intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các bước cơ bản lập ngân sách cưới

Chia sẻ: Nguyễn Phúc An | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

119
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thiết lập một ngân sách cưới cụ thể là cách thông minh để quản lý việc chi tiêu trong lúc chuẩn bị đám cưới. Dưới đây là những bước cơ bản để giúp bạn đảm bảo mọi vấn đề liên quan tới tiền bạc đều trôi chảy cho đến ngày bạn kết hôn. Bước 1: Nhìn nhận thực tế tình hình tài chính Nếu bạn và chồng tương lai cùng nhau chia sẻ chi phí cho đám cưới, hai bạn cần biết làm sao để mình đảm đương được những khoản chi đó mà không đẩy bản thân hay đối...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các bước cơ bản lập ngân sách cưới

  1. Các bước cơ bản lập ngân sách cưới Thiết lập một ngân sách cưới cụ thể là cách thông minh để quản lý việc chi tiêu trong lúc chuẩn bị đám cưới. Dưới đây là những bước cơ bản để giúp bạn đảm bảo mọi vấn đề liên quan tới tiền bạc đều trôi chảy cho đến ngày bạn kết hôn. Bước 1: Nhìn nhận thực tế tình hình tài chính Nếu bạn và chồng tương lai cùng nhau chia sẻ chi phí cho đám cưới, hai bạn cần biết làm sao để mình đảm đương được những khoản chi đó mà không đẩy bản thân hay đối phương vào cảnh nợ nần, vì một đám cưới bắt đầu với một khoản nợ thực sự không phải là ý hay đâu. Tiền bạc là chuyện nhạy cảm, vì thế hãy trao đổi thẳng thắn và cởi mở về việc cần bao nhiêu cho đám cưới và bạn có thể chi được bao nhiêu, việc này sẽ tránh được những hiểu lầm hay rắc rối về sau. Không những thế, đây là bước khởi đầu cho việc sau khi kết hôn, hai người sẽ giải quyết những vấn đề tiền bạc cùng nhau như thế nào. Nên kiểm tra lại rõ ràng tài chính của hai bạn để từ đó tính toán chi tiêu hợp lý
  2. Bước 2: Lựa chọn cẩn thận danh sách khách mời Một việc rất quan trọng khi lập ngân sách cưới là ước lượng số người bạn dự định mời trong đám cưới. Con số khách mời ảnh hưởng trực tiếp tới số chỗ ngồi, số phần ăn và thức uống cần chuẩn bị, và nhiều vấn đề liên quan đến tiền bạc khác. Bước 3: Những ai sẽ chia sẻ cùng bạn gánh nặng chi phí? Trong hầu hết trường hợp, ba mẹ cô dâu chú rể sẽ hỗ trợ một phần chi phí, dù nhiều dù ít. Đó có thể là bằng tiền mặt đưa trực tiếp cho bạn hoặc khoản chi trả thay bạn những thứ như bánh cưới, album hình cưới,… Cho dù gia đình và họ hàng của bạn hỗ trợ bạn bằng cách nào, việc có người chia sẻ gánh nặng chi phí sẽ giúp bạn đỡ phải lo lắng hơn rất nhiều. Lựa chọn khách mời là khâu quan trọng quyết định phần lớn chi phí đám cưới của bạn Bước 4: Mở hẳn một tài khoản độc lập cho đám cưới
  3. Khi bạn đã gom đủ tiền cho đám cưới, bạn nên mở một tài khoản ngân hàng riêng cho khoản tiền này, hoặc ít nhất cũng là cất chúng riêng một nơi, không được để lẫn với những món tiền khác, tránh việc tiêu xài lẫn lộn giữa các chi phí thường nhật với chi phí đám cưới. Bước 5: Xác định đâu sẽ là thứ phải chi nhiều tiền nhất Trong danh mục những khoản chi phí, sẽ có những khoản nhiều hơn hẳn các khoản kia. Tuy nhiên, nếu bạn biết đâu là nơi thực sự cần chi còn đâu là nơi có thể cắt, bạn có thể tạo ra thay đổi lớn trong ngân sách chi tiêu của bạn. Hãy lập danh sách những thứ mà bạn sẵn sàng bỏ tiền ra và những thứ bạn nghĩ rằng có thể cắt bớt. Ví dụ như bạn sẽ chi thêm tiền để có một thợ chụp ảnh lành nghề và danh tiếng, trong khi sẽ bớt chi phí cho rượu bia trong tiệc cưới. Bạn có thể thay đổi nhãn hiệu bia rượu dự định đãi hoặc giảm số lượng để giảm chi phí. Cho dù bạn quyết định tăng khoản nào và giảm khoản nào, tốt nhất là cả hai bạn cùng đồng ý với lựa chọn đó. Nên mở hẳn một tài khoản/cất riêng khoản tiền dùng cho đám cưới
  4. Bước 6: Chọn ngày tổ chức phù hợp Tại một số thời điểm trong năm, việc tổ chức đám cưới sẽ tốn kém hơn những thời điểm còn lại, đặc biệt là vào các ngày lễ, Tết. Trong những dịp này, nhu cầu sử dụng các dịch vụ (hoa tươi, bánh kem, trang điểm, làm tóc,..) sẽ tăng, do đó bạn cần có khoản dự phòng tăng giá nếu dự tính tổ chức đám cưới. Tuy nhiên nếu bạn không bị bắt buộc phải làm đám cưới ngày đó, tháng đó, bạn sẽ có thể tiết kiệm được một khoản kha khá. Ngoài những thời gian cao điểm và đơn đặt hàng nhiều, đa số các nhà cung cấp dịch vụ thường khá chiều khách, họ sẵn sàng phục vụ khách hàng với những khả năng chi trả khác nhau. Hãy tính toán chi tiêu thật hợp lý, vừa túi tiền, đừng để gánh nợ sau cưới Bước 7: Kiềm chế hết mức việc tiêu xài tùy tiện Hầu hết các cặp đôi khi nghĩ về ngày cưới đều vẽ nên viễn cảnh đẹp như mơ với mọi thứ hoàn hảo đến từng chi tiết. Tuy nhiên điều này sẽ khó có thể thành hiện thực, nhất là khi bạn có một khoản ngân sách chỉ vừa đủ. Mặc dù bước 5 nói rằng bạn có thể cho thêm một ít cho những thứ quan trọng với bạn như thuê nhiếp ảnh gia hay đặt trang trí hoa
  5. tươi, bạn vẫn luôn phải nhớ việc tự kiểm soát chi tiêu của mình cho hợp lý và vừa túi tiền. Ví dụ, nếu bạn muốn tặng khung ảnh cho các phụ dâu như một món quà cám ơn, bạn hoàn toàn có thể tìm được những chiếc khung ảnh đáng yêu khiến các phụ dâu của bạn thích thú mà lại không quá mắc. Hãy luôn mua sắm thông minh cho đám cưới của bạn, rồi bạn sẽ nhận ra rằng bất cứ thứ gì cũng có một phiên bản ít tốn kém hơn. Thiết lập một ngân sách cưới rõ ràng, cụ thể là cách tốt nhất để quản lý chi tiêu khi bạn lên kế hoạch kết hôn. Biết chính xác khả năng tài chính của mình sẽ giúp bạn biết cách nói chuyện với các nhà cung cấp dịch vụ, và với chính chồng/vợ tương lai của bạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0