụi, pH dao động mạnh trong ngày, tôm thường bị đóng rong, thường thiếu oxy vào sáng sớm. Tôm dễ bị đen mang, vàng mang. Biện pháp khắc phục: Dùng BKC 800 với nồng độ 0,5ppm. Chọn 1/3 diện tích ao hướng cuối gió để tạt vào lúc trời nắng gắt (không sử dụng quạt nước) hoặc dùng SEAWEED với nồng độ 0,5-1ppm tạt khắp mặt ao. Vớt bọt tảo tàn sau khi sử dụng thuốc. Lặp lại từ 2-3 lần. Sử dụng ZEOBAC 3-5ppm để hấp thu khí độc do xác tảo lắng dưới đáy ao sinh ra. 8. Giải quyết nước đục trong ao Trong ao, nước đục chủ yếu do hạt sét gây nên. Nước đục ảnh hưởng đến các yếu tố: Giới hạn sự quang hợp của tảo làm thiếu oxy trong ao, tăng hàm lượng CO2 quá cao làm tôm ngạt thở. Tảo thường bị tàn đột ngột. Phù sa bám vào mang tôm làm cho tôm hay bị sưng hoặc vàng mang. Có thể sử dụng 1 trong những cách sau đây để xử lý cho ao có 5.000m3 nước:
- + Dùng 125kg rơm khô thả dọc bờ ao và kết hợp 10kg BLUEMIX. Rơm được bó thành từng bó khoảng 3-5kg thả xuống ao, khi thấy nước tiết ra có màu đỏ thì vớt lên và lặp lại 2-3 lần. + Dùng 150kg thạch cao, nếu sau 2 lần đánh mà nước vẫn chưa trong thì nên tăng nồng độ ở lần thứ 3. Chú ý khi sử dụng thạch cao phải nâng độ kiềm của ao lên 100ppm rồi mới sử dụng. + Dùng sunphat nhôm Al2(SO4)3.14H2O với liều lượng 50kg. Khi sử dụng phương pháp này chú ý phải tăng pH và độ kiềm của ao. Đây là biện pháp cuối cùng, chỉ sử dụng khi không còn làm được cách khác vì rất nguy hiểm. Khi nước đã giảm đục, chúng ta cần gây màu nước bằng cách dùng BLUEMIX với liều lượng 2-3 kg/1.000m3 nước. Có thể làm hệ thống lưới đáy ao giúp hạn chế phù sa và tăng thêm diện tích cho tôm ở. 9. Quản lý các khí độc NH3, H2S, CH4 + Tránh hiện tượng dư thừa thức ăn. + Cần có ao xử lý để thay nước thường xuyên vào những tháng cuối. + Sử dụng định kỳ men vi sinh. + Si phon đáy ao, hút chất thải ra ngoài khi tôm được hơn 70 ngày tuổi. + Tăng cường hệ thống máy quạt nước. + Ổn định pH trong khoảng 7,8-8,2. + Đo kiểm tra nồng độ NH3, H2S, NO2- (NO2 thường xuất hiện trong ao có độ mặn
- Dùng muối hạt 10kg/ 1600m2 đáy ao rải vào lúc trời có nắng. Lặp lại liên tục 2-3 lần. Cho ăn thêm vitamin C, Calxi-photpho 1 tuần. 10. Cho ăn đúng chương trình, giảm lượng thức ăn khi trời mưa, sắp mưa Ngay khi thấy trời âm u sắp mưa, cần giảm lượng thức ăn hoặc thậm chí ngừng cho ăn nếu cơn mưa đến gần, chờ đến khi ngớt mưa, cho ăn với số lượng giảm 30- 50% lượng thức ăn bình thường, do mưa, lạnh làm tôm giảm ăn. Nếu dư thức ăn sẽ làm tảo lục phát triển mạnh, pH nước ao dao động, tôm bị đóng rong. Để bảo đảm sức đề kháng và tránh cho tôm bị mềm vỏ, có thể trộn vào bữa chính các loại Vitamin tổng hợp + khoáng chất + Vitamin C mỗi ngày./.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số bệnh thường gặp ở cá bống tượng và biện pháp phòng trị
3 p | 511 | 114
-
Sâu bệnh trên cây hồ tiêu
6 p | 306 | 71
-
Cách phòng trị một số bệnh trên cây có Múi
5 p | 264 | 58
-
Một số hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản
6 p | 278 | 54
-
Một số bệnh thường gặp trên cá song và cá giò nuôi biển
5 p | 201 | 47
-
Bài giảng Phòng trừ một số bệnh sâu hại lúa
124 p | 169 | 33
-
Kỹ thuật Nuôi cá Sặc rằn - sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bình Phước
8 p | 180 | 31
-
Cách phòng trị các bệnh thường gặp ở thỏ
7 p | 252 | 30
-
BIỆN PHÁP ĐƠN GIẢN ĐỂ THEO DÕI SỨC KHỎE THỦY SẢN NUÔI
3 p | 120 | 27
-
Những loại bệnh thông thường trên cá rô phi và biện pháp phòng trị
4 p | 124 | 21
-
Mô đun 36: Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho gà, vịt - Bài 6
12 p | 110 | 15
-
Bệnh của cá rô phi,biện pháp phòng trị
13 p | 87 | 8
-
Một số bệnh thường gặp ở cá lóc và cách phòng trừ bệnh
8 p | 126 | 7
-
Bệnh phổ biến ở tôm càng và biện pháp phòng trị
4 p | 97 | 6
-
Biện pháp phòng trị một số sâu bệnh hại Lan hồ điệp (Phalaenopsis bl.)
4 p | 107 | 6
-
Một số biện pháp phòng trừ sậu bệnh trên dưa leo
4 p | 126 | 6
-
Một số bệnh thường gặp ở cá Bống Tượng
3 p | 124 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn